Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống – có ma trận, đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 7 Tháng mười một 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 –

    Kết nối tri thức với cuộc sống – có ma trận, đáp án

    (Ngữ liệu sách giáo khoa)

    ĐỀ 1

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc bài ca dao sau:

    Gió đưa cành trúc la đà,

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

    Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

    Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0.5 điểm) : Bài ca dao trên được làm theo thể thơ nào? Vì sao em có thể xác định được thể thơ đó?

    Câu 2 (1.0 điểm) : Cảnh thiên nhiên kinh thành được miêu tả qua những hình ảnh, âm thanh nào? Qua đó, em có cảm nhận điều gì về cảnh thiên nhiên nơi đây?

    Câu 3 (1.0 điểm) : Trong cụm từ "mặt gương Tây Hồ" tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

    Câu 4 (1.0 điểm) : Em hãy giải thích nghĩa của từ "mặt" trong câu ca dao: Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

    Tìm thêm một số ví dụ có từ "mặt" được dùng với nghĩa khác.

    Câu 5 (1.0 điểm) : Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của tác giả dân gian đối với mảnh đất kinh thành Thăng Long như thế nào?

    Câu 6 (0.5 điểm) : Em hãy viết thêm một bài ca dao khác ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

    PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của con người với quê hương.

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Câu 1

    - Thể thơ: Lục bát (0.25đ)

    - Căn cứ: Câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng. (0.25đ)

    Câu 2

    - Cảnh thiên nhiên kinh thành được miêu tả qua:

    + Hình ảnh: Gió, cành trúc, khói, mặt nước Tây Hồ (0.25đ)

    + Âm thanh: Tiếng chuông, tiếng gà, nhịp chày (0.25đ)

    - Cảm nhận về cảnh: Đẹp, yên bình, thơ mộng.. (0.5đ)

    Câu 3

    - Trong cụm từ "mặt gương Tây Hồ" tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: "Mặt gương" ẩn dụ chỉ mặt nước. (0.5đ)

    - Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp yên bình của mặt nước Tây Hồ, nước trong và phẳng lặng, giống như mặt gương. (0.5đ)

    Câu 4

    - Từ "mặt" trong câu ca dao: Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ đi cùng chữ "gương" có nghĩa chỉ bề mặt của gương soi. (0.5đ)

    - Một số ví dụ có từ "mặt" được dùng với nghĩa khác: Mặt đất, khuôn mặt, mặt bàn.. (0.5đ)

    Câu 5

    Bài ca dao thể hiện lòng tự hào và tình yêu thiết tha, sâu nặng của các tác giả dân gian đối với quê hương đất nước. (1.0đ)

    Câu 6

    Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

    Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (HS có thể chọn các bài khác, đúng chủ đề). (0.5đ)

    II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Mở bài (0.5đ)

    Giới thiệu được vấn đề: Tình cảm của con người với quê hương: Gắn bó, yêu quê hương.

    Thân bài (3.0đ)

    Triển khai vấn đề: Tình cảm gắn bó của con người với quê hương được thể hiện qua những khía cạnh nào?

    - Tình cảm với cảnh sắc quê hương

    - Tình cảm với món ăn quê hương

    - Tình cảm với con người quê hương

    - Tình cảm với truyền thống, lịch sử quê hương

    - Tình cảm với phong tục, tập quán hương..

    Kết bài (0.5đ)

    Khái quát: Tình cảm gắn bó với quê hương là tình cảm như thế nào? Liên hệ đến tình cảm của bản thân đối với quê hương.

    Tiêu chí bổ sung (1.0 điểm)

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25đ)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết. (0.5đ)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25đ)

    Xem tiếp bên dưới...
     
    LieuDuong, Tiên Nhi, meomeohh2 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng mười hai 2021
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 2

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau:

    Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

    Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

    Người xưa có câu: "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

    Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

    Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (1.0 điểm) : Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào? Hình tượng được khắc họa trong đoạn trích trên là hình tượng gì?

    Câu 2 (1.0 điểm) : Câu văn nào cho thấy sự gắn bó của tre với suốt cuộc đời con người? Hình ảnh nào cho thấy tre đã trở thành vũ khí của nhân dân trong chiến đấu?

    Câu 3. (1.0 điểm) : Xác định 2 biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong những câu văn trích sau đây:

    Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

    Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.

    Câu 4. (1.0 điểm) : Nêu những vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được khắc họa trong đoạn trích?

    Câu 5. (1.0 điểm) : Nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với cây tre Việt Nam (viết khoảng 3 – 5 câu).

    PHẦN II: LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bài ca dao:

    Gió đưa cành trúc la đà,

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

    Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

    Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU
    (5.0 ĐIỂM)

    Câu 1 (1.0 điểm) :

    - Đoạn trích trên trích trong bài "Cây tre Việt Nam", của tác giả Thép Mới.

    - Hình tượng: Cây tre (hoặc cây tre Việt Nam). (Trả lời đúng 2/3 ý: 0.75 điểm)

    Câu 2 (1.0 điểm) :

    - Câu văn cho thấy sự gắn bó của tre với suốt cuộc đời con người: Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ. (Dẫn đúng cả câu: Điểm tối đa 0.5)

    - Hình ảnh cho thấy tre đã trở thành vũ khí của nhân dân trong chiến đấu: Gậy tầm vông, chông tre. (Mỗi hình ảnh 0.25 điểm)

    Câu 3 (1.0 điểm) :

    - 2 biện pháp nghệ thuật chính:

    + Điệp ngữ: Tre

    + Nhân hóa: Chống lại, xung phong, giữ, anh hùng bảo vệ - vốn là đặc điểm của con người được gán cho tre. (Chỉ đúng 2 biện pháp: 0.25 điểm; Nêu biểu hiện cụ thể: 0.25 điểm)

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh phẩm chất anh hùng của cây tre, thể hiện thái độ ngợi ca, tự hào của tác giả.

    + Làm cho nhịp điệp lời văn thêm hùng hồn, mạnh mẽ. (Đúng mỗi ý 0.25 điểm)

    Câu 4 (1.0 điểm) :

    Những vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được khắc họa trong đoạn trích:

    - Tre gắn bó, thủy chung với con người.

    - Tre ngay thẳng, bất khuất.

    - Tre anh dũng, bảo vệ con người

    (Đúng 1 ý: 0.5 điểm; đúng 2 ý: 0.75 điểm; đúng 3 ý: Tối đa).

    Câu 5 (1.0 điểm) :

    Đoạn thơ thể hiện tình yêu, niềm tự hào, lòng biết ơn, sự khâm phục của tác giả đối với cây tre Việt Nam

    (Đúng mỗi ý: 0.25 điểm).

    II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Mở bài (0.5 điểm) :

    Giới thiệu bài ca dao, nêu cảm xúc ban đầu của bản thân.

    Thân bài (3.0 điểm) :

    Triển khai vấn đề:

    - Cảm nhận nét đặc sắc trong giá trị nội dung của bài ca dao (2.5 điểm) :

    + Bài ca dao là bức tranh phong cảnh đẹp, tĩnh lặng, yen bình của kinh thành Thăng Long vào thời điểm sáng sớm: Hình ảnh (gió, cành trúc, khói, sương, mặt hồ) ; âm thanh :(tiếng chuông, tiếng gà).

    + Bài ca dao thể hiện niềm tự hào về mảnh đất kinh thành, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, thiết tha của tác giả.

    - Cảm nhận về nét đặc sắc trong giá trị nghệ thuật của bài ca dao (0.5 điểm) :

    + Thể thơ lục bát mang âm điệu du dương, trầm bổng.

    + Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc: Lấy hữu thanh tả vô thanh, lấy động tả tĩnh; sự phối hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh.

    Kết bài (0.5 điểm)

    Khái quát lại nội dung, nghệ thuật bài ca dao

    Tiêu chí bổ sung (1.0 điểm).

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài (0.25 điểm).

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết, biết liên hệ đến những ngữ liệu có liên quan. (0.5 điểm).

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm).

    Xem tiếp bên dưới...
     
    LieuDuong, Tiên Nhi, meomeohh2 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng mười hai 2021
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 3

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    I. ĐỌC HIỂU (4, 0 điểm)

    Đọc đoạn văn sau:

    "Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tung tăng thêm hỏa lực của gió. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. Gió bắn rát từng chập. Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Gió liên thanh quạt lia lịa vào gối vào ngang thắt lưng, đẩy cả người chạy theo luồng cát mà bạt ra phía sát bờ biển của một bãi dài ba ngàn thước, rộng chừng trăm thước. Sóng cát đánh ra khơi, để bọt sóng vào, trời đát trắng mù mù toàn rên bãi như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt [..] Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận."

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0, 5 điểm) : Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?

    Câu 2 (1, 0 điểm) : Khái quát nội dung chính của đoạn văn trên.

    Câu 3 (1, 0 điểm) : Chỉ ra 2 hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.

    Câu 4 (0, 5 điểm) : Xác định 4 từ láy được sử dụng trong đoạn văn.

    Câu 5 (1, 0 điểm) : Tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão giống như một trận chiến?

    II. LÀM VĂN (6, 0 điểm)

    Viết bài văn tả lại cảnh sinh hoạt mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia.

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU (4, 0 điểm)

    Câu 1 (0, 5 điểm) :

    - Đoạn văn trên được trích từ văn bản trong "Cô Tô".

    - Tác giả: Nguyễn Tuân

    Câu 2 (1, 0 điểm) :

    Khái quát nội dung chính của đoạn văn trên: Đoạn văn tả cảnh bão trên đảo Cô Tô.

    Câu 3 (1, 0 điểm) :

    - Hai hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên:

    + Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.

    + Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận.

    - Tác dụng của phép so sánh:

    + Tạo ấn tượng về sức mạnh khủng khiếp của cát, của sóng trong gió bão.

    + Tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn.

    Câu 4 (0, 5 điểm) : Bốn từ láy được sử dụng trong đoạn văn: Tung tăng, chốc chốc, tích tắc, lia lịa, (âm âm, rền rền)

    Câu 5 (1, 0 điểm) : Tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão giống như một trận chiến?

    - Những từ ngữ và các phép tu từ miêu tả sự dữ dội của trận bão:

    + Cánh cung, hỏa lực, trống trận, thủy tộc, quỷ khốc thần linh (danh từ, cụm danh từ).

    + ba ngàn thước, trăm thước.. (lượng từ).

    + buốt, rát, liên thanh quạt lia lịa, trắng mù mù, thúc, âm âm rền rền, vỡ tung, rít lên, rú lên, ghê rợn;.. (cụm tính từ, động từ mạnh).

    - Những từ ngữ cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão giống như một trận chiến: Trận địa, cánh cung, hỏa lực, viên đạn, bắn, thay băng đạn, đánh, kẻ thù, trống trận, vây, dồn..

    II. LÀM VĂN (6, 0 điểm)

    Mở bài (0.5 điểm)

    Giới thiệu cảnh sinh hoạt cần viết.

    Thân bài (4, 0 điểm)

    Triển khai vấn đề:

    - Tả bao quát quang cảnh. (Giới thiệu thời gian, địa điểm, hoạt động chính diễn ra trong cảnh sinh hoạt). Nêu ấn tượng chung về cảnh.

    - Tả hoạt động cụ thể của con người. (Những người tham gia hành động là ai? Hoạt động của họ diễn ra như thế nào? Lời nói họ giao tiếp với nhau)

    - Nêu cảm nghĩ về cảnh (Cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt, cảnh nào làm em ấn tượng nhất).

    Kết bài (0.5 điểm)

    Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết.

    Tiêu chí bổ sung (1, 0 điểm)

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0, 25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết, biết liên hệ đến những ngữ liệu có liên quan. (0, 5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0, 25 điểm)

    Xem tiếp bên dưới ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng mười hai 2021
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 4

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    I. ĐỌC HIỂU (4.5 điểm)

    Đọc đoạn văn sau:

    Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt giời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0.5 điểm) : Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?

    Câu 2 (0.5 điểm) : Khái quát nội dung chính của đoạn văn trên.

    Câu 3 (0.5 điểm) : Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.

    Những từ ngữ in đậm trong những câu trên ngầm chỉ những sự vật, hiện tượng nào?

    Câu 4 (1.0 điểm) : Trong câu văn trên (câu 3), tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

    Câu 5 (1.0 điểm) : Qua những từ ngữ như: chân trời ngấn bể, quả trứng thiên nhiên, chiếc nhạn mùa thu, chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng, mâm bể.. e m hãy nhận xét về cách sử dụng ngôn từ của tác giả trong đoạn văn. Em học tập được điều gì từ cách nhà văn sử dụng từ ngữ trong đoạn văn?

    Câu 6 (1.0 điểm) : Qua đoạn văn, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của nhà văn đối với đảo Cô Tô?

    II. LÀM VĂN (5.5 điểm)

    Viết bài văn chia sẻ trải nghiệm về một khung cảnh thiên nhiên - nơi em sống hoặc từng đến

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU (4.5 điểm)

    Câu 1 (0.5 điểm) :

    - Đoạn văn trên được trích từ văn bản Cô Tô.

    - Tác giả: Nguyễn Tuân.

    (Đúng mỗi ý 0, 25 điểm).

    Câu 2 (0.5 điểm) :

    Nội dung chính của đoạn văn: Đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên đảo Thanh Luân.

    Câu 3 (0.5 điểm) : Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.

    Những từ ngữ in đậm trong những câu trên ngầm chỉ những sự vật, hiện tượng:

    - Quả trứng: Chỉ mặt trời lúc vừa hừng đông.

    - Mâm bạc: Chỉ bầu trời sáng và lấp lánh.

    (Đúng mỗi ý 0.25 điểm).

    Câu 4 (1.0 điểm) :

    - Trong câu văn trên (câu 3), tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: Ẩn dụ.

    - Tác dụng: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, cụ thể ở đây là tăng vẻ đẹp cho hình ảnh thiên nhiên ở Cô Tô khi mặt trời vừa lên.

    (Đúng mỗi ý 0.5 điểm).

    Câu 5 (1.0 điểm) :

    - Qua những từ ngữ như: chân trời ngấn bể, quả trứng thiên nhiên, chiếc nhạn mùa thu, chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng, mâm bể.. e m thấy ngôn từ Nguyễn Tuân sử dụng là những từ ngữ độc đáo, mới lạ, sáng tạo, gợi hình, gợi cảm..

    - Từ cách nhà văn sử dụng từ ngữ trong văn bản, em học thấy mình cần đọc nhiều, tích lũy vốn từ để làm giàu thêm vốn từ của bản thân, đồng thời khi sử dụng cũng cố gắng sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo, biểu cảm..

    (Đúng mỗi ý 0.5 điểm).

    Câu 6 (1.0 điểm) :

    - Tình cảm của tác giả: Yêu mến, gắn bó, tự hào, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển đảo..

    II. LÀM VĂN (5.5 điểm)

    Mở bài: Giới thiệu nơi em sống hoặc từng đến. (0.5 điểm)

    Thân bài: Triển khai vấn đề :(3.5 điểm)

    + Hoàn cảnh dẫn đến trải nghiệm mà em muốn chia sẻ (nơi sinh sống, hoặc nơi từng đi đến tham quan, đi thực tế)

    + Tả khung cảnh mà em quan sát được: Theo trình tự không gian, theo trình tự thời gian hoặc kết hợp cả hai trình tự này.

    + Cảm nhận về khung cảnh mà em quan sát được: Nhộn nhịp, rộn rã, náo nhiệt hay yên tĩnh, bình lặng.

    + Ấn tượng nổi bật của em về khung cảnh em nói đến.

    Kết bài: tình cảm của em đối với nơi em nói đến. (0.5 điểm).

    Tiêu chí bổ sung:

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết, biết liên hệ đến những ngữ liệu có liên quan. (0.5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)

    Xem tiếp bên dưới...
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng mười hai 2021
  5. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 5

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Con chào mào đốm trắng mũi đỏ

    Hót trên cây cao chót vót

    Triu.. uýt.. huýt.. tu hìu

    Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ

    Sợ chim bay đi


    Thực hiện yêu cầu:

    Câu 1 (1.0 điểm) : Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Văn bản đó của ai?

    Câu 2 (1.0 điểm) : Văn bản được viết theo thể thơ nào? Vì sao em xác định được thể thơ đó.

    Câu 3 (1.0 điểm) : Đến cuối bài thơ, tác giả còn lặp lại câu thơ:

    triu.. uýt.. huýt.. tu hìu

    Việc lặp lại đó có dụng ý gì?

    Câu 4 (1.0 điểm) : Câu thơ "Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ" thể hiện suy nghĩ, tình cảm gì của nhà thơ?

    Câu 5. (1.0 điểm) : Trong ba từ, cụm từ sau, trường hợp nào là từ láy: cây cao, chót vót, vội vẽ . Vì sao em xác định được đó là từ láy?

    II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm sum họp vui vẻ trong gia đình mình trong dịp Tết Nguyên Đán.

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) :

    Câu 1 (1.0 điểm) :

    Đoạn thơ trên nằm trong văn bản: Con chào mào.

    Văn bản đó của tác giả Mai Văn Phấn.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 2 (1.0 điểm) :

    Văn bản được viết theo thể thơ: Tự do.

    Vì: Số tiếng trong các câu thơ không đồng nhất (giống nhau).

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 3 (1.0 điểm) : Đến cuối bài thơ, tác giả còn lặp lại câu thơ:

    Triu.. uýt.. huýt.. tu hìu

    Việc lặp lại đó có dụng ý:

    - Nhấn mạnh âm thanh lảnh lót, vui vẻ của tiếng chim.

    - Tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho bài thơ.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 4 (1.0 điểm) :

    Câu thơ "Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ" thể hiện:

    - Tình cảm yêu mến đặc biệt của nhà thơ với chú chim chào mào và âm thanh của chú.

    - Từ yêu mến, tác giả có khao khát cháy bỏng được sở hữu âm thanh và chú chim đó.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm).

    Câu 5. (1.0 điểm) :

    - Từ láy: Chót vót (0.5 điểm)

    - Lí giải:

    + Từ chót vót, yếu tố "ót" được lặp lại, khi đứng riêng hai tiếng thì chỉ có một tiếng (chót) có nghĩa.

    + Cây cao, vội vẽ là những cụm danh từ, động từ, không phải từ láy; chúng chỉ vô tình lặp lại phụ âm đầu.

    (Mỗi ý lí giải đúng 0.25 điểm).

    II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Yêu cầu:

    - Về hình thức: Bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài.

    - Về nội dung:

    Mở bài (5.0 điểm) :

    - Thời gian: Vào dịp Tết Nguyên Đán

    - Không gian: Ngôi nhà của em.

    - Nhân vật: Những người thân trong gia đình.

    Thân bài (3.0 điểm) :

    - Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết)

    - Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người trong gia đình cùng nhau chuẩn bị)

    - Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?

    - Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?

    - Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (uống nước, chuyện trò tâm sự)

    Kết bài (5.0 điểm) :

    - Cảm xúc của bản thân.

    - Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.

    - Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.

    Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm) :

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết, biết liên hệ đến những ngữ liệu (câu thơ, lời nhạc) có liên quan. (0.5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm).

    Xem tiếp bên dưới...
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng mười hai 2021
  6. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 6

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc đoạn văn sau:

    ".. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng dược miếng nào".

    (Trích Bài học đường đời đầu tiên - Ngữ văn 6, tập 1)

    Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản trên là ai?

    Câu 2 (1.0 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên? Phương thức nào là chính?

    Câu 3 (1.0 điểm) . Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể là ai?

    Câu 4 (0.5 điểm). Em hãy kể ra 2 từ láy trong đoạn văn trên.

    Câu 5 (1.0 điểm). Em hãy khái quát nội dung của đoạn văn trên.

    Câu 6 (1.0 điểm). Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên là gì?

    II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Em hãy viết bài văn thể hiện cảm xúc của em đoạn thơ sau:

    Nhưng còn cần cho trẻ

    Tình yêu và lời ru

    Thế nên mẹ sinh ra

    Để bế bồng chăm sóc

    Mẹ mang về tiếng hát

    Từ cái bống cái bang

    Từ cái hoa rất thơm

    Từ cánh cò rất trắng

    Từ vị gừng rất đắng

    Từ vết lấm chưa khô

    Từ đầu nguồn cơn mưa

    Từ bãi sông cát vắng..

    (Trích Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh)

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    Câu 1 (0.5 điểm) :

    - Thể thơ: Lục bát

    - Căn cứ: Câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng.

    (Mỗi ý đúng 0.25 điểm)

    Câu 2 (1.0 điểm) :

    - Bài ca dao viết về đề tài tình cảm gia đình.

    - Nội dung: Bài ca dao thể hiện tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 3 (1.0 điểm) :

    - Biện pháp tu từ: So sánh (0.5 điểm)

    - Tác dụng :(0.5 điểm)

    + Nhấn mạnh sự yêu thương, gắn bó không thể tách rời trong tình cảm anh – em.

    + Tăng tình gợi hình, biểu cảm cho bài ca dao.

    (Mỗi tác dụng đúng: 0.25 điểm)

    Câu 4 (0.5 điểm) :

    Anh em như thể chân tay,

    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

    (HS có thể chọn viết bài khác, phù hợp yêu cầu).

    Câu 5. Viết đoạn

    Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật cụ thể của bài ca dao:

    + Bài ca dao thể hiện tình anh em yêu thương, thuận hòa, gắn bó trong gí đình.

    + Thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh đặc sắc, giàu sức gợi..

    II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

    Mở bài (0.5 điểm) :

    Giới thiệu được vấn đề: Kỉ niệm của bản thân: Đó là kỉ niệm sâu sắc gì? Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể

    Thân bài (4.0 điểm) :

    Triển khai vấn đề: Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm với người bạn ấy:

    - Nêu địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, giới thiệu về nhân vật người ban thân.

    - Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc; chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ.. đặc sắc, đáng nhớ.

    - Nêu điều làm em nhớ hay vui, buồn, xúc động.

    Kết bài (0.5 điểm) :

    - Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.

    - Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.

    Tiêu chí bổ sung:

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm).

    Xem tiếp bên dưới...
     
    LieuDuong, Tiên Nhi, meomeohh3 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng một 2022
  7. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 7

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    "Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

    - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

    Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:


    - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

    Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.."


    (Trích "Bài học đường đời đầu tiên" - Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

    Câu 1 (0.5 điểm). Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2 (0.5 điểm). Xác định ngôi kể và các phương thức biểu đạt của đoạn trích?

    Câu 3 (1.0 điểm). Tìm các từ láy trong đoạn trích, nêu tác dụng của các từ láy đó.

    Câu 4 (1.0 điểm). Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn trên là gì? Nêu tác dụng.

    Câu 5 (1.0 điểm). Em có suy nghĩ gì về lời Dế Choắt khuyên Dế Mèn: ".. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy"? Cách cư xử của Dế Choắt trong đoạn trên cho thấy Dế Choắt là nhân vật như thế nào?

    Câu 6 (1.0 điểm). Qua đoạn trích, em hãy rút ra bài học cho bản thân.

    PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm khiến em day dứt, ân hận.

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]


    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Câu 1 (0.5 điểm).

    - Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

    - Tác giả: Tô Hoài

    (Mỗi ý đúng 0.25 điểm)

    Câu 2 (0.5 điểm).

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    Câu 3 (1.0 điểm).

    - Các từ láy trong đoạn văn: thoi thóp, hoảng hốt, nông nỗi, dại dột, hối hận, hung hăng, bậy bạ, ăn năn

    - Tác dụng: Các từ láy đã miêu tả một cách sinh động, cụ thể hình dáng của Dế Choắt và tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ăn năn, hối hận của Dế Mèn sau khi trêu chị Cốc để Dế Choắt bị tấn công.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 4 (1.0 điểm).

    - Biện pháp tu từ: Nhân hóa.

    - Tác dụng: Biện pháp tu từ nhân hóa khiến các Dế Mèn và Dế Choắt vốn là các loài vật trở nên gần gũi với con người, hiện ra như những con người biết hành động, suy nghĩ, có tình cảm, cảm xúc.. Làm cho câu chuyện diễn ra chân thực, sinh động, hấp dẫn.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 5 (1.0 điểm).

    - Suy nghĩ về lời khuyên của Dế Choắt: Lời khuyên của Dế Choắt là hoàn toàn đúng. Không chỉ đúng với nhân vật Dế Mèn mà còn đúng với tất cả các bạn trẻ có đặc điểm tính cách như Dế Mèn.

    - Qua cách cư xử của Dế Choắt, ta thấy Dế Choắt là một chú dế có lòng nhân hậu, trái tim độ lượng, biết suy nghĩ chín chắn. Dế Mèn gây ra cái chết của Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 6 (1.0 điểm).

    Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên:

    - Trong cuộc sống không được kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác.

    - Cần sống khiêm tốn, biết quan tâm giúp đỡ người khác.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    1. Mở bài: Giới thiệu về sự việc, tình huống khiến em ân hận. (0.5 điểm)

    2. Thân bài: (3.0 điểm)

    A. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

    - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.

    - Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

    B. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

    - Điều gì đã xảy ra?

    - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

    - Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

    3. Kết bài: (0.5 điểm)

    Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

    Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm) :

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)

    Xem tiếp bên dưới...
     
    LieuDuong, Tiên Nhi, meomeohh2 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng mười hai 2021
  8. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 8

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc đoạn thơ sau:

    Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì gặp người tiên độ trì

    Mang theo chuyện cổ tôi đi

    Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

    Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

    Đời cha ông với đời tôi

    Như con sông với chân trời đã xa

    Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

    Rất công bằng, rất thông minh

    Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

    Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì..


    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0.5 điểm) : Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào? Vì sao em có thể xác định được thể thơ đó?

    Câu 2 (0.5 điểm) : Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

    Câu 3 (1.0 điểm) : Tìm trong đoạn thơ 2 câu thơ thể hiện quan niệm sống "Ở hiền gặp lành" của ông cha ta. Em hãy lấy ví dụ về một chuyện cổ có thể hiện quan niệm sống này.

    Câu 4 (1.0 điểm) : Trong hai câu thơ sau:

    Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà


    Hình ảnh "áo cơm cửa nhà" tượng trưng cho điều gì? Đó là biện pháp tu từ gì?

    Câu 5 (1.0 điểm) : Qua những câu thơ sau:

    Thị thơm thì giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì..


    Em hiểu bài học sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm trong chuyện cổ là gì?

    Câu 6 (1.0 điểm) : Đoạn thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ nước mình như thế nào?

    PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của con người với quê hương.

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Câu 1 (0.5 điểm) : Mỗi ý đúng 0.25 điểm:

    - Thể thơ: Lục bát

    - Căn cứ: Câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng.

    Câu 2 (0.5 điểm) : Mỗi ý đúng 0.25 điểm:

    - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Chuyện cổ nước mình"

    - Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ.

    Câu 3 (1.0 điểm) : Mỗi ý đúng 0.5 điểm:

    - Hai câu thơ thể hiện quan niệm sống "Ở hiền gặp lành" của ông cha ta:

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì gặp người tiên độ trì


    - Ví dụ: Tấm Cám: Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ nên được Bụt giúp đỡ và trở thành hoàng hậu.

    Câu 4 (1.0 điểm) : Mỗi ý đúng 0.5 điểm:

    - Hình ảnh "áo cơm cửa nhà" tượng trưng cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

    - Phép tu từ: Hoán dụ

    Câu 5 (1.0 điểm) : Mỗi ý đúng 0.5 điểm:

    Bài học sâu sắc đó là:

    - Chăm chỉ, siêng năng thì sẽ có được những điều tốt đẹp. (Hoặc: Bài học về sự chăm chỉ, siêng năng).

    - Sống không có chính kiến, lập trường, chỉ nghe theo ý người khác thì sẽ dễ hỏng việc. (Hoặc bài học về sống có lập trường, chính kiến).

    Câu 6 (1.0 điểm) : Mỗi ý đúng 0.5 điểm:

    Đoạn thơ thể hiện tình yêuniềm tự hào của tác giả đối với chuyện cổ nước nhà (mỗi ý 0, 5 điểm).

    II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Mở bài (0.5 điểm)

    Giới thiệu được vấn đề: Tình cảm của con người với quê hương: Gắn bó, yêu quê hương.

    Thân bài (3.0 điểm)

    Triển khai vấn đề: Tình cảm gắn bó của con người với quê hương được thể hiện qua những khía cạnh nào?

    - Tình cảm với cảnh sắc quê hương

    - Tình cảm với món ăn quê hương

    - Tình cảm với con người quê hương..

    Kết bài (0.5 điểm)

    Khái quát: Tình cảm gắn bó với quê hương là tình cảm như thế nào? Liên hệ đến tình cảm của bản thân đối với quê hương.

    Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm)

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm).

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm).

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm).

    Xem tiếp bên dưới...
     
  9. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 9

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

    "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi".

    (Ngữ văn 6 – tập 1)​

    Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2 (0.5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

    Câu 3 (1.5 điểm). Xác định 2 biện pháp tu từ và tác dụng trong câu văn: "Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa".

    Câu 4 (0.5 điểm). Qua đoạn văn, em cảm nhận được tình cảm của nhà văn dành cho biển đảo như thế nào?

    Câu 5 (2.0 điểm). Hãy viết 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về biển đảo quê hương.

    PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao:

    Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

    Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.

    Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,

    Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.


    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Câu 1 (0.5 điểm)

    - Đoạn văn trích: Văn bản Cô Tô.

    - Tác giả Nguyễn Tuân.

    (Mỗi ý đúng 0.25 điểm)

    Câu 2 (0.5 điểm). Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả.

    Câu 3 (1.5 điểm).

    - So sánh (hơn) : lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn

    - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (vàng giòn ) gợi tả sắc vàng riêng biệt ở Cô Tô

    - Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên Cô Tô sau trận bão rất đẹp, trong sáng, gợi được sắc vàng riêng biệt ở Cô Tô.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 4 (0.5 điểm).

    - Tình cảm của tác giả: Yêu mến, ngợi ca, tự hào về biển đảo quê hương.

    Câu 5 (2.0 điểm). Viết 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về biển đảo quê hương.

    + Biển đảo nước ta rất đẹp, rộng lớn, hùng vĩ: Với nhiều bãi tắm, vũng, vịnh, và hàng nghìn đảo, quần đảo lớn nhỏ

    + Biển đảo nước ta rất phong phú và giàu có về tài nguyên khoáng sản, hải sản với nguồn dầu khí quan trọng, kho muối vô tận và hàng nghìn loài ác, ốc, tôm, cua, mực

    + Biển có giá trị lớn về nhiều mặt. VÌ vậy cần yêu mến, tự hào, biết ơn đối với biển.

    PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Mở bài (0.5 điểm)

    Giới thiệu bài ca dao, nêu cảm xúc ban đầu khi đọc bài ca dao.

    Thân bài (3.0 điểm)

    Triển khai vấn đề: Bài văn cần làm nổi bật được các ý sau:

    - Nội dung:

    + Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp về mảnh đất cố đô Huế. Hình ảnh trung tâm là dòng sông Hương với những chuyến đò xuôi ngược. Theo sự di chuyển của những chuyến đò, từng địa danh xinh đẹp của xứ Huế đã hiện lên.

    + Bài thơ thể hiện tình yêu, niềm tự hào của tác giả dân gian đối với sông Hương, với cảnh trí non sông, đất nước.

    - Nghệ thuật: Thể thơ lục bát (biến thể) ngắn gọn, nhạc điệu du dương, trầm bổng; biện pháp tu từ liệt kê, tả cảnh ngụ tình..

    Kết bài (0.5 điểm) :

    Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết.

    Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm) :

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết, biết liên hệ đến những ngữ liệu có liên quan. (0.5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)

    Xem tiếp bên dưới...
     
    LieuDuong, Tiên Nhi, chiqudoll2 người khác thích bài này.
  10. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 10

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

    Đọc đoạn văn sau:

    "Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa".

    (Ngữ văn 6, Tập 1)

    Thực hiện yêu cầu:

    Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên trích trong văn bản nào, của ai? (0.5điểm)

    Câu 2 (0.5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5điểm)

    Câu 3 (1.0 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

    Câu 4 (1.0 điểm). Hãy chỉ ra nghệ thuật đối lập, tương phản được tác giả sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng của nghệ thuật ấy?

    Câu 5 (1.0 điểm). Nếu trong lớp em có bạn gặp phải hoàn cảnh như cô bé bán diêm em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?

    PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

    Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ.

    "Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

    Thương người rồi mới thương ta

    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

    Ở hiền thì lại gặp hiền

    Người ngay thì được phật tiên độ trì.

    Mang theo truyện cổ tôi đi

    Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

    Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

    Đời cha ông với đời tôi

    Như con sông với chân trời đã xa

    Chỉ còn truyện cổ thiết tha

    Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."

    (Trích: "Chuyện cổ nước mình" – Lâm Thị Mỹ Dạ)

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

    Câu 1. (0.5 điểm). Đoạn văn trên trích trong văn bản "Cô bé bán diêm". Tác giả An-đéc-xen.

    Câu 2 (0.5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự.

    Câu 3 (1.0 điểm). Nội dung của đoạn trích: Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

    Câu 4 (1.0 điểm).

    + Nghệ thuật đối lập, tương phản được tác giả sử dụng trong đoạn trích:

    - Bà nội còn sống, em được sống trong tình yêu thương, trong ngôi nhà xinh xắn >< Khi bà mất em thường xuyên bị mắng nhiếc, chửi rủa, còn hiện tại phải chui rúc trong một xó tối tăm.

    - Cảnh ấm áp, đầy đủ của nhà giàu>< cảnh đói rét, khổ sở của em bé bán diêm.

    + Tác dụng của nghệ thuật đối lập, tương phản:

    - Làm nổi bật hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm.

    - Nhấn mạnh sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người trước hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé.

    - Thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả.

    Câu 5 (1.0 điểm). Nếu trong lớp em có bạn gặp phải hoàn cảnh như cô bé bán diêm em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?

    HS có thể nêu những sáng kiến, giải pháp để giúp đỡ bạn như:

    - Chia sẻ hoàn cảnh của bạn để mọi người cùng biết từ đó cùng kêu gọi chung tay giúp đỡ bạn.

    - Lập quỹ từ thiện bằng cách tiết kiệm tiền tiêu vặt, tiền ăn sáng.. hoặc tổ chức những buổi lao động nhỏ kiếm tiền giúp bạn.

    - Báo cáo với cô giáo chủ nhiệm, đề nghị với nhà trường..

    Lưu ý: Đây là câu hỏi mở thể hiện ý tưởng riêng của học sinh, giáo viên cần linh hoạt cho điểm phù hợp .

    PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

    Mở bài (0.5 điểm)

    Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ, nêu cảm xúc ban đầu khi đọc đoạn thơ.

    Thân bài (4.0 điểm)

    Triển khai vấn đề: Bài văn cần làm nổi bật được các ý sau:

    - 6 câu trên: Tác giả đã bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Bởi vì đó là những câu chuyện giàu giàu giá trị nhân văn, thể hiện tình yêu thương, nhân ái, đặc biệt là triết lý sống "ở hiền gặp lành"..

    - 8 câu dưới: Chuyện cổ gắn bó với mỗi con người, đi theo ta trong hành trong cuộc sống. Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau.

    - Nghệ thuật: Dùng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc để nói về những giá trị truyền thống, nhân văn. Giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm sâu, nhưng đầy tự hào.

    Kết bài (0.5 điểm) :

    Nêu suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận của người viết.

    Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm) :

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết, biết liên hệ đến những ngữ liệu có liên quan. (0.5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...