Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống – có ma trận, đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 7 Tháng mười một 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023

    Bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống – có ma trận, đáp án


    Xin được giới thiệu tới các thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 bao gồm các đề thi, đề kiểm tra tham khảo.

    Mỗi đề có 3 phần: Ma trận đề, đề thi và đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm.

    Các câu hỏi trong đề thi, đề kiểm tra bao quát kiến thức của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn.

    Các câu hỏi trong đề thi, đề kiểm tra bao gồm 4 cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.

    Xem thêm: Đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn 6 – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống – Có Ma Trận, Đáp Án

    ĐỀ 1

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi (kiểm tra)

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5 điểm)

    Đọc đoạn trích sau:

    (1) Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

    (2) Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.


    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0, 5 điểm) : Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, của tác giả nào?

    Câu 2 (0, 5 điểm) : Em hãy xác định ngôi kể của đoạn trích? Lí giải vì sao em xác định như vậy?

    Câu 3 (1, 0 điểm) : Trong phần (1), ngoại hình Dế Mèn được miêu tả qua những hình ảnh nào? Em hãy nhận xét về ngoại hình của Dế Mèn.

    Câu 4 (1, 0 điểm) : Qua phần (2), em thấy nhân vật Dế Mèn có tính cách như thế nào? Em có nên học theo tính cách đó không? Vì sao?

    Câu 5 (1, 0 điểm) : Chỉ ra và phân tích tác dụng của từ láy được sử dụng trong các câu sau:

    - Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

    - Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

    - Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

    Câu 6 (1, 0 điểm) : Tìm hai câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. Cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh có tác dụng như thế nào?

    PHẦN II. LÀM VĂN (5, 0 điểm)

    Cuộc sống hằng ngày có nhiều trải nghiệm vui hoặc buồn, em hãy kể lại một trải nghiệm đó.

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU (5, 0 điểm) :

    Câu 1 (0, 5 điểm) : Mỗi ý trả lời đúng 0, 25 điểm:

    Đoạn trích được trích trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".

    Tác giả: Tô Hoài

    Câu 2 (0, 5 điểm) : Mỗi ý trả lời đúng 0, 25 điểm:

    Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất.

    Người kể chuyện xưng "tôi".

    Câu 3 (1, 0 điểm) : Mỗi ý trả lời đúng 0, 5 điểm:

    - Ngoại hình Dế Mèn được miêu tả qua những hình ảnh: Những chiếc vuốt sắc, đôi cánh dài, cả người nâu bóng, đầu to, hai cái răng đen, sợi râu dài.

    - Nhận xét: Ngoại hình Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh.

    Câu 4 (1, 0 điểm) : Mỗi ý trả lời đúng 0, 5 điểm:

    - Tính cách của Dế Mèn: Kiêu căng, ngạo mạn, coi thường người khác.

    - Không nên học theo tính cách đó. Vì đó là tính xấu, làm cho mọi người xa lánh mình. Tính cách đó cũng khiến bản thân dễ mắc sai lầm.

    Câu 5 (1, 0 điểm) : Mỗi ý trả lời đúng 0, 5 điểm:

    - Các từ láy: Phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch.

    - Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn; làm câu văn thêm hay hơn, sinh động hơn.

    Câu 6 (1, 0 điểm) : Mỗi ý trả lời đúng 0, 5 điểm:

    - Hai câu văn có sử dụng phép so sánh:

    + Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

    + Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh độ sắc của những chiếc vuốt, độ linh hoạt của đôi hàm răng.

    + Làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình, biểu cảm.

    II. LÀM VĂN (5, 0 điểm)

    Mở bài (0, 5 điểm)

    Giới thiệu được trải nghiệm của bản thân.

    Thân bài (3, 0 điểm)

    Kể lại trải nghiệm:

    + Thời gian, không gian của tình huống, sự việc (bối cảnh sự việc xảy ra).

    + Trải nghiệm diễn ra như thế nào, những nhân vật nào tham gia vào trải nghiệm đó (diễn biến sự việc xảy ra).

    + Trải nghiệm đó đi đến kết thúc vui hay buồn?

    Kết bài (0, 5 điểm)

    Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

    Tiêu chí bổ sung:

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0, 25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết. (0, 5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0, 25 điểm)

    Xem tiếp bên dưới...
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười hai 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 2

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi (kiểm tra)

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    "Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

    - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

    Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:


    - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

    Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.."


    (Trích "Bài học đường đời đầu tiên" - Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

    Câu 1 (0.5 điểm). Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2 (0.5 điểm). Xác định ngôi kể và các phương thức biểu đạt của đoạn trích?

    Câu 3 (1.0 điểm). Tìm các từ láy trong đoạn trích, nêu tác dụng của các từ láy đó.

    Câu 4 (1.0 điểm). Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn trên là gì? Nêu tác dụng.

    Câu 5 (1.0 điểm). Em có suy nghĩ gì về lời Dế Choắt khuyên Dế Mèn: ".. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy"? Cách cư xử của Dế Choắt trong đoạn trên cho thấy Dế Choắt là nhân vật như thế nào?

    Câu 6 (1.0 điểm). Qua đoạn trích, em hãy rút ra bài học cho bản thân.

    PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm khiến em day dứt, ân hận.

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:

    I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Câu 1 (0.5 điểm).

    - Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

    - Tác giả: Tô Hoài

    (Mỗi ý đúng 0.25 điểm)

    Câu 2 (0.5 điểm).

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    Câu 3 (1.0 điểm).

    - Các từ láy trong đoạn văn: thoi thóp, hoảng hốt, nông nỗi, dại dột, hối hận, hung hăng, bậy bạ, ăn năn

    - Tác dụng: Các từ láy đã miêu tả một cách sinh động, cụ thể hình dáng của Dế Choắt và tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ăn năn, hối hận của Dế Mèn sau khi trêu chị Cốc để Dế Choắt bị tấn công.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 4 (1.0 điểm).

    - Biện pháp tu từ: Nhân hóa.

    - Tác dụng: Biện pháp tu từ nhân hóa khiến các Dế Mèn và Dế Choắt vốn là các loài vật trở nên gần gũi với con người, hiện ra như những con người biết hành động, suy nghĩ, có tình cảm, cảm xúc.. Làm cho câu chuyện diễn ra chân thực, sinh động, hấp dẫn.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 5 (1.0 điểm).

    - Suy nghĩ về lời khuyên của Dế Choắt: Lời khuyên của Dế Choắt là hoàn toàn đúng. Không chỉ đúng với nhân vật Dế Mèn mà còn đúng với tất cả các bạn trẻ có đặc điểm tính cách như Dế Mèn.

    - Qua cách cư xử của Dế Choắt, ta thấy Dế Choắt là một chú dế có lòng nhân hậu, trái tim độ lượng, biết suy nghĩ chín chắn. Dế Mèn gây ra cái chết của Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 6 (1.0 điểm).

    Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên:

    - Trong cuộc sống không được kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác.

    - Cần sống khiêm tốn, biết quan tâm giúp đỡ người khác.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    1. Mở bài: Giới thiệu về sự việc, tình huống khiến em ân hận. (0.5 điểm)

    2. Thân bài: (3.0 điểm)

    A. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

    - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.

    - Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

    B. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

    - Điều gì đã xảy ra?

    - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

    - Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

    3. Kết bài: (0.5 điểm)

    Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

    Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm) :

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)

    Xem tiếp bên dưới...
     
    chiqudollAnnie Dinh thích bài này.
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề 3

    1. Ma trận đề

    [​IMG]

    2. Đề thi (kiểm tra)

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

    MÔN: NGỮ VĂN 6

    PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

    Đọc đoạn văn sau:

    ".. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng dược miếng nào".

    (Trích Bài học đường đời đầu tiên - Ngữ văn 6, tập 1)

    Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản trên là ai?

    Câu 2 (1.0 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên? Phương thức nào là chính?

    Câu 3 (1.0 điểm) . Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể là ai?

    Câu 4 (0.5 điểm). Em hãy kể ra 2 từ láy trong đoạn văn trên.

    Câu 5 (1.0 điểm). Em hãy khái quát nội dung của đoạn văn trên.

    Câu 6 (1.0 điểm). Bài học cuộc sống em rút ra từ văn bản chứa đoạn văn trên là gì?

    PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

    Em hãy viết bài văn thể hiện cảm xúc của em đoạn thơ sau, có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự.

    Nhưng còn cần cho trẻ

    Tình yêu và lời ru

    Thế nên mẹ sinh ra

    Để bế bồng chăm sóc

    Mẹ mang về tiếng hát

    Từ cái bống cái bang

    Từ cái hoa rất thơm

    Từ cánh cò rất trắng

    Từ vị gừng rất đắng

    Từ vết lấm chưa khô

    Từ đầu nguồn cơn mưa

    Từ bãi sông cát vắng..

    (Trích Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh)

    3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đáp án bản text:


    I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

    Câu 1
    (0.5 điểm) :

    - Thể thơ: Lục bát

    - Căn cứ: Câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng.

    (Mỗi ý đúng 0.25 điểm)

    Câu 2 (1.0 điểm) :

    - Bài ca dao viết về đề tài tình cảm gia đình.

    - Nội dung: Bài ca dao thể hiện tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình.

    (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)

    Câu 3 (1.0 điểm) :

    - Biện pháp tu từ: So sánh (0.5 điểm)

    - Tác dụng :(0.5 điểm)

    + Nhấn mạnh sự yêu thương, gắn bó không thể tách rời trong tình cảm anh – em.

    + Tăng tình gợi hình, biểu cảm cho bài ca dao.

    (Mỗi tác dụng đúng: 0.25 điểm)

    Câu 4 (0.5 điểm) :

    Anh em như thể chân tay,

    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

    (HS có thể chọn viết bài khác, phù hợp yêu cầu).

    Câu 5. Viết đoạn

    Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật cụ thể của bài ca dao:

    + Bài ca dao thể hiện tình anh em yêu thương, thuận hòa, gắn bó trong gí đình.

    + Thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh đặc sắc, giàu sức gợi..

    II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

    Mở bài (0.5 điểm) :

    Giới thiệu được vấn đề: Kỉ niệm của bản thân: Đó là kỉ niệm sâu sắc gì? Nêu khái quát về kỉ niệm em định kể

    Thân bài (4.0 điểm) :

    Triển khai vấn đề: Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm với người bạn ấy:

    - Nêu địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, giới thiệu về nhân vật người ban thân.

    - Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc; chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ.. đặc sắc, đáng nhớ.

    - Nêu điều làm em nhớ hay vui, buồn, xúc động.

    Kết bài (0.5 điểm) :

    - Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.

    - Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.

    Tiêu chí bổ sung:

    - Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)

    - Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)

    - Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm).

    Xem tiếp bên dưới..
     
    chiqudoll, Dana LêAnnie Dinh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...