Hỏi đáp Tội phạm có phải hoàn toàn là người xấu?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 11 Tháng mười 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba?

    Để tiếp tục chương trình gameshow, mình xin gửi đến các bạn một câu hỏi tình huống

    Các bạn cũng đã biết, bất kể ai trong chúng ta phạm tội cũng đều bị nhận lại sự trách móc, phê phán của xã hội. Tội, dù là lớn như cướp giật, giết người phóng hỏa, hay là nhỏ, như nói dối, phá tài sản chung.. thì cũng đều quy kết ta là một kẻ phạm tội. Nếu như đúng là vậy, thì liệu những người phạm tội trong sự miễn cưỡng hay rơi vào tình thế ép buộc thì có đáng bị gọi là người xấu hay không? Ví dụ như một bà mẹ muốn lo cho con nên đã đi ăn cắp tiền của người khác, hoặc một người đi bán ma túy chỉ vì muốn có tiền chăm lo cho gia đình. Vậy thì, câu hỏi của tuần này mình muốn gửi đến các bạn là:

    Theo bạn, tội phạm có phải hoàn toàn là người xấu?

    Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên để lại 5 sao cũng như like cho câu hỏi nhé!
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Không phải tội phạm ai cũng xấu, mà là do thứ nhất là bản tính con người mỗi người mỗi khác, thứ 2 là hoàn cảnh ép buộc bị dồn vào đường cũng thì bắt buộc họ phải biến mih làm kẻ xấu để tồn tại ở xã hội. Theo ta là zậy^^
     
    Ưu Đàm Thanh TiVyl Hana thích bài này.
  4. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Theo Hana, tội phạm không hẳn xấu nhưng có lẽ cũng không thể khẳng định họ không là người xấu. Bởi lẽ trong cuộc sống có rất nhiều cách để chúng ta tồn tại và sinh sống như một công dân lương thiện dẫu cho vì bất cứ lí do nào chúng ta cũng không nên phạm tội để rồi phải trả giá. Dù đi đến bước đường cùng thì Hana vẫn nghĩ "rách cho sạch, đói cho thơm" không nên vì sự nghéo đói mà đánh mất danh dự uy tín của bản thân lao vào con đường trộm cướp bán hàng cấm. Cũng có trường hợp họ những kẻ trộm, cướp cũng từng là những con người hiền lương nhưng vì những khó khăn lo toang cuôct sống mưu sinh vì cha mẹ già vì đàn con thơ họ phải xa chân vào con đường cướp giật. Thì chúng ta nhận thấy rõ mục đích của họ không có gì sai nhưng phương thức thì sai hoàn toàn. Họ muốn cướp hoặc trộm tiền để nuối cha mẹ già, chăm lo con nhỏ. Nhưng họ không biết tiền mà họ cướp là mồ hôi nước mắt có khi còn đổi lấy bằng máu của người khác và có lúc vì vô tình họ cướp mất số tiền của những người đã dành dụm vất vả kiếm được để cứu sống người thân của họ. Thì bạn nghỉ điều đó sẽ ra sao. Vậy nên Hana không phân biết hay ruồng bỏ, kì thị những tội phạm và càng không quy chụp họ với những định kiến tệ hại nhưng Hana không thể đồng tình với điều đó
     
  5. Trần Ngọc Phong Thiên nhược hữu tình,Thiên diệc lão.

    Bài viết:
    70
    Theo đệ, tội phạm có thể là người không phải tốt lành gì, muốn đánh giá một con người thì phải cần rất nhiều yếu tố như là phải tiếp xúc với họ một khoảng thời gian hay phải tìm hiểu quá khứ của họ trước đã. Nếu như một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình ưa thích bạo lực thì rất có thể đứa trẻ ấy sau này lớn lên cũng sẽ như vậy, nhưng không nhất thiết đứa trẻ ấy phải sống trong một gia đình tội phạm mới hình thành một tâm lý méo mó, bởi vì cái thứ gọi là Gen di truyền đã ăn sâu vào máu của đứa trẻ ấy rồi. Rất có thể chúng ta không thấy nhưng vì nó chưa đủ điều kiện để bộc phát thôi. Còn có một số trường hợp cha mẹ của người đó là một người nhân hậu nhưng vẫn có đứa con như vậy thì chỉ có hai lý do. Lý do thứ nhất là do yếu tố bên ngoài chẳng hạn như là do cha mẹ quá nuông chiều, hoặc học những thói hư tật xấu từ bạn bè, mạng internet. Còn lý do thứ hai là đã đến bước đường cùng, ở đây có thể nói là khá mơ hồ vì nó có rất nhiều lý do để giải thích, nhưng chỉ cần biết rằng con người khi đến bước đường cùng thì có gì không dám làm đâu.

    Đây là ý kiến của đệ ạ.
     
  6. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chào mọi người!

    Theo tôi thì tội phạm không phải hoàn toàn là người xấu. Tội phạm do bản chất thì là người xấu. Nhưng tội phạm do hoàn cảnh bị đẩy đưa, hoặc rủi ro mà phạm tội thì họ có thể là người tốt.

    Cho nên chúng ta nên tìm hiểu kỷ lưỡng tính chất của tội phạm, hoàn cảnh phạm tội.. để biết được lý do. Khi đó pháp luật và xã hội có cái nhìn nhân văn để phán xét một cách đúng đắn nhất.
     
    Ưu Đàm Thanh TiĐôi dép thích bài này.
  7. Haikaba never stop dreaming

    Bài viết:
    4
    Tội phạm là người đã phạm tội, phá luật, đi ngược lại với quy định, luật pháp. Người xấu là người đã làm trái với lương tâm, đạo đức. Cả luật pháp và đạo đức đều phụ thuộc và các chuẩn mực, quy tắc chung và thiết chế sẵn có của các nền văn hóa, xã hội khác nhau nên tùy vào từng xã hội, nền văn hóa mà luật pháp và đạo đức của nó cũng khác nhau. Đặc biệt, ngay trong một nền văn hóa mà khung đạo đức và luật pháp cũng chưa chắc đã trùng khớp với nhau nên chỉ có thể xét từng trường hợp mới biết được.
     
  8. Nam Dã Tú Nhất Đi đâu vô đây? Tôi không hoan nghênh đâu!

    Bài viết:
    121
    Tội phạm có hai loại:

    Loại thứ nhất là loại có sẵn nhân cách không tốt và tư tưởng lệch lạc, biến thái.

    Loại thứ hai là loại bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường phạm tội hoặc do bị ức chế về mặt tâm lý lâu ngày nên phát sinh tư tưởng, hành động phạm pháp.

    Ở loại thứ nhất, bọn này thuộc dạng cực kỳ nguy hiểm và thường khó truy bắt, khó cải tạo. Bọn tội phạm loại này có tư tưởng tồi tàn từ trong trứng nước và làm gì cũng có kế hoạch rất hoàn hảo. Đây là bọn người xấu 100% mà cả xã hội cần phải tránh xa và nên được trừ khử.

    Loại tội phạm ở nhóm thứ hai phần lớn được gọi là nhóm người phạm tội do hoàn cảnh. Mình nhớ trong một chương trình tivi ở VTV, phóng viên phỏng vấn một người vận chuyển mười mấy kí ma túy, xem mà muốn khóc.

    Người vận chuyển ma túy là một thanh niên người dân tộc thiểu số, ít học, nhà nghèo. Anh này được người khác thuê vận chuyển ma túy đến địa chỉ có sẵn, phi vụ đó hoàn thành thì ảnh sẽ được trả vài triệu; nhưng anh này bị bắt giữ. Khi được hỏi có biết vận chuyển nhiều ma túy như vậy sẽ chết không, anh này nói không. Phóng viên lại hỏi anh có biết tử hình là như thế nào không, ảnh lắc đầu rồi khóc khi nghe phóng viên nói tử hình là không được sống nữa. Vì gia đình ảnh vẫn còn cha mẹ và một đứa em gái. Ảnh chết nghĩa là gia đình sẽ mất đi trụ cột kinh tế chính.

    Anh thanh niên trong câu chuyện đó là một người tốt (và ngây thơ) bị lôi kéo vào con đường phạm pháp. Nếu có cơ hội được ăn học, cải tạo và làm việc đàng hoàng thì cái kết của ảnh sẽ khác.

    Tóm lại là tội phạm không hẳn là người xấu. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta lơ là, mất cảnh giác trong công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm.
     
  9. Haikaba never stop dreaming

    Bài viết:
    4
    Lí do mình muốn việt nam loại bỏ án tử hình
     
    Ưu Đàm Thanh Ti, Vyl HanaGill thích bài này.
  10. Vô Ky Cơ Tiện

    Bài viết:
    259
    Còn tùy nữa một số tội phạm không phải người xấu, biết đầu còn có nguyên nhân sâu xa nữa. Ví dụ như tự vệ khi bị cưỡng hiếp dẫn đến giết người, cướp giật do cần tiền trị bệnh cho người thận hoặc mấy vụ gần đây giúp người khác mà vô ý giữ người ta lại cũng phán là phạm tội giam giữ người trái pháp luật. Tóm lại còn tùy vào tính chất hành vi mà phạm tội, chứ không phải ai cũng là tội phạm là người xấu cả. Chỉ có người ở trong cuộc nữa, và bản thân tội phạm.

    Mong pháp luật Việt Nam nhìn vào mục đích phạm tội và nhiều hơn chứng cứ.

    Chứ mấy vụ gần đây giúp người mà cũng là phạm tội thì sau này còn ai dám giúp nữa.
     
  11. Chị Thỏ Ngọc

    Bài viết:
    9
    Rõ ràng là không thể nhận định chính xác bản chất của bất kỳ ai trong cuộc sống, kẻ cả những tội phạm.

    Theo 1 cuốn sách mình từng đọc thì có nhiều cách mà con người ta nhận định bản chất ngừoi khác lắm:

    1 Nhân chi sơ tính bản thiện

    2 Nhân chi sơ tính bản ác

    3 Tính cách con người có thể thay đổi theo hoàn cảnh, có nhiều ngừoi có thể hiền lành, trung thực nhưng trong 1 hoàn cảnh bất kì cũng có thể nổi lòng tham

    4 Vốn dĩ không có cách gì để nhận định bản chất của người khác, mỗi người đều có phần tốt lẫn phần xấu trong bản thân như trong âm có dương, trong dương có âm vậy

    * * *

    Điều rút ra là ta phải linh hoạt trong việc nhìn nhận người khác. Có nhiều tội phạm sau khi ra tù cũng đã hoàn lương, nhưng việc ta cứ giữ những định kiến về tội phạm sẽ dễ khiến ta đánh giá sai lầm mọi việc, "Chí phèo" của Nam Cao đã phản ánh rất rõ thưc trạng này luôn, và vẫn còn đúng cho đến tận bây giờ.
     
    Ưu Đàm Thanh Ti, Vyl HanaMạnh Thăng thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...