Một số thuật ngữ, khái niệm lịch sử 1. An toàn khu (ATK) - Khu vực được hình thành trong thời kỳ cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Có loại ATK của Trung ương và ATK của địa phương. Trong thời kỳ cách mạng tháng Tám 1945, ATK được xây dựng cả ở Hà Nội và các thành phố, thị xã để bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, phát triển lực lượng, tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ATK được xây dựng sâu trong căn cứ địa Việt Bắc (ATK Trung ương) và ở nhiều vùng kháng chiến (ATK địa phương). ATK không chỉ là nơi bảo vệ cơ quan lãnh đạo, lực lượng cách mạng, kháng chiến mà còn là nơi thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 2. Bãi công - Việc tạm ngừng một bộ phận hay toàn bộ công việc sản xuất mang tình chất tập thể của công nhân, viên chức chống các chủ nhà máy, đồn điền nhắm đòi hỏi hoặc phản đối một việc gì. Bãi công là một hình thức đấu tranh của công nhân chống giai cấp tư sản về mặt kinh tế và tiến tới đấu tranh chính trị. 3. Bãi công chính trị - Việc tạm ngừng công việc của công nhân, viên chức để đòi hỏi thực hiện yêu sách chính trị, có mục đích chính trị. 4. Bãi khóa - Hình thức đấu tranh của học sinh, sinh viên, giáo viên bao gồm việc tạm ngừng việc học, giảng dạy có tính chất tập thể để đòi hỏi chính quyền, hiệu trưởng thực hện một số yêu cầu về học tập, sinh hoạt hoặc phản đối điều gì. 5. Bãi thị - Hình thức đấu tranh của nhân dân, của những người buôn bán, tạm bỏ chợ hay đóng cửa hiệu để đòi hỏi hoặc phản đối điều gì của chính quyền, như tăng thuế, cưỡng đoạt. 6. Bãi miễn - Việc tước quyền hành của một đại biểu phạm pháp hoặc không được nhân dân tín nhiễm. 7. Bạo động - Dùng sức mạnh vũ trang nhân dân nhằm lật đổ, thay thế những người thống trị, hoặc để chống lại lực lượng tiến bộ. 8. Bạo lực - Sức mạnh đấu tranh về quân sự, chính trị.. của một giai cấp, một tập đoàn này đối với giai cấp, tập đoàn khác nhằm giành chính quyền, đàn áp hoặc lật đổ chính quyền. Có bạo lực cách mạng, bạo lực phản cách mạng. 9. Bạo lực cách mạng - Sức mạnh của quần chúng cách mạng dùng để đánh đổ chính quyền của bọn thống trị, giành chính quyền về tay nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng: Bạo lực cách mạng là sức mạng tổng hợp (chính trị, quân sự) rất to lớn. Đó là công cụ để đập tan một chế độ xã hội đã lỗi thời, thúc đẩy sự phát triển, chuyển biến cách mạng. Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. 10. Bước ngoặt lịch sử - Những chuyển biến mạnh mẽ, tạo nên sự thay đổi căn bản về chất lượng trong sự phát triển lịch sử. 11. Bài học lịch sử - Những bài học từ quá khứ được rút ra có ích cho hiện tại. Đó là những bài học được rút ra từ những thành công và thất bại trong lịch sử. Bài học lịch sử đạt trình độ cao hơn kinh nghiệm lịch sử ở tính khái quát lý luận, thể hiện ở mức độ nhất định tính quy luật, giúp cho người đời sau tránh được những thiếu sót, sai lầm. Vận dụng phát huy những điều tích cực, thành công. 12. Biến cố lịch sử - Một sự kiện lịch sử xảy ra ở một địa điểm nhất định, vào thời gian nhất đinh, có liên quan đến những nhân vật lịch sử đã được xác định. Biến cố lịch sử chỉ xảy ra một lần không lặp lại. 13. Bối cảnh lịch sử - Khung cảnh, điều kiện xã hội chung của một thời kỳ lịch sử về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng làm cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển của một sự kiện, hiện tượng lịch sử. 14. Bần cùng hóa - Hậu quả của những chính sách bóc lột của bọn thực dân, đế quốc ở thuộc địa, bọn tư sản, địa chủ ở các nước tư bản làm cho công nhân, nhân dân lao động trở nên khổ cực.
15. Các nước thuộc thế giới thứ ba - Các nước tuyên bố trung lập không theo tư bản chủ nghĩa, cũng không theo xã hội chủ nghĩa, phần lớn là các nước đang phát triển nhưng cũng có các cường quốc như Ấn Độ. 16. Cách mạng - Hình thức đấu tranh giai cấp cao nhất dẫn đến một sự biến đổi căn bản, chuyển một chế độ xã hội cũ, đã lỗi thời sáng một chế độ mới tiến bộ hơn. 17. Cách mạng tư sản - Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm đánh đổ chế đọ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản. Hoặc cách mạng tư sản còn do giai cấp phong kiến tiến hành để tránh sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Lực lượng đưa cách mạng tư sản đến thắng lợi là nhân dân lao động, song thành quả cách mạng lại rơi vào tay tư sản. Tuy diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau nhưng bản chất vẫn là nhằm phá vỡ sự kìm hãm của chế độ phong kiến để giai cấp tư sản lên nắm quyền. 18. Cách mạng dân chủ tư sản - Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập chế độ cộng hòa, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Trong cách mạng dân chủ tư sản, quần chúng nhân dân đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng tư sản. 19. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới - Cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. 20. Cách mạng dân tộc dân chủ - Cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân. 21. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - Cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, mang đậm tính dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc xâm lược và tay sai giành độc lập, dân chủ cho nhân dân. Xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ rồi chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. 22. Cách mạng vô sản - Cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, thành lập chính quyền, nhà nước vô sản, lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa. 23. Cách mạng xã hội - Sự biến đổi sâu sắc, căn bản trên mọi mặt khi chuyển từ một chế độ xã hội - chính trị này sang chế độ khác cao hơn. Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới phát triển với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời. Cách mạng nổ ra khi tình thế chính muồi. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu, có vai trò quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng. Vấn đề cơ bản của cách mạng là vấn đề chính quyền, cách mạng diễn ra dưới nhiều hình thức, mang tính chất, nhiệm vụ, đặc điểm khác nhau ở các thời đại, các nước có khuynh hướng chính trị khác nhau. 24. Cách mạng xã hội chủ nghĩa - Cuộc cách mạng thực hiện nhiệm vụ chuyển xã hội từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội chủ nghĩa - giai đoạn đầu của chế độ cộng sản chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp vô sản lãnh đạo thông qua đảng Mác xít, đập tan bộ máy nhà nước cũ, xác lập nền chuyên chính vô sản, xóa bỏ mọi hình thức, chế độ người bóc lột người và các đối kháng giai cấp, xác lập quyền sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, bảo đảm sự phát triển toàn diện và cân đối của con người. Đây là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất trong lịch sử và trải qua nhiều gay go, có khi tạm thất bại để cuối cùng sẽ thắng lợi. Tuy bản chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa giống nhau, song việc tiến hành ở các nước rất sáng tạo.
25. Căn cứ - Nơi được lựa chọn làm cơ sở tiến hành hoạt động: Căn cứ quân sự. 26. Căn cứ địa cách mạng - Khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố "địa lợi nhân hòa", "tiến khả dĩ công thoái khả dĩ thủ", có cơ sở vững chắc về chính trị và quân sự, được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng để từ đó phát triển rộng ra các nơi khác; là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ tinh thần, chính trị cho cách mạng và kháng chiến. Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng chính quyền cách mạng từng bước xây dựng kinh tế, xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển của cách mạng. 27. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa - Quá trình công nghiệp hóa dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhằm cải tạo sản xuất, phát triển công nghiệp và nền kinh tế quốc dân để nâng cao đời sống của toàn dân. 28. Chiến lược cách mạng - Đường lối chung và cơ bản về nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, về phương thức đấu tranh, về tổ chức sắp xếp lực lượng, về phân định bạn, thù trong toàn bộ cuộc cách mạng và trong từng giai đoạn cách mạng: Chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa. 29. Chiến lược kinh tế - Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong một thời gian dài. 30. Chiến lược kinh tế - xã hội - Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế đồng thời nhằm giải quyết các vấn đề xã hội (chiến lược kinh tế - xã hội của nước ta từ 1986 - 2000) 31. Chiến lược quân sự - Bộ phận quan trọng nhất của nghệ thuật quân sự, bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuẩn bị chiến tranh, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật và thực tiễn về chuẩn bị chiến tranh, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật của chiến tranh để tiến hành những chiến dịch lớn, xác định nhiệm vụ và phân bố lực lượng quân sự, các hướng tiến quân lớn. Chiến lược quân sự xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối quân sự phục vụ cho đường lối chính trị. 32. Chiến lược toàn cầu - Chiến lược do Mỹ đề ra sau năm 1945 nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới sau thế chiến thứ hai với 3 mục tiêu cơ bản: Ngăn chặn đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản; đàn áp phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và phong trào công nhân; buộc các nước tư bản khác phụ thuộc Mĩ. 33. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" - Hình thức chiến tranh xâm lược thực hiện kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống "cố vấn" Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" là "dùng người Việt đánh người Việt". 34. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" - Loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước Đồng Minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm số đông, là lực lượng có tình quyết định trên những chiến trường miền Nam. 35. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" - Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. Với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Mĩ muốn giảm dần sự tham gia trực tiếp của quân viễn chinh Mĩ và chư hầu trên chiến trường miền Nam, giảm bớt thương vong cho quân Mĩ, chư hầu, thay vào đó là quân đội Ngụy quyền và tay sai. Thực chất của âm mưu này là "dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương". Đây cũng là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới cuối cùng của Mĩ ở Việt Nam.
36. Chính cương - Đường lối chính trị cơ bản của một đảng, trong đó nêu rõ mục tiêu chính trị, trình bày nhiệm vụ và yêu cầu chính trị quan trọng nhất, hình thức và phương pháp hoạt động. 37. Chính đảng - Tổ chức chính trị của một giai cấp, gồm những người tiêu biểu nhất, có ý thức sâu sắc nhất về quyền lợi giai cấp và đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp đó. 38. Chính phủ bù nhìn - Chính phủ do bọn xâm lược dựng lên để làm tay sai cho chúng, đó là chính phủ bán nước, bị nhân dân lên án, đấu tranh lật đổ cùng với việc đánh đuổi bọn xâm lược. 39. Chính phủ lâm thời - Chính phủ được thành lập trong thời gian trước khi thành lập chính phủ chính thức theo Hiến pháp. 40. Chính sách ngu dân - Chính sách làm cho nhân dân ngu dốt, không được học hành. Một trong những biện pháp thâm độc mà bọn thực dân, đế quốc dùng để thống trị nhân dân các nước thuộc địa, cùng với sự bóc lột dã man và đàn áp thậm tệ. 41. Chủ nghĩa dân tộc - Hệ thống tư tưởng đề cao đặc điểm và quyền lợi dân tộc mình, tách rời các dân tộc khác, thậm chí hạ thấp, coi thường các dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc là tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, trái với chủ nghĩa quốc tế, vô sản. 42. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Bao gồm lý luận khoa học về đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng lao động bị áp bức bóc lột, chống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, tiến lên cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. 43. Chủ nghĩa tam dân - Học thuyết Tôn Trung Sơn, dùng làm cương lĩnh cho Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nội dung chủ yếu là "dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". 44. Chủ nghĩa quốc gia cải lương - Lập trường, tư tưởng của những người có tình thần dân tộc, nhưng không chủ trương dùng bạo lực chống đế quốc giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc một cách triệt để. Họ chỉ chủ trương dùng biện pháp ôn hòa yêu cầu thực dân đế quốc thực hiện một số cải cách, tự do, dân chủ, theo yêu cầu, quyền lợi của họ. Khi thực dân đế quốc nhượng bộ cho họ một số quyền lợi kinh tế, chính trị nào đó, họ lập tức thỏa hiệp, hợp tác với chúng, phản bội quyền lợi của quốc gia, dân tộc. 45. Chủ nghĩa xã hội - Giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản trong sự phát triển của lịch sử nhân loại trong đó chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất được xác lập: Quan hệ xã hội giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với trí thức là đoàn kết, liên minh hợp tác trên tình đồng chí yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, không còn chế đọc người bóc lột người, nhân dân lao động được ấm no, tự do hạnh phúc. 46. Chia để trị - Là chính sách gây chia rẽ giữa các dân tộc, các địa phương, tầng lớp.. để dễ thống trị. 47. Chi bộ - Tổ chức cơ sở của một chính đảng. Trước kia, chi bộ còn có nghĩa là tổ chức Đảng Cộng sản của một nước trong hệ thống tổ chức cộng sản quốc tế. Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam là đơn vị tổ chức trực tiếp nối liền đảng với quần chúng, được thành lập theo địa bàn dân cư hoặc theo đơn vị sản xuất, công tác. Nhiệm vụ của các chi bộ là giáo dục, rèn luyện, quản lý và kiểm tra công tác của đảng viên, kết nạp đảng viên mới, thi hành kỉ luật đảng viên, lãnh đạo việc thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi địa bàn dân cư hoặc đơn vị sản xuất. 48. Cứu Quốc Quân - Tên gọi chung các trung đội du kích thoát ly để kháng chiến chống thực dân Pháp sau khỏi nghĩa Bắc Sơn. Cứu Quốc Quân có nhiệm vụ chiến đấu chống khủng bố, phát triển cơ sở cách mạng, xây dựng và bảo vệ căn cứ địa.
49. Cải cách - Đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng tới xã hội hiện hành. 50. Công ty độc quyền - Công ty tư bản chủ nghĩa chi phối các mặt kinh tế và có ảnh hưởng lớn về chính trị. Một trong những biểu hiện cho thấy chủ nghĩa tư bản ở Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là sự xuất hiện các công ty độc quyền như Mitxưi, Mitsubisi.. 51. Cuộc tiến công chiến lược - Việc mở các chiến dịch có quy mô lớn để phá tan âm mưu, kế hoạch của đối phương, giành thắng lợi nhất định về mặt quân sự và tạo thuận lợi trên bàn đàm phán. 52. Dân chủ nhân dân (chế độ) - Một hình thức chính quyền cách mạng xây dựng trên cơ sở Nhà nước thuộc về nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. 53. Dân chủ tư sản - Nền dân chủ do giai cấp tư sản thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi của tư sản là chủ yếu. 54. Du kích - Một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân địa phương tổ chức, vừa sản xuất, vừa bảo vệ trị an và chiến đấu khi giặc ngoại xâm đến địa phương. - Một phương thức chiến đấu có những đặc trưng như đánh nhỏ, đánh liên tục, đánh bất ngờ.. dựa vào lực lượng nhân dân địa phương, nhằm làm hao mòn lực lượng địch. 55. Diễn biến hòa bình - Chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn nhằm phá hoại các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.. kết hợp với các lực lượng bên trong để tiến tới lật đổ chính quyền, chủ cộng đồng người thuộc dân tộc nào đó hoặc dân tộc mình để thiết lập một chế độ thống trị độc tài. 56. Đảo chính - Lật đổ lẫn nhau giữa các nhóm, các tập đoàn thống trị, tiến hành bằng bạo lực của mình, hoặc dựa vào bệnh nước người để nắm lấy chính quyền. Tính chất và xu hướng chính trị của đảo chính có thể tiến bộ hay phản động tùy mục đích của lực lượng làm đảo chính. 57. Đánh du kích ngắn ngày - Chiến thuật sử dụng những quân đội nhỏ, vừa tiến hành tiêu hao, tiêu diệt quân địch, vừa tiến hành những trận phục kích lớn trong khoảng thời gian ngắn, hạn chế tối đa sự chi viện, phản công của địch. 58. Đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp - Phương pháp, hình thức đấu tranh trong khuôn khổ pháp luật của giai cấp thống trị, công khai hoặc nửa công khai, nhằm từng bước đạt mục tiêu cuối cùng là lật đổ chế độ cũ, lập chế độ xã hội mới tiến bộ hơn. 59. Đấu tranh không hợp pháp - Phương pháp, hình thức đấu tranh công khai hay bí mật ngoài khuôn khổ luật pháp của giai cấp thống trị. 60. Đấu tranh nghị trường - Phương pháp, hình thức đấu tranh trong phạm vi các cơ quan dân cử, cơ quan đại diện như quốc hội, hội đòng dân biểu. Các đảng cách mạng sử dụng phương thức đấu tranh nghị trường song không xem đây là hình thức chủ yếu duy nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng. 61. Đình công - Tạm ngưng làm việc, lao động sản xuất, công tác để yêu cầu hoặc phản đối việc gì. Công nhân đình công đòi chủ tư bản tăng lương. 62. Đồng Khởi - Phong trào nổ ra ở miền Nam từ cuối năm 1959 đầu năm 1960. Bắt đầu từ Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 8/1959 sau đó lan ra khắp miền Nam trở thành cao trào cách mạng trong đó tiêu biểu nhất là phong trào ở Bến Tre (từ 17/1/1960). 63. Đội quân tóc dài - Lực lượng chính trị chống Mĩ - Ngụy bao gồm các tầng lớp phụ nữ yêu nước ở miền Nam thời kỳ Mĩ và tay sai thống trị. Các bà, các mẹ, các chị đấu tranh rất kiên cường, không hề khuất phục trước vũ khí của kẻ thù khiến chúng phải khiếp sợ. "Đội quân tóc dài" ra đời trong phong trào Đồng Khởi năm 1960. 64. Giác ngộ cách mạng - Ý thức, trình độ nhận thức rõ quyền lợi, nhiệm vụ, vai trò của giai cấp công nhân, trong đó chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm, hăng hái tham gia đấu tranh cách mạng.
65. Giai cấp tiên phong - Giai cấp giác ngộ cách mạng sớm nhất, có tổ chức nhất, tiên tiến nhất, đi đầu lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Trong thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong. 66. Giải phóng dân tộc - Cuộc đấu tranh yêu nước của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc nhằm thủ tiêu các hình thức thống trị của bọn đế quốc, thực dân, giành độc lập tự do dân tộc. 67. Giáo điều - Tư duy phiến diện, công thức, chỉ dựa vào sách vở, xa rời cuộc sống, bảo thủ chống lại cái mới, cái tiến bộ trước đó. Đó là đặc trưng của tư duy tôn giáo. Trong phong trào công nhân, chủ nghĩa giáo điều tầm thường hóa chủ nghĩa Mác - Lênin làm cho nó mất đi tính chất sinh động, tách rời lý luận với thực tiễn, dẫn tới sự thất bại của đấu tranh cách mạng. 68. Giới tuyến - Đường giữa hai miền của một đất nước. 69. Giới tuyến quân sự - Đường ranh giới chỉ có ý nghĩa về quân sự. 70. Hậu phương khánh chiến - Vùng được giải phóng của một nước có nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với chiến trường, làm cơ sở cung cấp sức mạnh về vật chất, quân sự và cổ vũ tinh thần cho lực lượng chiến đấu ngoài mặt trận. 71. Hiệp định - Văn bản ngoại giao kí kết giữa hai nước hoặc nhiều nước xác định một số vấn đề cụ thể, có tầm quan trọng dưới Hiệp ước. 72. Hợp tác xã bậc cao - Hình thức liên hợp cao nhất trong sản xuất nông nghiệp, ở đây ruộng đất đã công hữu hóa và giao cho hợp tác sử dụng còn sản phẩm chỉ tiến hành phân phối theo lao động. 73. Hợp tác xã bậc thấp - Mô hình liên hợp tự nguyện của nông dân lao động để kinh doanh kinh tế cộng đồng, có điều lệ cụ thể. Gọi là bậc thấp vì trình độ công hữu hóa ruộng đất và tư lệnh sản xuất ở mức độ hạn chế. Trong hợp tác xã bậc thấp, phần lớn sản phẩm được phân phối theo ngày công, một phần nhỏ để trả hoa lợi ruộng đất. 74. Khởi nghĩa - Hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp bức nổi lên lật đổ giai cấp thống trị trong nước hay bọn xâm lược nước ngoài giành chính quyền về tay mình. 75. Kháng chiến - Cuộc chiến tranh của một quốc gia độc lập, của nhân dân chống lại sự xâm lược của một hay nhiều quốc gia từ bên ngoài vào. 76. Khởi nghĩa từng phần - Cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng nổ ra ở từng vùng, theo đường lỗi, kế hoạch chung, giành chính quyền và thiết lập chính quyền cách mạng ở địa phương, kết hợp với chiến tranh du kích cục bộ phát triển thành tổng khởi nghĩa trong cả nước. 77. Khu phi quân sự - Khu vực quy định không bên ngoài nào được đặt căn cứ quân sự và tiến hành các hoạt động quân sự ở khu vực đó. 78. Khủng bố trắng - Khủng bố một cách cực kì dã man, tàn ác cuộc đấu tranh cách mạng.
79. Leo thang chiến tranh - Chủ trương của đế quốc tăng cường chiến tranh xâm lược từng bước, ngày càng trắng trợn và tàn bạo hơn. 80. Nông hội - Tổ chức cách mạng của nông dân do Đảng vô sản lãnh đạo, đấu tranh chống đế quốc, phong kiến trong cách mạng dân tộc dân chủ. 81. Phát xít - Hình thức chuyên chính của bọn tư sản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược tiêu diệt các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng. 82. Phong trào - Hoạt động chính trị, kinh tế hay văn hóa, tập họp và lôi cuốn nhiều người hướng theo một mục tiêu nhất định. 83. Quá độ - Thời kỳ chuyển tiếp từ một chế độ xã hội cũ sang chế độ xã hội mới đang hình thành thắng lợi. 84. Sách lược - Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng. 85. Tối hậu thư - Thư gửi lần cuối cùng nêu những yêu cầu, điều kiện bắt buộc đối phương phải theo, nếu không sẽ bị tiến công ngay. 86. Thuộc địa nửa phong kiến - Những nước bị các nước đế quốc chủ nghĩa cai trị, bóc lột. Về thực chất đó là một nước thuộc địa, nhưng vẫn được đế quốc duy trì chế độ phong kiến bằng cách nuôi dưỡng, sử dụng bọn tay sai phong kiến bản địa để tăng cường thống trị, đàn áp nhân dân. 87. Trận địa chiến - Là cách đánh mà hai phía có thời gian, địa điểm dàn trận, tổ chức binh lực và tổ chức tấn công. 88. Trung lập - Nước tuyên bố không tham gia chiến tranh, không đứng về một bên nào trong hai phe đối địch. 89. Thế giới thứ ba - Những nước mới giành độc lập "những nước không liên kết" trên thế giới. Ở phương Tây, thuật ngữ "thế giới thứ ba" chỉ các nước nhỏ yếu, nghèo không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. 90. Thời cơ - Thời gian, điều kiện và hoàn cảnh chủ quan, khách quan thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì đó. 91. Thuộc địa kiểu mới - Nước không bị bọn đế quốc xâm lược bằng quân sự và đặt quan cai trị nhưng chỉ độc lập trên hình thức, trong thực tế bị lệ thuộc mọi mặt vào một nước tư bản, đế quốc. Xuất hiện nhiều vào thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai khi chế độ thuộc địa kiểu cũ bắt đầu sụp đổ. 92. Tình thế cách mạng - Toàn bộ những điều kiện chính trị, xã hội đã chín muồi để một cuộc cách mạng nổ ra. Theo Lênin, những đặc trưng cơ bản của nó gồm: Sự khủng hoảng của tầng lớp thống trị không thể cai trị như cũ. Các tầng lớp bị trị không muốn sống như cũ vì lâm vào tình trạng đặc biệt khốn khổ. Tính tích cực chính trị của quần chúng được nâng cao. 93. Xô Viết - Tổ chức tự quản ra đời trong phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga. Đó là tổ chức chính quyền cách mạng, tiền thân của Nhà nước Liên Xô sau này. 94. Vô sản hóa - Quá trình chủ nghĩa tư bản phát triển, làm cho nhiều nông dân, địa chủ.. phá sản và trở thành vô sản. - Chủ trương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đưa các hội viên, cán bộ của Hội hoạt động và tự rèn luyện trong các hầm mỏ, đồn điền, nhà máy.. trong những năm 1928-1929. 95. Ý nghĩa lịch sử - Điều cần thiết, có tác dụng về lịch sử rút ra từ một sự kiện. 96. Ý thức dân tộc - Sự hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình (nguồn gốc, đặc điểm, quyền lợi). 97. Yêu cầu lịch sử - Những đòi hỏi có tính chất khách quan của tình hình, theo quy luật phát triển của lịch sử