Thuật ngữ Chất thơ Vì sao phải học về "Chất thơ"? Nếu nói mục đích bao quát, hiểu chất thơ giúp bạn học văn bản tốt hơn, hiểu được dụng ý nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm, hiểu được vẻ đẹp trong từng lời văn. Nếu nói mục đích đơn giản, trực tiếp, "Chất thơ" có thể xuất hiện trong ý đề phụ của đềthi đại học, học hiểu thuật ngữ sớm giúp bạn giải quyết tốt ý đề phụ trong đề, tăng khả năng đạt 9+ văn thi đại học. Ngoài chất thơ, còn có rất nhiều thuật ngữ khác như: Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, nhân lúc hè rảnh rỗi, các bạn hãy lập bảng kế hoạch để học các thuật ngữ thường xuất hiện trong ý đề phụ nếu muốn đạt 9+ văn nhé! Dưới đây là chia sẻ của mình về thuật ngữ chất thơ, hi vọng có thể giúp bạn học tốt hơn. 1. Khái niệm "chất thơ" : - Chất thơ có thể hiểu là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp đó có thể do tự nhiên mang lại. Hoặc "chất thơ" cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người. Ý văn câu văn đoạn văn tạo nên sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và có khả năng truyền những rung cảm ấy đến với người đọc. - Chất thơ tồn tại ở cả thơ và văn xuôi. 2. Biểu hiện của chất thơ trong văn xuôi: - Về mặt nội dung: + Chất thơ được thể hiện qua nhân vật, qua tâm hồn, tính cách, thế giới nội tâm của nhân vật ấy. + Chất thơ thể hiện qua bối cảnh, thiên nhiên và đời sống con người dưới ngòi bút và cái nhìn nghệ thuật của tác giả, khơi gợi cảm xúc ở người đọc. - Về mặt nghệ thuật, chất thơ được thể hiện qua: + Câu văn, cách dùng từ + Nhịp điệu, giọng điệu, nhạc điệu của lời văn + Nghệ thuật chủ đạo của địa hạt thơ được sử dụng trong văn xuôi: Lấy sáng tả tối, lấy động tả tĩnh.. 3. Ví dụ: Chất thơ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" - Chất thơ trong sáng tác của Tô Hoài hiện lên trước hết qua hình ảnh thiên nhiên với những dãy núi non, nương rẫy, sương giăng. - Đoạn trích miêu tả rất tinh tế một phong tục rất đẹp, rất thơ của đồng bào vùng cao là lễ hội mùa xuân tràn ngập màu sắc và âm thanh. - Biểu hiện ở tâm hồn nhân vật Mi. Ẩn sâu trong tâm hồn Mị, một cô gái tưởng chừng như héo hắt, sống một cuộc đời lầm lũi "đến bao giờ chết thì thôi" ấy, có ai ngờ, vẫn le lói những đốm lửa của khát vọng tự do, của tình yêu cuộc sống. - Ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn với hàng loạt các âm thanh, các hình ảnh, gợi hình gợi cảm rất nên thơ và đậm màu sắc. - Bên cạnh nghệ thuật sử dụng ngôn từ, Tô Hoài còn để lại ẩn tượng sâu đạm trong lòng người đọc bởi khả năng diễn đạt tài tình những rung động sâu xa, tinh tế trong thế giới đa cung bậc và muôn vàn sắc thái của tình cảm. => Ý nghĩa: Không những bộc lộ tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng nhân đạo của ông với người Tây Bắc, góp phần làm sáng tỏ cảm hứng lãng mạn cách mạng cảu văn xuôi Việt Nam 1945-1975. Giá trị nhân đạo 1. Khái niệm "Giá trị nhân đạo" - Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính. - Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ, đồng thời lên án những thế lực tàn bạo, đen tối chà đạp lên quyền sống, ước mơ hạnh phúc và phẩm giá của con người. 2. Những ý chính cần cần nêu khi viết về giá trị nhân đạo giúp bạn đạt điểm tối đa: - Biểu hiện thứ nhất: Thể hiện sự cảm thông của tác giả đối với số phận của nhân vật. - Biểu hiện thứ hai: Lên án tội ác, phản ánh sự dã man tàn bạo của những thế lực chà đạp lên số phận con người. - Biếu hiện thứ ba: Nhà văn đã phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, qua đó ngợi ca phẩm chất của họ. - Biểu hiện thứ tư: Nhà văn đã mở một con đường giải phóng cho các nhân vật, gieo vào lòng những hi vọng về tương lai tươi đẹp (biểu hiện này chỉ xuất hiện tỏng tác phẩm của các nhà văn có cái nhìn mới như Tô Hoài, Kim Lân. 3. Ví dụ: Giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" - Biểu hiện thứ nhất của GTNĐ trong tác phẩm này trước hết được toát lên từ niềm cảm thông sâu sắc của Tô Hoài đối với những số phận bất hạnh, bị tước đoạt quyền sống, bị lăng nhục, đày đọa mà tiêu biểu là Mị và A Phủ - Biểu hiện thứ 2: Toát lên từ sự tố cáo gay gắt thế lực phong kiến miền núi tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của nhân dân lao động Tây Bắc, tiêu biểu là Mị và A Phủ. - Biểu hiện thứ 3: Nhà văn đã phát hiện và nâng niu trân trọng trước những vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao đpẹ của nhân vật Mị và A Phủ. - Biểu hiện sau cùng là việc nhà văn đã chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động: Đi từ tự phát lên tự giác. => Tác phẩm đong đầy giá trị nhân đạo sâu sắc và là tiền đề để tác phẩm vượt qua sự băng hoại của thời gian, tỏa sáng mãi mãi về sau. Giá trị hiện thực 1. Khái niệm "Giá trị hiện thực" : - Giá trị hiện cũng là một giá trị cơ bản trong tác phẩm văn học chân chính bởi nghệ thuật không thể nằm ngoài đời sống, không thể nhân danh cái đẹp để ẩn vào tháp ngà văn chương, trốn tránh trách nhiệm với đời. - Một tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực là một tác phẩm phản ánh hiện thực. 2. Những ý chính cần nêu khi viết về giá trị hiện thực giúp bạn đạt điểm tối đa. - Phản ánh số phận bất hạnh của nhân vật, phản ánh xã hội đương thời. - Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp quyền con người. 3. Ví dụ: Giá trị hiện thực trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" + Giá trị hiện thực được phản ánh chân thực qua số phận bất hạnh của Mị: Vốn là bông hoa ngát hương giỏi giang xinh đẹp của núi rừng Tây Bắc nhưng lại chịu kiếp con dâu gạt nợ, bị tước đoạt quyền con người, quyền được sống, được hạnh phúc. + Bên cạnh đó, ta cũng thấy số phận của A Phủ không khá hơn là bao: Mồ côi cha mẹ sau một trận dịch bệnh, chỉ có thể đi làm thuê, không thể lấy vợ vì không có nhà, không của cải, sau lại phải làm nô lệ trả nợ cho nhà thống lý Pá Tra vì đánh con trai hắn. + Tác giả đã lên án, tố cáo mạnh mẽ tội ác của thế lực nửa thực dân nửa phong kiến miền núi (đại diện là thống lý Pá Tra), chúng dã man, tàn bạo, bóc lột sức người, coi mạng người như cỏ rác, được thể hiện qua việc bắt Mị về làm con dâu gạt nợ, bắt A Phủ làm nô lệ để trả nợ, qua việc A Sử (con trai nhà thống lý) đối xử tàn bạo với Mị.