Nguyên tắc lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu khi đi quan trắc môi trường không khí

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Milk Milk, 7 Tháng tám 2021.

  1. Milk Milk

    Bài viết:
    82
    Mỗi thông số ô nhiễm thì có thiết bị và phương pháp lấy mẫu cũng như phương pháp phân tích khác nhau được quy định trong TCVN và QCVN, trong đó có những thông số được xác định bằng rất nhiều phương pháp.

    • Phương pháp lấy mẫu thụ động: Các mẫu phân tích theo thời gian được xác định bằng phương pháp khuyếch tán tự nhiên của không khí vào trong buồng thu mẫu của thiết bị lấy mẫu.
    • Phương pháp lấy mẫu chủ động: Các mẫu phân tích theo thời gian được lấy bằng phương pháp hút bằng bơm hút qua buồng thu mẫu của thiết bị lấy mẫu.
    • Phương pháp tự động: Các mẫu khí được lấy liên tục qua các mođun cùng một lúc và phân tích tức thời.
    • Phương pháp cảm biến điều khiển từ xa: Mẫu phân tích theo thời gian đi vào buồng phân tích có chùm tia sóng quang học đi qua. Nguồn sóng quang học này được phát ra từ nguồn đi đến bộ phận Đetector. Đetector là bộ phận ghi tiến hiệu phân tích tức thời của mẫu.

    Hai phương pháp đầu đều là phương pháp rẻ tiền, dễ áp dụng nhưng đòi hỏi nhiều công sức, hai phương pháp sau đòi hỏi thiết bị hiện đại, đắt tiền nhưng hầu như tự động hóa tốn ít nhân lực và độ chính xác cao.

    Ở đây chúng ta sử dụng phương pháp lấy mẫu chủ động không liên tục theo những quy định hiện có về lấy mẫu khí và bụi sau đây:

    Nguyên tắc chung của kỹ thuật lấy mẫu chủ động, không liên tục:

    Dùng bơm hút, hút không khí có chứa chất ô nhiễm đi qua dụng cụ đựng dung dịch chất hấp thụ hoặc đi qua phin lọc hay ống hấp thụ, chất hấp thụ bị giữ lại còn chất khác trong không khí sẽ đi qua.


    Kỹ thuật lấy mẫu:

    • Pha chế, bảo quản dung dịch hấp thụ hoặc giấy lọc bụi theo các phương pháp tương ứng.
    • Kiểm chuẩn thiết bị về độ tin cậy, độ chính xác và độ lệch chuẩn của lưu lượng. Đối với các máy có khí độc thì thường là các bơm hút có có lưu lượng nhỏ 0, 5 – 5 lít/phút; chuẩn lưu lượng dòng khí trong khoảng 0, 5 – 1, 0 lít/phút khi bơm hút không khí qua dung dịch hấp thụ. Các máy lấy bụi tổng số phải có lưu lượng lớn đến 20 – 30 lít/ phút; với thiết bị này thì chuẩn lưu lượng theo chỉ dẫn của máy.
    • Đầu lấy mẫu: Các máy mua mới đều kèm theo đầu lấy mẫu, hoặc có thể mua của đơn vị cung cấp thiết bị.
    • Những chú ý khí chuẩn bị dụng cụ và lấy mẫu.
    • Khi lấy mẫu bụi, phải chọn giấy lọc dạng sợi thuỷ tinh có kích thước trùng với kích thước của đầu lấy mẫu bụi.
    • Khi lấy mẫu khí, ống hấp thụ thường có dung tích là 10ml, 25ml hoặc 100ml; có hoặc không có màng xốp để phân tán dòng khí. Nên dùng loại nhỏ và nối tiếp hai ống có chứa dung dịch hấp thụ để đảm bảo chất ô nhiễm được hấp thụ hết. Đối với CO, mẫu được lấy bằng chai thì chai lấy mẫu phải đảm bảo không để thoát khí ra ngoài và không khí bên ngoài không được thâm nhập vào bên trong.
    • Đặt đầu lấy mẫu cách mặt đất từ 1, 2 – 1, 5 m.

    Bảo quản và vận chuyển mẫu:

    • Phương pháp bảo quản mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc và kỹ thuật phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Mẫu lấy xong phải phân tích ngay, nếu không thì mẫu phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC không quá 24 giờ;
    • Đối với các mẫu lấy theo phương pháp hấp thụ, dung dịch đã hấp thụ được chuyển vào lọ thuỷ tinh có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận vào thùng bảo quản lạnh;
    • Đối với mẫu CO, lấy theo phương pháp thay thế thể tích, dụng cụ đựng mẫu phải được sắp xếp gọn gàng, không chèn lên nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm tránh bị vỡ và hạn chế rò rỉ;
    • Đối với mẫu bụi, mẫu được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào hộp kín và bảo quản ở điều kiện thường;
     
    Liyl94Diệp Minh Châu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...