Chương 10: Gã khổng lồ một mắt "Vẻ đẹp thật sự nằm ở ngay trong trái tim của bạn". - AI Bernstein Bấm để xem Sao mà lũ bò cái này luôn chọn những đêm giá rét như vầy để sinh con không biết? - Bill nói với giọng Ồm Ồm, lộ rõ sự e ngại hơn là khó chịu khi cùng Scott và tôi bước về khu chuồng trại. Bây giờ đã là nửa đêm, nhiệt độ ở thung lũng Singing đã xuống tận âm 5 độ! Con Valentine thuộc giống bò khoang đen của vùng núi Friesland, Hà Lan. Lần này nó sinh muộn gần một tháng. Chúng tôi rất lo lắng vì nó mập một cách bất thường - nặng gần 164 kg. Suốt ba giờ nó chuyển dạ, chúng tôi luôn ở bên canh chừng. Con vật tội nghiệp cứ thở khò khè mệt nhọc, cào cấu vào đám rơm khô vương vãi ở xung quanh. Cuối cùng nó ngã vật ra đất và với sự giúp đỡ của chúng tôi, nó sinh được một con bê khoảng 63 kg, nặng gấp đôi bình thường với bộ lông màu vàng sậm như kẹo bơ nấu đường. Xong xuôi, chúng tôi vội vã quay về tiếp tục giấc ngủ còn dang dở. Tờ mờ sáng, tôi đi xuống khu chuồng để xem đám bê con đã thức giấc và bú sữa chưa. Mới đến cửa chuồng, tôi đã nghe tiếng mút sữa của chúng ồn ào ở góc trong. Bất chợt chân tôi vấp phải một vật gì cưng cứng vùi trong đống rơm. Một tiếng ré đau đớn vang lên như muốn xé toạc bóng đêm. Tôi vội vàng bật đèn lên và hết sức bất ngờ với những gì nhìn thấy trước mắt - một con bê màu đen xấu xí đã được sinh ra sau con bê vàng đêm hôm qua. Hình thù của nó hết sức quái dị, cái đầu to quá khổ, trên lưng nhô lên một cái bướu to tương, bốn chân lùn xủn của nó xoắn lại và các đầu guốc chân phình to. Nó đang run lẩy bẩy. Bỗng nhiên tôi thấy thương hại con bê, tôi quỳ xuống đưa tay chạm vào người nó. Con bê rống lên thảm thiết và sục vào các ngón tay tôi để tìm sữa. Tôi xoay nhẹ đầu nó để trông rõ mặt. Tim tôi như thắt lại. Con bê chỉ có một mắt. Tạo hóa lại có thể tàn nhẫn đến thế sao? Tôi chẳng hiểu sao mình lại không giết quách con bê ấy đi. Con bê vàng sinh đôi với nó cũng tỏ ra kinh sợ nó. Đến cả con bò mẹ cũng ghét bỏ nó. Mỗi khi nó lần tới để mút sữa, con Valentine liền đá vào mặt và húc vào cạnh sườn cho nó ngã xuống. Dù rất đau đớn và bị rỉ máu ở các vết thương, nó vẫn gượng đứng dậy và cố gắng thử thêm lần nữa. Sau nhiều lần như thế, nó đành lủi ra góc chuồng chờ cho tới khi Valentine nằm xuống nghỉ ngơi mới lén tới bú. Những lúc đó trông nó như một thủy thủ sắp chết đuối vớ được phao. Ban đầu bọn trẻ đều khiếp sợ nó. Nhưng rồi nhìn cảnh con bê con tật nguyền cố vật lộn để sống khiến chúng mủi lòng. Scott bảo: - Nó cũng dễ thương lắm. Mỗi lần tụi con mang đồ ăn đến nó đều loạng choạng chạy ra đón và nhất định bám theo đến khi được gãi đầu mới thôi. Một buổi chiều, Jennifer - con gái tôi - kể cho tôi nghe về truyện Ơiysses của Homer mà cháu được học trên lớp, trong đó có nói đến người khổng lồ một mắt mang tên Cyclops! - Con thấy cái tên Cyclops cũng hợp với con bê của mình đó chứ ba? Thế là từ đó con bê tật nguyền được gọi là Cyclops. Chỉ trong vài tháng, nó đã chiếm được tình cảm của nhiều người và trở thành con vật cưng của nông trại. Đám con nít thì thích chơi và đút kẹo cho Cyclops ăn. Còn nó, để tỏ lòng biết ơn, thường liếm vào tay hay đôi má ửng hồng của đám trẻ. Lâu lâu, bọn trẻ lại gọi tôi: - Ba ơi, xem Cyclops thương con này! Chúng tôi nhận thấy những con vật khác trong nông trại cũng rất thích Cyclops. Vào mùa đông, con mèo con nằm cuộn tròn trên cái bướu khổng lồ của nó để sưỏi ấm; còn khi hè đến, đám gà và chó nằm trốn nắng ngay dưới cái bóng to lớn của nó. Trong số đó, Cyclops thân với một chú gà con tên là Omelette nhất. Chúng biết nhau khi Omelette chưa đầy một tuần tuổi. Đầu tiên, chú gà mon men đến bên con Cyclops, đưa mỏ nhấm những giọt mồ hôi đang chảy xuống cánh mũi đen bóng của chú bò con đang nằm ngủ. Bất thần, Cyclops khịt mũi mạnh khiến chú gà con này văng ra xa. Không hoảng sợ, Omelette tiếp tục vòng lại và cuối cùng nhảy lên mặt Cyclops, mổ tiếp vào đôi sừng kỳ lạ của nó, đôi sừng cong gập thành những khối u sần sùi tạo điều kiện cho rận và ruồi làm tổ. Điều này làm cho Cyclops hết sức khó chịu dù nó cố cọ vào các thân cây để đuổi đám khách không mời đi. Con Omelette đã nhanh chóng phát hiện ra bữa tiệc thịnh soạn của mình ngay dưới đôi sừng của Cyclops. Đến cuối mùa hè, chú gà trống choai đã lớn phổng và chẳng ai thấy ngạc nhiên khi bắt gặp Omelette đậu trên sừng Cyclops, lùng sục những con sâu bọ quấy rối giấu mặt. Tuy thế, Cyclops vẫn bị đồng loại hắt hủi. Suốt hai năm đầu, chẳng một con bò hay con bê nào chấp nhận sự hiện diện của nó. Đến khi lên ba, Cyclops cân nặng gần 80 kg. Mỗi tháng nó ăn gần hết một tấn cỏ khô. Chúng tôi tránh đả động tới sự vô dụng của nó so với đám bò lông đỏ nòi Hereford của Bill. Tại sao chúng tôi lại chịu tốn tiền bạc và thời gian giữ lại cái hậu quả đáng tiếc từ sai lầm của tạo hóa này nhỉ? Rồi mùa xuân, mùa sinh sản của bầy gia súc, lại đến. Người ta thả những con bò đực và bò cái cùng giống vào cánh đồng cỏ mà họ đã chọn sẵn. Như mọi người, Bill cũng tách 20 con bò cái tơ ra riêng một cánh đồng. Điều khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất trong việc gây giống là phải xác định đúng thời điểm một con bò cái động đực. Chúng tôi phải mất nhiều giờ liền quan sát xem đám bò cái có biểu hiện cho thấy chúng sẵn sàng để phối giống hay chưa. Lúc đó, Cyclops chẳng còn được tự do chạy rông. Do e rằng nó có thể khiến cho đàn bò sợ hãi nên chúng tôi đã nhốt nó lại. Cyclops phát cuồng vì cô đơn. Nó chạy tới chạy lui, cào cấu, rống mãi cho đến lúc kiệt sức, chỉ còn thều thào được. Sau nhiều tháng, chúng tôi chỉ phối giống được cho hai trong số hai mươi con bò cái tơ. Trong lúc Bill bắt đầu nản lòng thì chúng tôi chợt để ý Cyclops. Nó thôi không đi tới đi lui nữa mà ngó đăm đăm về phía một con bò cái tơ. Suốt mấy tiếng đồng hồ, nó cất giọng thế thé của mình lên và con bò cái cũng cất giọng ngọt ngào đáp lại. Bill quay sang tôi: - Anh nghĩ biết đâu con vật tội nghiệp này biết những điều mà chúng ta không biết. - Vậy ta thả nó ra xem sao - Scott nói - Do khuyết tật bẩm sinh mà Cyclops bị bất lực. Dau sao nó cũng không thể phối giống được. Nhưng nó đâu có gây hại gì? Chúng tôi mở cửa chuồng. Cyclops khịt mũi mạnh rồi loạng choạng chạy ra bãi cỏ trên những cái chân vặn vẹo ngắn ngủn. Đàn bò bỏ chạy tán loạn, nhưng anh chàng đã nhanh chóng tìm ra đối tượng của mình. Khi nghe tiếng rống của Cyclops, cô nàng bò cái đứng sựng lại ngay. Cyclops thận trọng tiến tới gần, hơi nghiêng đầu để cạ cái mồm mềm như nhưng vô cổ cô nàng. Cuối cùng, cô nàng cũng để cho chàng tựa đầu vô vai. Cyclops của chúng tôi chỉ có thể làm được đến thế. Vậy là nàng bò cái đã sẵn sàng cho phối giống. Trong hai năm kế tiếp đó, Cyclops đã trở thành công cụ dò tìm chuyên giúp chúng tôi xác định xem cô bò cái nào đã sẵn sàng để cho phối giống. Năm đầu tiên đó, nó đạt được độ chính xác đến 98 % và đến năm sau là 100 %. Từ đó, chẳng có ai cho chú bò đực nhà tôi là vô tích sự và Cyclops cũng không còn cô đơn nữa. Tuy thế, Cyclops chỉ sống với chúng tôi được đến bốn tuổi rưỡi. Nó ra đi nhẹ nhàng ngay bên dưới bóng cây nó vẫn thường nằm. Cổ họng tôi nghẹn đắng khi sờ tay lên cổ Cyclops. Lúc hay tin ấy, mấy đứa trẻ đều òa khóc. Tôi chợt nhận ra rằng chú bò kỳ quặc của mình đã đánh thức trong chúng tôi một điều tưởng chừng đã bị lãng quên - đó là thái độ cảm thông sâu sắc đối với những ai kém may mắn hơn đồng loại. Cyclops chỉ khác biệt những con bò khác ở vẻ bề ngoài. Còn trái tim nó cũng cháy bỏng một khát vọng sống mà Thượng Đế đã ban đều cho muôn loài. Nó yêu mến chúng tôi và ngược lại, chúng tôi cũng thương yêu nó vô cùng. "Một tâm hồn trào dâng lòng nhân ải và sự đồng cảm thì lúc nào cũng sẽ rạng rỡ". - Parke Gogwin
Chương 11: Tiếng nói không lời "Nếu có người nào đó nói rằng họ vừa giàu có lại vừa hài lòng với những gì họ có, bạn hãy chắc rằng họ hài lòng bởi họ biết cách để được hài lòng, chứ không phải vì họ giàu có". - Charles Wagner Bấm để xem Dường như tôi đã hoàn toàn chịu thua, không thể tìm ra cách gì khác để cải thiện tình hình. Ngay từ ngày đầu tiên bước vào cấp hai, Willard P. Franklin đã bắt đầu sống trong thế giới của riêng mình. Em khép kín lòng mình đối với các bạn cùng lớp cũng như với tôi, giáo viên của em. Những nỗ lực thiết lập một mối quan hệ thân thiện của tôi với em chỉ được đáp trả bằng sự lãnh đạm. Thậm chí những lời chào hỏi thân thiện của tôi em cũng chỉ đáp lại bằng những câu lầm bầm trong cửa miệng. Tôi nhận thấy bạn bè cùng lớp cũng không nhận được điều gì dễ chịu hơn từ Willard so với tôi. Willard hoàn toàn là một kẻ cô độc, dường như em không có mong muốn hay thấy cần phải phá vỡ bức tường im lặng của mình. Sau ngày lễ Tạ ơn không lâu, lớp chúng tôi nhận được lời kêu gọi quyên tiền Giáng Sinh hàng năm cho những học sinh kém may mắn trong trường chúng tôi. - Giáng Sinh là mùa trao tặng - tôi nói với các học sinh của mình - Trường chúng ta có một số bạn có thể không đủ điều kiện để hưởng một kỳ nghỉ lễ hạnh phúc. Bằng cách ủng hộ tiền cho việc quyên góp nhân dịp Giáng Sinh này, chúng ta có thể mua thực phẩm, quần áo và đồ chơi để làm quà tặng cho những bạn còn thiếu thốn đó. - Chúng ta sẽ bắt đầu quyên tiền vào ngày mai các em nhé! - tôi dặn các học trò của mình. Ngày hôm sau, tới giờ quyên góp, tôi phát hiện ra rằng hầu như các học sinh đều đã quên mất chuyện ấy, ngoại trừ Willard P. Franklin. Em thọc sâu tay vào túi quần của mình khi đi đến bàn tôi và cẩn thận bỏ hai đồng 25 xu vào chiếc thùng nhỏ. - Em không cần phải uống sữa vào bữa trưa - em nói lí nhí trong miệng. Thoáng qua mắt tôi, trong một khoảnh khắc hiếm hoi, tôi thấy Willard mỉm cười. Sau đó, em xoay người và bước về bàn mình. Chiều hôm đó, sau giờ tan học, tôi đem số tiền quyên góp ít ỏi đến cho ông hiệu trưởng. Tôi không thể nào ngăn mình không chia sẻ với ông ấy câu chuyện về Willard. - Có thể là tôi sai, nhưng tôi tin rang Willard có lẽ đang sẵn sàng để hòa nhập vào thế giới xung quanh em. Tôi nói với thầy hiệu trưởng. - Vâng, tôi tin vào dấu hiệu sáng sủa mà cô vừa nói, ông gật đầu. Và tôi có linh cảm rằng có thể chúng ta đã có đủ thông tin để giúp em ấy chia sẻ một phần thế giới của em với chúng ta. Tôi vừa nhận được danh sách các gia đình cần được trợ giúp nhất của trường chúng ta trong dịp Giáng sinh này. Đây, cô hãy nhìn xem! Khi nhìn vào danh sách, tôi đọc thấy tên Willard P. Franklin và gia đình em nằm ngay hàng đầu của danh sách này.
Chương 12: Mẹ và con gái Bấm để xem Mẹ đừng quên đem theo máy nghiền khoai tây nghe mẹ? Tôi dặn mẹ qua điện thoại như thế sau khi báo với bà rằng tôi vừa trải qua một cuộc tiểu phẫu ở ngực. Dù đã bước vào tuổi tám mươi và đang ở cách xa tôi ba ngàn dặm, nhưng mẹ biết những gì tôi cần - súp khoai tây nghiền. Đó là món ăn mà mẹ vẫn thường nấu mỗi khi tôi đau ốm hay gặp tai nạn hồi còn bé - chén súp khoai tây nóng hổi và một chiếc muỗng. Nhưng hồi nhỏ rất ít khi tôi ốm. Và món khoai tây của mẹ là liều thuốc hiệu nghiệm giúp tôi vượt qua cơn cúm nhanh chóng. Tuy nhiên, lần này thì khác: Bệnh của tôi rất nặng. Đáp một chuyến bay dài từ Virginia đến nơi tôi sinh sống ở Caliíornia, mẹ không hề lộ vẻ mệt mỏi mà trái lại, trông bà rất tươi khi bước vào nhà. Tôi vừa xuất viện được một ngày và vẫn còn rất mệt. Nhưng điều cuối cùng mà tôi thấy trước khi chìm vào giấc ngủ là hình ảnh mẹ đang mở chiếc vali và lấy ra cái máy nghiền khoai tây đã 60 tuổi được gói cẩn thận. Cái máy đó là của hồi môn của mẹ, có tay cầm bằng gỗ đã mòn nhưng chất chứa biết bao kỷ niệm. Ngày tôi buồn bã đến bảo mẹ rằng tôi phải chữa bệnh bằng hóa học trị liệu, mẹ đang ngồi nghiền khoai tây. Bà dừng tay lại và nhìn thẳng vào mắt tôi: - Mẹ sẽ ở bên con dù phải mất bao lâu đi nữa. Trong cuộc đời mẹ, chẳng có gì quan trọng hơn việc chăm lo cho các con cả. Trước kia, tôi luôn nghĩ tôi là đứa bướng bỉnh trong gia đình, nhưng đến những năm tháng sau đó tôi mới nhận ra tính cách thực sự của mình. Mẹ quả quyết rằng tôi không được rồi khỏi thế giới này trước bà. Đơn giản là bà không muốn điều đó. Mỗi ngày bà đều dẫn tôi đi bộ, thậm chí khi tôi không thể đi xa hơn chiếc cổng nhà mình. Bà nghiền những viên thuốc mà tôi phải uống rồi đặt chúng vào một cái lọ vì dù đã ở tuổi trung niên và có con cái đã trưởng thành, tôi vẫn không thể nuốt được một viên thuốc tốt hơn hồi tôi còn bé. Khi tóc tôi bắt đầu rụng, mẹ mang cho tôi những chiếc nón xinh xắn. Bà pha cho tôi những cốc nước gừng để làm ấm dạ dày và ngồi xuống cạnh tôi trong những đêm tôi mất ngủ. Khi tôi ngồi, mẹ đứng. Còn khi mẹ ngồi, hẳn tôi đã ngủ. Chưa lần nào tôi trông thấy mẹ ngồi yên cả. Cuối cùng, tôi cũng bình phục. Và tôi lại tiếp tục công việc của mình. Giờ đây, tôi khám phá ra rằng Ngày Của Mẹ không phải chỉ là ngày chủ nhật nào đó trong tháng 5, mà mỗi ngày đều là ngày của mẹ nếu ta may mắn có một người mẹ bên mình để yêu thương.
Chương 13: Sức mạnh của niềm tin "Khi đối mặt với một thử thách nào đó, hãy tìm cách vượt qua nó chứ đừng tìm lối thoát." - David L. Weatherford Bấm để xem Chú diều hâu lơ lửng trên bầu trời như thể nó bị treo ngược trên một tấm vải vô hình, đôi cánh khỏe mạnh của nó giang ra bất động. Cảnh ấy trông thật giống một cuộc trình diễn ảo thuật cho đến khi đột nhiên nó bị cắt ngang bởi một tiếng súng phát ra từ chiếc xe đằng sau chúng tôi. Tôi giật bắn người và mất kiểm soát chiếc xe tải nhỏ của mình. Nó chạy lung tung điên loạn, trượt nghiêng theo bờ lề đầy sỏi trước khi dừng lại cách một hàng rào kẽm gai chỉ vài centimet. Tim tôi đập thình thịch khi thấy một chiếc xe vượt qua chúng tôi, một họng súng thép nhô ra ngoài cửa sổ, và tôi không thể quên nụ cười vui sương trên gương mặt của thằng bé đã bóp cò. - Mẹ, con sợ quá! - Scott, đứa con trai 14 tuổi, ngồi bên tôi la lên. - Con nghĩ nó đang định bắn chúng ta! Nhìn kìa! Nó bắn con diều hâu! Trước đó, trong lúc lái xe từ Tucson trở về nông trại dọc theo đường Intersate 10 ở Arizona, chúng tôi bị cuốn hút bởi một cặp diều hâu đuôi đỏ tuyệt đẹp đang sà thấp xuống sa mạc Sonoran. Chúng nhảy lên vui sương và bay lượn ngoạn mục trên đầu các cây ngọc giá và xương rồng. Hai con chim xinh đẹp vừa bay vừa nhìn nhau như thể cùng chờ sóng đôi. Đột nhiên, một con chuyển hướng bay vút lên bầu trời, nó lơ lửng một lúc trên không như thách thức người bạn mình nhập cuộc. Nhưng tiếng súng nổ đã chấm dứt cuộc trình diễn của nó, biến khoảnh khắc ấy thành một hình ảnh bộ lông vũ như bùng nổ, rơi tung tóe từ bầu trời hoàng hôn màu cam đỏ. Chúng tôi sợ hãi nhìn những vòng xoắn của chiếc đuôi đỏ bay xuống mặt đất, rồi chúng thình lình giật mạnh, rơi thẳng xuống con đường nơi một chiếc xe 18 bánh đang chạy đến. Những tiếng phanh gấp rít lên, nhưng đã quá trễ, chiếc xe tải đã đâm vào con chim khiến nó bị văng ra giữa đường. Scott và tôi nhảy ra khỏi xe và chạy về nơi con chim bị thương đang nằm. Trông kích thước của nó chúng tôi đoán đó là con đực. Nó đang nằm ngửa, một chiếc cánh gãy gập lại bên dưới, cái mỏ to khỏe của nó mở tròn ra, đôi mắt vàng tròn xoe cũng mở rộng trong nỗi đau đớn hãi hùng. Những chiếc móng trên chân trái của nó toạc ra. Còn phần đuôi lấp lánh nơi đã từng phát ra ánh sáng nhạt giống như một chiếc diều màu đồng đỏ bóng láng trên bầu trời phía Tây Nam, nay chỉ còn lại một cọng lông đỏ. - Chúng ta phải làm gì đó chứ mẹ - Scott nói. - Ừ - tôi thì thầm - Chúng ta phải mang nó về nhà thôi. Scott trùm chiếc áo lên con chim, bọc chắc nó rồi mang vào xe. Khi tôi đặt tay lên chùm chìa khóa vẫn còn nằm trên công tắc để chuẩn bị chuyển bánh, lòng chúng tôi thấy buồn rười rượi. Từ trên bầu trời cao đang tắt dần ánh mặt trời, chúng tôi nghe thấy những tiếng kêu ai oán của con diều hâu còn lại. - Con chim kia sẽ làm gì hả mẹ? - Scott hỏi. - Mẹ không biết - tôi nhẹ nhàng trả lời - Mẹ nghe thấy chúng hẹn sẽ gặp lại nhau. Vừa về nông trại, chúng tôi cẩn thận chăm sóc cho con diều hâu. Khi con chim nằm bất động, chúng tôi lấy những mảnh xương vụn từ đôi cánh gãy dập của nó ra, sau đó cố gắng uốn nó lại ở những điểm nối chính. Nó chỉ dập một nửa. Trải qua tất cả những đau đớn này, con diều hâu chẳng nhúc nhích gì. Dấu hiệu duy nhất của sự sống là mí mắt sưng húp của đôi mắt đầy sợ hãi của nó vẫn thỉnh thoảng rươn lên. Không biết phải làm gì tiếp, tôi điện thoại cho một bác sĩ thú y. Khi nghe tôi kể về hoàn cảnh của con diều hâu đuôi đỏ, vị bác sĩ tỏ ra rất thông cảm. - Tôi hiểu ý cô - ông ta nói - nhưng cho nó một giấc ngủ nhẹ nhàng là cách tốt nhất. - Ý ông là tôi nên bỏ nó đi hả? - tôi hỏi, quỳ xuống và nhẹ nhàng vuốt ve con chim lông nâu vàng giờ đang được giữ trong một chiếc thùng thưa bằng gỗ trên sàn bếp nhà tôi. - Nó sẽ không bao giờ có thể bay lại với một cánh bị thương nặng như thế - ông ta giải thích - Nó sẽ chết đói mất. Các con diều hâu cần có móng vuốt cũng như mỏ để xé thức ăn. Tôi rất lấy làm tiếc. Khi gác máy, tôi biết rằng ông ta đã nói đúng. - Nhưng con diều hâu chưa có cơ hội để chiến đấu mà? Scott cãi. Chiến đấu vì cái gì? Tôi thắc mắc. Để chui vào lồng ư? Đe không bao giờ bay lại được nữa ư? Đột nhiên, với niềm tin sôi nổi của tuổi trẻ, Scott đã quyết định thay cho chúng tôi. Biết đâu, nhờ điều kỳ diệu nào đó, nó có thể sẽ bay lại vào một ngày kia, Scott nói: - Chẳng lẽ không đáng thử xem sao hả mẹ? Trong ba tuần, con chim không hề cử động hay ăn uống gì. Chúng tôi buộc phải cho nước vào miệng nó bằng ống tiêm, nhưng cái sinh vật thảm hại chỉ nằm đó nhìn trừng trừng, không chóp mắt, và thở rất yếu ớt. Rồi một buổi sáng, con đuôi đỏ nhắm mắt. - Mẹ, nó.. chết rồi! Scott ấn những ngón tay bên dưới bộ lông bện lại với nhau của con chim. Tôi biết nó đang tìm kiếm, cầu nguyện một nhịp tim đập, và hồi ức về chiếc xe chạy lao nhanh cùng thằng bé đang cười tay cầm khẩu súng lại quay về ám ảnh tôi. - Có lẽ ta nên cho nó thử một ít rượu uýt-ki - tôi nói. Đó là phương cách cuối cùng, một kỹ thuật chúng tôi từng sử dụng để kích thích một con vật thở. Thế là, chúng tôi cạy miệng con diều hâu ra rồi đổ một muỗng uýt-ki vào cổ họng nó. Ngay lập tức nó mở mắt ra và gục đầu vào tô nước trong chuồng. - Nhìn nó kìa, mẹ! Nó đang uống nước! Scott reo lên, nước mắt ứa ra. Đến đêm, con diều hâu đã ăn xong nhiều khoanh thịt rải trên cát để giúp nó dễ tiêu hóa. Ngày hôm sau, vẫn mang đôi găng tay đã cũ, Scott đưa nó ra khỏi chuồng rồi ôm nó đến chỗ lò sưởi, nơi nó đứng lảo đảo cho đến khi những chiếc móng của nó kẹp chặt. Khi Scott buông con chim ra, bên cánh còn lành lặn của nó gập chậm như chuẩn bị bay, nhưng chiếc cánh kia thì cứng ngắc, nhô lên khỏi vai như muốn bật lại. Chúng tôi nín thở cho đến khi con diều hâu đứng thẳng được. Ngày qua ngày, con chim này vẫn chăm chăm nhìn mỗi hành động của chúng tôi, nhưng sự sợ hãi trong đôi mắt nó đã biến mất. Nó sẽ sống. Giờ đây, liệu nó có học cách tin tưởng chúng tôi không nhỉ? Với sự đồng ý của anh trai, Becky - con gái tôi - đã đặt tên cho con diều hâu là con Chiến. Chúng tôi dựng cho nó một cái chuồng bằng dây xích cao gần 3 m, không bít đầu. Ớ đó nó sẽ an toàn, không phải sợ những con linh miêu, chó sói, gấu trúc và sói xám tấn công. Ớ góc bên trái chiếc lồng đó, chúng tôi treo một nhánh cây dài cách mặt đất khoảng 10 cm. Như một tù binh của những vết thương của chính mình, suốt ngày suốt đêm, con chim què quặt cứ đậu trên cành cây đó, nhìn chăm chăm lên trời, quan sát, lắng nghe và chờ đợi. Khi mùa thu dần trôi qua và mùa đông lại đến, con Chiến bắt đầu thay lông. Dù đã kiêng ăn thịt, hành, bơ và trứng, nó vẫn rụng gần hết lông cổ. Lông ở ngực, lưng và cánh cũng rụng nhiều, chỉ còn lưa thưa vài cọng một trên một lớp da non. Chẳng mấy chốc, trông nó như một cụ già đầu hói trùm trên đầu một chiếc chăn chắp vá. - Có lẽ nó cần một ít vitamin - Scott nói - Con không thích nhìn thấy nó mất bộ lông đuôi đỏ. Trông nó ngộ quá à! Dường như những viên vitamin đã giúp đỡ cho chú diều hâu. Bộ lông cánh của nó trở nên đẹp lộng lẫy đến nỗi chúng tôi ngỡ rằng nó tỏa sáng lấp lánh. Rồi sự tin tưởng ngày một tăng lên của Chiến đối với chúng tôi khiến chúng tôi vô cùng yêu nó. Chúng tôi thích làm hỏng nó bằng cách đãi nó những món thịt hun khói hay thịt bò khô nhúng nước đường. Chẳng bao lâu sau, cái mỏ của nó đã đủ khỏe để quặp xương cang của một con thỏ nhỏ hay đè bẹp sọ của một con chuột sa mạc. Còn Becky đã thân với nó đến nỗi không cần đeo găng tay khi đút cho nó ăn. Chiến thích chơi đùa. Trò nó thích nhất là kéo co. Nó kẹp chặt chiếc vớ cũ trong mỏ và một người trong chúng tôi kéo đầu kia, nó luôn giành phần thắng, không bao giờ để bị kéo đi, ngay cả khi Scott nhấc nó lên và quay ngoắt nó lại. Còn Becky thì thích nhất là trò đi vòng tròn quanh chiếc lồng của Chiến, trong khi đó mắt con diều hâu cứ nhìn theo đến khi đầu nó quay 180 độ. NÓ hoàn toàn ngoặt đầu lại nhìn chúng tôi! Chúng tôi ngày càng yêu quý Chiến. Chúng tôi trò chuyện và vuốt ve bộ lông mượt như nhưng của nó. Vậy là chúng tôi đã cứu sống và thuần hóa một con vật hoang dã. Nhưng bây giờ chúng tôi phải làm gì? Có nên thả nó về với bầu trời, thế giới của nó hay không? Scott hẳn cũng đã băn khoăn về điều đó, ngay cả khi nó mang theo con vật cưng của mình đi khắp nơi với niềm tự hào nuôi được con chim ưng. Một ngày nọ, Scott nâng nhánh cây của Chiến lên, cách mặt đất 50 cm và vừa qua đầu con diều hâu. - Nếu phải gắng sức trèo lên cái cành đó, nó sẽ mạnh hơn - Scott bảo. Nhận thấy cành cây đã cao hơn, Chiến đi vòng quanh dò xét. Nó kêu lên và tặc lưỡi. Sau đó, nó nhảy lên nhưng bị hụt, nó lại đứng trên sàn bê tông, cất tiếng huýt một cách đáng thương. Nó cố làm đi làm lại nhưng đều thất bại. Đến khi chúng tôi nghĩ nó đã chịu thua, thì nó đu được lên cành cây. Nó dùng mỏ quặp lên trước, sau đó dùng móng kéo cành cây xuống. Cuối cùng nó cũng đứng thắng trên cành cây. Scott bảo tôi: - Mẹ có thấy không? Nó đang cố cử động cái cánh bị thương của nó. Thấy không mẹ? - Mẹ không thấy - tôi trả lời - Nhưng tôi lại thấy điều khác, nụ cười trên gương mặt con trai tôi. Tôi biết Scott vẫn đang hy vọng một phép màu. Mỗi tuần sau đó, Scott lại nâng cành cây lên một chút, cho đến khi Chiến ngồi hãnh diện ở độ cao 120 cm. Trông nó mới hài lòng làm sao – rướn người lên và rỉa bộ lông lởm chởm của mình. Nhưng 120 cm là giới hạn hết mức của nó. Chiến không thể nhảy cao hơn. Rồi mùa xuân đến, mang thời tiết ấm áp và các loại chim cùng về theo: Bồ câu, chim cút, gà lôi đuôi dài và những con hồng tước xương rồng. Chúng tôi nghĩ Chiến sẽ thích thú tất cả các tiếng chim líu lo. Nhưng không, chúng tôi lại cảm thấy một nỗi buồn nào đó xâm chiếm con diều hâu bé nhỏ của chúng tôi. Nó gần như không ăn, bỏ mặc những lời mời chơi đùa và cứ ngồi ngẩng đầu nghe ngóng. Một buổi sáng, chúng tôi thấy nó đậu trên cành cây với đôi cánh giang rộng, đập chiếc cánh bị thương một cách vô vọng. Cả ngày nó chỉ ở trong một tư thế duy nhất, cất tiếng kêu cay đắng đáng thương. Cuối cùng chúng tôi cũng nhận ra điều đã làm nó ưu phiền: Cao cao trên bầu trời, một con diều hâu đuôi đỏ khác đang bay lượn. Phải chăng đó là người bạn bay cùng ngày nào của nó? Tôi tự hỏi. Làm sao có thể như thế nhỉ? Nơi đây cách chỗ chúng tôi đã tìm thấy Chiến đến 30 dặm mà, và cũng rất xa khu vực mà diều hâu thường trú ẩn. Phải chăng bạn nó bằng cách nào đó đã theo nó về đây? Hay đơn giản là nhờ một số bí mật của thiên nhiên, ngoài tầm hiểu biết của chúng tôi mà cô bạn diều hâu biết nó đang ở đâu? - Con chim cái sẽ làm gì khi nhận ra con chim đực không bay được hả mẹ? - Scott hỏi. Tôi buồn rầu đáp: - Mẹ nghĩ là nó sẽ thất vọng và bay đi. Chúng ta hãy đợi xem. Và chúng tôi không phải đợi lâu. Sáng hôm sau, Chiến ra đi. Vài cọng lông gãy nằm dưới đất và vài cọng vương trên chiếc lồng là manh mối của chuyến ra đi vất vả của nó. Bao nhiêu câu hỏi cứ vang lên trong đầu chúng tôi. Nó đã đi bằng cách nào? Chỉ có khả năng duy nhất là nó tự kéo mình qua khỏi hàng rào cao gần 3 m, đầu tiên quắp mỏ vào hàng rào, sau đó dùng một bên móng còn tốt của nó bám lên. Rồi nó hẳn đã té xuống đất ở độ cao gần 3 m. Làm sao nó sống được nhỉ? Nó không thể săn mồi. Việc bám để đậu được trên cành và cắp một miếng thịt cùng lúc bằng một chiếc móng gần như không có khả năng xảy ra. Khi phải đối mặt với những con chó sói và linh miêu thì sao? Con diều hâu què quặt của chúng tôi hẳn sẽ dễ dàng trở thành miếng mồi của chúng. Nghĩ đến điều đó tim chúng tôi đau nhói. Tuy nhiên, một tuần sau, con diều hâu lại về đậu trên đống củi cạnh cửa nhà bếp. Trong mắt nó lấp lánh một tia sáng mà chúng tôi chưa từng thấy bao giờ. Chiếc mỏ của nó mở ra! - Nó đang đói! - tôi la lên. Rồi con chim vồ lấy một miếng thịt hun khói từ tay Scott và ăn ngấu nghiến. Sau khi ăn xong, Chiến nhảy những bước ngắn vụng về xuống đất và chuẩn bị đi. Chúng tôi nhìn theo khi nó tung người lên, đâm vào những cây thấp trên cánh đồng, một bên cánh vỗ mạnh, còn cánh kia như một gánh nặng vô ích. Phía trước mặt nó, con diều hâu cái đang sà xuống tới lui, kêu la và huýt gió khích lệ cho đến khi nó bay an toàn đến ngang một lùm cây. Chiến quay về lấy thức ăn trong suốt mùa xuân. Rồi một ngày kia, thay vì về lấy thức ăn, nó co người lại kêu quang quác. Chúng tôi nhẹ nhàng nói chuyện với nó như trước đây, nhưng đột nhiên nó đánh mạnh chiếc mỏ. Chú diều hâu đã tin tưởng chúng tôi suốt gần một năm trời giờ đây đang sợ hãi. Tôi biết nó đã sẵn sàng trở về với cuộc sống hoang dã. Mấy năm trôi qua, thỉnh thoảng chúng tôi lại trông thấy một con chim đuôi đỏ cô đơn bay qua những cánh đồng của chúng tôi. Phải chăng bằng cách nào đó Chiến còn sống? Nếu nó đã chết rồi thì việc chúng tôi cố gắng nuôi mãi hình ảnh của nó trong lòng có đáng không? Chín năm sau, khi Scott đã 23 tuổi, nó gặp lại một người bạn cũ tại Phoenix, người trước đây sống gần nông trại chúng tôi. - Bạn không thể tin nổi đâu, Scott - anh ta nói - nhưng tôi nghĩ đó chính là con diều hâu của bạn. Tôi đã trông thấy một con diều hâu trong một bụi cây sồi khi tôi về nhà nhân dịp lễ Giáng Sinh. Một bên cánh của nó gãy dập nát giống như Chiến. - Hãy đến đó xem đi mẹ. Hôm sau, tôi lái xe về phía Bắc, chạy mãi cho đến khi những con đường đầy bụi bặm dần biến mất, thay vào đó là những lối mòn ngoằn ngoèo do những con trâu và bò để lại và cuối cùng không còn lối để đi. Đến khi những cành cây gai góc và những bụi hồng dại mọc lởm chởm khiến tôi không thể lái xe được nữa, tôi xuống xe đi bộ. Cuối cùng, tôi tìm thấy một lối mở cho mê cung tôi vừa lạc vào, lối ấy dẫn tôi đến một đáy sông đầy cát, thiên đường của thằn lằn, cóc, nhện, rắn và những loài gặm nhấm trên sa mạc. Đó cũng là mảnh đất lý tưởng cho một con diều hâu. Tôi đi bộ hàng giờ, luôn bị những cành cây gai góc mọc đầy ở hai bờ phía trên đe dọa, mà chẳng thấy dấu vết của Chiến đâu. Dường như niềm hy vọng muốn chơi trò đùa với mắt, tai và tâm trí con người. Phải thú nhận rằng có những lúc tiếng lá cây sột soạt, những lùm tầm gửi đu đưa trên những nhánh cao, và bóng của những thân cây xương xẩu nối tiếp nhau đã làm loé lên trong tôi hy vọng mãnh liệt được trông thấy Chiến, nhưng các tia hy vọng đó đã tắt ngấm chỉ một giây sau đó. Niềm hy vọng ấy hình như quá mong manh! Trời càng lúc càng lạnh hơn, tôi có cảm giác mình đang bị ai nhìn. Thật bất ngờ, tôi đang nhìn thẳng vào đôi mắt của một con diều hâu đuôi đỏ cái. Đậu trên một cành cây cách đó không xa, nó ngụy trang mình một cách hoàn hảo bằng những tán lá thu xung quanh. Liệu đây có phải là người bạn đời của Chiến không nhỉ? Tôi tự hỏi. Tôi rất muốn tin như thế, để tôi có thể kể cho Scott nghe rằng tôi đã thấy con chim cái đó chăm sóc người bạn đời của mình, kiếm thức ăn và bảo vệ con đực. Nhưng làm sao tôi có thể chắc như vậy? Nhưng sau đó tôi đã nhìn thấy Chiến! Trên một nhánh cây thấp, bên dưới cái bóng tối đặc của con chim mái to lớn, một con diều hâu gầy ốm đến tả tơi đang nằm gập cong mình. Khi trông thấy cái cánh cong oằn lại của nó, cái đầu hói tự cao và chiếc móng đã héo khô, nước mắt tôi ràn rụa. Giây phút ấy mới tuyệt làm sao: Một thời khắc phản chiếu sức mạnh của niềm hy vọng. Một thời điểm để cầu nguyện cho cậu bé cầm khẩu súng ngày nào. Một thời điểm ban phước lành cho chàng trai trẻ đã giữ vững niềm tin. Một mình ở một nơi hoang sơ như thế này, tôi đã biết được sức mạnh của lòng tin, vì tôi đã chứng kiến một phép màu. - Chiến - tôi thì thầm, ao ước được chạm vào bộ lông đã thô ráp của nó, nhưng tôi chỉ dám đi quanh nó - Có phải là mày thật đấy không? Tôi đã nhận được câu trả lời trong im lặng khi đôi mắt màu vàng kia dõi theo những bước chân của tôi cho đến khi nó ngoặt cả đầu lại nhìn tôi như ngày nào. Những tia sáng cuối cùng trong ngày đang nhảy múa trên cọng lông đuôi đỏ của nó. Cuối cùng, tôi đã biết được và hơn ai hết, con trai tôi cũng sẽ biết: Sự cố gắng của chúng tôi hoàn toàn xứng đáng.
Chương 14: Không bao giờ bỏ cuộc "Cơ hội thường ẩn nấp sau cảnh cửa bất hạnh hay thất bại trước mắt." - Napoleon Hill Bấm để xem Phim chụp cho thấy anh phải ngồi xe lăn, Jason - người bác sĩ nói bằng giọng nghề nghiệp dành cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Thị lực và ngay cả bằng quang của anh có thể không kiểm soát được. Những lời đó như gáo nước lạnh dội vào vợ chồng tôi. Lúc ấy tôi 27 tuổi và mắc phải căn bệnh đa xơ cứng. Tôi đã muốn xua đuổi tin xấu đó, nhưng tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là biến khỏi phòng mạch ngay lập tức. Người bác sĩ này không hé mở tia hy vọng nào cả và còn đang làm chúng tôi sợ hãi. Tôi liếc trộm Tracy ngồi bên đang bắt đầu thút thít. Tôi quàng tay qua an ủi nàng. Chúng tôi lí nhí chào bác sĩ rồi vội vã ra về. Tôi làm trong ngành xây dựng cùng với bố tôi, người sở hữu công ty. Công việc của chúng tôi là xây dựng những tòa nhà, khá vất vả nhưng tôi rất yêu thích nó. Tôi đã từng đi trên những thanh thép mỏng hồi mới 14 tuổi và có lẽ ở tại công trình xây dựng tôi cảm thấy thân thuộc như ở nhà mình. Cha đã dạy tôi tất cả những cách thức làm việc. Giờ đây, tôi không thể chịu nổi ý nghĩ làm ông phải thất vọng. Sau khi đưa Tracy về nhà, tôi nói rằng có việc phải ghé qua văn phòng, nhưng thật ra tôi muốn đến một nơi mà tôi biết từ rất lâu rồi. Tôi ngồi trên chiếc ghế dài của nhà thờ, cảm nhận những kỷ niệm ngọt ngào của thời thơ ấu ùa về. Tôi nhắm nghiền mắt khi thốt lên lời cầu nguyện trong lo lắng: "Lạy Chúa, con không lo gì cho mình, nhưng con sợ sẽ làm vợ và gia đình con thất vọng. Họ tin tưởng vào con rất nhiều. Con cầu xin Người hãy giúp con vượt qua thử thách này", tôi thì thầm. Tôi đứng dậy ra về, trong lòng hy vọng những lời nguyện cầu của mình sẽ được đáp lại. Nếu có lúc nào đó tôi phải giữ vững niềm tin, thì đó chính là lúc này. Vài tuần sau, báo địa phương đăng một mẩu tin thể thao về một người đàn ông tên Pat. Điều này như một phép màu bé nhỏ đến với tôi. Pat là một huấn luyện viên tại trường cao đẳng của tiểu bang, anh đã chiến thắng căn bệnh đa xơ cứng bằng một chế độ ăn kiêng và tập luyện nghiêm ngặt. Cuối cùng tôi cùng đã tìm được người đồng cảnh ngộ, cùng căn bệnh và có lẽ cùng chung những nỗi hồ nghi và sợ hãi như tôi. Pat và tôi đã gặp nhau, trò chuyện hàng giờ về những thứ thực phẩm bổ sung, vitamin và chế độ luyện tập. Nhưng có tám chữ vẫn văng vẳng trong đầu tôi là "Cậu làm được mà, Jason. Đừng bỏ cuộc." Tôi bắt đầu chế độ ăn kiêng đặc biệt và tập những bài tập dành riêng cho các bệnh nhân đa xơ cứng, và tôi bám chặt nó với niềm tin tràn đầy. Cũng có nhiều ngày trôi qua một cách u ám. Đó là những ngày tôi phải nhờ Tracy giúp tôi mặc quần áo. Trong những ngày ấy, Tracy rất tuyệt vời, yêu thương và nâng đỡ tôi hết mực. Tôi thấy mình thật may mắn. Dần dần, bệnh tật của tôi hồi phục rõ ràng. Có khi, những lời nói của người bác sĩ ngày nào dường như xa thăm thắm. Cuối cùng thì tôi đã cảm thấy sẵn sàng thiết lập một mục tiêu cho mình. Thử thách xuất hiện dưới hình thức rèn luyện thân thể. Hồi còn học trung học và cao đẳng, tôi đã từng chơi đá bóng và cũng chẳng lạ gì với phòng tập cử tạ. Tôi siêng năng luyện tập 6 ngày trong tuần với một huấn luyện viên. Anh ta hướng dẫn tôi theo nhiều cách thức cử tạ khác nhau. Mục tiêu của tôi là ra tranh giải trong một cuộc thi thể hình. Vài tháng sau đó, bao công sức rèn luyện cuối cùng cũng đã đưa tôi đến với một cuộc thi với phần trình diễn trong ba phút. Tôi nhận ra mình đang đứng trước một khán phòng đông nghẹt người. Tôi đã hoàn tất màn trình diễn của mình - gập cơ, duỗi cơ và phô diễn hình thể mà tôi đã dày công khổ luyện mới đạt được - rồi đi ra. Trong khi chờ ban giám khảo công bố điểm, tôi trông thấy gia đình cùng bạn bè đang ngồi ở hàng ghế thứ 4. Khi các giám khảo thông báo tôi xếp thứ 6, lòng tôi trào dâng niềm hãnh diện lẫn thư thái. Lúc cúi chào khán giả, tôi trộm liếc nhìn về phía gia đình mình, tất cả họ đều đang đứng dậy vỗ tay hết mình chúc mừng tôi. Trước khi chúng tôi đến một nhà hàng gần đó để ăn mừng, cha tôi đến bên và đặt hai bàn tay lên vai tôi rồi nói: - Jason, cha rất tự hào về con. Với cha, con là người giàu nghị lực nhất. Rồi cha nhìn thẳng vào mắt tôi: - Chúng ta xây dựng những nền tảng trong kinh doanh, nhưng cha muốn nói với con rằng, những nền tảng thực sự của cuộc sống chính là gia đình. Tôi ôm chặt cha và nhìn thấy Tracy đang ra dấu chúc mừng thành công của tôi, nàng nở một nụ cười tươi và rạng rỡ. Giờ đây, tôi và Tracy đã trở thành những người cha người mẹ đáng tự hào của hai cô con gái nhỏ của chúng tôi. Chúng quỷ giá hơn nhiều so với chúng tôi tưởng. Và mỗi ngày tôi đều nhớ đến lời cha: "Nen tảng thật sự của cuộc đời chính là gia đình". "Đừng sợ thất bại. Lần thất bại thứ nhất cần phải có vì nhờ đó mà ý chỉ ta thêm vững vàng. Lần thứ hai có thể hữu ích. Nếu đến thất bại lần thứ ba mà ta vẫn đứng vững thì ta thật sự là một con người." - René Bazin
Chương 15: Hai anh em "Người ta không yêu kẻ khác bởi người đó là ai, mà chính bởi bản lĩnh và những gì ta cảm nhận được từ họ." - Khuyết danh Bấm để xem Ngày xưa, ở một vùng đất xa xôi nọ, có hai anh em trẻ tuổi đáng yêu. Họ cũng giống như bất kỳ chàng trai trẻ nào mà bạn có thể bắt gặp hôm nay. Tuy nhiên, tính khí của hai anh em lại rất ngỗ nghịch. Và mọi việc trở nên nghiêm trọng khi hai người bắt đầu đi trộm cừu của nông dân trong vùng - một hành vi bị coi là trọng tội. Một lần nọ, cả hai anh em bị bắt quả tang. Dân làng quyết định trừng phạt họ bằng cách thích lên trán họ chữ 'ST' (tên trộm cừu) như một dấu ấn tội lỗi sẽ theo họ mãi mãi. Một trong hai anh em họ vì quá xấu hổ nên đã bỏ đi biệt xứ. Kể từ đó, chẳng còn ai biết được tin tức gì về anh ta. Còn người thứ hai, vô cùng ân hận, đã ở lại làng và cố gắng hết sức để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Lúc đầu, mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta. Tuy nhiên, anh vẫn quyết tâm hoán cải. Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều tới giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hay nghèo. Cứ như thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đời ban thưởng hay trả công. Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ có một vị khách bộ hành đi ngang qua ngôi làng. Trong lúc ngồi ở quán nước bên đường, ông trông thấy một lão ông, trên trán có khắc một dấu khác lạ ngồi gần đó. Bất kỳ ai trong làng đi ngang qua cũng đều dừng lại kính cẩn chào hỏi cụ; đám trẻ con chơi xong cũng chạy đến sà vào lòng cụ. Tất cả mọi người đều kính trọng ông lão. Thấy ngạc nhiên, người khách lạ hỏi thăm vị chủ quán: - Hai kỷ tự trên trán ông cụ có nghĩa là gì thế? - Tôi cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi - Người chủ quán đáp. Sau đó, ông ngừng lại suy nghĩ một chút rồi nói - nhưng theo tôi chắc nó có nghĩa là 'thánh nhân'. (ND: Trong truyện này, tác giả đã dùng lối chơi chữ. "ST" vừa là hai ký tự đầu của từ "sheep thief" - tên trộm cừu - vừa là cách viết tắt của "saint" - thánh nhân)
Chương 16: Giấc mơ hão huyền "Hãy vững tin với những giấc mơ và sống với những gì bạn mơ ước." - Henry David Thoreau Bấm để xem Lần đầu tiên tôi gặp cô George, giáo viên của trường trung học Dr. J. P. Lord, trong một căn phòng nhỏ chỉ vừa cho một học sinh và một giáo viên. Căn phòng này sau đó được chuyển thành lớp học cho bốn đứa chúng tôi, trong đó hết ba đứa phải ngồi xe lăn và một đứa chống gậy. Mỗi đứa ngồi xe lăn có một câu chuyện khác nhau, đứa bị thương do đạn bắn vào đầu, đứa bị teo cơ và đứa bị bại não. Cậu học sinh còn lại thì bị mù, phải đi bằng gậy. Tôi chính là người bị bại não. Khi tôi cố gắng phát âm, cô George đã chọc tôi rằng giọng tôi giống như giọng con hươu đực ở Bắc Mỹ đang gọi người yêu. Nhu cầu về học tập và tình cảm của mỗi chúng tôi cũng khác nhau, có người chuẩn bị để vào đại học, có người chuẩn bị cho cái chết sắp đến. Cô George đã làm mọi thứ để giúp đỡ bọn tôi, lớp đầu tiên của trường trung học Dr. J. P. Lord này. Cô George khoảng 50 tuổi, chỉ cao hơn một mét rưỡi một chút và mái tóc cô đã điểm sương (đến cuối năm học mái tóc đó càng bạc thêm) ; da cô hơi ngăm và giọng nói rất trong. Cô có tật nói rất nhanh, lúc nào cũng kết thúc những lời giải thích của mình bằng câu: "Các em có hiểu không?". Ngày đầu tiên chúng tôi đến trường, cô đón chúng tôi bằng đôi môi tươi thắm: - Chào các em! Căn phòng này có lẽ hơi chật nhưng không sao, mọi việc sẽ ổn thôi. Đây là ngôi trường đầu tiên dành cho những học sinh đặc biệt như thế này ở Nebraska, và chúng ta là những người tiên phong. Mà người đi đầu thì thường gặp chút khó khăn, phải không các em? Cô nghĩ rằng các em đã biết nhau hết rồi, ngoài Bill và David. Để cô giới thiệu, David, đây là Bill. Bạn này bị bệnh bại não. Bạn ấy đã rồi trường cũng khoảng bằng lúc em đến vì trước kia trường này không có hệ trung học. Còn David đến từ đảo Hawaii và bị bệnh loạn dưỡng cơ bắp. David sẽ tròn 19 tuổi vào ngày 6 tháng 5 này. Chúng ta sẽ có một buổi tiệc sinh nhật với những cô vũ công thật đẹp. Tôi đã tự hỏi không biết cô George có biết gì về căn bệnh của David không. David sẽ không sống nổi đến ngày sinh nhật của cậu ấy đâu. Bệnh của cậu đã ảnh hưởng đến phổi rồi nên việc thở sẽ rất khó khăn.. - Bây giờ các em hãy làm quen với nhau đi. - Cô hy vọng vào các em rất nhiều, các em có hiểu không? - Cô giáo mới lý tưởng của chúng tôi đã nói như thế. Một bữa nọ, cô George đến chỗ tôi lúc tôi đang làm bài tập phần chia những loại đá cho môn địa chất học. Cô ngồi xuống cạnh tôi và nói: - Cô nghe nói em đã từng theo học khóa học từ xa ở trường Nebraska tại Lincoln cách đây ba năm nhưng vẫn chưa tốt nghiệp, đúng không? Cô biết mấy khóa học đó khá khó và tốn rất nhiều thời gian. Nhưng cô sẽ giúp em tốt nghiệp vào mùa xuân sang năm. Trưa nay em ăn cơm với cô nhé? Cô biết em rất mong được tốt nghiệp, nhưng không biết làm cách nào, phải không? Em có muốn hỏi cô thêm điều gì không? - Em nghĩ chắc David năm nay không thể tổ chức sinh nhật được đâu. Phổi của bạn ấy yếu quá rồi. Mùa đông năm nay có lẽ còn lạnh hơn mấy năm trước nữa. -Tôi nói chậm rãi từng chữ một bằng bảng chữ của tôi và một cây viết được gắn vào đầu, đại loại như một loại que đeo trên đầu. - Chúng ta đều biết điều đó. Nhưng David không biết đâu. Giống như em mong nhận được tấm bằng tốt nghiệp, David cũng hy vọng được cắt bánh sinh nhật lần thứ 19 của mình vậy. Cô George nói đúng. Tôi đã hoàn tất những khóa học của mình và bắt đầu những khóa mới với một tốc độ đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, sức khỏe của David ngày càng tệ hơn trong suốt kỳ nghỉ lễ. Cậu ấy luôn e ngại khi phải đi ngủ vào buổi tối vì sợ rằng sẽ chẳng bao giờ thức dậy vào sáng hôm sau nữa. Thế là cô George cho phép cậu ngủ trong lớp học: - Có một cái bệnh viện bên kia đường, chúng ta chỉ mất 5 phút để qua bên đó. Em cứ yên tâm đi David, ở đây an toàn hơn bất cứ nơi nào khác. Một lần khi David bị khó thở, cô George đã xoa bóp lồng ngực cho cậu ấy suốt cả buổi chiều. Cô bảo với người giúp tập vật lý trị liệu đang đứng kế bên cầm bình oxy rằng: - David đang giúp tôi luyện tập tay cho rắn chắc để chơi tennis đấy. Nếu anh thấy người phụ nữ nào cao khoảng một mét rưỡi với cánh tay nổi cơ bắp trên sân tennis thì đó chính là tôi đấy! Một bài tập tuyệt vời, anh có hiểu không? Một ngày kia khi chúng tôi đang thảo luận về một vài đề tài chán ngắt trong môn học lịch sử thế giới của tôi thì cô George nói: - Lúc cô dạy mấy cậu học sinh kia, cô không thể xem chừng David được. Em xem chừng David dùm cô nhé, Bill? Nếu cậu ấy có vấn đề gì, em cứ gọi cô bằng cái giọng hươu đực của em nhé. Trông cậu ấy không được khỏe lắm. Nhưng chúng ta sẽ giữ cậu ấy ở lại đây đến khi nào còn có thể. Ít ra thì mẹ cậu ấy không phải trông chừng cậu nếu cậu ở trường lúc này. Bây giờ chúng ta phải làm sao để kết thúc môn lịch sử khó ưa này trong tháng ba, nếu may mắn. Đây là một môn học khô khan nhưng cô sẽ cố làm cho các em hiểu bài. Thông thường, khi phải cố hít thở không khí, David thường nhìn tôi và nói: - Tớ không sao đâu, Bill. Không sao đâu mà! Cám ơn cậu vì đã trông chừng tớ nhé! May mắn thay, cái giọng hươu đực của tôi chưa bao giờ phải cất lên cả, mà tôi còn học hỏi được nhiều điều từ việc canh chừng David. Tôi đã nhận ra lòng khát khao được sống của David. Nhìn cậu ấy chống chọi để giành lấy từng hơi thở, bỗng nhiên tôi cảm nhận được hết giá trị của sự sống. Và khi tôi phải học những môn học nào khó nuốt, tôi chẳng hề thấy phiền lòng nữa, bởi vì ít nhất tôi còn may mắn được học tập và nghiên cứu mà không phải lo lắng gì về hơi thở của mình. Tôi nghĩ rằng đấy là bài học mà cô George muốn dạy cho tôi bằng cách nhờ tôi trông chừng David. Ngày 10 tháng 4 năm ấy là ngày cuối cùng của David ở trường. Tối hôm đó bệnh tình David trở nặng. Cậu được chở đi cấp cứu để nhờ những cái máy hô hấp nhân tạo duy trì cuộc sống cho mình. Đến ngày 15 tháng 4 năm 1975, tôi định đi thăm David sau khi tan học. Nhưng buổi sáng hôm ấy, tôi nhận được một mảnh giấy viết tay bên chiếc máy đánh chữ của tôi. "Tối nay đừng đến bệnh viện nữa. David đã mất khi cậu ấy đang ngủ. Cô không muốn báo cho các em khác biết vì hôm nay trường ta sẽ đi xem xiếc. Không có lý do gì để làm hỏng cuộc vui này của mọi người. Chúng ta sẽ cùng nhau đi viếng David sau đó. J. George." Dù cô George đã không biến giấc mơ về một buổi tiệc sinh nhật tuổi 19 của David thành sự thật (có Thượng Đế làm chứng rằng cô đã cố gắng hết sức), nhưng cô cũng giúp tôi đạt được ước mơ tốt nghiệp trung học. Vào một buổi tối tháng năm ấm áp năm 1976, khi tôi ngồi trên khán đài lắng nghe bài hát "Giấc mơ hão huyền" trong buổi lễ phát bằng, những ca từ của bài hát dường như rất hợp với người phụ nữ mặc bộ áo vàng đang hãnh diện nhìn tôi đón nhận tấm bằng tốt nghiệp. Bởi vì cô đã mơ một giấc mơ hão huyền và đã biến nó thành sự thật.
Chương 17: Bài học từ một chuyến đi Bấm để xem Tôi sinh ra và lớn lên trong cộng đồng người Estepona thuộc miền Nam Tây Ban Nha. Một buổi sáng khi tôi 16 tuổi, cha nhờ tôi lái xe đưa ông đến ngôi làng Mijas cách đó khoảng 18 dặm, với điều kiện tôi phải đưa xe đi tu sửa tại một gara gần đó. Vừa mới biết lái lại ít khi được chạy xe nên tôi vui vẻ đồng ý ngay. Tôi đưa cha đến làng Mijas, hứa sẽ quay lại đón ông vào 4 giờ chiều, rồi lái xe đến gara và để lại đó. Được tự do đến chiều, tôi quyết định đi xem vài bộ phim tại một rạp chiếu bóng cách đó không xa. Những thước phim hấp dẫn đã cuốn hút tôi đến nỗi tôi quên cả thời gian. Khi bộ phim sau cùng kết thúc, tôi mới giật mình nhìn xuống đồng hồ. Sáu giờ tối! Tôi đã trễ hẹn với cha cả hai tiếng đồng hồ! Chắc cha sẽ giận lắm nếu biết tôi đã đi coi phim! Ông sẽ không bao giờ cho tôi đi xe nữa. Tôi quyết định sẽ lấy lý do là chiếc xe cần sửa thêm vài thứ nên đã tốn nhiều thời gian hơn. Tôi đến gara lấy xe rồi chạy đến nơi hẹn gặp cha. Ông đang đứng kiên nhẫn đợi tôi tại góc đường. Tôi xin lỗi và bào chữa cho mình bằng lý do như đã sắp đặt. Cha nhìn tôi bằng một ánh mắt mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi quên! - Ba thất vọng vì con đã dối ba, Jason ạ! - Ba nói gì cơ? Con nói thiệt mà ba. Cha nhìn tôi: - Khi thấy con đến muộn, ba đã gọi điện cho gara để hỏi xem có chuyện gì không, họ bảo với ba là con chưa tới lấy xe. Vậy là chiếc xe không bị trục trặc gì cả, đúng không? Một cảm giác tội lỗi vây bủa quanh tôi, tôi lí nhí thú nhận với cha là đã đi đến rạp chiếu bóng. Cha lắng nghe, gương mặt hiện lên vẻ buồn bã. - Ba không giận con mà giận chính bản thân mình. Ba đã không làm tròn bổn phận của một người cha, khi sau từng ấy năm con vẫn cảm thấy rằng con cần phải nói dối ba. Ba đã thất bại! Bây giờ ba sẽ đi bộ về nhà và suy nghĩ xem mình đã làm gì không đúng trong suốt bao nhiêu năm qua. - Nhưng từ đây về nhà đến 18 dặm lận. Trời đã tối rồi. Ba không thể làm như vậy được! Mặc cho tôi can ngăn, xin lỗi và nói gì đi nữa, cha vẫn không hề lay chuyển. Tôi đành phải để cha xuống xe và đón nhận một bài học đau đớn trong đời. Cha bắt đầu đi dọc theo con đường đầy bụi. Tôi nhảy vội lên xe và lái theo sau, hy vọng cha sẽ nghĩ lại. Những lời biện hộ, ăn năn của tôi suốt dọc đường như chẳng hề lọt vào tai cha, ông cứ phớt lờ, im lặng và trầm ngâm buồn bã. Tôi đã lái xe theo sau cha đến hết quãng đường. Nhìn cha tự dày vò về thể xác lẫn tinh thần, lòng tôi đau đớn vô hạn. Nhưng đó cũng là bài học thành công nhất của cha tôi: Tôi không bao giờ nói dối cha nữa. "87 năm sổng ở trên đời, tôi đã chứng kiến toàn bộ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nhưng không có thành tựu khoa học nào lại thay thế được tính cách và khả năng suy nghĩ của mỗi cả nhân." - Bernard M. Baruch
Chương 18: Quà tặng dành cho trái tim tan vỡ "Những lời tử tế có thể ngắn ngủi và dễ nói, nhưng tiếng vang của chúng quả thực là vô tận." - Mẹ Theresa Bấm để xem Đi học về, bé Sussie 6 tuổi thấy mẹ đang bận rộn trong bếp, em lại gần và hỏi: - Con chào mẹ, mẹ đang làm gì đó? - Mẹ đang làm món thịt hầm cho bác Smith hàng xóm của chúng ta - mẹ cô bé trả lời. - Nhưng sao mẹ phải làm vậy? Sussie lại hỏi. - Vì bác Smith đang rất đau buồn; con gái bác vừa qua đời và giờ đây trái tim của bác Smith đang tan vỡ đó con ạ! Chúng ta cần phải quan tâm đến bác ấy một chút. - Sao lại phải thế hả mẹ? Mẹ Sussie dừng tay và ôn tồn nói với con: - Như con thấy đó, Sussie, khi ai đó đang đau buồn, đang rất đau buồn, họ sẽ không tha thiết đến bất kỳ chuyện gì nữa, ngay cả những công việc hàng ngày như nấu bữa tối hay những việc lặt vặt khác. Vì chúng ta đang sống chung với nhau trong một cộng đồng. Vả lại, bác Smith còn là hàng xóm của nhà mình nữa nên chúng ta lại càng phải làm gì đó để giúp bác ấy. Bác Smith sẽ chẳng bao giờ còn có thể nói chuyện với con gái mình được nữa; bác ấy sẽ chẳng còn có thể ôm con gái vào lòng và cũng không thể cùng con gái mình làm những công việc tuyệt vời khác như bao bà mẹ và các con gái của họ thường cùng làm với nhau. Con là đứa trẻ thông minh mà, đúng không Sussie? Có lẽ con sẽ nghĩ ra cách nào đó để tỏ lòng quan tâm đến bác Smith được không? Sussie suy nghĩ rất nhiều về lời mẹ nói và cô bé cố gắng nghĩ cách giúp bác Smith. Vài phút sau, Sussie đến gõ cửa nhà bác. - Chào cháu, Sussie! Bác Smith khẽ nói khi ra mở cửa cho Sussie. Sussie nhận thấy rằng giọng nói của bác Smith không vang lên những âm điệu quen thuộc như em vẫn thường nghe thấy trước kia khi bác ấy lên tiếng chào ai đó. Sussie còn thấy mắt bác Smith đỏ mọng và sưng lên, chắc chắn bác ấy phải khóc nhiều lắm. - Có chuyện gì không vậy Sussie? Bác Smith hỏi. - Mẹ cháu nói rằng con gái bác vừa mất và bác đang rất, rất đau buồn với trái tim tan vỡ - Sussie ngập ngừng xòe bàn tay ra. Trên tay em là một miếng băng dán vết thương - Cháu nghĩ cái này sẽ có ích cho trái tim tan vỡ của bác. Bà Smith sững người và cảm động đến trào nước mắt. Bà ngồi xuống, ôm chặt bé Sussie vào lòng. Qua làn nước mắt bà nói: - Cám ơn cháu. Bác rất cảm ơn cháu. Món quà này của cháu sẽ giúp cho bác nhiều lắm. Bà Smith đón nhận cử chỉ nhân ái của Sussie và không chỉ đơn thuần đón nhận, bà còn tỏ ra rất trân trọng tặng vật chia sẻ nỗi buồn của em. Bà mua một dây đeo chìa khóa nhỏ có gắn một khung ảnh bằng thủy tinh - một vật dụng quen thuộc bấy giờ vừa dùng để treo chìa khóa vừa để đặt ảnh người mình quí mến trong gia đình vào đấy. Bà Smith đã đặt miếng băng dán vết thương của Sussie vào trong khung ảnh để mỗi lần nhìn thấy nó, bà như được nhắc rằng hãy gắng sức chữa lành vết thương lòng của mình. Bà cũng hiểu rõ ràng để làm được việc này phải cần có thời gian và được nâng đỡ vẻ mặt tinh thần. Và miếng băng dán của bé Sussie gửi cho bà đã trở thành một biểu tượng giúp bà voi đi nỗi buồn đau, trong khi không quên đi những niềm vui và tình yêu mà bà đã từng chia sẻ với con gái mình.
Chương 19: Niềm tin "Hy vọng là cội nguồn của niềm tin" - Cyrus Augustus Bartol Bấm để xem Cách đây vài năm, một giáo viên phổ thông được thuê để dạy riêng cho những học sinh phải nằm viện. Nhiệm vụ của cô là kèm cặp cho các em khỏi mất bài, để có thể theo kịp chúng bạn khi xuất viện. Ngày nọ, một cú điện giao việc gọi tới. Như thường lệ, cô ghi lại tên học sinh, địa chỉ bệnh viện, số phòng và nghe giáo viên đầu dây bên kia dặn dò: - Hiện lớp chúng tôi đang học bài Danh từ và Trạng từ. Tôi rất biết ơn nếu cô kèm em làm hết bài tập về nhà để đừng bị bỏ xa quá. Mãi tới lúc đứng trước cửa phòng cậu bé, cô giáo mới biết em thuộc khoa phỏng của bệnh viện. Không ai báo trước cho cô biết điều gì đang chờ mình đằng sau cánh cửa đóng im ỉm, chỉ thấy người ta bắt cô phải mặc áo choàng và đội mũ kín mít để phòng tránh vi trùng. Y tá còn dặn dò cô đừng chạm vào người hay giường của bệnh nhân, chỉ được đứng gần và nói qua chiếc mặt nạ. Chuẩn bị xong xuôi, cuối cùng cô hít một hơi thật sâu rồi hồi hộp bước vào. Toàn thân cậu bé lở loét khủng khiếp, lộ vẻ đau đớn thảm khốc. Cô giáo kinh sợ đến nỗi không thốt nên lời, nhưng đã quá muộn để quay lại và bỏ chạy, cố gắng mãi cô cũng mấp máy được vài lời: - Cô là giáo viên biệt phái của bệnh viện, cô giáo của em nhờ cô tới giúp em học bài Danh từ và Trạng từ. Cô cảm tưởng như hôm đó là một trong những buổi dạy tệ nhất trong đời mình. Sáng hôm sau cô quay lại. Một chị y tá hỏi: - Cô đã làm gì với cậu bé tội nghiệp đó vậy? - Rồi không để cô kịp thanh minh hay xin lỗi, chị tuôn luôn một tràng - Cô không hiểu hết đâu, chúng tôi đang lo sốt vó lên vì cậu bé, nhưng sau buổi học hôm qua thì thái độ của em thay đổi hoàn toàn. Em đã chịu tuân theo sự chữa trị của bác sĩ, không nối loạn nữa và có vẻ muốn sống. Sau này chính cậu bé ấy giải thích rằng trước khi gặp cô giáo cậu đã tuyệt vọng ghê gom, chỉ ước được chết thôi. Mọi biến chuyển đều bén rễ từ một nhận thức vô cùng đơn giản: Niềm tin vào cuộc sống. Với những giọt nước mắt sung sương nhạt nhòa trên má, cậu bé bị phỏng nặng đến nỗi mất hết cả nghị lực ấy lý giải như thế này: - Có bao giờ người ta phái cô giáo đến dạy Danh từ và Trạng từ cho một cậu bé đang hấp hối đâu, phải không nào?