Đề thi học sinh giỏi văn 11 năm học 2020 - 2021

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nntc6761, 25 Tháng tư 2021.

  1. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,167
    ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN 11 (NĂM HỌC 2020-2021) - TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN (HẢI PHÒNG)

    Thời gian bàm bài: 180 phút

    PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn, nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark phát biểu như sau:

    "Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: Bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng.. đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi.. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng."

    Câu 1. Hãy đặt tên cho văn bản trên.

    Câu 2. Nêu nội dung của văn bản.

    Câu 3 . Theo anh/chị, vì sao "Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng.. đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ"?

    PHẦN II: LÀM VĂN (8 điểm)

    Câu 1 (3 điểm)

    "Chúng ta không bao giờ biết mình cao lớn đến đâu nếu ta không đứng dậy và biết cách, tầm vóc của chúng ta có thể vươn tới trời xanh."

    (Emily, Bản lĩnh kiệt xuất, Nxb Văn hóa – Thông tin)

    Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

    Câu 2 (5 điểm)

    Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa"

    Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích bài thơ "Tự tình" (II) của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

    ĐÁP ÁN:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    <3 Đăng ký tài khoản miễn phí tại LINK để xem đáp án nha!

    Nguồn: THPT Trần Nguyên Hãn
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng tám 2023
  2. EC.Bắc.Hà

    Bài viết:
    62
    Đăng thêm nhiều bài văn học sinh giỏi nha bạn
     
    Linh Bư, Vyl Hana, Tiên Nhi4 người khác thích bài này.
  3. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,167
    1 bài làm hay của đề trên nha:

    Trải qua bao thời đại, bao giai đoạn phát triển, thơ ca cùng với văn chương đã quyện hòa vào nhau làm nên giá trị đích thực của văn học đối với đời sống con người. Nhắc đến thơ là nhắc đến món ăn tinh thần vô giá, độc đáo không thể thiếu trong sự tồn tại của con người. Thơ làm đẹp cho đời, nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp tình yêu trong mỗi chúng ta. Không chỉ vậy, thơ còn mang một nét rất riêng, một giá trị vô cùng độc đáo mà chỉ có lời thơ, ý thơ mới toát ra được. Không còn lạ gì khi bàn về thơ, Xuân Diệu đã nhận định: "Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa".

    Khái niệm về thơ vô cùng cụ thể, rõ ràng. Thơ là tác phẩm văn học có thể loại, kết cấu và phong cách khác hẳn so với các thể loại văn chương khác. Nói đến thơ là nói đến tác phẩm nghệ thuật có vần, có nhịp điệu, có âm hưởng, dư vị đánh thức tâm hồn con người; hình ảnh trong thơ phải mang tính nghệ thuật cao, chứa đựng sâu sắc sức gợi hình, gợi cảm, sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ để làm nổi bật lên cái ý, cái tình của thi nhân. Lời thơ thường chứa đựng nhiều ẩn ý, buộc người đọc, người nghe phải tưởng tượng, suy rộng ra mới có thể hiểu hết được nội hàm trong từng con chữ. Nói: "Thơ là hiện thực, là cuộc đời" là nói đén nội dung trong thơ, thông điệp, bài học mà thi sĩ gửi gắm. Nội dung cốt lõi trong tác phẩm thi ca là phản ánh đời sống thực tại, cuộc sống và ẩn sâu hơn nữa là nội tâm, ý nghĩa, tình cảm của con người. Con người là đối tượng trung tâm được thể hiện rõ nét trong thơ. Đã là tác phẩm nghệ thuật thì không thể thoát ly đời sống hay sao chép thực tại một cách nguyên si. Thay vào đó, thơ- dưới vai trò là tác phẩm văn học không thể tách rời đời sống hình thức và nội tâm con người mà phải gắn liền với con người dưới cái nhìn chủ quan và qua quá trình sáng tạo của người cầm bút. Thế nhưng, bên cạnh nội dung mà thơ phản ánh thì yếu tố quan trọng hơn hết vẫn là "thơ còn là thơ nữa". Thơ đương nhiên là thơ, một khẳng định không ai có thể chối cãi được. Nhưng theo một chiều hướng khác, chữ thơ thứ hai trong lời nhận định của Xuân Diệu "thơ còn là thơ nữa" mang một ý nghĩa mới mẻ khác, không chỉ đơn thuần là thơ, mà qua đó nhà thơ nhấn mạnh: Ngoài việc phản ánh thế giới thực tại của con người, thơ còn phải mang một giá trị nghệ thuật riêng, độc đáo, làm tròn nhiệm vụ, chức năng của thơ đối với đời sống con người. Điều đó có nghĩa tác giả đnag nói đến cái hình thức, cái bản chất lãng mạn, tình tứ của thi ca. Câu nhận định của Xuân Diệu "Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa" mang ý nghĩa sâu sắc về chức năng và nhiệm vụ của thơ; hay nói cách khác, bản chất của thơ là khuynh hướng hiện thực đời sống và chất nghệ thuật trữ tình. Một tác phẩm thơ hay, giàu sức gợi phải bắt nguồn từ cuộc sống nhưng được nghệ thuật hóa về hai mặt nội dung – hình thức.

    "Thơ là hiện thực, là cuộc đời" bởi thơ nếu không gắn liền với đời sống thực tại và nội tâm con người thì thơ sẽ trở nên vô giá trị, chỉ là thứ văn chương hão huyền, thực dụng, vô cảm. Thơ chỉ được viết ra khi người thi sĩ mang trong mình những cảm hứng, những rung động trước cuộc đời để đưa vào tác phẩm của mình. Một bài thơ có giá trị đích thực và sống mãi trong lòng độc giả khi từng câu chữ trong lời thơ, ý thơ mang vẻ đẹp "chân-thiện-mĩ" hướng tới cái đẹp, cái hay của con người; hay đơn giản là bộc lộ được tâm tư, tình cảm của con người về cuộc sống, thế sự. Hơn thế nữa, thơ sẽ phát huy được hết chức năng nghệ thuật nếu "thơ còn là thơ nữa". Chứng tỏ, hình thức, bản chất của thơ ca nếu mang giá trị nghệ thuật và đạt đến giá trị biểu đạt cao chắc chắn sẽ làm nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giá trị. Đóng vai trò quan trọng trong chất trữ tình của thơ chính là sự kết hợp giữa các hình ảnh thơ, ngôn từ, biện pháp tu từ, thể loại thơ.. Hình ảnh thơ sâu sắc, lời thơ gợi hình, gợi cảm, ngôn từ bình dị mà độc đáo cùng với cách khéo léo, tinh tế trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật lên chất thơ; tất cả chúng hòa quyện hài hòa trong thể loại thơ phù hợp, ý thơ súc tích thì sẽ lột tả hết được thông điệp mà tác giả gửi gắm. Hình thức thơ đẹp, hoàn chỉnh cùng với đó là nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sẽ tạo nên một chỉnh thể văn chương thống nhất, vẹn toàn.

    Nếu nói rằng "Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa" thì Tự tình của Bà chúa Thơ Nôm có lẽ là một điển hình tiêu biểu, độc đáo. Trong tác phẩm của mình, Hồ Xuân Hương, bằng tài năng thơ độc đáo cùng vốn kiến thức văn chương sâu rộng đã lột tả hết được tâm trạng, nỗi lòng trước duyên phận hẩm hiu của mình:

    "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non"

    Hai câu thơ tuy không dài, "ít chữ" nhưng lại "nhiều ý". Cách sử dụng từ láy "văng vẳng" của bà là một chi tiết khá đắt, cả cái không gian mênh mông mà rợn ngợp, bao la mà heo hút ấy được gợi ra trong liên tưởng chỉ qua cụm từ đầy sức gợi trên. Thủ pháp lấy động tả tĩnh thật độc đáo! Cách chọn lựa thời điểm của thi sĩ cũng vô cùng khôn khéo, tài tình. "Đêm khuya" tuy ngắn mà dài, vì đó là khoảng thời gian con người sống thật với lòng mình nhất, bộc bạch những tâm sự cũng như nỗi niềm thầm kín nhất, ấy cũng là lúc mà cái tình, cái cảm của con người ta dễ dàng được thể hiện nhất. Trong thời gian đêm khuya thanh vắng, cùng không gian u ám đến tột cùng, hình ảnh tiếng trống "canh dồn" càng thêm thôi thúc, dồn dập; thể hiện bước đi liên hồi, nhanh chóng trong tâm trạng càng lúc càng rối bời, bế tắc của nữ sĩ. Dòng thơ bảy chữ tuy không nhiều những ý thơ thì dường như vô hạn, mênh mông. Không những thế, từ "trơ" kết hợp với "cái" hồng nhan như thể hiện rõ hơn nỗi bẽ bàng, đau đớn, tủi hổ cho thân phận quá đỗi bé mọn của Hồ Xuân Hương. Đối với bà, vẻ đẹp, nhan sắc làm nên giá trị chân thực của người phụ nữ. Nét đối lập giữa 'cái "hồng nhan với nước non như rung lên chất trữ tình đậm đà, chất nghệ thuật độc đáo qua tài năng làm thơ tinh tế của Bà chúa thơ Nôm. Hai câu thơ mang đậm chất hiện thực" thơ là hiện thực, là cuộc đời "đồng thời nổi bật hơn cả là chất nghệ thuật trữ tình" thơ còn là thơ nữa "; để thấy được tâm trạng đau đớn, xót xa pha chút dư vị bẽ bàng cho thân phân lẻ loi, tình duyên quá đỗi hẩm hiu, dang dở," bảy nổi ba chìm "mà người phụ nữ như Xuân Hương phải chịu đựng trong cái xã hội phong kiến tàn độc, bất nhân. Qua cách sử dụng điêu luyện, tinh tế các biện pháp tu từ, các hình ảnh thơ sâu sắc, độc đáo đã thể hiện đậm chất hiện thực trong xã hội cũ cùng với chất trữ tình nghệ thuật trong tác phẩm Tự Tình.

    Nếu thơ ca đơn thuần chỉ là những quá trình sáng tạo của thi nhân và nó không để lại dấu ấn gì trong lòng độc giả thì xem như tác phẩm ấy hoàn toàn vô nghĩa và không có giá trị. Vì thế sự kết hợp giữa chất hiện thực và trữ tình trong thi ca làm nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, có giá trị không thể không kể đến vai trò quan trọng của người cầm bút, nhà văn, nhà thơ. Tác giả phải thật sự là người có nhiều rung động, xúc cảm trước cuộc đời, phải có tính sáng tạo và cái tâm đối với tác phẩm của mình. Tác phẩm nghệ thuật chỉ mang giá trị đích thực khi nó được kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa chất liệu hiện thực và trữ tình lãng mạn. Và nó chỉ để lại dấu ấn lâu dài trong lòng độc giả khi hướng đến đời sống con người với những vẻ đẹp" chân-thiện-mĩ ", bằng con mắt tinh đời và quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà thơ. Không những thế, cái nhìn của độc giả cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sự phát triển lâu dài của tác phẩm thơ hay. Người đọc phải đánh giá một bài thơ hoàn chỉnh theo chiều hướng tích cực, khách quan, dựa trên hai yếu tố là chất hiện thực và chất nghệ thuật trong thơ thì mới cảm nhận được giá trị sâu sắc của tác phẩm đó.

    Tóm lại, lời nhận định về thơ của Xuân Diệu là vô cùng đúng đắn, chí lý, chí tình. Thơ thật sự đã đem lại nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao cả đến với cuộc đời con người. Cùng với văn học, thơ ca là bộ phận quan trọng không kém góp phần vào sự suy-thịnh của nền văn học nước nhà. Mỗi khi bàn về thơ hay gặp phải một tác phẩm thơ nào đó, chúng ta cần nhớ đến:" Thơ là hiện thực, là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa".
     
  4. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,167
    1 bài tham khảo khác ạ:

    Thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá nhân con người. Thơ là cuộc đời. Thơ ca phải hướng tới cuộc đời và con người chứ không phải là cái gì đứng tách riêng biệt khỏi đời sống. Nếu thơ chỉ là sự phản ánh đời sống một cách đơn thuần thì thơ không phải là thơ, thơ còn là thơ nữa. Thơ phải mang những đặc trưng riêng về nội dung lẫn hình thức.

    Về nội dung, thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức; tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao đẹp, nhân văn.

    Về hình thức, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu; được cấu tạo đặc biệt, biểu hiện bằng biểu tượng; ngôn từ lạ hóa, giàu nhạc tính..

    Xuân Diệu đã nhận định: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa". Đây là một nhận định đúng, có ý nghĩa như một tiêu chí để xác định một tác phẩm thơ đích thực. Một tác phẩm thơ có giá trị phải là một tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống, hướng đến cuộc sống nhưng đã được nghệ thuật hóa về nội dung lẫn hình thức.

    Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa. Bài thơ Tự tình II rõ ràng là hiện thực của nỗi thương mình của người phụ nữ trong cô đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi xuân; là thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

    Tự tình là bi kịch cá nhân của Hồ Xuân Hương, cũng là bi kịch của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ: Thân phận làm lẽ, không được tự do quyết định hạnh phúc của chính mình. Đó là nỗi cô đơn, đau khổ, có khi dũng cảm vươn lên nhưng cuối cùng cũng đành bất lực. Mặc dù bắt nguồn từ số phận cá nhân nhưng tình cảm trong bài thơ lại mang tính phổ quát, là nỗi đau chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp.

    Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thoáng nghe tiếng trống canh văng vẳng từ một chòi canh xa vọng đến, những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua:

    "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non."

    Bài thơ thể hiện được cá tính riêng của tác giả, cái tôi mạnh mẽ, ý thức phản kháng, chống đối số phận.

    "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

    Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn."

    Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt, sức trỗi dậy mạnh mẽ của thiên nhiên.

    Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tỉnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Chiều sâu của bài thơ không bộc lộ trên bề mặt câu chữ mà nó nằm ở tầng sâu của tác phẩm. Người đọc phải có sự đồng cảm, có cảm nhận tinh tế mới phát hiện được

    Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả. Những từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa: "Trơ cái hồng nhan", "vầng trăng bóng xế", "xuân".. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: Câu 2, câu 5 và câu 6, hình ảnh giàu sức gợi cảm (trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang) đã diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng.

    Qua bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, ta càng thấy được ý kiến của Xuân Diệu là đúng đắn và sâu sắc: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa".
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...