Giáo dục trẻ em nên bắt đầu từ lúc nào?

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Nico H Trang, 17 Tháng bảy 2021.

  1. Nico H Trang

    Bài viết:
    4
    Nuôi dạy con thành thiên tài luôn là niềm mong mỏi của phụ huynh. Do đó rất nhiều mẹ đã đặt vấn đề giáo dục con từ rất sớm và mọi người thường hiểu là giáo dục con bắt đầu từ khi con đến tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, theo theo Ibuka Masaru-người sáng lập "trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ", tác giả cuốn sách "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" đã cho rằng, khả năng và nhân cách của con người không phải vốn dĩ có sẵn từ lúc sinh ra mà phụ thuộc nhiều vào cách nuôi dạy trong ba năm đầu đời. Và trong cuốn sách, ông đã chỉ ra thực tế việc giáo dục trong giai đoạn này sẽ phát huy khả năng vô hạn mà trẻ sơ sinh có.

    [​IMG]

    Ông cho rằng con ngừi chào đời sớm hơn loài khỉ khoảng 10 tháng tuổi. Nói theo các nhà nhân loại học thì con người đứng thẳng và đi bằng hai chân nên khôn thể mang thai lâu hơn được. Các loài động vật vật sau khi sinh ra và đi lại được rồi. Nhưng cũng chính vì thế các loài động vật khi sinh não bộ gần hoàn thiện, Còn não bộ con người gần như là tờ giấy trắng. Chính vì em bé sinh ra như tờ giấy trắng nên khi 3 tuổi mới giáo dục thì đã muộn rồi. Cho nên việc giáo dục nên tiến hành càng sớm càng tốt.

    Như vậy nên bắt đầu từ khi nào? Theo tác giả cuốn sách, ông cho rằng thời kỳ khuôn mẫu quyết định con người được bắt đầu từ 0-2 tuổi. Đây là thời kỳ bé chưa có phản kháng gì, cứ lặp đi lặp lai nhiều lần cho bé nhớ là được. Đến giai đoạn 3-4 tuổi thì bé đã hình thành và bày tỏ sở thích của mình nên giai đoạn này chỉ cần làm cho bé cảm thấy thuyết phục là được. Cho nên giai đoạn từ 0 đến hết 2 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng, là thời kỳ khuôn mẫu, nó quyết định đến con người sau này của trẻ.

    Ờ thời kỳ 0 đến hết 2 tuổi, cách não bộ bé tiếp xúc với thông tin hơi khác so với các thời kỳ khác. Ví dụ, nhanh thì 3-4 tháng, chậm thì 5-6 tháng tuổi là các bé bắt đầu biết "lạ" biết phân biệt khuôn mặt của mẹ với người khác nên biết khóc đòi mẹ hoặc khi người lạ bế. Lý do là giai đoạn này não bộ bé không thể phân tích và ghi nhớ từng chi tiết khuôn mặt để ghi nhớ mà vì bé tiếp xúc với người mẹ nhất cho nên não bé ghi nhớ tổng thể khuôn mặt mẹ, rồi khắc nguyên trong đầu khuôn mẫu khuôn mặt mẹ.

    Nói cách khác sở dĩ chúng ta biết được tiếng mẹ để là vì từ lúc sinh ra hàng ngày được nghê và lặp đi lặp lại quen tai, việc lặp đi lặp lại được tế bào não ghi thành khuôn mẫu mà nhờ nó não bộ tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên dễ dàng, khôn công kích, không khó khăn.

    Chính vì đây là giai đoạn khuôn mẫu đặc biệt nên người thực hiện việc giáo dục con trẻ trong giai đoạn này không ai khác là người mẹ. Đây là giai đoạn đầu đời được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, là giai đoạn phát triển về sinh lý và thể chất. Giai đoạn này đòi hỏi phải giáo dục kiểu lặp đi lặp lại nhiều lần thì chỉ có người mẹ là bên con bất kể lúc nào, ở đâu và không chán nản, thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần với tất cả tình yêu thương con sâu sắc. Việc giáo dục con trong giai đoạn này được tập trung vào việc hình thành nhân cách cho con nên cần có những quy tắc, cách ứng xử với xung quanh.. tránh đến việc con cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ từ đó hình thành nên tính cách chỉ biết bản thân mình.

    Với những nhận định trong giai đoạn quan trọng này, các gia đình nên có sự chuẩn bị ở phương pháp giáo dục. Người mẹ nên tìm hiểu các phương pháp cụ thể về phương pháp dạy con với phương châm "Mẹ thay đổi, con cũng sẽ thay đổi" một cách kiên trì.
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng ba 2023
  2. Hà Như Trà

    Bài viết:
    4
    Mình có 2 bé gái 11 và 5 tuổi. Quan điểm dạy con của mình từ khi con còn nhỏ là luôn cố gắng dạy con tất cả những gì tầm tuổi con có thể làm. Sự thật các bé nhà mình rất thích thú với công việc. Nhưng vì là trẻ con mà, các con cũng rất nhanh chán và lúc nhờ lại không muốn làm nữa hay làm cũng chỉ qua loa. Chính vì vậy đôi khi mình lại thiếu kiềm chế mà la mắng con làm con nhụt trí. Thật sự dạy các con rất mệt mỏi đối với mình, vì các con tập thì sẽ bỡ ngỡ và phải nói rất nhiều, nói liên tục, có thể nói là con làm lâu và mình nói mệt hơn cả tự làm. Nên khi chia sẻ thì mấy mẹ trong xóm bảo mình là "thà tự làm cho nhanh mà đỡ mệt". Nhưng nếu ai cũng nghĩ vậy thì biết đến khi nào con mới biết làm.. Rồi lúc con lớn phổng thành chàng trai, cô gái, động đâu cũng không biết làm lại mắng con đoảng, lớn đùng rồi mà không biết làm gì..

    Em dạy con vậy đấy, các bố mẹ khác thì sao nhỉ?
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...