Vì sao có lốc xoáy? Cách phòng tránh lốc xoáy. Bạn đã từng chạy xe hoặc thậm chí là đi bộ và để ý, trong những góc tường khi có gió lớn, thường sẽ tạo thành những xoáy nhỏ cuốn bụi cát và lá bay tung lên.. Bạn có thắc mắc hiện tượng đó do đâu không? Và có bao giờ bạn nghĩ nếu cái xoáy nhỏ đó nhân lên gấp hàng trăm, hàng nghìn lần thì sẽ như thế nào không? Và cái xoáy gấp trăm, gấp nghìn lần đó người ta gọi là lốc xoáy. Không phải mấy xiên khoai tây bạn hay thấy đâu! Là lốc xoáy thật đó! Lốc xoáy (vòi rồng) là gì? Theo từ điển khí tượng học, lốc xoáy là: "Một cột khí xoáy dữ dội, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động lủng lẳng từ một đám mây, trông giống như cái vòi". Nghĩa là, để cho một cơn lốc được phân loại là một cơn lốc xoáy, nó phải được tiếp xúc với mặt đất và đám mây. Lốc xoáy hình thành như thế nào? Câu trả lời kinh điển, cũng là đơn giản nhất – "Khí nóng ẩm từ vịnh thổi vào gặp không khí lạnh và khô từ núi" . Nhiều cơn bão được hình thành từ những điều kiện tương tự nhưng không bao giờ, thậm chí là gần tạo ra được lốc xoáy. Thực tế này vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Đó cũng là lý do tại sao ở Việt Nam không xảy ra hiện tượng lốc xoáy như ở bang Oklahoma mới đây. Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Lốc xoáy hay vòi rồng có hình dạng là ống hút, hình phễu hoặc hình xoáy. Những ống hút khổng lồ này có thể cuốn sạch mọi thứ trên đường đi mà chúng gặp. Lốc xoáy phát triển từ một cơn giông, thường từ ổ giông rất mạnh, nên ở đâu có giông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy. Lốc xoáy cũng có khi sinh ra từ một dải gió giật mạnh hay từ một cơn bão. Tuy nhiên, phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây giông đặc biệt là mây giông tích điện . Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống. Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn giông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung. Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h. Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160km/h. Còn theo Wikipedia, lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh. Nhưng khi lốc xoáy xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân lốc xoáy con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết. Trên thế giới, Mỹ là quốc gia chịu nhiều trận lốc xoáy nhất với trung bình 800 cơn mỗi năm, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Australia là quốc gia thứ hai chịu các trận lốc xoáy, sau đó là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh và Đức. "Ngoại hình" của lốc xoáy: Đường kính của lốc xoáy có thể thay đổi từ vài chục mét cho tới vài ki-lô-mét. Nhưng đa số các lốc xoáy có đường kính vào khoảng 50 m. Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây kiên cố, nên vòi rồng cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhìn từ xa, vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Vòi rồng xuất hiện ở trên đại dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước. Hậu quả do lốc xoáy gây ra là rất nghiêm trọng cho địa phương nơi nó đi qua. Càng xảy ra nhiều lốc xoáy và nhất là lốc xoáy cấp mạnh thì thiệt hại về người cũng như về cơ sở hạ tầng là càng lớn. Do di chuyển với tốc độ rất nhanh, cùng với gió xoáy, lốc xoáy dường như phá hủy hết mọi thứ trên đường đi của nó. Với những lốc xoáy nhỏ thì sẽ phá hủy các biển hiệu giao thông, những nhà có kiến trúc không vững. Những trận mạnh thì có thể cuốn bay cả những chiếc ô tô, những căn nhà kiên cố, phá hủy những cây cầu.. và cuốn theo cả con người, con vật trên đường đi. Âm thanh lốc xoáy thông thường nhất là nghe như tiếng đùng đùng liên tục, giống như âm thanh khi tàu hỏa sắp đến. Đôi khi lốc xoáy tạo ra tiếng ồn lớn như tiếng thác nước đổ hoặc tiếng ồn mở cửa kính ô tô khi xe chạy cực nhanh. Còn tùy thuộc vào việc lốc xoáy tấn công cái gì, quy mô nó như thế nào hay cường độ mạnh hay yếu.. Video lốc xoáy ở các nước. Cách phòng tránh: Nói chung đối với lốc xoáy, nhất là loại có tốc độ lớn việc phòng tránh là rất khó khăn. Trong thời gian diễn ra lốc xoáy, mọi người phải ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trong một tầng hầm hay nơi kín đáo của tòa nhà như phòng họp, phòng tắm.. Tuyệt đối tránh trú ẩn trong xe hơi và nhà di động bởi chúng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào. Không nên ở trong những nhà lớn có mái rộng như thính phòng, hay siêu thị là những nơi dễ bị sụp đổ. Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống. Trong các ngày 31/7 và 1/8 tại TP Hồ Chí Minh; Bình Dương, Bến tre xảy ra lốc xoáy, cơn mưa lớn kèm lốc xoáy đã làm tốc mái 40-50 nhà bị sập hoàn toàn, nhà tốc mái, Có 4 người chết còn có 1 người bị thương, gây thiệt hai nhiều nhà cửa, công trình xây dựng. Đây là những thiệt hại đáng kể, đối với những vùng khác chưa bị ảnh hưởng, việc chủ động phòng tránh khi có biểu hiện có lốc xoáy mạnh là điều rất cần thiết. Đối với tỉnh ta từ đây tới cuối năm là thời điểm rất rễ xảy ra dông, tố lốc mạnh, do vậy bà con nhân dân hết sức cảnh giác, chủ động phòng tránh.