HƠN 238.000 NGƯỜI THIỆT MẠNG trong các cuộc chiến tranh trên toàn thế giới năm 2022 do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) công bố (cao nhất trong thế kỉ 21). Một con số khổng lồ nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với các cuộc đại chiến khác như chiến tranh thế giới thứ 1, công cuộc mở rộng lãnh thổ của người Mông Cổ thế kỉ 13 -14.. Đó là còn chưa kể đến các thiệt hại vềkinh tế có thể kéo tụt cả một quốc gia, về lương thực tạo nên nạn đói, về nhà cửa, đất đai.. Hiện nay chiến trang đang là nguyên nhân dẫn đến đống tro tàn sau cuộc oanh tạc của không quân Israel xuống dãy Gaza. Nhưng thành phố hoang tàn tại Ukraine. Tàn nhẫn, đau thương, mất mát là các tính từ dùng để chỉ những cuộc xung đột vũ trang. Vâng không một ai có thể phủ nhận điều ấy. Và bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chiến tranh lại tồn tại? Có phải điều này nhất định phải xảy ra? Ngược dòng lịch sử, bạn sẽ có câu trả lời. LƯU Ý: ở đây mình sẽ không bàn về ai đúng, ai sai trong các cuộc chiến. Mình chỉ đưa ra góc nhìn chung về nguyên nhân đến chiến tranh. THỜI NGUYÊN THỦY Từ xa xưa, cái thời mà con người ta chỉ biết săn bắn, hái lượm để sinh tồn qua ngày, khái niệm chiến tranh gần như không tồn tại. Việc đến một bộ lạc khác để giành lấy nguồn thức ăn, đất đai có vẻ không khôn ngoan bằng việc nhặt cành cây, hòn đá để đi săn một thứ gì đó. Cũng phải thôi, khi trình độ kỉ thuật còn chưa phát triển để tạo ra những công cụ phù hợp, bạn thì đang cố sự bảo vệ lãnh thổ khỏi những loài động vật nguy hiểm thì làm sao còn tâm trí nghỉ đến việc xâm chiếm nơi nào đó. Vài trăm năm sau, chúng ta tìm ra lửa - mặt trời nhỏ mang lại ánh sáng, cái ấm và thói quen ăn chín uống sôi. Cấu trúc hộp sọ dần thay đổi, con càng phát hiện ra nhiều điều mới. Nông nghiệp, kỉ thuật xây dựng nhà của ra đời kéo theo nhu cầu sử dụng đất tăng cao để trồng trọt và tạo dựng nơi sinh sống, tích trữ lương thực, của cải sau một ngày vất vả. Các bộ tộc cứ thế mở rộng lãnh thổ. Bánh xe lịch sử đưa ta đến thời kì đồ đá, đồ đồng, thời điểm những công cụ săn bắt, trồng trọt đầu tiên được ra đời. Ban đầu chỉ là hòn đá được đẻo gọt thô sơ, đơn giản. Về sau, nhờ biết đến kỉ thuật luyện kim, thời kì đồ đồng, đồ sắt cổ mới mở ra. Các công cụ bằng kim loại được đúc ra kèm với khái niệm chiến tranh dần được định hình. Các bộ tộc hùng mạnh khơi màu xung đột, lấn chiếm các bộ tộc nhỏ hơn để thu về tài nguyên thiên, con người nhầm phục vụ, đóng góp cho sự phát triển của mình. Có một vài, vài chục, vài trăm người lao vào cuộc ẩu đả má không có trật tự nào. "Binh pháp, chiến thuật là gì? Chúng tôi không biết, không quan tâm. Phe nào đông hơn, có nhiều vũ khí, nhiều cá nhân khỏe mạnh hơn sẽ giành chiến thắng". Họ sẽ bảo như thế với bạn CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ Qua thời gian, nhân loại cũng hệ thống lại những khinh nghiệm, chiến lược trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Vũ khí bằng sắt, gỗ - linh hoạt, cứng cáp xuất hiện. Các trang bị, khí tài được sáng tạo có thể kể đến như pháo hơi hoạt động bằng hơi nước, có thể bắn quả bòng bên trong đi xa 300 m (năm 200 TCN), Hỏa Long Xuất Thủy - "Tên lửa" cổ đại.. Đừng để vẻ bề ngoài thô sơ đó đánh lừa bạn, chúng có sửc công phá lớn đến mức làm các nhà khoa học ngạc nhiên về sụ tồn tại của những món đồ này tại thời điểm cổ như vậy. Sau khi xâm lược, xác nhập phần lớn các bộ tộc nhỏ, các bộ tộc lớn quay sang xâm chiếm hay hợp tác vơi nhau. Một vài liên minh đươc thống nhất dưới một nhà nước nhầm tiện lợi hơn trong việc trao đổi hàng hóa, lan truyền văn hóa, tư tưởng. Và đó là cách các nền văn mình cổ đại chẳng hạn như Ai Cập, Vương Quốc Lưỡng Hà, các thành bang Hy Lạp.. được thành lập. Dù có nhiều khát biệt, xong chiến tranh vẫn duy trì ở các bộ tộc nguyên thủy hay nhà nước cổ đại. Thậm chí để khơi mào một cuộc chiến, người ta lại có nhiều lí do hơn so với tổ tiên của họ. Là sứ mệnh do vị thần nào đó giao phó ; tham vọng chinh phục thế giới và cả trả thù, rửa nhụt cho các thế hệ đi trước. Kết quả như chúng ta có thể thấy, niềm tin mù quáng, hận thù, lòng tham đã che mắt các đế ch, đưa họ dấn thân vào vong xoáy mâu thuẩn, xung đột không khoang nhượng. Men theo mũi tên thời gian đến thời kì Trung Cổ (thế kỉ 5- thế kỉ 16), nhiều quốc gia được hình thành, phát triển rồi suy tàn. Nhiều phát minh quân sự bước ra khỏi trí tưởng tượng trong lúc này. Nhìn về phương đông, các pháp sư Trung Hoa đã sáng chế ra thuốc súng - nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển súng, đạn sau này. Còn hướng về phía tây, các lớp giáp cứng cáp những nặng nề, gia tăng tỉ lệ sống sót cho binh lính, kiếm, chùy, giáo được trang bị nhiều hơn, nâng cao sát thương lên kẻ thù. Buôn bán trảo dổi hàng hóa diễn ra nhiều hơn qua những con đường khác nhau, kết nối cả thế giới, làm các vương quốc trở nên giàu có lớn mạnh. Các cuộc chiến nổ ra, xác định lại đường biên giới, tiêu biểu cỏ thể kể ra như hàng loạt cuộc Thập tự chinh diện ra vào năm 1095-12421 dưới sự kêu gọi của Giáo hoàng để chống lại sự phổ biến của Hồi Giáo. Cuộc xâm lược của quân Mông Cổ (từ thế kỉ 13-15) dẫn đầu bởi Thành Cát Tư Hãn và con cháu của ông. CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI Những con tàu lớn mang theo sứ mệnh khám phá vùng đất mới ra khời. Các cuộc cách mạng chính trị, ý thức hệ, cộng nghệ bùng nổ và sự lên ngôi của các nước thục địa dẫn đến nhu cầu tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu, sức người gia công và thị trường tiêu thụ. Cách giải quyết được đưa ra là tìm kiếm vùng đất "mới", xâm chiếm và biến thành của riêng mình. Những luận điệu: "Khai sáng, giúp đỡ các dân tộc chưa phát triển lắm", "Truyền đạo đến những nơi chưa biết đến sự tồn tại của vị thánh.." Được sử dụng để che sự tham lam. Tại thời điểm này các đế quốc Hà Lan, đế quốc Pháp, Tây Ban Nha.. nổi lên thành cường quốc hùng mạnh bậc nhất. Và danh xưng "nơi mặt trời không bao giờ lặn" được trao cho đế quốc Anh với thuộc địa trải rộng trên 24 múi giờ. Và khi Anh, Pháp trở thành các đế quốc già, Mỹ và Đức trở thành các đế quốc trẻ, mâu thuẩn bắt đầu nảy sinh. Đức với tiềm lực kinh tế vững chắc, quân dội mạnh mẽ, thiện chiến mong muốn có nhiều thuộc địa, trong khi bản đồ thế giới đã được phân chia. Anh, Pháp lại chiếm phần nhiều nhất. Như một con hổ đói vào bàn ăn muộn, Đức ra sực khơi mào nhiều cuộc xung đột, đòi chia lại miếng bánh thuộc địa. Điều đó lôi kéo nhiều quốc gia, tạo nên chiến tranh thế giới lần 1, lần 2 (2 cuộc chiến có thiệt hại nhân mạng cao nhất). Dư âm vẫm hằng sâu trong tiềm thức những ai từng trải qua cho dù đứng về phe nào. Cuộc diệt chủng holocauts, 2 vụ thả bom nguyên tử vào Hosima và Nagasaki.. đã đi vào lịch sử - những nốt trầm của nhân loại. Ở đó tham vọng thuộc địa của đế quốc trẻ (Thế Chiến I), vinh danh lí trưởng phục quốc về nền hòa bình nào đó, các cuộc diệt chủng được tiến hành (thế chiến II). Giữa li khai và hợp nhất (Chiến Tranh Ba Tư). Tư tưởng tôn giáo xưa cũ và nền dân chủ hiện đại (Mùa xuân Ả Rập). Sau khi Liên Xô sụp đổ ngày 26 tháng 02 năm 1991, tưởng chừng thế giới sẽ trở nên hòa bình hơn khi chỉ còn một siêu cường duy nhất. Nhưng thực tế cho ta thấy điều ngược lại, vô số người vẫn bỏ mạng trên chiến trường, thiệt hại tài sản, môi trường và kinh tế cho mỗi bên tham chiến. Tuy quy mô mức độ chẳng thể đem so sánh với hai cuộc đại chiến thế giới nhưng tổn thương tâm lý, thể chất, những mất mát không thể đếm được vẫn dày vò người ở lại, tiếc nuối xen lẫn bất lực cho người ra đi. Có khi ta lại ước "ước gì mâu thuẫn lớn không tồn tại, chiến tranh chưa bao giờ xảy ra". Nhưng điều ước chẳng thể thực hiện được. Vì con người là những cá nhân riêng biệt, chúng ta có cảm xúc, có lý tưởng, có hoàn cảnh khác nhau, lợi ích xung đột. Nên chiến tranh là điều không tránh khỏi, sớm muộn cũng phải diễn ra khi có bộ tộc mở rộng và gặp gỡ nhau, khi mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm. TUY NHIÊN.. Nói vậy không có nghĩa thế giới sẽ luôn chìm trong xung đột vũ trang. Hiện nay, các điều luật chiến tranh được biên soạn, ngoại giao đàm phán giữa các bên dễ dàng, chặt chẽ hơn nhờ sự phát triển của công nghệ toàn cầu hóa. Liên Hợp Quốc được lập ra với sứ mệnh bảo vệ hòa bình nền hòa bình chung trên hành tinh xanh. Mặc dù có nhiều thiếu sót, một số biện pháp, tổ chức chưa phát huy được vai trò một cách tối đa. Nhưng đóng góp của họ trong việc bảo đảm trật tự địa chính trị là không thể phủ nhận. Sau cùng chiến tranh là điều đã, đang đã đang và sẽ diễn ra, các quốc gia phải luôn trang bị vũ khí bảo vệ lãnh thổ của mình, đồng thời sử dụng các biện pháp ngoại giao khéo léo tránh đưa nước mình vào cuộc chiến vô nghĩa. Mỗi con người nhỏ bé như chúng ta cũng vậy, cần rèn luyện một tinh thần mạnh mẽ, trí khôn, khéo léo trong ấn sử để bảo vệ quyền lợi cá nhân, gia đình. Vì chẳng cần to lớn như xe tăng, pháo phòng không, thế giới ngoài kia vẫn đầy rẫy bất công, thách thức, xung đột đóng chở bạn đương đầu. Cá nhân mình luôn mong muốn một thế giới hòa bình, không chiến tra để mọi người được sống bình yên, có một cuộc đời trọn vẹn nhất Đó là một vài nhận định của tôi về chiến tranh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình. Hy vọng bạn đủ sức mạnh chiến đấu trong cuộc đời mình