I. TÁC GIẢ - Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. - Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, là võ tướng nhưng thích đọc sách, ngâm thơ, được ca ngợi là văn võ toàn tài. - Hiện ông còn để lại 2 bài thơ là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương). II. VĂN BẢN "TỎ LÒNG" 1. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ sáng tác vào thời nhà Trần, thời đại mà hào khí Đông A tỏa ngút trời. 2. Nhan đề - Đây là nhan đề quen thuộc trong văn học trung đại (Ngôn hoài, Cẩm hoài, Thuật hoài.. ) - Bài thơ là lời nói chí tỏ lòng của người viết. 3. Thể thơ - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt 4. Giá trị của sản phẩm A. Nội dung - Bài thơ có 2 phần: + Phần 1 (2 câu đầu) : Miêu tả vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần và tái hiện hào khí Đông A thông qua hình ảnh tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo, trấn giữu giang sơn và hình ảnh ba quân khí manh nuốt trôi trâu. + Phần 2 (2 câu sau) : Nỗi thẹn của một nhân cách lớn, một tư tưởng lớn khi chưa trả xong món nợ công danh. - > Bài thơ thể hiện lí tưởng và nhân cách cao đẹp của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão. B. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ hoàng tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. - Ngôn ngữ hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. 5. Mở rộng: Thơ ca về hí nam nhi Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng. Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên. Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bổng vay trả, trả vay Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây Chp phỉ sức vùng vẫy trong bốn bề. (Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ) Trót sinh ra thì phải có chi chi, Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu Đố kị sá chi con tạo, Nợ tang bồng quyết trả cho xong. * * * Trong vũ trụ đã đành phận sự, Phải có danh mà đối với núi sông. Đi không, chẳng lẽ về không? (Chí nam nhi - Nguyễn Công Trứ)