Tóm Tắt Sơ Lược Về Nữ Hoàng Đế Duy Nhất Thời Đại Phong Kiến Việt Nam Nghe đến tên nữ hoàng đế duy nhất của triều đại phong kiến của Việt Nam thì ai cũng đều biết đó là Hoàng đế Lý Chiêu Hoàng. Bà là vị vua cuối cuối cùng trong triều đại thời Lý, con thứ của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung, tên khai sinh là Lý Phật Kim. Bà sinh năm 1218, đến năm 6 tuổi (năm 1224) được sắc phong lên làm hoàng đế (do một tay Trần Thủ Độ lợi dụng bệnh tình của Lý Huệ Tông mà ép lập làm Hoàng thái nữ rồi đưa lên làm vua). Nhưng thực ra quyền nhiếp chính vẫn nằm trong tay Trần Thủ Độ vì tuổi vua vẫn còn nhỏ. Cuộc đời của một vị vua tuổi nhỏ ấy chính thức nổi lên phong ba bão táp triền miên.. (Lý Chiêu Hoàng. Ảnh minh họa) Sau đó, thuận theo kế hoạch đã sắp đặt sẵn, Trần Thủ Độ đưa chúa trai của mình là Trần Cảnh vào triều phục vụ vua. Trần Cảnh cùng lứa tuổi với Chiêu Hoàng nên dễ dàng kết thân, trò chuyện. Trần Thủ Độ mới định thuyết phục Lý Chiêu Hoàng đưa Trần Cảnh lên ngôi vua. Đến năm 1225, Lý Chiêu Hoàng liền đưa Trần cảnh lên ngôi xưng Trần Thái Tông, lập Chiêu Hoàng làm hoàng hậu xưng Chiêu Thánh và phong Trần Thủ Độ là thái sư. Trần Cảnh và chiêu Thánh sinh sống với nhau nhiều năm. Khi Chiêu Thánh 14 tuổi mang thai một vị hoàng tử liền được sắc phong liền là hoàng thái tử nhưng không may lại chết yểu.. Bà từ đấy đau ốm bệnh dịch ròng rã suốt năm năm trời. Trong khi đó, Thái sư Trần thủ Độ lo sợ nhà Trần không người nối dõi đã muốn đưa Thuận Thiên, chị ruột Chiêu Hoàng lên thay (tình cảnh hết sức rối ren nè, Trần Liễu là chồng của Thuận Thiên, là anh của Trần Cảnh, Thuận Thiên lại đang mang thai 3 tháng của Trần Liễu nhưng vẫn bị ép thành hôn với Trần Cảnh - em chồng hoặc em rể). Sau đó năm 1226, vua Lý Huệ Tông qua đời (nghe là bị Trần Thủ Độ ép tự sát). Mẹ - tức bà Trần Thị dung tái giá lấy thái sư Trần Thủ Độ khi cỏ mộ phụ thân vẫn còn chưa xanh.. Chỉ trong 12 năm, từ một nàng công chúa nhỏ bé thời Lý đến Hoàng Thái Tử, Vua nhà Lý, rồi hoàng hậu nhà Trần, công chúa thời Trần (sau khi bị phế truất sắc làm công chúa). Một tấn bị kịch nào là bị gọi là kẻ bán nước cho giặc khi đưa Trần Cảnh thay thế ngôi báu nhà Lý, bị mẹ ruột phản bội lấy kẻ thù, phế truất, người mình yêu nhất - Trần Cảnh lấy chị ruột của mình - Thừa thiên.. Chao ôi! Sao cuộc đời bà lại luân truân lận đận thế! Bà quết định xuất gia, rời bỏ thế hồng trần. Ẩn mình trong nơi thâm sâu, cung cấm.. Đến năm 1258, nhà Trần dẹp loạn quân Mông - Nguyên trong đó có tướng Lê Tấn (Lê Phụ Trần) có côn giá đáo vua nên được ban tước vị và được gả công chúa Chiêu Thánh. Cuối cùng, bà cũng nhận được hạnh phúc cuối đời với người chồng mới. Bà sinh ra hai người con, một trai một gái. Con gái là Ngọc Khuê (sau là Ứng thị công chúa). Và một người con trai là Trần Bình trọng (từng được đảm nhiệm chức vụ Thượng Vị hầu tông của triều đình). Năm 1278, bà về thăm làng Bảng quê nhà nhưng cùng năm đó thì bà mất. Mặc dù từng là một hoàng đế triều Lý nhưng đến khi đền Đô xây dựng tại làng Bảng để thờ cúng vua Lý thì chỉ có 8 đời vua cho đến vua Lý Huệ Tông là hết mà không hề có tên bà. Còn bà thì chỉ xây ở mép rừng Bảng tại đền Rộng, thậm chí ngàn năm chỉ có ít người nhớ tới bà.. (Đền thờ Lý Chiêu Hoàng) Vậy có bất công không? Từ khi bà 7 tuổi thì bị ép lên ngôi vua. Rồi lại bị phế truất thành hoàng hậu, thành công chúa rồi gả cho người khác, bị người đời khinh ghét nhưng vốn dĩ bà cũng chỉ là con cờ của người khác không có quyền chủ động ngay chính cuộc đời của bản thân. Nói bà là gian tế, kẻ bán nước nên không xứng được thờ tự tại đền vua Lý nhưng lỗi đâu phải do bà. Từ đời Lý Cao Tông - ông nội bà nhà Lý đã dần suy tàn rồi. Thậm chí, hết thời này rồi sẽ đến thời khác đâu vị vua nào có thể ngàn tuổi giữ mãi đất nước cho riêng mình. Nhà Lê cũng chỉ tồn tại được 354 năm đâu thể nào có lẽ nhà Lý tồn tại hết thời vua Bảo Đại? Hơn thế, không có nhà Trần thì cũng có người khác nổi loạn đòi thay vua vì vị vua nhỏ bé lại là phụ nữ như Lý chiêu hoàng làm sao đủ sức lực bằng các trang nam tử khác? Vậy nên theo quan điểm đó, chắc chắn rằng Lý chiêu Hoàng phải là vị vua xứng đáng được thờ tụng ở đền Đô, được con cháu ngàn đời sau biết đến và ca ngợi bà. Vì không có công lao cũng có khổ lao, trong lãnh cung cấm ấy bà như con chim hoàng anh sắp chết, phải nghe theo lời người khác không được trái ý và cũng không thể nào thoát khỏi cái lồng ấy chỉ cái cái chết còn sung sướng giải thoát cho bà khỏi bể khổ..
@Ghoul.D.Mavis Reyd mình cũng không ủng hộ đâu nhưng ở vs nhau 7 năm mà không động phòng thì lạ rồi đấy vs cả Trần Cảnh cùng trang lứa nhg cũng hơn Chiêu Hoàng vài tuổi mà lại là vua nên chuyện ấy là cần thiết .tối nay m vt truyện thiếu nhi bạn vào đọc thử nha cho dễ buồn ngủ ấy mà !!!