Nếu phân tích từ "yến sào" để tìm ra ý nghĩa thì có thể hiểu một cách đơn giản như sau: "Yến" là chim yến; "sào" là một cách gọi khác của "tổ". Chúng ta có thể gọi món này là yến sào hoặc yến, tổ yến. Yến sào là tổ của loài chim yến, thường tìm thấy trên các vách đá hiểm trở. Yến sào được làm từ nước bọt của chim yến. Tổ yến được hình thành nhờ tuyến nước bọt của chim yến trong quá trình làm tổ. Từ "tổ" còn có tên gọi khác là "sào" trong tiếng Hán, chính là nguồn gốc tên gọi của món ngon bổ dưỡng quý giá này - là "yến sào". Trung bình, một tổ yến chỉ khoảng 8 gam. Tổ được xây dựng trong mùa sinh sản và được xây dựng bởi con đực trong vòng 35 ngày. Tổ có hình bát úp và gắn vào vách hang. Tổ yến gồm nhiều lát mỏng đan xen với nhiều sợi tơ và nước bọt của chim yến. Những cánh chim yến mỗi sáng sẽ từ biển gọi nhau bay về rừng, đồng ruộng, núi, sông. Chúng bay trên không và chỉ ăn thức ăn kiếm được trên đường đi, đó là côn trùng. Một số loài ăn mật hoa. Chim không uống nước hồ mà chỉ làm tổ trong sương. Có nhiều loại yến và chúng đều có thói quen dùng nước bọt để xây tổ. Thông thường, chúng trộn nước bọt với lông, cỏ, rêu và các vật liệu khác, khi khô lại, những vật liệu đó sẽ tạo thành một cái tổ chắc chắn. Mỗi con yến sử dụng một loại vật liệu riêng kết hợp với nước bọt để xây tổ. Tuy nhiên vẫn có một số loài chim yến xây tổ hoàn toàn bằng nước bọt, đây chính là loài chim Hải Yến, hay còn gọi là Yến Hàng. Từ đó có thể kết luận rằng yến sào chính là tổ của Hải Yến. Tổ yến được biết đến là một trong tám món ngon hàng đầu. Tổ yến đã được người Trung Quốc biết đến và sử dụng từ hơn 400 năm trước. Ở Việt Nam, yến sào cao cấp tự nhiên được sản xuất trên các đảo thuộc các tỉnh miền Trung và miền Nam như tại Phú Yên và Khánh Hòa.. Tổ yến thường được xây dựng trên các đảo cheo leo, việc khai thác yến sào thường rất nguy hiểm vì người ta thường sử dụng tre, nứa để với lên cao bằng giàn giáo, một bên là công cụ đơn giản và bên kia là vách đá hiểm trở. Thời gian gần đây, một số nơi đã nuôi yến ở ngay tại thành phố để có thể thu hoạch yến sào dễ dàng hơn, nổi bật có thể kể đến Nha Trang. Nhà yến đã được cải tạo lại rất giống với điều kiện tự nhiên mà chim yến thường làm tổ. Như giải nghĩa ở trên, "sào" nghĩa là "tổ", chắc chắn không phải là "xào" như trong "xào nấu", "xào rau".. mà nhiều người lầm tưởng. Yến sào thực chất chưa qua chế biến cũng vẫn gọi là yến sào, là tổ yến. Tổ yến thô cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc quá dày đặc hoặc ngoài ánh nắng (ánh sáng mặt trời sẽ phá hủy cấu trúc và chất dinh dưỡng của tổ yến). Khi bảo đảm điều kiện trên thì có thể bảo quản tổ yến thô được tới 2 năm. Yến tươi cần để ráo nước, cất vào hộp đậy kín rồi cho vào tủ lạnh bảo quản khoảng 1 tuần. Nếu muốn bảo quản trong vài tháng hoặc một năm, tổ yến sau khi nhặt lông cần được làm khô bằng quạt trong khoảng 14 giờ cho tới khi sợi yến hoàn toàn khô ráo và xử lý hút chân không hoặc cho vào hộp đậy kín. Tương tự như yến thô, cần bảo quản tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Yến sào, hay tổ yến, là một loại thực phẩm nổi tiếng, cũng chính là một loại dược liệu. Đây là một nét ẩm thực của nhiều nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam.. Tổ yến là một trong những món ăn từ động vật siêu đắt tiền. Tổ yến từ lâu đã được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Từ xa xưa, yến sào đã được xếp vào hàng cao lương mỹ vị dành riêng cho vua chúa. Tổ yến rất giàu acid amine và nhiều loại khoáng chất dinh dưỡng. Yến phù hợp với mọi đối tượng, tăng cường miễn dịch, trí tuệ, hỗ trợ phát triển chiều cao đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển; giúp giữ gìn sức khỏe và tăng cường trí nhớ, giảm huyết áp cao và ngăn ngừa một số bệnh cho người cao tuổi. Với bà bầu, ăn yến sào sẽ cung cấp dinh dưỡng cần thiết giúp thai nhi phát triển toàn diện, tăng cường khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Sử dụng yến sào giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ và săn chắc, có hiệu quả làm đẹp cho phụ nữ.
Nước yến làm từ gì Nước yến hay nước yến sào là sản phẩm được chế biến từ tổ yến kết hợp với những nguyên liệu khác. Thành phần chính trong nước yến là nước, đường phèn, nấm tuyết, mật ong.. và một phần nhỏ yến sào, có thể có thêm các thành phần khác như chất béo bão hòa, cholesterol, canxi, natri. Vì có thành phần tương đồng nên về cơ bản thì nước yến cũng có tác dụng giống như yến sào nguyên chất: Bồi bổ sức khỏe, ổn định hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp và nhịp tim, tăng cường trí não, làm đẹp da và chống lão hóa. Cách sử dụng nước yến cũng tiện lợi hơn rất nhiều so với yến sào. Nhưng vì hàm lượng yến sào trong nước yến nhỏ nên với một dung lượng nước yến tương đương với yến sào chế biến thì không có giá trị bằng.
Yến sào Khánh Hòa Các nhà khoa học và chính những người tiêu dùng đã chứng minh, chỉ có yến sào ở Khánh Hòa mới là tốt nhất. Vì nơi đây có điều kiện thiên thiên, khí hậu rất thuận lợi, bầu không khí trong lành, bãi biển đẹp, hang đá, hang động nhiều, thu hút được sự quần tụ của yến. Yến sào Khánh Hòa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Tổ yến được xây trên vách đá tự nhiên kiến tạo qua hàng nghìn năm, giúp cho hang đá nơi đây giàu chất dinh dưỡng. Và chỉ có địa hình vách đá tự nhiên ấy mới cho ra đời 2 loại yến sào được liệt vào hàng quý giá nhất đó là hồng yến và huyết yến. 100% yến sào Khánh Hòa được khai thác từ các hang đá tự nhiên, không phải là yến nuôi trong nhà như một số yến ở nơi khác. Do đó yến sào Khánh Hòa là loại yến tốt nhất, có chi phí khai thác cao nhất. Nên cũng dễ hiểu vì sao mà yến sào Khánh Hòa lại có giá cao hơn những nơi khác.
Lịch sử yến sào Theo tài liệu lịch sử còn lưu tại Khánh Hòa, năm 1328, trong một chuyến công cán phương Nam, Đề đốc thủy quân nhà Trần là Lê Văn Đạt cùng đoàn quân gặp bão lớn nên thuyền phải dạt vào đảo Hòn Tre. Tại đây, ông tình cờ phát hiện các đảo yến ở vùng biển đảo Bình Khang (thuộc tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và quyết tâm ở lại cai quản vùng đất này. Với tầm nhìn chiến lược của một vị tướng, ông thành lập các đội thủy quân để bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý này. Nghề yến sào nước ta ra đời từ đó. Hậu duệ của ông tiếp tục kế nghiệp. Thời Tây Sơn, bà Lê Thị Huyền Trâm - con gái của An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang (hậu duệ đời thứ 21 của Thủy tổ Lê Văn Đạt) - đã tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu.. cho nhà Tây Sơn. Năm 1793, trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các đảo yến, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã anh dũng hy sinh. Người dân suy tôn bà là Bảo yến đảo chủ Thánh Mẫu, lập miếu thờ trên các đảo yến.
Yến sào được mệnh danh là gì Vì sự quý giá của yến sào, nên nó được mệnh danh là "vàng trắng", là "thực phẩm cao cấp", là "món trứng cá Caviar của phương Đông", và cùng với 7 món quý khác được mệnh danh là "bát trân ngự thiện" trong cung đình xưa (xem chi tiết về bát trân ngự thiện trong bài Ẩm thực cung đình Huế ). Yến sào cũng được mệnh danh là thần dược bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe: Cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, tăng cường thị lực, phục hồi sức khỏe sau sinh và ngăn ngừa lão hóa.