Tại sao lại xuất hiện nguyệt thực?

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Tuệ Lih, 13 Tháng sáu 2021.

  1. Tuệ Lih

    Bài viết:
    31
    Tại sao lại xuất hiện hiện tượng trăng máu?

    [​IMG]

    Nguyện thực là gì?

    Trước khi nói đến chủ đè nguyệt thực là gì thì thì chúng ta phải hiểu rằng mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ phản lại ánh sáng Mặt Trời khi được chiếu vào.

    Nguyệt thực là gì?

    Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Đó là khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực. Hiện tượng này còn phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với các nút quỹ đạo của nó. Hơn nữa, do Trái Đất chỉ nằm được một phần ánh sáng Mặt Trời bởi kích cỡ chênh lệch nên chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất và những ngày trăng tròn.


    [​IMG]

    Phân loại nguyệt thực.

    Nguyệt thực toàn phần

    Nguyệt thực toàn phần còn có tên gọi khác là mặt trăng máu. Đây là hiện tượng thiên văn được mọi người mong chờ nhất trong năm bởi vẻ đẹp hoàn hảo của nó. Khi Mặt Trăng nằm trong toàn bộ phần bóng của Trái Đất, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ không thể chiếu tới Mặt Trăng. Đây được gọi là hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Vào thời điểm đó, ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn, ánh sáng này có màu đỏ. Bởi vậy, người ta hay gọi nguyệt thực toàn phần là "Trăng máu".

    Nguyệt thực một phần.

    Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần nằm trên một đường thẳng thì hiện tượng này sẽ xảy ra. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi bóng của Trái Đất. Hiện tượng này có thể xuất hiện trước và sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi các thiên thể đang tiến gần hoặc sau khi vừa hình thành trạng thái thẳng hàng.

    Nguyệt thực nửa tối

    Hiện tượng nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển vào vùng nửa tối của Trái Đất. Ánh sáng từ Mặt Trời sẽ mờ và tối đi và không còn rõ nét như thông thường. Đây là hiện tượng khó có thể quan sát bằng mắt thường nếu không có sự hỗ trợ từ các thiết bị quan sát thiên văn.

    Nguyêt thực thường xảy ra khi nào?

    Nguyệt thực sẽ xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng tối của Trái Đất, khi đó Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời sẽ thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng với nhau. Chúng ta có thể nhìn thấy từ bất kỳ nơi nào có Mặt Trăng mọc trước khi bị che khuất. Khác với nhật thực thì con người có thể quan sát nguyệt thực bằng mắt thường một cách dễ dàng vì hình ảnh nguyệt thực sẽ mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ. Hiện tượng nguyệt thực chỉ kéo dài trong vài giờ nhưng đủ để ta có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên một cách mãn nhãn nhất.

    Chu kì xuất hiện nguyệt thực là bao lâu?

    Năm nào cũng sẽ có tối thiểu 4 * nguyệt thực và nhật thực xảy ra nhưng con số này tùy thuộc vào mỗi năm nhưng không thể xảy ra nguyệt thực quá 7 lần trong 1 năm được. Đây là hiện tượng tự nhiên của vũ trụ, đang được các nhà khoa học khám phá. Nếu như bạn biết được ngày và thời gian của các thiên thực thì bạn có thể đoán được sự xuất hiện của các nguyệt thực.

    Hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến Trái Đất không?

    Khi Mặt Trăng gần với Trái Đất, lực hút của Mặt Trăng sẽ tăng lên khá là cao. Vì vậy sự kiện này khiến cho thủy chiều dâng cao hơn so với bình thường nhưng sự thay đổi không đáng kể đối với con người

    Nếu tính trên cơ thể 1 con người có cân nặng là 80kg thì nó giống như tnagw lên 73miligarm hoặc giảm đi vậy. Nói cách khacs thì ảnh hưởng đối với con người của sự thay đổi khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất là rất nhỏ.

    Kết luận

    Tóm lại đây là một hiện tượng tự nhiên của vũ trụ khá đặc biệt và nó đang được các nhà khoa học tìm hiểu và khám phá thêm.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...