Bài văn nghị luận xã hội: Chứng minh lối sống giản dị của Bác Hồ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 24 Tháng năm 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,903
    "Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân, trong trái tim nhân loại". Dù khi hoạt động cách mạng ở nước hoài, hay khi trực tiếp chỉ huy cuộc kháng khiến, đến khi giữ cương vị là Chủ tịch nước, Bác kính yêu của chúng ta vẫn giữ một đức tính giản dị, thanh bạch. Đó là đức tính quý báu mà chúng ta ai cũng cần học tập và noi theo.

    "Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân, trong trái tim nhân loại". Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù khi hoạt động cách mạng ở nước hoài, hay khi trực tiếp chỉ huy cuộc kháng khiến, đến khi giữ cương vị là Chủ tịch nước, Bác kính yêu của chúng ta vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó là đức tính quý báu mà chúng ta cần học tập và noi theo.

    Vậy hiểu "lối sống giản dị là gì? Lối sống giải dị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Trước hết, có thể thấy" lối sống giản dị "là lối sống, cách sống đơn giản, tự nhiên, không cầu kì, không phô trương, không xa hoa, không để giàu sang cám dỗ. Như vậy, giản dị, thanh bạch là lối sống cao đẹp của Bác, mỗi người cần có lối sống này.

    Lối sống giản dị của Bác được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống của Bác, từ cách ăn, đồ dùng, nơi ở, đến việc làm, lời nói, bài viết.

    Thật vậy, Bác giản dị trong cách ăn. Khi trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, Bác sống vô cùng giản dị, thanh bạch, chan hòa với thiên nhiên. Bữa ăn của Bác là cháo ngô, rau măng nhưng Bác vẫn mang có tinh thần vui tươi, lạc quan, yêu cách mạng. Cho đến khi cách mạng tháng Tám mới thành công, một tuần lễ Bác nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương" nhường cơm sẻ áo "cho đồng bào, để góp phần làm giảm bớt nạn đói trong nước. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá ba món và thường là các món dân tộc như: Tương cà, dưa, cá kho. Trong khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào. Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, cất đi để bữa sau Bác ăn tiếp. Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Đến cả những dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng. Rồi khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng bao giờ Bác cũng dặn" chủ nhà "là: Đoàn đi có từng này người, chỉ ăn từng này, từng này. Thậm chí trong dịp liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng, bữa ăn của Bác và các đồng chí cũng chỉ có bát cơm, một món xào, tô canh và một đĩa cá. Cảm động nhất là câu nói của Bác: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Câu nói của Bác sâu sắc và đáng để chúng ta suy ngẫm biết nhường nào.

    Không chỉ giản dị trong cách ăn, Bác Hồ kính yêu của chúng ta còn giản dị trong cách mặc. Quần áo của Bác chỉ có vẻn vẹn vài chiếc, áo nào cũng sờn vai, đôi dép lốp thì đã bao lần sửa đi vá lại. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến bộ quần áo ka-ki và đôi dép cao su của Bác. Bộ quần áo ka-ki của Bác đã mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Khi những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo:" Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay ". Dù được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn. Còn đôi dép cao su được Bác dùng hơn hai mươi năm, đến nỗi mòn gót, còn phải lấy một miếng cao su khác vá vào. Các đồng chí cảnh vệ nhiều lần xin được thay cho Bác đôi dép mới nhưng Bác bảo: Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự. Cũng đôi dép cao su ấy, Bác đã đi đến các địa phương, sang các nước để nói chuyện với các chính khách. Bác sống giản dị nhưng không giản đơn, giản dị nhưng vẫn lịch thiệp, vẫn làm cho người đối diện phải nể phục.

    Giản dị trong cách ăn, cách mặc, Bác còn giản dị trong cách ở. Những ngày lãnh đạo cách mạng ở Việt Bắc, Bác sống trong hang đá, làm việc bên chiếc bàn đá chông chênh bên bờ suối nhưng Bác vẫn lạc quan, vẫn thấy" Cuộc đời cách mạng thật là sang ". Đến khi là Chủ tịch nước, ở tại thủ đô nhưng Bác chỉ ở nhà sàn nhỏ đơn sơ với một vườn cây trái, hoa thơm bên một ao cá nhỏ. Nhà sàn của bác ở được Bác bài trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp. Đồ dùng của Bác cũng ít ỏi, chỉ có chiếc tủ nhỏ để đựng quàn áo, chiếc va li để Bác mang theo khi đi công tác xa, một chiếc máy đánh chữ cũ, một bộ bàn ghế nhỏ để Bác tiếp khách, và một chiếc giường nhỏ mộc mạc.

    Bác kính yêu của chúng ta giản dị trong bữa ăn, nơi ở, đồ dùng và giản dị cả trong quan hệ với mọi người. Tại nơi ở, Bác tự mình trồng cây, tưới nước, gọi cá lên ăn, vui với các cháu thiếu nhi ngay trong vườn rợp bóng mát. Tuy được nhận lương cao nhất thời bấy giờ nhưng Bác dùng nó để giúp đỡ dân nghèo, gửi đi để chăm sóc chiến sĩ biên phòng. Dù là Chủ tịch nước nhưng những người giúp việc cho Bác rất ít. Và dù có người giúp việc bên cạnh nhưng với những việc có thể, Bác đều tự mình làm mà không cần ai giúp. Bác suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ: Trồng cây trong vườn, đi thăm như khu tập thể của công nhân. Khi về các địa phương làm việc, Bác trực tiếp ra đồng thăm và nói chuyện với bà con nông dân, uống chung cốc nước trà xanh và ngồi bệt bên bờ cỏ để hỏi chuyện đồng bào. Bác còn xắn quần, trực tiếp lội xuống ruộng, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho bà con nông dân. Có lẽ cũng chính từ những điều đó mà hình ảnh của kính yêu của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết. Bác là người am hiểu không chỉ ngôn ngữ dân tộc mà còn biết nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bác là nhà chính trị, nhà ngoại giao sắc sảo, là nhà văn, nhà thơ lớn đã từng viết những áng văn tuyệt tác như" Nhật ký trong tù "," Tuyên ngôn Độc lập ".. Nhưng bao giờ Bác cũng lấy sự giản dị, trong sáng làm đầu. Lời nói, bài viết của Bác rất giản dị ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu để giúp cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Các câu nói giản dị bất hủ của Bác như khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Bác hỏi:" Tôi nói đồng bào có nghe rõ không? ", Bác nói:" Không có gì quý hơn độc lập, tự do "," Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi ".. Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó khi thâm nhập vào quả tim và khối óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó chính là sức mạnh vô địch, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

    Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần làm sáng lên nhân cách vĩ đại của Bác, hình thành tấm gương đạo đức vĩ đại cho chúng ta học tập, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, mạnh giàu. Vẻ đẹp trong lối sống giải dị của Bác đã tạo nên hình tượng một Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới. Từ người già đến trẻ nhỏ đều gọi Bác với cái tên giản dị mà ý nghĩa" Bác Hồ, cụ Hồ". Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn, được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ.

    Để tỏ lòng kính yêu Bác, chúng ta cần ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi người hãy sống giản dị, không phô trương, không sa hoa, sử dụng tài sản hợp lí, tiếp kiệm, hiệu quả. Hãy giản dị cả trong học tập, tu dưỡng và trong công việc của mình.

    Tóm lại, giản dị là lối sống nổi bật của Bác Hồ. Chúng ta hãy suy ngẫm, tự nhìn lại mình để học tập là làm theo tấm gương đạo đức của Người. Học sinh chúng mình cần cố gắng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để học tập, tu dưỡng và rèn luyện tốt nhé!
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...