Nêu ý kiến về câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học mọt sàng khôn

Discussion in 'Học Online' started by Cute pikachu, Jun 16, 2021.

  1. Cute pikachu

    Messages:
    1,903
    Đề bài: Nêu ý kiến về nhận định: Tục ngữ có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", nhưng nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào.

    Xã hội càng phát triển thì con người càng cần học hỏi, nâng cao trình độ. Bởi thế, ông cha ta đã dạy: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Tuy nhiên, nếu không có ý thức học tập thì chắc gì có sàng khôn nào.

    Vậy câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" có nghĩa là gì? Có thể hiểu: "Đi một ngày đàng" là đi ra ngoài đường, đến một địa điểm nào đó, với một khoảng thời gian nhất định. "Học một sàng khôn" là học hỏi, thu nhận được điều bổ ích giúp mình khôn lớn, trưởng thành. Như vậy, câu tục ngữ là lời khuyên sâu sắc của cha ông, khuyên chúng ta cần đi ra ngoài xã hội, học hỏi từ thực tế cuộc sống, để có cuộc sống tốt hơn.

    Thật vậy, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, học hỏi ngoài xã hội nhiều sẽ giúp chúng ta có thêm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, từ đó thêm kinh nghiệm để giải quyết vấn đề, đi nhiều cũng giúp chúng ta có nhièu mối quan hệ tốt đẹp và hoàn thiện nhân cách hơn.

    Trong lịch sử, chúng ta cũng từn thấy những người đứng đầu quốc gia, dân tộc cũng thường vi hành, đi đến từng tỉnh, từng huyện để nắm bắt đời sống của dân chúng, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có sách lược lãnh đạo cho phù hợp. Chính Bác Hồ của chúng ta năm xưa cũng từ đi qua gần 30 quốc gia. Điều đó giúp Bác không chỉ am hiểu nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới mà còn học thành thạo được hơn chục ngoại ngữ khác nhau. Qua đó, Bác càng hiểu được nguyện vọng, mong ước của nhân dân cần lao trên thế giới và Bác càng hiểu được chỉ có đoàn kết toàn dân đấu tranh chống thực dân và phát xít, giải phóng dân tộc, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa thì nhân dân mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

    Hiện nay, vào ngày nghỉ cuối tuần, hay các dịp lễ, kì nghỉ hè, các gia đình cũng thường tổ chức đi du lịch, đi tham quan các di tích, danh thắng.. để có thêm các kiến thức về lịch sử, về tự nhiên, về xã hội, về các địa danh, các di tích..

    Đi nhiều còn giúp chúng ta có mối quan hệ rộng, giúp bản thân hòa thiện nhân cách, sống tốt, sống đẹp, sáng suốt, bình tĩnh, chủ động giải quyết vấn đề. Ví dụ như chú Dế Mèn trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", nhờ hành trình phiêu lưu của mình, chú ta từ một kẻ ngạo mạn, bướng bỉnh thì đã sống tốt bụng, yêu thương và biết giúp đỡ người khác.

    Đi nhiều còn giúp bản thân có thêm kinh nghiệm và sáng tạo trong lao động, làm việc. Hàng năm, các trường Đại học, cao đẳng thường tổ chức cho sinh viên đi tham quan, thực tế, thực tập tại các công ty, doanh nghiệp để giúp sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường.

    Như vậy, "Đi một ngày đàng" sẽ có cơ hội "học một sàng khôn". Tuy nhiên, đi nhiều nhưng phải có ý thức học tập thì mới thu nhận được sàng khôn. Nói như thế có nghĩa là: Dù đi nhiều, mà không có ý thức học tập thì sẽ không có sàng khôn nào. Chẳng hạn như, nếu ta đi ra ngoài đường, đi ra ngoài xã hội chỉ để ăn chơi đua đòi, tiêu xài phung phí; hoặc đi ra ngoài nhưng không chịu quan sát, không chịu lắng nghe, không khiêm tốn, hoặc bảo thủ, tự kiêu thì dù có đi nhiều nhưng cũng chẳng khôn tí nào.

    Bởi thế, mỗi chúng ta cần hiểu được ý nghĩa lời khuyên của câu tục ngữ, biết học hỏi bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi người cần có kế hoạch đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết, lĩnh hội kinh nghiệm. Đồng thời, chúng ta cũng cần khiêm tốn, không tự kiêu trong quá trình học hỏi; có bản lĩnh cứng cỏi, không khuất phục trước những cám dỗ khi đi ra ngoài xã hội.

    Tóm lại, câu tục ngữ là lời khuyên đúng đắn của cha ông. Vận dụng câu tục ngữ trên, học sinh cần biết tiếp thu, học học từ thầy cô, cha mẹ, người lớn tuổi, bạn bè, từ mọi người xung quanh để ngày một khôn lớn, trưởng thành hơn nhé.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Loading...