Hãy nêu những thành tựu của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại và phong kiến. Những thành tựu đó có ảnh hưởng ở trong nước và ngoài nước như thế nào? 1. Những nét chung: Ấn Độ có một nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng và đầy tính sáng tạo. A) Tôn giáo và triết học: Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn Đạo Bà-la-môn, Hindu, Phật. Về triết học, có hai trường phái: Chính thống (thừa nhận kinh Vê-đa) và tà giáo (không thừa nhận kinh Vê-đa). B) Văn tự và văn học: Người Ấn Độ có chữ viết rất sớm: - Chữ tượng hình viết trên những con dấu (chưa đọc được). - Chữ Bra-mi xuất hiện vào thế kỉ VIII TCN. - Chữ Phạn hoàn thiện vào thế kỉ V TCN. - Từ chữ Phạn đã hình thành các phương ngữ và ngôn ngữ khác như: Hin-di, Ben-ga-li, Ma-ra-thi. Văn học Ấn Độ rất phong phú với những bộ kinh, thơ ca lịch sử, thần thoại. Điển hình là: - Bộ kinh Vê-đa. - Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Cùng với thơ và kịch, nền văn học Hindu còn nổi tiếng với các tác phẩm chính luận: - "Luận về đạo pháp" (Đác-ma-sa-tơ-ra). - "Luận về chính trị" (Đrơ-tha-sa-tơ-ra). - "Luận về lạc thú" (Ka-ma-sa-tơ-ra). C) Kiến trúc: Gắn liền với tôn giáo có các đền hình tháp nhọn nhiều tầng, tượng trưng cho đỉnh núi thiêng - nơi ngự trị của các thần. Các tháp hình núi được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hin-đu độc đáo. D) Thiên văn: Ấn Độ là một trong những dân tộc biết làm lịch sớm nhất. Lịch Ấn Độ cổ đại: Một tháng có 30 ngày, một năm có 12 tháng. Cứ 4 năm có một năm nhuận. Người Ấn Độ cổ đại cũng giải thích được nhật thực và nguyệt thực. E) Toán học: Ấn Độ cổ đại biết được luật về cạnh và đường huyền của tam giác vuông góc, biết tính π. Ấn Độ cổ đại cũng phát minh ra chữ số và đặc biệt là số không (0). 2. Ảnh hưởng trong nước: A) Đạo Bà-la-môn và đạo Hindu Hậu thuẫn cho việc phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Sự phân biệt đẳng cấp là một chế độ hết sức bất công và kìm hãm sự phát triển của xã hội Ấn Độ. B) Nhiều tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết: Các sự kiện này (cùng với điều kiện về địa hình) đã gây nhiều khó khăn trong việc thống nhất đất nước. Ấn Độ có một lịch sử luôn bị giằng xé giữa phân tán và thống nhất. Cho đến thế kỉ V TCN Ấn Độ vẫn bị phân tán thành chục nước nhỏ. Từ thế kỉ VI TCN, đạo Phật xuất hiện, Ấn Độ từng bước dược thống nhất, A-sô-ca đã thống nhất Ấn Độ lập để quốc có đại và truyền bá đạo Phật. Khi A-sô-ca qua đời, Ấn Độ lại phân tán như trước. C) Nền văn học Hindu và đời sống xã hội: Nếu văn học Hindu với các giáo lý, chính luận và luật pháp có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. - Luật pháp Xu-to-ra răn dạy con người sống theo giáo lý và phong tục tập quán hiện thời. - Luật Ma-nu xác định và cùng cố chế độ đẳng cấp. - "Luận về chính trị" cho rằng dùng hình phạt là phương tiện tốt nhất để bảo đảm trật tự. 3. Ảnh hưởng đến nước ngoài: A) Về chữ viết: Từ chữ Phạn của Ấn Độ, các dân tộc Đông Nam Á (trừ Việt Nam) dẫn dân sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ Chăm cổ thế kỷ IV, chữ Khơ-me cổ thế kỉ VI. Người Lao và các nhóm người Thái khác có hệ thống chữ viết được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Campuchia va Mi-an-ma. B) Về tôn giáo: Các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu cả Ấn giáo lần Phật giáo, C) Về văn học: Văn học dân tộc của hầu hết các nước Đông Nam Á đều mô phỏng hay lấy tích từ các sử thi, các truyện thần thoại Ấn Độ. D) Về kiến trúc: Kiến trúc phần lớn các nước Đông Nam Á đều mô phỏng kiến trúc Hindu và kiến trúc Phật giáo. Kiến trúc Hindu với các đền hình tháp nhọn nhiều tầng. Kiến trúc Phật giáo với các kiểu hình tháp Xtu – pa có mái tròn. E) Về toán học: Người Ấn Độ phát minh ra các chữ số kể cả chữ số 0 rồi truyền bác cho người Ả Rập, từ đó lan rộng ra cả Thế giới.