Cách làm việc nhóm với người mình ghét hoặc là không ưa bạn

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thất Tịch không mưa, 31 Tháng bảy 2020.

  1. Cách làm việc nhóm với người mình ghét hoặc là không ưa bạn

    Tác giả: Thất Tịch Không Mưa

    Ngày 31/7/2020


    [Thảo luận - Góp ý] - Các tác phẩm sáng tác của Thất Tịch Không Mưa

    [​IMG]

    Cuộc sống trong mơ là nơi mà ai cũng ao ước nhưng cuộc đời của mỗi người lại không diễn ra theo hướng đó. Chúng ta không sống trong thế giới hoàn hảo. Thế giới mà ta đang sống đầy rẫy những cám dỗ, nguy hiểm tiềm tàng hoặc là những con dao hai lưỡi vô hình mà ta không nhìn thấy được. Sẽ có lúc bạn tự hỏi bản thân mình rằng: Mình có nên học cách yêu quý tất cả mọi người hay không?

    Đó là một câu hỏi khó và thường không có một câu trả lời nào chắc chắn 100%. Trước tiên bạn phải biết một điều rằng: Tương tác với người khác là một điều không thể tránh khỏi trong hầu hết các môi trường làm việc. "Theo ông Robert Sutton - giáo sư khoa học quản lý của ĐH Stanford, việc xây dựng một nhóm toàn những cạ cứng là điều không thể." Rồi sẽ có một ngày bạn phải làm việc chung với người mà bạn ghét. Dòng đời đẩy đưa mà phải không các bạn.

    Đầu tiên hãy nhớ câu này: "Chấp nhận chuyện không yêu quý được tất cả mọi người."


    [​IMG]

    Lý do cho vấn đề được nêu ra ở trên là nằm ở "tư duy". "Tư duy" về vấn đề, cách thức làm việc nhóm, thái độ và kiến thức. Hay sự khác biệt về các giá trị, các giá trị mà ta có được khác với các giá trị mà họ đang có, điều đó dẫn đến những sự phán xét về nhau. Chúng ta hãy cùng đến một ví dụ.

    Ví dụ: Trong giờ học kỹ năng, thầy Z giao một bài tập nhóm, chủ đề: Tệ nạn xã hội. Nhóm phải nộp cho thầy một poster nói bao quát về tệ nạn xã hội kèm theo một video tự quay nói về chủ đề nhóm đã chọn. Các bạn được làm trong 10 tuần và nhóm được phân công làm bài tập này chỉ có 3 người.

    *Hãy đóng giả một người bạn trong tình huống mà Tịch đã đưa ra và suy nghĩ xem bạn sẽ làm gì tiếp theo? Bạn sẽ làm bài tập này như thế nào? (Và gửi cho mình câu trả lời của bạn ở dưới bài đăng này nhé)

    Nếu bạn bị đặt trong tình huống này bạn sẽ phản ứng như thế nào? Điều đầu tiên bạn nghĩ là làm sao mà làm được, poster làm sao, quay video làm sao? Tụi tui học về quản trị mà, sao giao cho tui bài tập khó thế, ai mà làm nổi. Chắc đến đây các bạn độc giả cũng nói mình xàm vì đưa ra tình huống vô lý nhưng nó không vô lý đâu các bạn à. Đây chỉ là đi học mà đã có việc như vậy thử hỏi đi làm sẽ ra sao. Nhiều cái mình không biết, mình không muốn làm nhưng đã được giao thì phải tìm cách hoàn thành việc đó.

    Quay lại vấn đề nào, trong nhóm bạn là một người cực kỳ năng nổ, xung phong nhận việc lên ý tưởng cho chủ đề. Bạn A thì chọn lựa chủ đề theo ý muốn của bạn A mà bạn không thích chủ đề đó, bạn và A đã trao đổi nhưng lời nói của bạn bị vô hiệu.

    À à à, đây chính là khúc dạo đầu cho những chuỗi ngày mệt mỏi của bạn sau này đây. Bạn đã không thích chủ đề đó mà A lại không tôn trọng ý kiến của mình, bạn B thì dễ tính, "tụi bây đi đâu tao đi theo đó." Toang rồi các bạn ạ, vô ngay phải cái nhóm, một người thì chỉ chăm chăm làm theo ý muốn của mình, người còn lại thì đời đẩy tới đâu ta theo đến đó.

    Nghe mà nản phải không các bạn. Xém tí quên nói, các bạn sẽ không được đổi nhóm, đổi người đâu nha. Vì thầy Z rất thương sinh viên, thầy muốn các bạn tập làm việc với người mà bạn ghét.

    Vậy giờ bạn sẽ có hai lựa chọn, một là bực bội, hai là im lặng và chịu đựng. Nếu là mình, mình sẽ chọn lựa cái số hai. Tại sao? Bạn nên nhớ nếu bạn hành xử thô lỗ với họ thì họ cũng sẽ hành xử như vậy với bạn.

    Giờ hãy làm theo mình. Đến một nơi nào đó để bình ổn lại cảm xúc, hít thở thật sâu. Lúc này bạn rất ghét A, ghét cực kỳ vì mình làm gì nó cũng không chịu. Bạn chỉ muốn lao vào đánh nó thôi. Lời khuyên dành cho bạn, ghét làm gì để đem khổ về cho bản thân mình. Hãy nên nhớ câu chỉ nam này: "Chấp nhận chuyện không yêu quý được tất cả mọi người". Tự khắc bạn sẽ thấy cuộc sống mình sẽ tươi đẹp hơn.

    Khi quay lại làm việc, hãy nói chuyện thật chuyên nghiệp. Không đề cập đến vấn đề cá nhân, bạn chỉ cần tập trung vào làm việc thôi. Khi làm xong thì nói rằng bạn có việc bận nên rời đi trước. Trong quá trình làm việ, hãy bám sát những gì mà bạn A làm, vì chủ đề đã chọn rồi, giờ cũng phải theo thôi. Nếu bạn A nói sai chỗ nào mà bạn cảm thấy chưa đúng thì bạn hãy là người tranh luận vấn đề đó với A. Nói rõ với A là mình cảm thấy chỗ này nó chưa đúng, mình nói như vậy không phải vì ý gì mà mình muốn bài làm của nhóm tốt hơn.

    Bạn cần phải để ý cách bạn dùng từ, tiếng việt đôi khi ghép sai từ cũng dễ dẫn đến sự thù ghét. Hãy để ý kỹ cách mình nói chuyện nhé!

    Đó là điều đầu tiên, vậy nhỡ gặp trường hợp mọi thứ vượt quá kiểm soát thì sao?

    Bình tĩnh, làm gì cũng phải bình tĩnh dù cho bây giờ bạn đang rất bực bội. À, các bạn tuyệt đối không nên nói xấu bạn bè hay đồng nghiệp vì đó là một điều vô nghĩa. Bây giờ bạn hãy tìm lại những cuộc nói chuyện, những thứ có thể chứng minh là bạn của bạn đang làm việc một cách tiêu cực và nó sẽ ảnh hưởng đến toàn nhóm theo một chiều hướng xấu đi.

    Hãy gặp giảng viên và trình báo với họ một cách khách quan, tránh dùng cảm xúc của bản thân để nói về hành vi của người khác. Bạn quá mệt mỏi với thái độ của họ, họ không nghe theo ý kiến của các thành viên trong nhóm, điều họ đang thực hiện là làm bài nhóm với vị trí cá nhân, v.. v..

    (Còn tiếp).
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng bảy 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. CÁCH LÀM VIỆC NHÓM VỚI NGƯỜI MÌNH KHÔNG THÍCH (PHẦN 2)

    Kinh nghiệm làm việc với người giỏi và người dở (Tiêu đề phụ)

    Hello mọi người, mình là Tịch, nick name: Elaine. Ở phần trước mình đã giới thiệu đến các bạn cách làm việc nhóm với người mình không thích hoặc ghét rồi nhỉ! Thì ở phần này, mình sẽ chỉ cho những bạn muốn làm việc với người mà mình ghét.

    Theo quán tính, khi bạn bị ép buộc làm việc nhóm chung với một ai đó mà ta không thích, thường bạn sẽ cố ý tránh né người đó phải không! Nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể tránh được, lý do có thể đến từ phía thầy cô (đối với các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường), lý do thứ hai là đến từ cấp trên, sếp bạn (đối với các bạn đã đi làm).

    Một lời khuyên nhỏ cho bạn: nếu bị rơi vào tình thế bắt buộc đó, bạn không nên từ chối hoặc phản kháng lại. Nó chỉ làm cho bạn trở nên xấu đi trong mắt người khác. Lúc đó bạn vừa bị điểm trừ trong mắt sếp, thầy cô, còn bị đồng nghiệp, bạn bè cười cợt và tệ hơn có thể trong các việc làm sắp tới bạn sẽ bị bạn bè xa lánh. Quả là một điều không hay phải không!

    Bạn nên tập làm quen với việc cuộc sống vốn không công bằng, vì sao? Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý, cái gì diễn ra cũng có lúc không đúng với kế hoạch mà mình đã định sẵn. Hãy tập ứng phó với điều đó như vấn đề mà tiêu đề này đang nói đến: "Cách làm việc với người mình ghét".

    Khi rơi vào hoàn cảnh ép buộc, ta nên mang tâm thái trò chuyện với mọi người trong nhóm. Hãy luôn nở nụ cười trên môi, ăn nói từ tốn, hãy lựa những lời nói khéo léo, nói giảm nói tránh để cuộc họp không diễn ra quá mức căng thẳng khi hai bên bất đồng ý kiến.

    Nếu bạn cho rằng ý kiến của bạn nó tốt hơn, hãy chứng minh, còn không hãy cùng thực hiện cả hai rồi đưa ra quyết định cuối cùng xem cái nào tốt hơn. Khi ta làm vậy công việc sẽ có sự tiến triển, bạn và người bạn ghét sẽ dần hiểu nhau trong một khoảnh khắc nào đó. Đó là: "Ta thực hiện mọi thứ dưới sự công bằng". Không phân biệt giữa người này người kia.


    Kinh nghiệm khi làm việc với người giỏi và người dở

    Nào, trước tiên, bạn hãy làm quen với việc cuộc sống vốn không công bằng. Mình biết có vài trường hợp các bạn bị ghép với một ai đó làm việc dở, kém, sẽ ảnh hưởng đến kết quả của bạn. Và tự hỏi: "Sao lại để một người có năng lực kém như thế làm việc chung với tôi".

    Gợi ý: thật ra, không có ai dở, ai giỏi cả. Cũng không có ai có năng lực tốt hơn ai. Mọi thứ mà bạn giỏi đều đến từ sự luyện tập miệt mài, khổ luyện mà ra. Nào đã đến lúc để bạn học thêm một điều mới. Hãy coi đây là một thử thách. Trong đó, bạn sẽ đóng vai trò là leader, bạn sẽ phân công việc, nhiệm vụ cho từng thành viên. Sau khi hoàn thành công việc của mình, bạn hãy đi giúp người bạn đang bị gặp vấn đề nhé. Nếu một mình bạn không làm được, thì hãy kêu gọi sự trợ giúp đến từ phía các thành viên khác trong nhóm.

    Đừng keo kiệt hay ích kỉ, một khi đã làm việc nhóm thì chúng ta đang chung một chí hướng. Cùng nhau làm việc để đạt được kết quả tốt nhất.

    Các bạn nên tập suy nghĩ: "Tương tác với người khác, dù là người giỏi hay dở thì đều đem lại cho ta một vài lợi ích nhất định"

    Hừm, lợi ích ở đây là gì? Khi bạn làm việc chung với người giỏi, bạn sẽ học được cách điều phối công việc của người giỏi, qua đó rút được những kinh nghiệm cho bản thân. Sẽ có nhiều lúc bạn làm việc bị gặp vấn đề ở đâu đó trong tiến trình, bạn không biết cách xử lý vấn đề và có thể làm không tốt. Hãy nhớ là ghi lại vấn đề của mình, có cơ hội thì hãy đi hỏi người giỏi.

    Còn làm việc với người dở thì sao? Bạn thử nhìn lại tình huống trên, bây giờ bạn đang đứng ở vị trí người giỏi rồi. Đã có vài bạn có kinh nghiệm tốt, có thể tự sung phong đảm đương phần khó, phần dễ thì hãy giao cho các bạn khác ít kinh nghiệm hơn để các bạn không bị lạc lõng hoặc nghĩ rằng mình. Sẽ có nhiều bạn đến giờ vẫn còn lối suy nghĩ đi theo lối mòn, ích kỷ thậm chí là tự phụ, nghĩ mình ghép với người dở, mình là giỏi nhất nhóm đâm ra tự phụ thì thôi rồi, trường hợp đó bạn chỉ làm trò hề, làm cho nhân cách của bạn đi xuống mà thôi. Nếu bạn nghĩ mình giỏi, và luôn tự mình ôm đồm nhiều việc, cứ nghĩ giao việc cho mấy người dở hơn mình sẽ rách việc thì xin chúc mừng bạn đã làm cho cái EQ của mình thấp đến mức khó có thể cứu chữa đấy.


    => Hãy luôn cho người khác một cơ hội, biết đâu họ sẽ đem lại cho bạn một điều bất ngờ. Đừng quá tự cao, tự thỏa mãn về bản thân mình, rồi sẽ có một ngày bạn sẽ trở thành một người yếu kém như họ.

    "Có thể người mà bạn ghét, không ưa, sau vài tháng hoặc hơn một năm họ đã thay đổi, thay đổi trở nên tốt hơn để có thể làm việc tốt hơn của bản thân trong quá khứ".

    [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...