Hỏi đáp Làm thế nào để kiềm chế cơn tức giận?

Discussion in 'Hỏi Đáp' started by Tiểu Đan, Dec 8, 2020.

  1. Sao mọi người cứ cố gắng kìm chế tức giận là gì nhỉ? Theo mình đó là 1 sai lầm vô cùng tai hại, thay vì kìm chế tức giận thì ta nên chuyển hóa nó, và cách duy nhất dĩ nhiên là ngồi thiền rồi!
     
    Tiểu Đan likes this.
  2. Sai Nguyen

    Messages:
    177
    Chào bạn, tức giận là phản ứng phòng vệ tự nhiên của tâm lý con người khi một sự việc xảy ra không theo kế hoạch định trước. Phản ứng này trong thế giới tự nhiên là cần thiết để các con vật có thể đấu tranh bảo vệ bản thân mình, tuy nhiên với con người nó lại có phản ứng ngược. Khi bạn để cho cảm xúc tri phối lí trí của mình, trong nhiều trường hợp sẽ có những hành động tiêu cưc, dẫn tới hối hận sau này.

    Trong tâm lý học, người ta đã đưa ra một giải pháp hiệu quả để bình ổn tâm lý tức thời đó là qua điều hòa hơi thở. Tức là trong thời điểm nóng giận nhất, thay vì để bản thân phản ứng theo cảm xúc thì lập tức nhắm mắt tập trung vào hơi thở của mình, cách phổ biến nhất chính là: Hít sâu, nhịn thở ra trong vòng 7 giây, thở hết không khí sau đó nhịn hít vào trong vòng 7 giây, lặp lại cách làm này nhiều lần. Cơ sở khoa học của phương pháp này chính là khi cơ thể bị chấn động tâm lý, phản ứng bản năng chính là tim đập nhanh hơn, hít thở dồn dập, máu dồn về đầu gây nên áp lực lên hệ thần kinh, phương pháp điều hòa hô hấp này sẽ nhanh chóng đưa nhịp tim trở lại bình thường, giảm áp lực lên hệ thần kinh.

    Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì phương pháp này khá hiệu quả, ví dụ trong cuộc sống vợ chồng hàng ngày có nhiều tình huống nhỏ nhặt dễ khiến mình cả giận mất khôn cãi vã với chồng. Lâu dần mình nhận ra dùng bạo lực hoặc miệt thị để đối phó với đàn ông là ngu ngốc, vì đấu tranh là bản năng của họ, mình khó mà thắng được, chính vì thế mình thường để cơ giận qua đi rồi mới tìm cách góp ý nhẹ nhàng với chồng, sau nhiều lần thì anh ấy có thay đổi rõ rệt, biết quan tâm vợ hơn.

    Tóm lại, khi một sự việc xảy ra khiến bạn tức giận, bạn trước tiên nên nhận định rõ dù bạn tức giận hay không thì sự việc cũng đã xảy ra. Thay vì để cơn tức giận kiểm soát bản thân mình, hành động hiệu quả nhất chính là ổn định tâm lý để có thể suy nghĩ giải pháp đảo ngược tình huống ấy.
     
    Tiểu Đan likes this.
  3. Chara

    Messages:
    0
    1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

    2. Tránh suy nghĩ tiêu cực

    3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

    4. Không giữ thù hận hay ác cảm

    5. Không gửi email trong cơn giận dữ

    6. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

    7. Học cách đối mặt với khó khăn

    8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

    9. Học cách nhìn nhận lại

    10. Học cách giải tỏa cảm xúc
     
    Tiểu Đan likes this.
    Last edited by a moderator: Dec 25, 2020
  4. Giotsau

    Messages:
    3
    Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận mà nhiều khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn.. trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.

    Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ.

    Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối quan hệ tốt hơn. Làm thế nào để kiềm chế được sự tức giận, chúng ta tham khảo những kỹ năng kiềm chế cảm xúc ngay sau đây để có được lời giải tốt hơn cho cuộc sống:

    1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

    Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: "Tại anh/chị..". Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: "Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng.. mình cần giúp đỡ mọi người..".

    2. Tránh suy nghĩ tiêu cực

    Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: "Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn.."

    3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

    Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

    4. Không giữ thù hận hay ác cảm

    Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

    5. Không gửi email trong cơn giận dữ

    Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

    6. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

    Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

    7. Học cách đối mặt với khó khăn

    Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng

    Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

    8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

    Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác.. Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

    Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.

    9. Học cách nhìn nhận lại

    Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. Hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

    10. Học cách giải tỏa cảm xúc

    Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!


    • Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ..
    • Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
    • Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh.. Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.
    • Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
    • Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự "viết ra" trong tâm trí của mình những cảm xúc.. và "đọc" nó, nghĩa là "dõi theo" nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

    Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai.
     
    Tiểu Đan and Guava like this.
  5. Mình nghĩ bạn nên tìm kiếm ai đó để tâm sự
     
  6. anhlich

    Messages:
    0
    Theo mình thấy các tốt nhất để kiềm chế sự tức giận là hãy nghĩ về những lợi ích mà mình không nóng giận, Dừng lại hít thở thật sâu nghĩ lại nghĩ, mình đang làm cái gì
     
  7. Không biết mọi người kiềm chế tức giận kiểu gì nhưng với Mịch á, tức giận thì nhịn thôi! ^^

    Các cụ có câu: "Một điều nhịn là chín điều lành", khi bị người ta phân biệt, tức giận, bàn tán hay nói xấu thì Mịch 'nhịn', 'nhịn', 'nhịn'..

    Từ đó, mọi người không những không nói gì nữa mà còn khâm phục mình. Còn cơn giận kia cũng theo gió cuốn trôi luôn á! Một giờ không tán thì một ngày, một ngày không tan thì một tuần, lâu lắm cũng chỉ một tháng là lại vui vẻ như thường ấy mà.. ^^
     
  8. Hạ Tử Duệ9791 Tiểu Motor Tiểu Phi Hiệp

    Messages:
    247
    Có lẽ, cách kiềmchế cơn tức giận của mình có hơi "ngược" một chút.

    Chính là mỗi khi cảm nhận thấy bản thân sắp không chịu nổi được nữa thì mình thường im lặng. Đối với mình lúc đó, có lẽ việc bản thân tự im lặng là cách tốt nhất với cả hai bên. Khi ấy bản thân như thể tự tạo ra cho mình một căn phòng trống và giam giữ cảm xúc lại trong đó vậy. Vì mình sợ rằng, trong khi nổi giận sẽ không khống chế nổi bản thân mà buông những lời nói không nên nói hoặc là làm những hành động không đúng với luân thường đạo lý. Khổng Tử có nói rằng: "mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả".

    Mình cũng thường hay ngẩng mặt lên nhìn bầu trời, bầu trời rộng lớn như vậy mà, chắc chắc sẽ chứa hết tất cả nỗi buồn bực của bạn.

    Cũng có khi mình lảng tránh việc đó đi, kiếm một việc khác để bản thân tập trung không nghĩ tới nữa. Ví dụ như là vẽ tranh, làm bải tập, nghe nhạc hoặc tốt hơn là đi ngủ.

    Cũng có lúc sẽ nắm thật chặt tay lại, khiến cho 2 bàn tay thật đau thì thôi. Tại vì mình sợ đau. Không phải đau trong lòng mà mình nghĩ khi có vết thương nhỏ ngoài da sẽ khiến đầu óc mình khi đó trống rỗng, tất cả mọi nỗi buồn bực khi đó sẽ dồn lại nơi bị thương kia.

    Hoặc là sẽ hít thở thật sâu, làm như vậy vài lần, và trong đầu sẽ hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp đẽ giữa mình với họ hoặc là những việc làm mình vui vẻ để cơn giận dữ dần lắng xuống.

    Nếu giận dữ với người yêu thì khi đó chính là muốn người đó ôm mình một lát. Đúng vậy, một cái ôm thôi cũng sẽ giúp cả 2 bình tĩnh lại hơn.
     
  9. Yukuai

    Messages:
    62
    Khi tức giận thì bạn nên đọc bảng cửu chương. Đọc bảng cửu chương là một việc hết sức đơn giản, không khiến cho bạn áp lực hay bức bối mà còn giúp bạn tạm thời quên đi việc mình đang tức giận. Đợi đến khi bạn đọc xong bảng cửu chương thì tâm trạng của bạn đã tốt hơn, cũng đã tỉnh táo, bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
     
  10. Tranhuynh

    Messages:
    1,540
    Theo góc nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình thì...

    Đối với những cơn tức giận thông thường, mình thường chọn phương thức nhịn, để tránh chuyện nào vượt xa mong muốn như là phá vỡ 1 mối quan hệ vẫn còn giá trị nào đó. Và mình nghĩ ai cũng thế khi dần trưởng thành.

    Đúng là cơn tức giận có thể chi phối suy nghĩ của bạn, bạn có thể bị suy nghĩ tiêu cực hơn về mọi thứ và tạo hàng rào để bảo vệ bản thân. Bạn muốn kiềm chế nó một cách tốt nhất nhưng rất tiếc vì cơn tức giận là 1 trái bom nổ chậm, tích tụ dần. Bạn kiềm chế càng giỏi, trái bom khi nổ sẽ càng nguy hiểm. Bạn không giỏi kiềm chế, thì cơn tức giận lại biến thành hàng loạt những trái bom nhỏ nổ nhanh như pháo hoa, nó cũng không mấy an toàn đối với bạn và những người xung quanh.

    Bởi... Bạn thử nhớ lại xem, trong suy nghĩ của bạn lúc giận 1 ai đó hay 1 việc gì đó, có phải viễn cảnh bạn mong muốn xảy ra lại với họ rất tệ không? Có khi bạn muốn người ta biến mất khỏi thế gian này, hay đạp hết những giá trị bạn nuôi dưỡng nữa đó. Đặc biệt hơn, là việc bạn kiềm giữ sự ức chế này trong bao lâu, hay là giải phóng nó ra bằng hành động, lại là một vấn đề khó lý giải.

    Tuy nhiên, mình không có quá đặt nặng áp lực về vấn đề kiềm chế cơn "Tức giận" này. Vì mình thấy việc ta "Tức giận" đồng nghĩa với việc ta nhìn ngộ giác lại mọi thứ. Đó cũng dường như là 1 phương thức giải quyết cho vấn đề mà chúng ta mắc phải. Tương đương với cảm xúc buồn bã, thất vọng, chán nản,... Nó cho ta rà soát lại khái niệm của những giá trị mình theo đuổi.

    Chúng ta sẽ nhận ra mọi thứ xung quanh mình không hoàn hảo như mình tưởng, nó có những lỗ hỏng. Chúng ta sẽ vạch rõ được nhịp điệu của bản thân và những thứ xung quanh như thế nào. Điều đó sẽ định hình kỹ càng về sự kỳ vọng so với thực tế. Bạn sẽ quyết định bạn sẽ đi theo hướng nào. Bạn sẽ thôi mơ mộng và đi đúng đường hơn dự kiến, nhất là bạn sẽ nhìn thẳng vào hiện thực chứ không phải tạo ra 1 hàng rào trốn tránh cô lập bản thân như trước.

    Suy nghĩ theo hướng này sẽ giúp bạn không phải cố học cách kiềm chế cơn tức giận 1 cách khôn ngoan để "Dĩ hòa vi quý" nữa, mà là coi trọng cách nhìn nhận trong cảm xúc của bản thân và hiểu rõ thực trạng của hiện tại. Để quyết định xem hành động nào là tốt nhất có thể cho bản thân và những giá trị mình mong muốn.

    Đó là lời mình muốn chia sẻ. Chúc bạn 1 ngày tốt lành.
     
Tags:
Trả lời qua Facebook
Loading...