Kinh nghiệm trẻ kém hấp thu

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 25 Tháng sáu 2018.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    662
    Với những trẻ biếng ăn chậm tăng cân, các bậc phụ huynh luôn đau đầu trong việc bổ sung dinh dưỡng cho bé để bé không bị thiếu hụt và chậm tăng cân so với các bạn cùng trang lứa. Mẹ hãy tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để trẻ cảm thấy thích thú hơn trong các bữa ăn hàng ngày nhé!

    Không nên cho bé ăn quá nhiều thịt nạc

    [​IMG]

    Sắt là thành phần quan trọng, giúp cơ thể hình thành nên máu, thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ. Theo thống kê của trung tâm kiểm soát dịch bệnh Atlanta (Hoa Kỳ), có khoảng 9% trẻ từ 1-2 tuổi thiếu sắt, ở độ tuổi 3-5 là 3% và 6-11 là 2%. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ nghĩ thịt đỏ sẽ giúp trẻ giảm thiểu được tình trạng này. Điều này thực ra rất chính xác, nhưng nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều trẻ sẽ bị chán. Với những trẻ nhỏ, nhai thịt nạc giống như 1 cực hình nên thịt không được nhai kỹ trước khi vào dạ dày dẫn đến việc kém hấp thu. Để giải quyết tình trạng này, mẹ nên thay thế thịt nạc bằng thịt gia cầm, trứng, sữa, cá, đậu.. để trẻ đỡ bị ngán và cung cấp được 1 lượng sắt cần thiết cho trẻ.

    Cho bé ăn dầu ăn với lượng vừa phải

    Khi bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ cần phải bổ sung thêm dầu ăn vào cháo hoặc súp cho bé để cung cấp chất béo cho cơ thể. Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo rất quan trọng cho cơ thể, đóng vai trò chính trong quá trình cung cấp năng lượng cho bé và hấp thu các dưỡng chất khác, đặc biệt là các loại vitamin tan trong dầu.

    Chỉ nên bổ sung vitamin bằng thực phẩm

    [​IMG]

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Hàm lượng vitamin và chất xơ của rau xanh và hoa quả là bằng nhau. Chính vì thế, mẹ nên thay đổi thực đơn linh hoạt để bổ sung đầy đủ vitamin cho bé.

    Nếu bé chán nhiều loại rau củ hay hoa quả, hãy bổ sung các loại rau củ quả khác có giá trị dinh dưỡng tương đương. Đặc biệt, mẹ không nhất thiết phải dùng đến vitamin tổng hợp để bổ sung cho bé.

    Không nên lạm dụng cà rốt

    [​IMG]

    Cà rốt chứa rất nhiều vitamin tốt cho bé nhưng mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều. Việc lạm dụng cà rốt trong thực đơn cho trẻ sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nếu hấp thu quá nhiều cà rốt bé có thể bị thiếu máu, vàng da, biếng ăn, khó ngủ và bần thần, ngoài ra bé còn bị giật mình hoặc khóc đêm.. Chính vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn cà rốt 2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 30-50 gr.

    Cho bé ăn đầy đủ kể cả khi bé ốm

    Khi bé ốm, bé sẽ khó chịu, chán ăn, đắng miệng nên sẽ biếng ăn hơn thường ngày. Đừng ép bé ăn quá nhiều, hãy cho bé ăn những gì bé thích và cố gắng cho bé ăn thêm một chút cháo dinh dưỡng để có đủ chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

    Nước hầm xương có bổ dưỡng?

    Nhiều mẹ quan niệm nước hầm xương rất bổ dưỡng nên dùng để nấu cháo cho bé trong thời kỳ ăn dặm mà không dùng thêm bất kỳ một nguyên liệu nào khác. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, nước hầm xương chỉ làm cho ngọt hơn chứ không mang một giá trị dinh dưỡng nào cả. Nên khi nấu cháo cho bé, mẹ cần phải bổ sung thêm các loại thịt băm, rau củ quả, cá, tôm.. để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

    Không nên cho bé uống quá nhiều nước hoa quả

    [​IMG]

    Nước hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho trẻ nhưng nếu quá lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Chỉ nên cho bé uống tối đa 100-200 ml nước hoa quả mỗi ngày, bên cạnh đó nước lọc là chất lỏng tốt nhất cho trẻ.

    Không nên xay nhuyễn thức ăn

    Đối với những trẻ tập ăn dặm mẹ có thể xay nhuyễn thức ăn để bé dễ nuốt và hấp thu. Nhưng tình trạng này không nên kéo dài lâu, mẹ phải tập cho bé ăn thức ăn thô để tập phản xạ nhai của bé. Hãy cho bé tự xúc ăn và nhai để hoàn thiện khả năng ăn uống của mình.

    Đừng để cho bé ăn quá nhiều đạm

    [​IMG]

    Chất đạm có nhiều trong thịt, trứng, sữa.. và đây là những thực phẩm luôn có trong thực đơn hàng ngày của bé. Tuy nhiên, mẹ nên điều tiết lượng thực phẩm này để bé có thể hấp thu tối đa được dưỡng chất, vì ăn cái gì nhiều quá cũng không tốt. Ăn quá nhiều đạm sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, điều này khiến nguy cơ trẻ biếng ăn chậm tăng cân tăng cao.

    Trên đây là những mẹo nhỏ giúp mẹ cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân ở bé. Chúc bé hay ăn chóng lớn và luôn mạnh khỏe nhé!
     
    chobanchotoi thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng tám 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...