Tư Duy Nhanh Và Chậm - Daniel Kehlmann

Discussion in 'Tổng Hợp' started by Thanh Bình, Jun 23, 2018.

  1. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 2 - Chương 18: Thuần phục các dự đoán trực giác
    Bấm để xem
    Đóng lại

    Cuộc sống đòi hỏi chúng ta cần tới sự dự đoán trong nhiều thời điểm. Các nhà kinh tế học dự đoán lạm phát và thất nghiệp, các nhà phân tích tài chính dự đoán các khoản lợi nhuận, các chuyên gia quân sự dự báo số thương vong, các nhà đầu tư mạo hiểm ước đoán khả năng sinh lời, các nhà xuất bản và các nhà sản xuất phim dự đoán lượng khán/thính giả, các nhà thầu ước tính thời gian yêu cầu để hoàn công các dự án, các bếp trưởng lường trước nhu cầu dành cho các món ăn có trên thực đơn của họ, các kiến trúc sư ước tính lượng bê tông cần tới cho một tòa nhà, các đội trưởng đội cứu hỏa ước lượng số xe bồn sẽ cần tới để dập tắt một đám cháy. Trong đời sống của mình, chúng ta phải dự đoán phản ứng của vợ (chồng) mình trước một dự định chuyển nhà hoặc phán đoán của cá nhân chúng ta trước một công việc mới.

    Một số phán đoán được tiên liệu trước, ví dụ những phán đoán được đưa ra bởi các kiến trúc sư, phần lớn dựa vào các bảng tham chiếu, các phép tính chính xác và các phân tích rõ ràng về kết quả thu được từ các thời điểm tương tự. Số khác dính dáng tới khả năng trực giác của Hệ thống 1 theo hai nhóm phân loại chủ yếu. Một số khả năng thuần thục của trực giác được gọi ra chủ yếu nhờ vào trải nghiệm được lặp đi lặp lại. Các phán đoán mau chóng và tự động cùng với lựa chọn của các cao thủ cờ vua, các vị chỉ huy đội cứu hỏa, cũng như các bác sĩ mà Gary Klein đã từng mô tả trong Nguồn gốc sức mạnh và một nơi nào đó minh chứng cho những khả năng trực giác đã được tôi luyện, tại đó nhanh chóng có một giải pháp cho một bài toán xuất hiện trong đầu đã được ghi nhận.

    Những khả năng trực giác khác, đôi lúc không thể phân biệt chủ động ngay từ đầu, phát sinh từ quá trình hoạt động của các phương pháp suy nghiệm thường dùng một câu hỏi dễ để thay thế cho một câu hỏi khó hơn đã được đặt ra trước đó. Các phán đoán thuộc về trực giác được đưa ra với sự tự tin thái quá ngay cả khi chúng dựa trên những phân tích của các bằng chứng không chắc chắn không mang tính hồi quy. Dĩ nhiên, rất nhiều phán đoán, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên môn, bị chi phối bởi sự kết hợp giữa các phép phân tích thống kê và khả năng tư duy của trực giác.

    TRỰC GIÁC KHÔNG MANG TÍNH HỒI QUY

    Hãy cùng chúng tôi trở lại với một nhân vật mà chúng ta đã gặp:

    Julie hiện là sinh viên năm cuối tại một trường đại học ở một bang của Mỹ. Cô biết đọc thành thạo khi cô mới bốn tuổi. Điểm GPA của cô là bao nhiêu?

    Những người được thụ hưởng nền giáo dục tương đồng với nền giáo dục của Mỹ có thể nhanh chóng đưa ra một con số, vốn thường rơi vào khoảng 3.7 hoặc 3.8. Điều ấy diễn ra như thế nào? Ở đây một vài vận hành có dính líu tới Hệ thống 1.

    • Mối liên kết nhân quả giữa khả năng đọc của Julie và mục tiêu của sự dự đoán (điểm GPA của cô) được yêu cầu. Liên kết ấy có thể là gián tiếp. Trong thí dụ này, việc biết đọc sớm và điểm GPA cao cùng là biểu hiện của một tài năng học vấn. Một số mối quan hệ nhân quả là cần thiết ở đây. Bạn (Hệ thống 2 của bạn) hẳn nhiên sẽ bác bỏ một mẩu tin chẳng liên quan về việc giành giải trong một cuộc thi câu cá hoặc sự vượt trội trong môn cử tạ tại trường trung học. Quy trình này phân đôi một cách có hiệu quả. Chúng ta có đủ khả năng bác bỏ thông tin kiểu như không liên quan hoặc sai nhưng việc điều chỉnh để các yếu điểm nhỏ hơn trở nên phù hợp với dấu hiệu đưa ra không phải là điều mà Hệ thống 1 có thể làm. Như một hệ quả, các dự đoán dựa trên trực giác gần như hoàn toàn vô cảm trước đặc tính có thể thấy trước của dấu hiệu này. Khi một mối liên kết được tìm ra, như trong trường hợp biết đọc sớm của Julie, WYSIATI được áp dụng: Trí nhớ liên tưởng của bạn nhanh chóng và tự động đưa ra một câu chuyện khả thi nhất từ thông tin có sẵn.
    • Kế đó, dấu hiệu này được đánh giá trong mối quan hệ với một tiêu chuẩn có liên quan. Một đứa trẻ 4 tuổi có thể đọc trôi chảy đã sớm phát triển ra sao? Thứ hạng hay điểm số nào có tương quan với thành tích này? Tập hợp mà theo đó đứa trẻ này được so sánh (chúng ta gọi là một nhóm tham chiếu) không hoàn toàn được định rõ nhưng đây cũng là quy tắc trong cách nói thông thường: Nếu ai đó tốt nghiệp từ một trường đại học được mô tả như là “khá thông minh” bạn hiếm khi cần phải hỏi, “Khi bạn nói ‘khá thông minh’, nhóm tham chiếu nào bạn sẽ nghĩ tới trong đầu?”
    • Bước tiếp theo liên quan tới sự thay thế và cường độ phù hợp. Sự đánh giá chứng cứ mong manh về khả năng nhận thức trong thời thơ ấu được thay thế bởi một câu trả lời cho câu hỏi về điểm GPA của cô bé. Julie sẽ được gán phần trăm số điểm GPA và những thành tích của cô bé với vai trò là một đứa trẻ biết đọc sớm.
    • Câu hỏi đã định rõ rằng câu trả lời buộc phải nằm trong hệ điểm GPA, nó đòi hỏi một sự vận hành cường độ phù hợp khác, từ một ấn tượng chung về thành tích học tập của Julie tới điểm GPA được gán cho tài năng của cô bé. Bước cuối cùng là sự truyền đạt, từ một ấn tượng về học vấn có liên quan của Julie gắn với điểm GPA tương ứng với nó.
    Cường độ phù hợp đưa ra những dự đoán vốn dĩ cực đoan là dấu hiệu mà chúng dựa trên đó, dẫn dắt người ta đưa ra cùng câu trả lời cho hai câu hỏi khá khác biệt:

    Điểm số phần trăm về khả năng biết đọc sớm của Julie là
    bao nhiêu?

    Điểm GPA theo phần trăm của Julie là bao nhiêu?

    Tới giờ thì bạn có thể dễ dàng nhận thức rằng tất cả những vận hành này đều là các đặc tính của Hệ thống 1. Tôi đã liệt kê ra ở đây như là một chuỗi theo trật tự gồm các bước nhưng dĩ nhiên độ phủ của sự vận động này trong trí nhớ liên tưởng không vận hành theo cách này. Bạn nên mường tượng ra một chu trình của hoạt động trải rộng mà ngay từ đầu được thúc đẩy việc đưa ra các dấu hiệu và câu hỏi, nó cung cấp ngược trở lại nhờ vào chính nó và cuối cùng nó xuất hiện ở giải pháp khả thi nhất.

    Một bận, Amos và tôi đã đề nghị những người tham gia vào một thí nghiệm đánh giá các miêu tả về tám sinh viên năm thứ nhất đại học, được cho là được soạn ra bởi một cố vấn viên dựa trên nền tảng các cuộc phỏng vấn lớp đầu vào. Mỗi miêu tả bao gồm năm tính từ, như trong ví dụ sau:

    Thông minh, tự tin, hiểu biết, chăm chỉ, tìm tòi.

    Chúng tôi đã đề nghị một số người tham gia trả lời hai câu hỏi:

    Miêu tả này đã gây ấn tượng cho bạn nhiều như thế nào với sự chú ý tới năng lực học vấn?

    Tỷ lệ phần trăm nào trong số các miêu tả về những tân sinh viên này bạn cho rằng có thể gây ấn tượng với bạn nhiều hơn?

    Hai câu hỏi này đòi hỏi bạn phải đánh giá các dấu hiệu thông qua việc so sánh sự miêu tả ấy với tiêu chuẩn của bạn đối với những miêu tả về các sinh viên của các nhà cố vấn. Sự tồn tại phong phú của một tiêu chuẩn như vậy thật rõ rệt. Mặc dù bạn chắc chắn không hề biết được rằng làm thế nào để có được nó, bạn vẫn có được một cảm nhận khá rõ ràng về việc miêu tả ấy truyền tải niềm hăng say nhường nào: Viên cố vấn tin rằng sinh viên này giỏi nhưng không quá xuất sắc. Có cả một kho các tính từ mạnh hơn từ thông minh (lỗi lạc, sáng tạo), hiểu biết (uyên thâm, uyên bác, thông tuệ), và từ chăm chỉ (đam mê, cầu toàn). Nhận định: Rất có khả năng ở mức trên 15% nhưng không chắc ở mức trên 3%. Đó chính là ấn tượng nhất quán trong các suy nghiệm kiểu như vậy, chí ít là trong phạm vi văn hóa.

    Còn những người khác đã được hỏi các câu hỏi khác:

    Đâu là ước tính của bạn về điểm trung bình chung mà sinh viên đó sẽ đạt được?

    Tỷ lệ phần trăm của những tân sinh viên mà sẽ đạt được điểm GPA cao hơn là?

    Bạn cần tới cái nhìn mới để phát hiện ra sự khác biệt giữa hai nhóm câu hỏi này. Khác biệt này lẽ ra nên rõ ràng nhưng thực tế lại không phải vậy. Không giống như những câu hỏi ban đầu, nó đòi hỏi bạn chỉ việc đánh giá dấu hiệu đưa ra, nhóm thứ hai liên quan tới một trạng thái rất không rõ ràng. Câu hỏi nhắc đến thành tích cụ thể của các tân sinh viên vào cuối năm học. Điều gì đã xảy ra trong suốt năm học kể từ khi cuộc phỏng vấn ấy được tiến hành? Bạn có thể dự đoán như thế nào cho những thành tựu thực tế của sinh viên đó trong năm học đầu tiên ở trường đại học từ năm tính từ ấy? Liệu người cố vấn ấy có thể dự đoán điểm GPA hoàn toàn chính xác từ một cuộc phỏng vấn?

    Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh các dự đoán bằng phần trăm mà những người tham dự đã đưa ra trong quá trình phân tích các dấu hiệu trong một tình huống và dự đoán kết quả trong một tình huống khác. Các kết quả được tổng kết lại một cách dễ dàng: Các phán đoán hoàn toàn giống nhau. Mặc dù hai nhóm câu hỏi này khác nhau (một là về sự mô tả, còn lại là về thành tích học tập của sinh viên trong tương lai), những người tham gia đã xử lý chúng như thể chúng cùng một dạng câu hỏi. Như trong trường hợp của Julie, dự báo trước về tương lai không được phân biệt từ một sự đánh giá chung về dấu hiệu hiện tại mà là dự đoán đã khớp với đánh giá. Có lẽ đây là dấu hiệu tốt nhất mà chúng ta có đối với vai trò của hành động thay thế. Những người được hỏi xin một lời dự đoán nhưng họ lại thay thế bằng một lời đánh giá, mà không nhận thức được rằng câu hỏi mà họ trả lời kia không phải là câu hỏi mà họ đã được hỏi. Quá trình ấy được đảm bảo để sản sinh ra những dự đoán sai lệch theo hệ thống; chúng hoàn toàn bỏ qua sự hồi quy về mức trung bình.

    Trong suốt thời kỳ quân dịch của tôi trong lực lượng phòng bị Israel, tôi đã tham gia vào quá trình tuyển chọn các ứng viên cho hoạt động huấn luyện viên chức dựa trên một chuỗi các bài phỏng vấn và bài kiểm tra thực địa. Tiêu chuẩn để xét các ứng viên có được tuyển chọn hay không được đánh giá dựa trên điểm số cuối kỳ của học viên đó trong trường võ bị. Đánh giá dựa trên thứ hạng được cho không phản ánh hết được khả năng của các ứng viên này (tôi sẽ nói thêm về điều này trong một chương về sau). Đơn vị này vẫn còn tồn tại tới tận khi tôi đã là một giáo sư và đang cộng tác với Amos để nghiên cứu về phán đoán của trực giác. Tôi vẫn duy trì mối quan hệ tốt với nhiều người tại đơn vị đó và đã hỏi xin họ một số ưu tiên. Tôi đã hỏi các dự đoán của họ về mức điểm trung bình của từng học viên trong tương lai có thể đạt được trong trường võ bị. Họ đã thu thập vài trăm dự báo kiểu như vậy. Các viên chức đưa ra các dự đoán ấy đều quá quen thuộc với hệ thống thang điểm bằng chữ vốn được các trường học sử dụng cho các học viên của mình và các tỷ lệ xấp xỉ của A, của B, ... Kết quả thật ấn tượng: Tần số tương đối của A và của B trong các dự đoán này gần như là tương đồng với tần số trong các điểm số cuối kỳ của trường học.

    Những phát hiện này cung cấp một ví dụ thú vị về cả hành động thay thế lẫn cường độ phù hợp. Các viên chức được cung cấp các dự đoán đã hoàn toàn thất bại trong việc phân biệt hai nhiệm vụ:

    • Nhiệm vụ thường lệ của họ, đó là đánh giá thành tích của các ứng viên trong thời gian họ đóng tại đơn vị.
    • Nhiệm vụ tôi đã đề nghị họ thực hiện, đó là dự đoán thực tế về một điểm số trong tương lai.
    Họ chỉ đơn thuần áp dụng việc sử dụng cường độ phù hợp để truyền tải các điểm số của chính họ sang hệ số được sử dụng trong trường võ bị. Một lần nữa, họ đã thất bại trong việc dự đoán không chắc chắn (đáng kể) đã dẫn dắt họ tới các dự đoán vốn dĩ hoàn toàn không mang tính hồi quy.




    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 30, 2018
  2. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 2 - Chương 18: Thuần phục các dự đoán trực giác (Tiếp theo)
    Bấm để xem
    Đóng lại


    MỘT SỰ HIỆU CHỈNH DÀNH CHO NHỮNG DỰ ĐOÁN TRỰC GIÁC

    Trở lại với trường hợp Julie, người biết đọc từ rất sớm. Phương pháp để dự đoán điểm GPA của cô bé đã được giới thiệu trong chương trước đó. Như tôi đã ví dụ ở cuốn sách này về môn đánh gôn và đối với trọng lượng tương thích với kỹ năng chơi piano, tôi viết ra một công thức giản lược dành cho các yếu tố vốn xác định độ tuổi biết đọc và các điểm số đại học:

    Độ tuổi biết đọc = các yếu tố cùng chung + các yếu tố riêng biệt đối với độ tuổi biết đọc = 100%.

    GPA = các yếu tố cùng chung + các yếu tố riêng biệt đối với điểm GPA = 100%.

    Các yếu tố cùng chung gồm năng khiếu di truyền, quan tâm của gia đình cho sở thích học tập và bất kể thứ gì khiến những kiểu người như những đứa trẻ con trở thành những người biết đọc sớm và những lớp thanh niên trở nên thành đạt về mặt lý thuyết. Dĩ nhiên ở đây có rất nhiều yếu tố có thể tác động tới một số kết quả này lại không tác động tới các kết quả khác. Julie hẳn có thể đã được thúc đẩy để biết đọc sớm bởi những người bố người mẹ đầy tham vọng, cô bé có thể có không được sống trong tình thương yêu và quan tâm của bố mẹ nên bị sa sút điểm số ở trường đại học, cô cũng có thể từng bị tai nạn trượt tuyết ở tuổi dậy thì khiến khả năng của cô bị suy giảm...

    Hãy nhớ lại rằng sự tương quan giữa hai thước đo này là tuổi biết đọc và điểm GPA hiện tại ngang bằng với tỷ lệ của các yếu tố cùng quyết định đến khả năng của họ. Dự đoán chuẩn nhất của bạn về tỷ lệ đó là bao nhiêu? Dự đoán lạc quan nhất của tôi là khoảng 30%. Bằng việc thừa nhận ước tính ấy, chúng ta có được tất cả những gì chúng ta cần để sản sinh ra một dự đoán không bị sai lệch. Dưới đây là những chỉ dẫn làm cách nào đạt được mục đích đó chỉ với bốn bước đơn giản:

    1. Bắt đầu với một ước tính về điểm GPA trung bình.

    2. Xác định điểm GPA khớp với ấn tượng của bạn về dấu hiệu đưa ra.

    3. Ước tính mối tương quan giữa căn cứ của bạn với điểm GPA.

    4. Nếu mối tương quan là .30, dịch chuyển 30% khoảng cách ấy từ điểm trung bình tới điểm GPA phù hợp.

    Bước 1 đặt ra vạch ranh giới, điểm GPA mà bạn có thể từng dự đoán về Julie nếu bạn không có thông tin gì về cô ấy ngoài thông tin cô bé là sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp ở một trường đại học. Mặc dù thiếu thông tin như vậy, bạn vẫn có thể dự đoán điểm trung bình. (Điều này tương tự như việc gán xác suất hệ số gốc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh khi bạn chẳng được kể gì về Tom W.) Bước 2 là dự đoán trực giác của bạn, nó khớp với phán đoán của bạn dựa vào dấu hiệu đưa ra. Bước 3, bạn tự vạch ranh giới tiến gần tới trực giác của bạn nhưng khoảng cách mà bạn được phép dịch chuyển này phụ thuộc vào ước tính tương quan của bạn. Bạn kết thúc ở bước 4, với một dự đoán vốn bị tác động bởi trực giác của bạn nhưng có chừng mực hơn nhiều.

    Đây là phương pháp thông thường dùng để dự đoán. Bạn có thể ứng dụng bất cứ khi nào bạn cần dự đoán một đại lượng biến thiên, ví dụ như điểm GPA, lợi nhuận từ một khoản đầu tư hay sự tăng trưởng của một doanh nghiệp. Phương pháp này xây dựng dựa trên trực giác của bạn nhưng nó tiết chế, chuyển dịch chính nó về mức trung bình. Khi bạn có những căn cứ vững chắc để tin vào độ chính xác của dự đoán trực giác trong một sự tương quan giữa chứng cứ và dự đoán thì sự điều chỉnh ở đây sẽ ở mức nhỏ.

    Những dự đoán trực giác cần được sửa đúng vì chúng không được tính dựa trên hồi quy và bởi vậy đã bị sai lệch. Giả sử tôi dự đoán về mỗi gôn thủ trong một vòng đấu rằng điểm số của anh ta vào ngày thứ hai sẽ tương tự với điểm số của anh ta vào ngày thứ nhất. Dự đoán này không chấp nhận sự hồi quy về mức trung bình: Các tay gôn đã có sức khỏe tốt vào ngày thứ nhất thường sẽ chơi kém hơn vào ngày thứ hai và những ai đã thi đấu tệ thì hầu như sẽ cải thiện được thành tích. Rốt cuộc khi chúng được so sánh với các kết quả thực tế, các dự đoán không dựa trên hồi quy sẽ bị phát hiện ra là sai lệch. Tính trung bình các dự đoán là quá lạc quan đối với những ai đã chơi tốt hơn vào ngày thứ nhất và quá cực đoan đối với những ai đã có sự khởi đầu kém. Những dự đoán này cực đoan giống như dấu hiệu đưa ra. Tương tự, nếu bạn sử dụng các thành tích thời thơ ấu để dự đoán điểm tổng kết ở trường đại học mà không tính các dự đoán của mình đưa vào phép tính hồi quy về mức trung bình, bạn sẽ bị thất vọng bởi kết quả học tập của những người biết đọc sớm và kinh ngạc trước điểm số của những người biết học biết đọc muộn. Các dự đoán trực giác đưa tới những sai lệch này, bởi vậy những dự đoán (cả cao lẫn thấp) đều có khả năng ở mức ngang bằng với giá trị được đánh giá quá cao và không đúng mức. Bạn sẽ mãi mắc phải những lỗi ấy khi các dự đoán của bạn bị sai lệch nhưng các lỗi này ít hơn và không nghiêng hẳn về các kết quả được đánh giá xảy ra cao hay thấp.

    SỰ PHÒNG VỆ CỦA CÁC DỰ ĐOÁN CỰC ĐOAN?

    Tôi đã giới thiệu về luận đề Tom W trước đó để minh họa cho các kết quả riêng biệt như trong các lĩnh vực chuyên môn hay kết quả của một bài kiểm tra, nó được diễn đạt qua việc gán một xác suất cho một tình huống trên lý thuyết (hoặc trong trường hợp đó qua việc xếp hạng các kết quả từ khả thi nhất tới ít khả thi nhất). Tôi cũng đã mô tả một quy chuẩn vốn ngăn chặn những sai lệch chung trong sự dự đoán riêng biệt: Không chú ý tới các hệ số gốc không nhạy với chất lượng nguồn tin.

    Các sai lệch mà chúng tôi thấy được trong các dự đoán được biểu thị trên một hệ đo lường, ví dụ như điểm GPA hoặc thu nhập của một doanh nghiệp, tương đồng với các sai lệch đã thu được trong việc đánh giá các xác suất của kết quả.

    Trình tự hiệu chỉnh cũng tương tự:

    • Cả hai gồm có một dự đoán cơ sở mà bạn có thể đặt ra nếu bạn không biết chút gì về tình huống trước mặt. Trong tình huống cụ thể, đó chính là hệ số gốc. Trong tình huống thể hiện bằng số, đó chính là kết quả bình quân trong phạm trù liên quan.
    • Cả hai đều có một dự đoán trực giác biểu diễn con số xuất hiện trong đầu bạn, dù đó là một xác suất hay một điểm GPA đi nữa.
    • Trong cả hai trường hợp, bạn mưu cầu một dự đoán nằm ở giữa đáp án cơ sở và đáp án trực giác của bạn.
    • Trong tình huống mặc định là không có dấu hiệu hữu ích nào, bạn bám vào mức cơ sở.
    • Trong hoàn cảnh khác, bạn cũng có thể bám vào dự đoán ban đầu của mình. Dĩ nhiên điều này sẽ xảy đến chỉ khi bạn duy trì sự tin tưởng tuyệt đối trong dự đoán ban đầu của mình sau khi có một nhận định bình phẩm về căn cứ mà vốn ủng hộ cho dự đoán ấy.
    • Trong hầu hết các trường hợp bạn sẽ tìm ra được vài lý do để nghi ngại rằng mối tương quan giữa xét định của trực giác và thực tế là chính xác và bạn sẽ dừng lại ở đâu đó giữa hai thái cực.
    Quy trình này là một phép tính xấp xỉ đối với các kết quả có khả năng xảy ra về một phân tích thống kê thích hợp. Nếu thành công, nó sẽ đưa bạn tiến về hướng các dự đoán không bị sai lệch, các ước tính hợp lý dành cho xác suất và các dự đoán có chừng mực về các kết quả bằng số. Hai quy trình này được dự định chỉ ra cùng một sai lệch: Các dự đoán trực giác có chiều hướng trở nên tự tin thái quá và cực đoan quá mức.

    Hiệu chỉnh lại các dự đoán trực giác của bạn là nhiệm vụ của Hệ thống 2. Nỗ lực lớn được tìm đến nhằm đưa ra phạm trù tham chiếu liên quan, ước tính dự đoán cơ sở và kiểm chứng các chứng cứ. Nỗ lực này được chứng minh là đúng chỉ khi các số tỷ lệ này cao và khi bạn chủ tâm không mắc sai lầm nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bạn nên biết rằng việc hiệu chỉnh các khả năng trực giác của mình có thể làm phức tạp đời sống của bạn. Một đặc trưng của các dự đoán không bị sai lệch đó là chúng thừa nhận dự đoán về các biến cố hiếm hoặc cực đoan chỉ khi thông tin đưa ra là hoàn toàn đầy đủ. Nếu bạn kỳ vọng những dự đoán của mình có giá trị khiêm tốn, bạn sẽ không bao giờ đoán định một kết quả hoặc là hiếm hoặc là cách xa mức trung bình. Nếu dự đoán của bạn không bị sai lệch, bạn sẽ chẳng bao giờ có được sự trải nghiệm đem lại sự thỏa mãn về việc đưa ra chính xác một kết quả cực đoan. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể nói: “Tôi đã nghĩ vậy!” khi sinh viên giỏi nhất của bạn tại trường luật trở thành một thẩm phán tòa án tối cao, hay khi một sự việc bắt đầu mà bạn nghĩ rằng đầy hứa hẹn cuối cùng cũng thành công và mang lại rất nhiều lợi nhuận. Đưa ra những giới hạn cho một căn cứ, bạn sẽ chẳng bao giờ dự đoán rằng một học sinh trung học nổi bật sẽ là một sinh viên hạng A của trường Princeton. Vì một vài lý do, một nhà đầu tư mạo hiểm sẽ chẳng bao giờ được biết xác suất cho sự thành công trong những thời kỳ đầu là “rất cao”.

    Những mục tiêu đề ra cho nguyên lý này nhằm tiết chế các dự đoán trực giác cần phải được thực thi một cách thận trọng, bởi sự sai lệch không phải lúc nào cũng là điều quan trọng nhất. Một sự ưu ái dành cho các dự đoán không bị sai lệch được điều chỉnh nếu tất thảy các lỗi dự đoán được xử lý giống nhau, bất chấp sự chỉ dẫn của chúng. Nhưng có những tình huống mà tại đó một số lỗi sẽ tồi tệ hơn so với những lỗi khác. Khi một nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm “thứ vĩ đại nối tiếp”, rủi ro của việc mất đi một Google hay Facebook kế tiếp quan trọng hơn nhiều so với rủi ro của việc đưa ra một khoản tiền khiêm tốn vào một khoản đầu tư rốt cuộc sẽ thất bại. Mục tiêu của các nhà đầu tư mạo hiểm đó là để gọi tên chính xác các tình huống cực đoan, ngay cả sẽ phải trả giá cho việc đánh giá quá cao các triển vọng thuộc rất nhiều dự án mạo hiểm khác. Đối với một chủ ngân hàng thận trọng cho vay các khoản lớn, rủi ro từ một khách hàng vay riêng lẻ sắp vỡ nợ có thể sẽ lớn hơn nguy cơ của việc từ chối một số khách hàng tiềm năng có thể sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ. Trong những trường hợp như thế, việc sử dụng ngôn ngữ cực đoan (“triển vọng rất tốt,” “rủi ro ghê gớm theo mặc định”) có thể thỏa đáng cho sự thoải mái mà nó đặt ra, dù cho phán đoán này được dựa trên nguồn thông tin ít giá trị.

    Đối với một người lý trí sẽ không dễ có một vấn đề nào bị đưa ra dựa trên các dự đoán chừng mực và vốn không bị sai lệch. Sau cùng, nhà đầu tư mạo hiểm có lý trí biết rằng: Ngay cả những khởi đầu hứa hẹn nhất cũng chỉ có một cơ hội thành công khiêm tốn. Anh ta nhìn nhận công việc hứa hẹn nhất trong số các lời dự đoán sẵn có và thấy không cần phải tự dối mình về những triển vọng của một khởi sự mà anh ta dự định đầu tư vào nó. Tương tự vậy, các cá nhân lý trí sẽ dự đoán lợi nhuận của một doanh nghiệp không dựa trên giới hạn ở một con số đơn lẻ nào, họ nên cân nhắc tới khả năng không chắc chắn có thể xảy ra nhất với kết quả. Một người lý trí sẽ không tự dối mình về những cơ hội thành công và đầu tư lượng tiền lớn vào một doanh nghiệp có khả năng thất bại nhất, nếu như phần thưởng của việc thành công dành cho sự mạo hiểm này đủ lớn... Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có lý trí và một số người trong chúng ta có lẽ cần tới vật thế chấp cho những ước tính bị bóp méo nhằm tránh tình trạng mất khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, nếu bạn tự dối bản thân bằng cách chấp thuận các dự đoán cực đoan, bạn sẽ làm tốt việc đó nhằm giữ vững nhận thức về niềm đam mê của bạn.

    Có lẽ đóng góp có giá trị nhất của quy trình hiệu chỉnh mà tôi đặt ra đó là quy trình này sẽ bắt bạn phải tư duy về việc bạn biết tới đâu. Tôi sẽ dùng một ví dụ quen thuộc trong thế giới học thuật nhưng tương ứng với phạm vi xã hội. Một đơn vị có ý định tuyển dụng một vị giáo sư trẻ có những triển vọng về khả năng lao động khoa học tốt nhất. Hội đồng tìm kiếm đã thu hẹp lựa chọn về hai ứng viên:

    Kim hiện đã hoàn tất chương trình học của mình. Thư giới thiệu về cô rất ấn tượng và cô đã có một cuộc nói chuyện rất thông minh và gây ấn tượng cho tất cả mọi người trong cuộc phỏng vấn. Cô không có ghi nhận đáng kể nào về khả năng nghiên cứu khoa học.

    Jane đã có bằng tiến sĩ suốt ba năm qua. Cô có khả năng làm việc rất tốt và hồ sơ nghiên cứu của cô rất xuất sắc, nhưng giao tiếp của cô và các cuộc phỏng vấn kém sinh động hơn so với Kim.

    Lựa chọn trực giác nghiêng về phía Kim, bởi cô đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ hơn, và WYSIATI. Nhưng đây cũng là tình huống mà thông tin về Kim ít hơn nhiều so với thông tin về Jane. Chúng ta lại trở về với quy luật số nhỏ. Trong thực tế, bạn có thông tin về Kim ít hơn thông tin về Jane và các kết quả cực đoan có khả năng thu được từ các mẫu nhỏ nhiều hơn. Ở đây có sự may mắn trong các kết quả thu về từ các mẫu nhỏ và vì thế bạn nên giảm lui dự đoán của mình đối với thành tựu trong tương lai của Kim nhiều hơn về phía trung bình. Khi bạn chú ý đến thực tế rằng Kim có khả năng sút giảm hơn là Jane, bạn hẳn nên dừng ở việc lựa chọn Jane mặc dù bạn đã ít bị gây ấn tượng trước cô ấy hơn. Trong bối cảnh về các lựa chọn học thuật, tôi sẽ bỏ phiếu cho Jane nhưng có thể đó sẽ là một cuộc vật lộn để vượt qua ấn tượng trực giác rằng Kim có hứa hẹn nhiều hơn. Hành động tuân theo những trực giác của chúng ta là điều tất nhiên và theo một cách nào đó, ta sẽ thấy thoải mái hơn so với việc đấu tranh chống lại chúng.

    Bạn dễ dàng hình dung ra các luận đề tương tự trong các bối cảnh khác nhau, ví dụ một nhà đầu tư mạo hiểm đang lựa chọn giữa các khoản đầu tư vào hai doanh nghiệp hoạt động ở những thị trường khác nhau. Một doanh nghiệp có sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu được đánh giá khá chính xác. Doanh nghiệp còn lại thú vị hơn và hứa hẹn qua trực giác nhiều hơn nhưng các triển vọng của nó ít chắc chắn hơn. Cho dù dự đoán tốt nhất về triển vọng của doanh nghiệp thứ hai vẫn còn ở mức cao thì khi sự bất định được xem như một yếu tố, nó lại là một câu hỏi đáng được cân nhắc cẩn thận.

    CÁI NHÌN HAI CƠ CHẾ VỀ SỰ HỒI QUY

    Các dự đoán cực đoan và một sự sẵn sàng dự đoán các biến cố hiếm từ dấu hiệu mờ nhạt đều là những biểu hiện của Hệ thống 1. Điều ấy là tự nhiên đối với cơ chế liên tưởng nhằm khớp nối tính cực đoan của các dự đoán với tính cực đoan nhận biết được của dấu hiệu mà nó dựa vào – đây chính là cách sự thay thế diễn ra. Và cũng là điều tự nhiên đối với Hệ thống 1 để sản sinh ra các dự đoán tự tin thái quá như chúng ta từng thấy, được phán đoán bởi sự gắn kết của mẩu chuyện tốt nhất mà bạn có thể kể dựa theo dấu hiệu có trong tay. Hãy cảnh giác: Trực giác của bạn sẽ sinh ra các dự đoán vốn dĩ quá cực đoan và bạn sẽ bị xui khiến đặt quá nhiều niềm tin vào chúng.

    Sự hồi quy cũng là một vấn đề đối với Hệ thống 2. Ý nghĩ thuần túy về sự hồi quy về mức trung bình xa lạ và gây khó cho việc truyền đạt và lĩnh hội. Galton đã từng trải qua giai đoạn khó khăn trước khi hiểu được điều ấy. Nhiều giáo viên thống kê học kinh hãi những lớp học mà tại đó sinh viên của họ thường nhận thức mơ hồ về chủ đề cốt yếu này. Đó là tình huống nơi Hệ thống 2 cần có sự tôi luyện đặc biệt. Việc gắn kết các dự đoán với dấu hiệu đưa ra không chỉ là điều cần làm bằng trực giác, mà còn là một việc làm hợp lý. Chúng ta sẽ không tìm tòi để hiểu được sự hồi quy từ sự trải nghiệm. Ngay cả khi một sự hồi quy được nhận diện, như chúng ta đã thấy trong câu chuyện về các vị chỉ huy đội bay, thì nó vẫn sẽ được đặt ra theo diễn giải nhân quả mà hầu như luôn luôn sai.

    BÀN VỀ CÁC DỰ ĐOÁN TRỰC GIÁC



    “Sự khởi đầu này đã đạt được một minh chứng nổi bật cho ý tưởng, nhưng chúng ta không nên kỳ vọng chúng làm được như vậy trong tương lai. Từ đây tới thị trường vẫn còn là một chặng đường dài và vẫn còn rất nhiều lý do cho sự hồi quy.”

    “Dự đoán trực giác của chúng ta rất có triển vọng, nhưng hẳn là nó quá khó. Hãy đặt vào phép tính này bằng chứng rõ ràng và dự đoán hồi quy ấy về mức trung bình.”

    “Khoản đầu tư có lẽ là một ý tưởng hay, dù cho dự đoán chuẩn nhất rằng nó sẽ thất bại. Đừng nói rằng chúng ta thực sự tin nó sẽ là một hiện tượng tiếp sau Google.”

    “Tôi đã đọc một bản báo cáo về thương hiệu đó và nó quả thực rất xuất sắc. Tuy nhiên, đó có thể là một sự may mắn. Hãy chỉ xem xét những thương hiệu đã có một lượng lớn các nhận xét và chọn lấy một cái có vẻ là tốt nhất.”



    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 30, 2018
  3. Thanh Bình

    Messages:
    111

    Phần 3 - Niềm tin thái quá - Chương 13 - Ảo vọng về tri thức

    Bấm để xem
    Đóng lại


    Nassim Taleb được biết đến không chỉ với vai trò của một thương nhân, một triết gia, một nhà thống kê học mà cònlà một nhà tâm lý học có tiếng. Trong tác phẩm Thiên nga đen, Taleb đã đưa ra ý niệm về một liên tưởng ngụy biện nhằm ghi lại những hình ảnh về một thế giới chưa hoàn thiện trong suy nghĩ của chúng ta, đồng thời thể hiện những kỳ vọng của chúng ta về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai. Thực chất các liên tưởng ngụy biện được sinh ra từ những nỗ lực của chúng ta trong việc không ngừng phán đoán và liên tưởng về thế giới ấy. Các câu chuyện giải thích rằng con người cảm thấy những điều đơn giản, cụ thể hấp dẫn hơn rất nhiều so với những điều phức tạp và trừu tượng, cho rằng tài năng hay sự ngu dốt và mục đích sống giữ vai trò quan trọng hơn là may mắn và chúng ta thường hay tập trung vào một số biến cố nổi bật đã xảy ra hơn là các rủi ro có thể xảy ra. Đa phần biến cố nổi bật nào xảy ra trong thời gian gần đây đều được xem là một ví dụ điển hình và trở thành cốt lõi của một câu chuyện nhân quả. Taleb cho rằng chính con người chúng ta đã tự lừa bản thân mình qua việc tự đưa những ý niệm rất mơ hồ về quá khứ và tin rằng điều đó là đúng.

    Các câu chuyện được đưa ra đều cung cấp cho chúng ta một thông tin hết sức rõ ràng mạch lạc về những hành động và kế hoạch của con người. Thông thường việc diễn giải bất cứ hành vi nào của con người sẽ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và tác động khách quan của người đó. Chính vì thế mà sự thích nghi với những thay đổi và tác động của mỗi người là khác nhau. “Hiệu ứng hào quang” đã từng được thảo luận rất nhiều trước đó. Nó có vai trò gắn kết chúng ta trong cách nhìn nhận về con người và những tích cách được xem là đặc biệt quan trọng. Ví dụ, nếu chúng ta nghĩ rằng một cầu thủ ném bóng chày là phải đạt được một số tiêu chí như điển trai, mạnh khỏe thì đương nhiên khi nhìn thấy ai đó lực lưỡng, khỏe mạnh, chúng ta sẽ nghĩ rằng anh ta có thể ném bóng tốt. Đôi khi “hào quang” cũng mang nghĩa tiêu cực: Nếu chúng ta có quan niệm một cầu thủ ném bóng chày là phải đạt một số tiêu chí như lực lưỡng khỏe mạnh thì rõ ràng khi chúng ta thấy một anh chàng nhìn có vẻ yếu ớt, ngay lập tức chúng ta xem nhẹ năng lực thể thao của anh ta. “Hiệu ứng hào quang” giúp các câu chuyện có tính minh họa trở nên đơn giản, dễ hiểu và mạch lạc thông qua những hệ giá trị: Người tốt chỉ làm việc tốt và người xấu chỉ làm việc xấu. Chúng ta đã từng rất ngạc nhiên khi nghe lời tuyên bố “Hitler cưng chó và yêu trẻ nhỏ” bởi lẽ trong suy nghĩ của chúng ta thì Hitler là một kẻ tàn nhẫn và độc ác. Lời tuyên bố trên rõ ràng là quá mâu thuẫn với bản chất mà chúng ta từng biết về con người này. Chính vì thế “hiệu ứng hào quang” đã tác động đến chúng ta, chi phối suy nghĩ và hành động của chúng ta, khiến chúng ta không tuân theo cảm xúc vốn có của mình.

    Bất cứ một câu chuyện hấp dẫn nào cũng sẽ được “phủ một tấm áo choàng ảo vọng” xem như là một giai thoại, có yếu tố ly kỳ, hấp dẫn. Câu chuyện về hành trình để Google trở thành gã khổng lồ trên lĩnh vực công nghệ là một ví dụ. Thành lập ra Google là hai sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Họ đã tìm ra phương thức hữu hiệu bậc nhất trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Bằng mọi cách họ đã huy động được nguồn vốn để khởi nghiệp và sau đó đạt được hàng loạt thành công to lớn. Chỉ trong vòng vài năm, cổ phiếu Google trở nên có giá trị nhất nước Mỹ và hai tân sinh viên sáng lập ra Google năm nào trở thành một trong số những người giàu có nhất hành tinh. Điều làm câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn có lẽ chính là những may mắn mà họ có được. Cơ hội nghìn năm có một đã đến với họ chỉ sau một năm sáng lập ra Google, họ đã sẵn sàng bán công ty của mình với giá dưới một triệu đô-la nhưng bên mua đã cho rằng giá đó quá cao. Đôi khi sự may mắn, tình cờ, ngẫu nhiên, hy hữu đã tác động đến kết quả khiến cho chúng ta cảm thấy con đường đến với thành công trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

    Tưởng chừng một chi tiết như thế có thể chỉ rõ sự thành công của những nhà sáng lập ra Google. Nhưng thực tế những gì mà họ đạt được phải dựa trên tài năng, nỗ lực của rất nhiều con người. Bên cạnh hai nhà sáng lập là cả một tập thể quyết tâm đồng hành cùng Google trong việc biến những mục tiêu hành động thành kết quả. Câu chuyện thành công của họ sẽ trở nên đầy đủ hơn, sâu sắc hơn nếu chúng ta đề cập đến việc họ đã vật lộn, cạnh tranh trên thương trường như thế nào và đánh bại các đối thủ ra sao để có thể khẳng định vị thế số một của mình.

    Tôi có ý kể câu chuyện trên với sắc thái hết sức nhẹ nhàng nhưng trong thâm tâm mình chắc chắn có cảm giác câu chuyện thành công đó rất tuyệt vời. Nếu được thêm vài chi tiết thú vị nữa, chắc hẳn bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu được điều gì khiến cho Google trở nên thành công như vậy. Đồng thời bạn cũng sẽ rút ra được một số bài học kinh nghiệm về bí quyết và con đường đi đến thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên những điều mà bạn nghĩ là có thể học hỏi từ câu chuyện của Google phần lớn chỉ là ảo tưởng. Ví dụ sau cùng cho một sự lý giải đó là liệu rằng nó có khiến cho tình huống này có thể dự báo trước được không. Không có câu chuyện nào về thành công không được trông đợi của Google đáp ứng được ví dụ trên, bởi không hề có câu chuyện nào có thể bao gồm vô số các biến cố mà từ đó sẽ dẫn tới một kết quả khác nhau. Trí tuệ của con người không thể xử lý tốt tất cả những điều diễn ra ngoài kế hoạch, trái với dự đoán. Có rất nhiều vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch đã diễn ra và điều quan trọng là con người đã xử lý, đối phó với chúng như thế nào. Đôi khi việc xử lý nó tốt khiến cái gọi là rủi ro lại mang đến thành công, sẽ làm cho con người ta cường điệu hóa vai trò của kỹ năng và xem nhẹ yếu tố may mắn. Thông thường, khi đã chạm tay đến thành công thì bất kỳ ai cũng khẳng định thành công đó xuất phát từ những quyết định đúng đắn, nằm trong tiên lượng và kế hoạch đề ra. Nhưng thực tế yếu tố may mắn cũng rất quan trọng, bởi lẽ sự không may mắn có thể cản trở con đường đi đến thành công của chúng ta bất cứ lúc nào. “Hiệu ứng hào quang” cùng với những thử thách đã được vượt qua và quyết tâm chiến thắng đã tạo nên các vị anh hùng cho mỗi câu chuyện.

    Giống như một người thả bè đã tránh được một số hiểm họa tiềm tàng trước đó rồi, anh ta sẽ có kỹ năng để tránh né một số hiểm họa tiềm tàng khác có thể gặp phải khi anh ta băng ghềnh. Diễn biến của câu chuyện thành công của Google cũng vậy, nó ly kỳ, cuốn hút người nghe ở chỗ họ đã gặp phải hàng loạt các các rủi ro và cách họ đối phó với các rủi ro đó như thế nào... Tuy nhiên, giữa hai trường hợp kể trên có sự khác biệt rõ ràng. Người thả bè đã băng ghềnh hàng trăm lần, đương nhiên anh ta đã rút ra kinh nghiệm qua mỗi lần và trau dồi được kỹ năng điêu luyện trong việc này. Anh ta học được cách nhận biết các xoáy nước trước mặt và lường trước được những chướng ngại vật. Đồng thời anh ta học được cách điều chỉnh tư thế và giữ thăng bằng cho mình khi gặp nguy hiểm. Còn đối với người sáng lập ra Google, anh hầu như chưa có kinh nghiệm gì trong việc tạo dựng một công ty khổng lồ và càng không có cơ may để tránh được những ‘‘rủi ro tiềm tàng” – ví dụ như những đối thủ cạnh tranh. Dĩ nhiên, câu chuyện thành công của Google có được một phần là nhờ những kỹ năng xử lý tình huống tuyệt vời, nhưng cũng không thể không kể đến yếu tố may mắn. Và nếu như may mắn càng nhiều thì bài học kinh nghiệm được đúc rút ra càng ít. Chúng ta có thể nhận thấy sự hiện hữu của quy tắc WYSIATI trong câu chuyện này. Bạn không xử lý thông tin hiện có, mà bạn đã liên tưởng đến những thông tin cần có để giải thích được vấn đề một cách đúng đắn. Bạn dựng lên một câu chuyện khả thi nhất có thể từ những thông tin trên nền tảng một số thông tin hiện có với điều kiện bạn cho rằng đó là một câu chuyện có sức ảnh hưởng tích cực và đáng tin cậy. Tôi từng nghe nhiều người cho rằng trước năm 2008, bản thân họ đã “biết rõ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra vào nằm 2008”. Khi thảo luận về các biến cố lớn thì từ “biết rõ” trong câu này cực kỳ khó nghe và nó nên bị loại bỏ khỏi vốn từ vựng của chúng ta trong các cuộc thảo luận nghiêm túc về vấn đề này. Phải công nhận rằng, tồn tại một vài người có khả năng suy đoán khá tốt về việc sẽ có một cuộc khủng hoảng trong tương lai nhưng đó chỉ là sự tiên đoán chung chung. Và khi cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong thực tế thì họ tuyên bố rằng trước đây họ đã biết chắc chắn cuộc khủng hoảng này sẽ diễn ra. Đó là một sự lạm dụng nghiêm trọng về khía cạnh của ngôn từ. Bởi với bất cứ thứ ngôn ngữ nào thì người ta chỉ sử dụng từ ‘‘biết’’ khi những gì được biết tới là đúng hoặc được cho là đúng. Và chúng ta chỉ có thể biết đôi chút chỉ khi điều đó đúng và có thể nhận thức được. Nhưng những người đã suy đoán hẳn sẽ có một cuộc khủng hoảng (và chỉ rất ít trong số họ giờ đây có thể nhớ được là mình đã từng nghĩ như vậy) đã không thể chỉ ra một cách chắc chắn thời điểm chính xác diễn ra cuộc khủng hoảng. Trong khi đó rất nhiều chuyên gia nắm trong tay đầy đủ thông tin và có mối quan tâm sâu sắc tới tương lai của nền kinh tế lại không tin rằng thảm họa sắp xảy ra. Thực tế cho thấy chúng ta không thể nhận diện trước được về cuộc khủng hoảng đó. Một vài cá nhân đã sử dụng từ “biết” này để tiên đoán về một điều đã xảy ra và bỗng dưng họ được tín nhiệm và trở nên nổi tiếng hơn về sự tiên lượng đó – điều mà vốn dĩ họ không xứng đáng được nhận. Điều đó cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ đúng cách là cực kỳ quan trọng. Đôi khi việc sử dụng không đúng cách sẽ tạo ra những suy nghĩ huyễn hoặc, ám chỉ ảo tưởng và nguy hại.

    Bản chất của ảo tưởng chính là việc chúng ta tin tưởng rằng mình có sự hiểu biểu rất rõ quá khứ vì thế chúng ta hoàn toàn có cơ sở vững chắc để tiên đoán về tương lai. Nhưng trong thực tế không phải như vậy, hầu như chúng ta hiểu về quá khứ ít hơn chúng ta tưởng rất nhiều. “Biết” không phải là từ duy nhất để diễn tả những điều được coi là ảo tưởng này. Ngoài “biết” ra thì các từ “trực giác” và “linh cảm” cũng được dùng để diễn tả các suy đoán trong quá khứ đã biến thành sự thực. Trong câu “Tôi có một linh cảm rằng cuộc hôn nhân sẽ không kéo dài nhưng tôi đã nhầm” nghe có vẻ thật kỳ lạ và giống như bất cứ câu nào nói về một trực giác đã thành ra sai lầm. Để suy nghĩ một cách rõ ràng về tương lai, chúng ta cần phải xóa sạch thứ ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong việc gán định những niềm tin mà chúng ta có trong quá khứ.


     
    Last edited: Jun 30, 2018
  4. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 3 - Niềm tin thái quá - Chương 19: Ảo vọng về tri thức (Tiếp theo)
    Bấm để xem
    Đóng lại


    NHỮNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA NHẬN THỨC MUỘN

    Cùng là một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách nhìn khác nhau, vì khả năng nhận thức của mỗi chúng ta khác nhau. Khi một vấn đề xảy ra ngoài dự kiến ban đầu, mỗi người đều có khuynh hướng nhìn nhận và điều chỉnh cách nhìn của mình về thế giới quan sao cho thích nghi với điều bất ngờ. Hãy tự tưởng tượng rằng có một trận đấu bóng đá giữa hai đội ngang tài ngang sức. Khi trận đấu kết thúc, một đội thắng và một đội thua. Trong suy nghĩ của bạn, đội giành chiến thắng sẽ là đội mạnh hơn đội thua, tuy nhiên có thể trong quá khứ bạn đã không nghĩ vậy. Điều đó có nghĩa là kết quả của trận đấu bóng này đã làm biến đổi cách nhìn của bạn cả trong quá khứ lẫn tương lai, vì kết quả trận đấu này đã mang đến cho bạn một cách nhìn mới. Việc rút ra kinh nghiệm và nhận thức từ những biến động là một việc làm hợp lý nhưng đôi khi nó vẫn có thể chứa đựng một vài hệ lụy không tích cực.

    Nhận thức của mỗi người bị chi phối bởi những quan điểm, nhìn nhận của người đó trong quá khứ, hoặc đôi khi niềm tin của người đó cũng thay đổi khiến cho nhận thức của họ cũng thay đổi theo... Nếu chúng ta đồng tình với cách nhìn mới về thế giới quan thì tất nhiên sẽ không dễ dàng để chúng ta hồi tưởng lại những gì mà chúng ta đã từng tin tưởng trong quá khứ. Vì đôi khi sự thay đổi trong cách nhìn nhận vấn đề sẽ làm cho quan điểm của chúng ta về những điều trong ký ức cũng thay đổi theo.

    Rất nhiều nhà tâm lý học đã tập trung nghiên cứu xem điều gì đã xảy ra khi người ta thay đổi ký ức của mình. Chủ đề được lựa chọn đó là “án tử hình” - ở đó các ký ức chưa hoàn toàn bị dàn xếp. Các nhà thực nghiệm tiến hành đo lường rất cẩn thận thái độ của từng người tham gia. Tiếp đó, những người tham gia sẽ quan sát hoặc nghe một chuyên gia thuyết phục hoặc một thông điệp tiêu cực. Sau đó các nhà thực nghiệm lại tiến hành đo lường thái độ của những người này một lần nữa. Cuối cùng yêu cầu những người tham gia tường trình lại ý kiến của họ. Hóa ra nhiệm vụ này lại không mấy dễ dàng với họ. Vì khi được yêu cầu tái lập lại những niềm tin trước đó, họ đều đưa ra những niềm tin hiện tại thay cho những niềm tin trong quá khứ – điều này cho thấy đã có sự thay đổi trong tiềm thức của họ. Và chính họ cũng không thể tin rằng họ đã từng có một suy nghĩ hoàn toàn khác như thế.

    Việc tái lập lại những niềm tin trong quá khứ đôi khi sẽ làm bạn ngạc nhiên về chính mình. Vì sẽ có những điều mà bạn không ngờ rằng trước đây bạn đã từng nghĩ như thế. Khi còn là một sinh viên tại Jerusalem, Baruch Fischhoff đã chứng minh hiệu ứng “Tôi-đã biết-trước-từ lâu-rồi”, hoặc thiên lệch của nhận thức muộn. Cùng với Ruth Beyth (một học giả khác của chúng ta), Fischhoff đã thực hiện một cuộc khảo sát trước khi Tổng thống Richard Nixon viếng thăm Trung Quốc và Liên Xô vào năm 1972. Những người trả lời đã đặt ra các xác suất dành cho 15 kết quả khả thi về động thái ngoại giao của Nixon: Liệu Mao Trạch Đông sẽ chấp thuận và đáp ứng Nixon? Có thể Hoa Kỳ sẽ ban bố sự thừa nhận ngoại giao đối với Trung Quốc? Sau nhiều thập kỷ thù địch, có thể Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết sẽ đồng thuận với nhau về tất cả các vấn đề quan trọng?

    Sau chuyến công du của Nixon kết thúc, Fischhof và Beyth đã đề nghị vẫn những người đó nhớ lại những xác suất mà họ đã gán cho mỗi kết quả trong số 15 phương án khả thi có khả năng xảy ra trong đợt khảo sát trước đây. Và hai đợt khảo sát đó đã cho ra các kết quả thật rõ ràng. Còn nếu phương án đó đã không xảy ra thì họ cũng nhận định rằng họ đã từng phán đoán là nó gần như không thể xảy ra. Những cuộc thử nghiệm khác cũng chỉ ra rằng quan điểm, nhìn nhận của con người thường bị chi phối bởi những dự đoán ban đầu và cách nhìn nhận vấn đề của những người xung quanh. Một nghiên cứu khác về việc xét xử tên sát nhân O. J. Simpson và phiên tòa luận tội Tổng thống Bill Clinton cũng cho ta thấy những kết quả tương tự. Như vậy, sự việc đã xảy ra có tác động rất nhiều đến cách nhìn nhận lại những điều quan trọng trong quá khứ của mỗi người. Điều đó khiến con người có cách nhìn nhận không đúng đắn và thiếu tính thực tế về vấn đề đó.

    Sự biến đổi về nhận thức sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Đôi khi nó khiến những người đánh giá chất lượng bị lẫn lộn giữa hai vấn đề là quy trình công việc đã tốt hay chưa, hay kết quả công việc đã tốt hay chưa. Vì đôi khi quy trình tốt nhưng kết quả lại không tốt, hoặc kết quả tốt không hẳn là do quy trình tốt. Mặc dù chỉ bị tai nạn qua loa nhưng nạn nhân của vụ tai nạn này đã chết vì ca phẫu thuật không thành công. Tuy nhiên ban bồi thẩm đoàn lại có ý nghĩ rằng thực tế vụ tai nạn đó đã khiến cho nạn nhân rơi vào tình trạng hết sức nguy hiểm và chính các bác sĩ phẫu thuật cũng ý thức được điều đó. Chính việc nhìn nhận sai lệch này của ban bồi thẩm đoàn đã đi đến một quyết định không chính xác. Vì họ có niềm tin là vụ tai nạn đó nghiêm trọng và các vị bác sĩ phẫu thuật nhận thức rõ nạn nhân trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Nhận thức muộn đã không hề thích hợp với những người ra quyết định, những người vốn có vai trò làm đại diện cho một nhóm người, một tổ chức, đơn vị khác như các bác sĩ, nhà tư vấn tài chính, huấn luyện viên gôn thứ ba, CEO, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao, cả các chính trị gia. Thường những người có khả năng ra quyết định đúng nhưng việc thực thi các quyết định đó không thực sự tốt sẽ bị lên án. Và họ chỉ thực sự nhận được sự tín nhiệm khi mà các quyết định đúng đắn của họ được thực hiện thành công. Đó rõ ràng là một dạng cứu cánh biện minh cho phương tiện. Khi không đạt được kết quả tốt, thường thì khách hàng sẽ chỉ trích các đại diện của mình đã không tiên đoán được những biến cố, rủi ro có thể xảy ra mà không biết rằng những điều đó chỉ thực sự rõ ràng khi mọi chuyện được giải quyết xong xuôi. Sau khi biến cố diễn ra, thường chúng ta sẽ nhận thấy có những hành động thoạt nhìn tưởng như là thận trọng nhưng thực tế lại rất lơ là tắc trách. Thực tế đã diễn ra một tình huống là những sinh viên tại California được hỏi liệu rằng các thành phố Duluth và Minnesota có nên bỏ ra một khoản phí khổng lồ để thuê một bộ cảm biến giúp cho dòng chảy tự do của nước không bị ngăn chặn bởi các mảnh vụn không. Số người được hỏi chia làm hai nhóm, trong đó nhóm thứ nhất không biết nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại về lũ lụt do các mảnh vụn ngăn cản dòng chảy của nước. Nhóm thứ hai được cung cấp thông tin gây ra lũ lụt là vì lý do trên, 24% số người của nhóm thứ nhất đồng tình với việc thành phố nên đầu tư khoản chi phí này, trong khi số người đồng tình với việc thành phố nên chi tiền thuê máy cảnh báo là 56%.

    Nếu nhận thức muộn về một biến cố càng lớn thì hậu quả của nó càng trở nên tồi tệ. Ví dụ như thảm họa ngày 11 tháng 09, chúng ta dễ dàng tin tưởng rằng quan chức chính phủ đã không lường trước được điều đó hoặc đã quá coi nhẹ và lơ là nó. Vào ngày 10 tháng 07 năm 2011, Trung tâm Tình báo quốc gia đã đưa ra thông tin cho rằng tổ chức al-Qaeda có thể đang lên kế hoạch cho một vụ tấn công lớn vào nước Mỹ. George Tenet, giám đốc CIA, đã không cung cấp thông tin kể trên cho Tổng thống W. Bush nhưng lại cung cấp cho Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleeza Rice. Khi các sự việc sau đó đã xảy ra, Ben Bradlee, biên tập viên kỳ cựu của tờ Bưu điện Washington (The Washington Post), đã tuyên bố: “Dường như, điều cơ bản đối với tôi đó là nếu các ngài biết được câu chuyện sắp có ảnh hưởng lớn tới lịch sử, các ngài cần phải ngay lập tức thông tin cho Tổng thống.” Nhưng vào ngày 10 tháng 07, đã không ai được biết – hoặc có thể biết rằng – chính mẩu tin tình báo này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn tới lịch sử.

    Khi đã làm đúng quy trình để đạt được một kết quả nào đó thì các nhà hoạch định luôn kỳ vọng các quyết định của mình sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng. Giống như trường hợp của Khổng Minh, sau trận đánh ông đã bị quy kết là sử dụng những biện pháp máy móc và kết quả là trong trường hợp này rủi ro được chấp nhận một cách hết sức miễn cưỡng. Khi số những vụ kiện tụng về sự sơ suất trong ngành Y ngày một nhiều lên thì các bác sĩ đã thay đổi pháp đồ của mình theo nhiều cách: Yêu cầu xét nghiệm nhiều hơn, học hỏi kinh nghiệm từ các trường hợp trước đó với nhiều chuyên gia hơn, ứng dụng các phương pháp điều trị tiền lệ ngay cả khi chúng không chắc đã có hiệu quả tốt… Những hành động kể trên thực chất là bảo vệ bác sĩ nhiều hơn là giúp ích cho các bệnh nhân. Vì thế vô tình nó tạo nên một sự xung đột tiềm ẩn về lợi ích.

    Giữa kết quả thực tế và những tiên định luôn có sự sai lệch nhất định, và thông thường chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu từ những sai lệch đó. Tuy nhiên đôi khi chính những sai lệch đó lại mang đến sự thành công và phần thưởng cho những người ưa mạo hiểm và hành động thiếu trách nhiệm. Những doanh nhân, hoặc một số kẻ giành phần thắng qua những canh bạc điên rồ là một ví dụ điển hình cho điều đó. Một số nhà lãnh đạo có đường lối hết sức mạo hiểm, tuy nhiên họ may mắn đạt được thành công khi đi theo đường lối đó. Chẳng có lý do gì để trách phạt sự mạo hiểm của họ cả. Thay vào đó, họ được xem là những người hết sức tinh tế, có tầm nhìn xa để nhận định được con đường dẫn đến thành công. Còn những người tỏ ra nghi ngại, ngờ vực trước sự mạo hiểm của họ sẽ bị quy kết là những kẻ tầm thường, hèn nhát và nhu nhược. Một nhà lãnh đạo liều lĩnh lại được tôn vinh dưới vầng hào quang của sự thông thái và dũng cảm mặc dù những thứ họ đạt được không khác gì họ vừa giành chiến thắng trong một canh bạc nhờ vào sự may mắn, hên xui.

    CÔNG THỨC CHO SỰ THÀNH CÔNG

    Nếu nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống thì thế giới tưởng chừng như có trật tự, đơn giản và dễ dàng tiên đoán hơn nó vốn có rất nhiều. Cứ cho là chúng ta đang hiểu rất rõ về quá khứ và còn có thể dự đoán, nhìn nhận tương đối chính xác về tương lai. Và chúng ta hoàn toàn có thể cân đối được những nhìn nhận đó. Chúng ta hoàn toàn có thể trút bỏ mọi lo lắng nếu bản thân chúng ta cảm thấy tình hình hết sức tốt đẹp. Mỗi người trong chúng ta đều có mong muốn sự nỗ lực, hành động của mình mang lại những kết quả tương xứng.

    Liệu rằng phong cách và thói quen quản lý của các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến kết quả của các công ty trên thị trường?

    Một trong những nghiên cứu cho thấy, sau khi được bổ nhiệm đa phần các CEO đều đưa ra chiến lược cho công ty mà họ dẫn dắt. Và phần đông trong số họ đều bắt tay vào việc tạo nên những ảnh hưởng, tác động ở một mức độ nhỏ hơn so với tiên đoán của giới báo chí đưa ra.

    Các nhà nghiên cứu tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của các mối quan hệ thông qua một hệ số tương quan, hệ số này biến thiên giữa 0 và 1. Hệ số được xác định trước đó (trong mối quan hệ giảm thoái về giá trị trung bình) bởi hạn mức mà theo đó hai ước số được xác định bởi các thừa số chung. Một đánh giá hết sức phong phú về mối tương quan giữa sự thành công của doanh nghiệp với năng lực của CEO có lẽ cao ngang nhau ở mức 0.3, biểu thị mức 30% đan xen nhau. Nhằm hiểu rõ giá trị của con số quan trọng này, hãy xem xét các câu hỏi dưới đây:

    Giả sử bạn đang xem xét nhiều cặp doanh nghiệp với nhau. Hai doanh nghiệp trong mỗi cặp về cơ bản là tương đồng, nhưng vị CEO của một trong hai doanh nghiệp giỏi hơn người còn lại. Bạn thường làm cách nào để tìm ra doanh nghiệp thành công hơn trong số hai doanh nghiệp cùng với vị giám đốc có khả năng hơn?

    Trong một thế giới quan có trật tự và đoán định được, mối tương quan sẽ là hoàn hảo (1), và vị CEO có năng lực hơn sẽ được tìm thấy để lãnh đạo doanh nghiệp thành công hơn với tỷ lệ 100% trong số các cặp. Nếu thành công tương đối của các doanh nghiệp tương đồng được xác định hoàn toàn trên các yếu tố mà vị CEO không kiểm soát được (hãy cứ cho là may mắn, nếu bạn muốn), bạn sẽ tìm thấy doanh nghiệp thành công hơn được dẫn dắt bởi vị CEO kém cỏi hơn với tỷ lệ 50%. Một sự tương quan 0.3 ngụ ý rằng bạn có thể sẽ tìm thấy vị CEO có năng lực hơn dẫn dắt doanh nghiệp thành công hơn với tỷ lệ khoảng 60% các cặp – một sự cải thiện chỉ có 10 điểm phần trăm so với việc ước đoán ngẫu nhiên, gần như không có lợi gì đối với sự sùng bái anh hùng mà chúng ta vẫn thường thấy đối với các vị CEO.

    Nếu bạn kỳ vọng trị giá này ở mức cao hơn – và hầu hết chúng ta muốn điều đó – sau đó bạn phải chấp nhận nó như một sự biểu thị rằng bạn có thiên hướng đánh giá quá cao khả năng dự đoán thế giới quan mà bạn đang sống, hãy đảm bảo bạn không phạm phải lỗi nào: nâng cao tỷ lệ thành công từ 1:1 lên 3:2 là một lợi thế rất quan trọng, cả ở trường đua lẫn trong kinh doanh. Tuy nhiên, từ quan điểm của hầu hết các tác giả chuyên viết về kinh tế, một CEO có quá ít sự kiểm soát đối với thành tích thì sẽ không có gì đặc biệt ấn tượng cả ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn tốt. Thật khó có thể mường tượng cảnh mọi người xếp hàng dài ở các hiệu sách của phi cảng để mua một cuốn sách miêu tả cặn kẽ thói quen của các nhà lãnh đạo kinh tế, những người này, theo bình quân ở một góc độ nào đó quả thực là đã gặp may. Người tiêu dùng khát khao một thông điệp rõ ràng về những yếu tố quyết định của thành công và thất bại trong kinh doanh và họ muốn những câu chuyện mang lại cảm giác về sự hiểu biết, dù có là viển vông.

    Trong cuốn sách cực kỳ sắc sảo của mình Hiệu ứng hào quang, Philip Rosenzweig, một giáo sư của Học viện Kinh tế có trụ sở tại Thụy Sĩ, cho thấy các nhu cầu ảo tưởng chắc chắn được đáp ứng như thế nào theo hai lối viết về kinh tế phổ biến: Những căn nguyên của sự tăng trưởng (thông thường) và sụp đổ (hiếm khi) của các cá nhân và công ty cá biệt và những phân tích về sự khác biệt giữa công ty thành công và ít thành công hơn. Ông kết luận rằng các câu chuyện về thành công và thất bại luôn phóng đại tầm ảnh hưởng của đường lối lãnh đạo và các tiền lệ quản lý trong quá trình đi đến thành công. Chính vì thế mà các thông điệp của họ thường không thực sự hữu dụng.

    Để đánh giá đúng điều gì đang diễn ra, hãy hình dung rằng các chuyên gia kinh tế, giống như các CEO khác, được đề nghị bình phẩm về danh tiếng của Giám đốc điều hành của công ty nào đó. Họ nhận thức một cách rất rõ việc liệu công ty hiện tại có đang phát triển mạnh mẽ hay lụi bại. Như chúng ta đã thấy trước đó, trong trường hợp của Google, chính sự am hiểu này tạo nên một vầng hào quang. CEO của một công ty thành công gần như được gọi là một người linh hoạt, cẩn trọng và kiên định. Mường tượng ra rằng một năm trôi qua và mọi thứ đều đã trở nên xấu đi. Vị giám đốc ấy giờ đây bị mô tả như là một người bế tắc, cứng nhắc và độc đoán. Cả hai sự mô tả nghe như đều đúng tại thời điểm chúng được đưa ra: Có vẻ gần như là vô lý khi gọi một vị lãnh đạo thành công là cứng nhắc và bế tắc, hoặc một vị lãnh đạo đang chật vật là linh hoạt và kiên định.

    Thực vậy, hiệu ứng hào quang quá mạnh mẽ tới nỗi bạn có thể thấy chính mình đang kìm nén ý nghĩ rằng cùng một người và cùng những hành vi tương tự xuất hiện theo trình tự khi mọi việc đang tiến triển tốt đẹp và là cứng nhắc khi mọi việc diễn ra một cách tồi tệ. Do hiệu ứng hào quang, chúng ta thu về mối quan hệ nhân quả sau này: Chúng ta có thiên hướng tin tưởng rằng doanh nghiệp lụi bại là bởi vị CEO của nó cứng nhắc, khi thực tế là vị CEO ấy hành động cứng nhắc bởi doanh nghiệp đang sụp đổ. Đó chính là cách mà những ảo vọng về nhận thức được sinh ra.

    Hiệu ứng hào quang và sai lệch kết hợp với nhau nhằm lý giải sự hấp dẫn đặc biệt của các cuốn sách đeo đuổi việc rút ra những bài học có sẵn từ sự thẩm định có hệ thống các doanh nghiệp thành đạt. Một trong những ví dụ điển hình cho thể loại này là cuốn “Xây dựng để trường tồn” của Jim Collins và Jerry I. Porras. Cuốn sách bao gồm một bảng phân tích tỉ mỉ về 18 cặp doanh nghiệp đối thủ, cứ mỗi cặp sẽ có một doanh nghiệp thành công hơn doanh nghiệp còn lại. Dữ kiện cho những so sánh này là những xếp hạng dựa trên những khía cạnh khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, chiến lược, các thói quen quản lý. “Chúng tôi tin rằng mọi CEO, nhà quản lý và doanh nhân trên thế giới sẽ đọc cuốn sách này”, các tác giả cho biết. “Bạn có thể xây dựng một công ty có tầm nhìn xa”.

    Thông điệp cơ bản của "Xây dựng để trường tồn" và các cuốn sách tương tự khác đó là các thói quen trong quản lý có thể được nhận biết và chính những thói quen tốt ấy sẽ được thưởng công bởi những kết quả tốt đẹp. Tất cả các thông điệp đều đã bị thổi phồng lên. Sự so sánh các doanh nghiệp có nhiều hay ít thành công hơn là nhắm tới một phạm vi so sánh đáng kể giữa các doanh nghiệp có nhiều hay ít may mắn hơn. Để biết được tầm quan trọng của may mắn, bạn cần phải đặc biệt hồ nghi khi các mô hình có độ phù hợp cao nổi lên từ sự so sánh về các doanh nghiệp thành công và kém thành công. Đứng trước sự ngẫu nhiên, các mô hình chuẩn có thể chỉ là những ảo vọng.

    Chính bởi may mắn đóng một vai trò to lớn, chất lượng của những thói quen quản lý và lãnh đạo không thể được suy luận một cách xác thực từ những quan sát về sự thành công. Và ngay cả khi bạn có được sự lường trước hoàn hảo rằng một vị CEO có tầm nhìn tuyệt vời và khả năng phi thường, bạn vẫn sẽ không thể dự đoán được việc công ty sẽ vận hành như thế nào với độ chính xác cao hơn nhiều so với việc tung một đồng xu. Trung bình, khoảng cách trong khả năng sinh lời của doanh nghiệp và những cổ tức giữa các doanh nghiệp nổi bật và các doanh nghiệp kém thành công đã được nghiên cứu trong “Xây dựng để trường tồn” đã thu hẹp về gần như không còn gì trong giai đoạn sau nghiên cứu. Lợi nhuận trung bình của các công ty được xác định trong cuốn sách nổi tiếng “Kiếm tìm sự hoàn hảo” cũng đã giảm mạnh trong một thời gian ngắn. Một nghiên cứu của Fortune về “Các công ty đáng ngưỡng mộ nhất” phát hiện ra rằng trong khoảng thời gian 20 năm, các doanh nghiệp với những thứ hạng tồi tệ nhất đã vươn lên kiếm được cổ tức cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp đáng ngưỡng mộ nhất.

    Bạn có thể bị kích thích để suy nghĩ về các cách lý giải nhân quả cho những nhận xét này: Có thể các doanh nghiệp thành công đã trở nên tự mãn, các doanh nghiệp ít thành công hơn đã nỗ lực nhiều hơn. Nhưng đó là cách suy nghĩ sai lầm về điều đã xảy ra. Khoảng cách trung bình cần phải được thu hẹp, bởi vì khoảng cách ban đầu có được phần lớn là do may mắn, điều đã góp phần thành công cho cả các doanh nghiệp hàng đầu lẫn sự lụi bại của phần còn lại. Chúng ta đã vừa mới đương đầu với thực tế thống kê của đời sống: Sự giảm thoái về mức trung bình.

    Những câu chuyện về việc các doanh nghiệp làm thế nào để gia tăng và sụt giảm sự quan tâm của độc giả bằng việc đáp ứng những gì tâm trí con người mưu cầu: Một thông điệp đơn giản về thành công và thất bại, nó xác định nguyên nhân một cách rõ ràng và bỏ qua quyền năng quyết định của sự may mắn và tính tất yếu của sự giảm thoái. Những câu chuyện này sản sinh ra và duy trì một ảo vọng về sự hiểu biết, việc phổ biến các bài học có giá trị bền bỉ với các độc giả những người đã luôn háo hức để được tin điều đó.

    BÀN VỀ NHẬN THỨC MUỘN

    “Sai lầm ấy có vẻ như là hiển nhiên, nhưng đó chỉ là nhận thức muộn. Bạn không thể biết trước được.”

    “Ông ấy đang học được quá nhiều từ câu chuyện thành công này, điều đó quá rõ ràng. Ông ấy đã rơi vào một liên tưởng ngụy biện.”

    “Bà ấy không có chút chứng cứ nào để nói rằng công ty được quản lý một cách tồi tệ. Tất cả những gì bà ấy biết đó là cổ phiếu của công ty đã rớt giá. Đây chính là một sai lệch vị kết quả, một phần là nhận thức muộn và phần khác là hiệu ứng hào quang.”

    “Đừng để bị rơi vào sai lệch vị kết quả. Đó là một quyết định ngớ ngẩn ngay cả khi nó vận hành hiệu quả.”
    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 30, 2018
  5. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 3 - Chương 20: Ảo tưởng về sự vững chắc
    Bấm để xem
    Đóng lại

    Hệ thống 1 được thiết kế tương đối vội vã, sơ sài, vì thế việc nó đưa ra những kết luận không chính xác là điều có thể hiểu được. Sở dĩ các kết luận mà chúng ta rút ra không được chính xác hoặc thậm chí là sai lầm là do nó dựa trên những cơ sở không đáng tin cậy hoặc quá vội vàng, do quy tắc WYSIATI chỉ đưa ra những bằng chứng kiểm chứng, thẩm định được. Cũng như thế, câu chuyện mà Hệ thống 1 và Hệ thống 2 đã xây dựng rất chặt chẽ, logic vì nó dựa trên niềm tin và các quan điểm nhất quán. Số lượng dấu hiệu không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của câu chuyện, sự lôi cuốn và hấp dẫn có được là nhờ vào dấu hiệu đặc biệt nào đó, thậm chí có thể là dấu hiệu không tốt. Vì thế, quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta, phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta, hoặc có chăng là nó bị chi phối bởi những người chúng ta thực sự yêu thương và đồng tình với điều đó. Đôi khi quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta bị coi là lố bịch, khác thường trong mắt người khác nhưng điều đó không quan trọng nếu chúng ta thực sự kiên định, quả quyết và tin vào cảm nhận của chính mình.

    ẢO TƯỞNG VỀ SỰ VỮNG CHẮC

    Nhiều thập niên trước đây, khi tôi còn đang thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với quốc gia trong quân đội Israel, tôi đã quan sát các nhóm binh sĩ nhễ nhại mồ hôi khi họ đang giải quyết một bài toán dưới cái nắng như thiêu như đốt. Thời điểm đó, tôi vừa mới hoàn thành chương trình cử nhân Tâm lý học của quân đội, nên sau một năm với vai trò là một sĩ quan bộ binh, tôi đã được phân về Sở Tâm lý học của quân đội. Một trong những nhiệm vụ của tôi là hỗ trợ trong việc lựa chọn ra các ứng viên cho khóa võ bị. Chúng tôi đã học hỏi và tận dụng các phương pháp quân đội Hoàng gia Anh đã sử dụng trong Thế chiến thứ II.

    Một bài sát hạch được gọi là “thử thách nhóm không có người lãnh đạo,” đã được tiến hành trên một sân tập tổng hợp. Tám ứng viên tháo toàn bộ quân hàm, chỉ được đánh số để nhận diện và tất nhiên là họ hoàn toàn xa lạ với nhau. Họ được giao việc nâng một khúc gỗ dài từ mặt đất và đẩy nó vào một bức tường cao khoảng 1.8 mét. Toàn bộ nhóm cần phải sang được phía bên kia của bức tường mà không để cho khúc gỗ tiếp xúc với cả mặt đất lẫn bức tường, thậm chí không một ai trong số họ được chạm vào bức tường. Nếu vi phạm các nội quy đưa ra, họ phải ngừng cuộc chơi ngay lập tức và phải bắt đầu lại từ đầu.

    Có nhiều lời giải cho bài toán hóc búa này. Cách thông thường nhất mà cả đội áp dụng đó là một số thành viên giữ khúc gỗ ở tư thế nằm nghiêng giống như một chiếc cần câu cá khổng lồ để cho những thành viên còn lại có thể trườn trên khúc gỗ đó băng sang bên kia tường. Một phương pháp có thể giải quyết được tình huống này đó là một vài thành viên có thể trèo lên vai của người còn lại và nhảy qua tường. Sau đó những người đã nhảy được qua tường sẽ giữ khúc gỗ ở tư thế nằm nghiêng để người cuối cùng có thể nhảy lên khúc gỗ và trườn qua bức tường. Thường thì đây sẽ là bước khó khăn nhất đối với toàn đội và họ hay vi phạm nội quy và phải tiến hành lại từ đầu khi thực hiện bước cuối cùng này. Tôi và một đồng sự đã giám sát chặt chẽ tám thành viên tham gia. Chúng tôi ghi chú rất rõ ràng công việc từng thành viên đảm nhiệm và thực hiện ra sao, thành viên nào đã nỗ lực thể hiện khả năng lãnh đạo nhưng bị từ chối, từng thành viên đã nỗ lực, đóng góp công sức vào sứ mệnh của cả nhóm như thế nào. Đồng thời chúng tôi cũng quan sát để nhận định nét tính cách riêng biệt của từng thành viên như ngoan cố, dễ phục tùng, ngạo mạn, kiên nhẫn, nóng tính, kiên trì, hoặc thậm chí là đào ngũ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đôi khi có thành viên phản ứng rất mạnh mẽ và thậm chí là nhiếc móc đồng đội của mình bởi lẽ chỉ vì lỗi của anh ta mà cả nhóm đã phải nhận lấy thất bại. Và khi cả nhóm đã mệt lử nhưng vẫn phải bắt đầu lại nhiệm vụ thì có một thành viên sẽ đứng ra để lãnh đạo, lấy lại tinh thần cho cả nhóm. Thông qua việc quan sát kỹ lưỡng này, chúng tôi nhận ra rằng: Mỗi thành viên có những nét tính cách rất khác nhau, mỗi người là một màu sắc riêng biệt góp phần vẽ nên bức tranh đa sắc màu của toàn đội. Sau khi quan sát các thành viên nỗ lực, cố gắng thực hiện một nhiệm vụ được giao phó, chúng tôi phải đưa ra những nhận định, tổng kết về khả năng lãnh đạo và ý chí quyết tâm của từng người bằng cách cho một điểm số nhất định. Những người đáp ứng được yêu cầu coi như đủ điều kiện để tham gia vào khóa võ bị. Chúng tôi dành thời gian để thảo luận từng trường hợp và cân nhắc lại những ấn tượng của mình. Nhiệm vụ không mấy phức tạp, bởi chúng tôi nhận thấy mình đã hoàn toàn thấy được những khả năng lãnh đạo của từng quân nhân. Một vài người nhìn có vẻ như là những nhà lãnh đạo quyết đoán, số khác dường như là những kẻ yếu đuối hoặc ngạo mạn tới ngu xuẩn, số khác nữa thì bình thường nhưng không đến nỗi vô vọng. Chỉ rất ít người trông có vẻ yếu đuối tới nỗi chúng tôi đã loại bỏ họ ra khỏi vị trí ứng viên cho hàm sĩ quan. Khi các tổ hợp quan sát của chúng tôi về từng ứng viên cùng hướng về một câu chuyện mạch lạc, chúng tôi đã hoàn toàn tin tưởng ở những đánh giá của mình và cảm thấy rằng những gì chúng tôi được quan sát đã vạch rõ về tương lai một cách trực tiếp. Người quân nhân đã giành lấy quyền kiểm soát khi nhóm gặp rắc rối và dẫn dắt cả đội vượt qua bức tường là một vị chỉ huy ở thời điểm đó. Phỏng đoán cụ thể nhất về việc anh ta sẽ thể hiện như thế nào trong khóa huấn luyện, hoặc trên mặt trận, đó là anh ta sẽ tạo ảnh hưởng như anh ta đã thể hiện tại bức tường. Bất cứ sự dự đoán nào khác đều có vẻ như đi ngược lại với căn cứ có ở trước mắt chúng tôi.

    Bởi ấn tượng của chúng tôi về việc mỗi quân nhân đã thể hiện tốt nhường nào nhìn chung là mạch lạc và rõ ràng, các dự đoán chính thức của chúng tôi cũng định rõ như vậy. Một dấu hiệu duy nhất thường nảy ra trong đầu và chúng tôi hiếm khi nào trải qua những nghi ngờ hay định hình những ấn tượng đối lập. Chúng tôi đã rất mong muốn được bày tỏ: “Người này sẽ không bao giờ làm được điều đó”, “Anh chàng đó cũng xoàng thôi, nhưng anh ta sẽ làm tốt đấy,” hoặc “Cậu ấy sẽ là một ngôi sao.” Chúng tôi cảm thấy không cần phải nghi ngờ những dự đoán của mình, tiết chế chúng hoặc nói lập lờ. Tuy nhiên, nếu có bị nghi ngờ thì chúng tôi cũng đã được chuẩn bị sẵn để mà thừa nhận, “nhưng mọi thứ đều có thể xảy ra.” Chúng tôi sẵn sàng đưa ra lời thừa nhận đó, mặc cho những ấn tượng rõ ràng về từng ứng viên riêng lẻ, chúng tôi chắc chắn biết rằng những dự đoán của chúng tôi phần lớn là vô ích.

    Dấu hiệu mà chúng tôi không thể dự báo chính xác sự thành công là sự vượt trội. Cứ một vài tháng, chúng tôi có một cuộc họp phản hồi ý kiến, tại đó chúng tôi được biết các học viên dự bị sĩ quan đã thể hiện như thế nào tại trường võ bị và có thể so sánh đánh giá của chúng tôi với ý kiến của các sĩ quan chỉ huy, những người đang theo dõi họ trong một khoảng thời gian. Câu chuyện luôn luôn tương tự nhau: Năng lực dự đoán của chúng tôi về biểu hiện ở trường chẳng ăn nhập gì cả. Những dự báo của chúng tôi tốt hơn những phỏng đoán mù quáng, nhưng cũng không khá hơn là bao.

    Chúng tôi đã thất vọng đôi chút sau khi nhận được thông tin nản lòng ấy. Nhưng đây là quân ngũ. Hữu dụng hay không, đó là một vòng tuần hoàn cần tuân thủ và ra lệnh để được tuân lệnh. Một đợt các ứng viên khác đã tới vào ngày kế tiếp. Chúng tôi đưa họ tới sân tập liên hợp, để họ đối mặt với bức tường, họ nâng khúc gỗ lên và chỉ trong vài phút chúng tôi đã thấy bản chất thực sự của họ bộc lộ rõ ràng như những lần trước. Sự thực buồn thảm về chất lượng các dự đoán của chúng tôi không hề có lấy một chút hiệu lực trong việc chúng tôi đã đánh giá các ứng viên và rất ít tác dụng trong sự quả quyết mà chúng tôi đã nhận thấy trong các phán quyết của mình và các nhận định về các cá nhân.

    Điều đã xảy ra là điều đáng nhớ. Toàn bộ căn cứ cho thấy thất bại trước của chúng tôi hẳn đã làm lung lay sự quả quyết của chúng tôi trong các phán quyết về những ứng viên, nhưng điều đó đã không xảy ra. Điều này cũng có thể khiến chúng tôi tiết chế những dự đoán của mình, nhưng nó cũng không xảy ra. Chúng tôi đã biết được như một thực tế chung rằng các dự đoán của chúng tôi chỉ khá hơn những phỏng đoán ngẫu nhiên một chút nhưng chúng tôi đã vẫn tiếp tục có cảm tưởng và hành động như thể từng dự đoán cụ thể của chúng tôi là đúng đắn. Tôi được gợi nhớ tới ảo ảnh Müller-Lyer, ở đó chúng ta biết các đường thẳng có cùng độ dài nhưng vẫn thấy chúng như thể có những độ dài khác nhau. Tôi bị ấn tượng nhiều với sự tương đồng mà tôi đã đặt ra một thuật ngữ cho trải nghiệm của chúng tôi: Ảo tưởng về sự vững chắc.

    Tôi đã khám phá ra ảo tưởng nhận thức đầu tiên của mình.

    Nhiều thập niên sau, tôi có thể thấy được nhiều chủ đề trọng tâm trong tư tưởng của mình và trong cuốn sách này từ chính câu chuyện cũ ấy. Những sự kỳ vọng của chúng tôi đối với thành tích tương lai của các quân nhân là một minh chứng rõ ràng về sự thay thế và về miêu tả nghiên cứu thực nghiệm cụ thể. Tiến hành quan sát trong một giờ về hành vi của một quân nhân trong một tình thế giả tưởng, chúng tôi nhận thấy chúng tôi biết được anh ấy sẽ đối mặt với những thử thách như thế nào trong trường võ bị và khả năng lãnh đạo trên chiến trường. Những dự đoán của chúng tôi hoàn toàn không có đường lui – chúng tôi không hề có chút dè dặt nào về việc dự đoán thất bại hay thành công từ các dấu hiệu không thuyết phục. Đây là một minh chứng cụ thể về WYSIATI. Chúng tôi có những ấn tượng thuyết phục về hành vi mà chúng tôi đã quan sát được và không cách nào khác để bày tỏ thái độ hờ hững của chúng tôi đối với những tác nhân mà xét cho cùng sẽ xác định các ứng viên thể hiện tốt như thế nào với vai trò một sĩ quan.

    Nhìn lại, phần gây chú ý nhất của câu chuyện chính là sự hiểu biết của chúng tôi về quy tắc chung nhất: Chúng tôi không thể dự đoán – không hề có tính vững chắc trong sự quả quyết của chúng tôi ở từng trường hợp đơn lẻ. Giờ đây tôi có thể thấy được rằng phản ứng của chúng tôi tương tự như các sinh viên của Nisbett và Borgida khi họ được cho biết rằng hầu hết mọi người đều không giúp đỡ một người lạ đang lên cơn nhồi máu cơ tim. Họ đã tin chắc vào những con số thống kê mà họ được cho thấy, nhưng những hệ số gốc đã không chi phối sự phán quyết của họ về việc liệu rằng một cá nhân mà họ quan sát trên băng video sẽ có thể hoặc sẽ không giúp đỡ một người lạ mặt. Cũng giống như Nisbett và Borgida đã chỉ ra, người ta thường miễn cưỡng suy ra cái riêng từ cái chung.

    Sự tin tưởng một cách chủ quan vào một phán quyết không phải là một sự đánh giá hợp lý về khả năng có thể xảy ra mà chính bản thân sự xét định là chính xác. Sự tin tưởng là một cảm giác, thứ phản ánh tính mạch lạc của thông tin và sự nhận thức rõ ràng về quá trình tạo ra nó. Thật sáng suốt khi thừa nhận về tình trạng bất định một cách nghiêm túc, nhưng những tuyên bố về niềm tin tuyệt đối phần lớn cho bạn biết rằng một cá nhân khi đã xây dựng nên một câu chuyện mạch lạc trong tâm trí mình, thì không nhất thiết câu chuyện đó phải chính xác.

    ẢO TƯỞNG VỀ KỸ NĂNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

    Vào năm 1984, tôi, Amos và người bạn của chúng tôi Richard Thaler đi thăm một công ty ở Phố Wall. Vị chủ nhà của chúng tôi, một nhà quản lý đầu tư cao cấp, đã mời chúng tôi tới để thảo luận về vai trò của các sai lệch xét định trong hoạt động đầu tư. Tôi biết khá ít về tài chính tới nỗi tôi thậm chí không biết phải hỏi ông ấy điều gì, nhưng tôi nhớ đã có một cuộc tranh luận. “Khi ông bán một cổ phần,” tôi hỏi, “ai sẽ là người mua chúng?” Ông ấy đã trả lời với một cái phẩy tay mơ hồ về hướng cửa sổ, ngụ ý rằng ông kỳ vọng người mua là một ai đó giống như mình. Điều đó thật kỳ cục. Điều gì khiến một người mua và người kia bán? Điều gì đã khiến những người bán nghĩ rằng họ biết chắc những người mua đã không làm như vậy?

    Từ đó tới nay, những câu hỏi của tôi về thị trường chứng khoán đã được đúc kết trong một vấn đề phức tạp chính yếu: Một lĩnh vực chủ chốt được xây dựng với quy mô lớn xem ra lại dựa trên một ảo tưởng về kỹ năng. Hàng tỉ cổ phiếu được giao dịch mỗi ngày, với rất nhiều người mua vào và những người khác bán chúng cho họ. Điều đó không có gì lạ đối với hơn 100 triệu cổ phiếu của một cổ phần đơn lẻ được chuyển nhượng trong một ngày. Phần lớn những người mua và người bán biết rằng họ có cùng một nguồn tin, họ mua bán các cổ phần trước hết là bởi họ có những quan điểm khác nhau. Những người mua nghĩ rằng mức giá đang quá thấp và có vẻ như sẽ tăng, trong khi những người bán nghĩ rằng mức giá hiện đang cao và có vẻ sẽ rớt giá. Vấn đề nan giải ở đây đó là tại sao những người mua và những người bán giống nhau lại nghĩ rằng mức giá hiện tại đang không ở mức nó phải đạt. Điều gì khiến họ tin rằng họ biết nhiều về việc mức giá lẽ ra phải cao hơn mức thị trường tới đâu? Đối với hầu hết bọn họ, niềm tin là một sự ảo tưởng.

    Trên những nét chính, giả định thường thấy của các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán được đảm trách như thế nào bởi những người tham gia vào lĩnh vực này. Tất cả mọi người hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh đều đã đọc cuốn sách tuyệt vời của Burton Malkiel có tên Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall. Tư tưởng trọng tâm của Malkiel đó là trị giá của một cổ phần là sự kết hợp chặt chẽ của tất cả những hiểu biết hiện có về giá trị của công ty với những dự báo tốt nhất về tương lai của cổ phần. Nếu ai đó tin rằng trị giá của cổ phiếu sẽ cao hơn vào ngày mai, họ sẽ mua cổ phiếu ấy nhiều hơn vào ngày hôm nay. Chính điều này, trong sự tác động trở lại, sẽ dẫn tới việc giá của cổ phiếu đó tăng lên. Nếu tất cả trị giá trên thị trường được định giá đúng, không ai có thể nghĩ rằng mình thu lời hay thua lỗ thông qua hoạt động mua bán cả. Giá cả lý tưởng không chừa lại cơ hội cho sự láu cá, nhưng chúng cũng bảo vệ những kẻ khờ khạo bởi chính sự dại dột của mình. Tuy nhiên, chúng ta giờ đây biết rằng lý thuyết trên không còn đúng hoàn toàn nữa. Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân thua lỗ liên miên bởi việc mua bán, một thành tích ngay cả quyết định năm ăn năm thua cũng không thể đạt được. Chứng minh đầu tiên cho kết luận đáng ngạc nhiên này đã được suy ra bởi Terry Odean, một giảng viên tài chính tại Đại học California - Berkeley - người đã từng là sinh viên của tôi.

    Odean đã khởi đầu bằng việc nghiên cứu những ghi chép về giao dịch của 10.000 tài khoản môi giới cho các nhà đầu tư cá nhân trong một khoảng thời gian kéo dài bảy năm. Cậu ta đã có thể phân tích mọi giao dịch mà các nhà đầu tư đã thực hiện thông qua công ty đó, gần 163.000 thương vụ. Chính nguồn cơ sở dữ liệu phong phú này đã cho phép Odean nhận diện tất cả các trường hợp trong đó một nhà đầu tư đã bán một vài cổ quyền trong một cổ phần của mình và ngay sau đó lại mua một cổ phần khác. Qua những hoạt động này nhà đầu tư đã nhận ra rằng ông ta (phần lớn các nhà đầu tư là đàn ông) có một ý niệm rõ ràng về tương lai của hai cổ phần: Ông ta kỳ vọng cổ phần mà mình lựa chọn để mua vào sẽ tốt hơn cổ phần mà ông ta đã chọn để bán đi.

    Để xác định liệu rằng những ý định này có chắc chắc không, Odean đã so sánh phần cổ tức của cổ phần mà nhà đầu tư đã bán đi và cổ phần mà ông ta đã mua thay cho cái đã bán, qua quá trình một năm sau cuộc giao dịch, các kết quả rõ ràng là rất tồi tệ. Nói chung, những cổ phiếu mà các nhà giao dịch cá nhân bán đi thường tốt hơn những thứ họ mua vào, bởi một tỷ lệ chênh lệch khá lớn: 3.2 điểm phần trăm mỗi năm, trên và ngoài các chi phí đáng kể của việc thực hiện hai giao dịch.

    Điều quan trọng cần phải nhớ rằng đây là một báo cáo về các mức trung bình: Một vài cá nhân đã đầu tư hiệu quả hơn, số khác đã làm tệ hơn. Tuy nhiên, rõ ràng đối với số lượng lớn các nhà đầu tư cá nhân, việc có một người chỉ dẫn và chẳng làm gì cả có thể sẽ là một hành động khôn ngoan hơn là việc thực thi các ý tưởng nảy ra trong đầu của họ. Nghiên cứu về sau được tiến hành bởi Odean và đồng sự của mình là Brad Barber đã củng cố thêm cho kết luận này. Trên một bài báo có tiêu đề Việc buôn bán có hại cho sức khỏe của bạn, họ đã chỉ ra rằng, nhìn chung, hầu hết các hoạt động mua bán thường thu về những kết quả nghèo nàn nhất. Trên một bài báo khác có nhan đề Mèo lại hoàn mèo,17 họ đã cho thấy rằng đàn ông thường hành động dựa trên phần nhiều những ý tưởng không đem lại kết quả tốt đẹp hơn là phụ nữ, và rằng như một hệ quả phụ nữ đạt được nhiều thành tựu đầu tư hơn đàn ông.

    Dĩ nhiên, vẫn luôn có những người ở bờ bên kia của mỗi giao dịch; nói chung, đó là những tổ chức tài chính và các nhà đầu tư chuyên nghiệp, những người luôn sẵn sàng tận dụng lợi thế từ những sai phạm mà các nhà giao dịch cá nhân phạm phải trong việc lựa chọn một cổ phần để bán ra và một cổ phần khác để mua vào. Nghiên cứu bổ sung được tiến hành bởi Barber và Odean đã làm sáng tỏ những sai phạm này. Các nhà đầu tư cá nhân thích được gắn chặt trong nhóm lợi ích của mình bằng việc nhượng lại “những thành công”, các cổ phần đã được đánh giá cao kể từ khi chúng được mua, và chúng đã bám riết lấy những kẻ thất bại của chúng. Thật không may cho họ, những người thành công gần đây có xu hướng làm tốt hơn những người thất bại trong ngắn hạn, do đó các cá nhân đã bán ra những cổ phần không phù hợp. Họ cũng mua cả những cổ phần không xác thực. Các nhà đầu tư cá nhân có thể dự đoán được là sẽ kéo tới các công ty đã thu hút được sự chú ý của họ bởi họ nắm tin tức trong tay. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp có xu hướng chọn lọc kỹ càng hơn trong việc hưởng ứng thông tin. Những phát hiện này cung cấp một vài minh chứng cho cái nhãn “đồng tiền khôn khéo” mà các chuyên gia tài chính áp dụng cho chính bản thân họ.

    Mặc dù các chuyên gia có thể bòn rút được một số lượng của cải đáng kể từ các tay nghiệp dư, một vài tay đầu cơ chứng khoán, nhưng vẫn không có được kỹ năng cần thiết để vượt xa thị trường ổn định, năm này qua năm khác. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm cả các nhà quản lý quỹ, đã thất bại ngay ở bài kiểm tra kỹ năng cơ bản: Thành công liên tục. Phỏng đoán về sự tồn tại của bất cứ kỹ năng nào chính là sự đồng nhất của các sai biệt cá nhân trong thành tựu đạt được. Tính logic ở đây rất đơn giản: Nếu những sai biệt cá nhân trong bất cứ một năm nào là hoàn toàn do may mắn, thứ hạng của các nhà đầu tư và các quỹ sẽ biến đổi thất thường và mối tương quan giữa năm này với năm khác sẽ trở về số không. Tuy nhiên, trong trường hợp có kỹ năng, các thứ hạng sẽ ổn định hơn. Tính ổn định của các sai biệt cá nhân là thước đo qua đó chúng ta xác thực sự tồn tại của kỹ năng trong số các tay gôn, nhân viên kinh doanh xe hơi, nha sĩ hay viên chức thu phí cầu đường trên xa lộ.

    Phần lớn các quỹ được vận hành bởi những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và làm việc chăm chỉ, những người mua và bán các cổ phần nhằm đạt được những kết quả khả thi nhất cho các khách hàng của họ. Tuy nhiên, căn cứ từ hơn năm mươi năm nghiên cứu đi đến kết luận rằng: Đối với một lượng lớn các nhà quản lý quỹ, việc chọn lựa cổ phần giống như lăn con xúc xắc hơn là chơi poker. Thông thường có ít nhất hai trong số ba quỹ viện trợ củng cố cho toàn thể thị trường trong bất cứ năm nào.

    Quan trọng hơn, mối tương quan năm này sang năm khác giữa những tác động của các quỹ viện trợ là không đáng kể, ít khi vượt quá con số không. Các quỹ thành công trong bất cứ năm nào phần lớn là nhờ may mắn; họ đã có một lượt gieo xúc xắc không tồi. Có một sự thống nhất giữa những nhà nghiên cứu đó là gần như tất cả những tay đầu cơ chứng khoán dự đoán liệu rằng họ có biết được điều đó hay không – và một số ít bọn họ - đang chơi một canh bài may rủi. Kinh nghiệm chủ quan của các thương nhân đó tạo ra những phỏng đoán hợp lý được tôi luyện trong một tình trạng vô cùng bất định. Tuy nhiên, trên những thị trường có hiệu suất cao, các phỏng đoán được tôi luyện này không còn chính xác nhiều so với dự đoán mò.

    Một vài năm trước, tôi đã có một cơ hội đặc biệt để nghiên cứu ảo tưởng về kỹ năng tài chính thiển cận. Tôi được mời tới nói chuyện với một nhóm các nhà tư vấn đầu tư tại một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và một số dịch vụ khác cho những khách hàng rất giàu có. Tôi đã yêu cầu một số dữ liệu để chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình và đã được đáp ứng với một kho báu nho nhỏ: Một bản tổng kết các kết quả đầu tư của hơn 25 cố vấn tài sản ẩn danh, cho từng năm một trong suốt tám năm liên tục. Thành tích của từng vị cố vấn hàng năm chính là yếu tố quyết định chính tới số lợi tức cộng thêm vào cuối năm của anh ta (hầu hết bọn họ là đàn ông). Việc xếp hạng các vị cố vấn là một việc đơn giản dựa trên thành tích của họ trong từng năm và để xác định xem liệu có những sự khác biệt liên tiếp về kỹ năng trong số bọn họ và liệu rằng cùng những vị cố vấn ấy họ có đạt được khoản lãi nhiều hơn cho khách hàng của mình liên tục hết năm này tới năm khác hay không.

    Để trả lời cho câu hỏi này, tôi đã tính các hệ số tương quan giữa những thang bậc trong từng cặp hai năm một: Năm thứ nhất với năm thứ hai, năm thứ nhất với năm thứ ba, và cứ như vậy cho tới năm thứ bảy và năm thứ tám. Điều này mang lại 28 cặp hệ số tương quan, cho mỗi cặp năm. Tôi biết được nguyên lý và đã được chuẩn bị để phát hiện ra dấu hiệu yếu kém trong tính ổn định của kỹ năng. Tuy nhiên, tôi đã ngạc nhiên khi thấy rằng hệ số trung bình của 28 cặp tương quan đều là 0.01. Nói một cách khác thì là số 0. Các mối tương quan nhất quán này có thể biểu thị những sự khác biệt về kỹ năng đã không được tìm thấy. Các kết quả giống như những gì bạn mong chờ từ một cuộc thi gieo súc sắc, không phải một trò thi thố kỹ năng.

    Không ai trong công ty có biểu hiện như thể đã nhận thức được bản chất của trò chơi mà những tay đầu cơ chứng khoán đang tham dự. Bản thân các nhà cố vấn cũng cảm thấy mình là những chuyên gia thành thục thực thi một công việc mạo hiểm và những thượng cấp của họ cũng đã tán đồng điều đó. Vào buổi tối trước khi buổi hội thảo diễn ra, Richard Thaler và tôi đã dùng bữa tối với một vài Giám đốc điều hành hàng đầu của hãng, những người quyết định số lượng lợi tức chia thêm. Chúng tôi đã đề nghị họ ước đoán sự tương quan giữa năm này với năm khác trong thứ hạng của các nhà tư vấn cá nhân. Họ đã nghĩ rằng họ biết được điều gì đang xảy ra và đã mỉm cười như thể họ nói “không cao lắm” hoặc “hiệu suất dĩ nhiên sẽ dao động.” Tuy nhiên, mọi việc đã nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng không một người nào dự đoán hệ số tương quan bình quân là không.

    Thông điệp của chúng tôi đưa ra cho các nhà điều hành đó là, ít nhất khi nó đã chuyển sang lập thành các danh mục đầu tư, công ty đang được hưởng sự may mắn như thể đó là kỹ năng. Điều này có thể là một tin sốc đối với họ, nhưng điều đó đã không xảy ra. Không có chút biểu hiện nào cho thấy họ không tin chúng tôi. Làm thế nào họ có thể như vậy? Sau cùng, chúng tôi đã phân tích các kết quả của chính bọn họ, họ đủ tinh tế để nhìn thấy được những ngụ ý, điều mà chúng tôi đã tránh không giải thích cụ thể một cách lịch sự. Tất cả chúng tôi cùng rơi vào trạng thái yên lặng với bữa tối của mình và tôi thấy không chút nghi ngờ gì nữa rằng tất cả những phát hiện của chúng tôi lẫn sự tinh tế của họ đã nhanh chóng bị phủi sạch dưới tấm thảm và hoạt động tại công ty lại tiếp diễn như trước đó. Sự ảo tưởng về kỹ năng không chỉ là một sự nhầm lẫn cá nhân, mà nó đã ăn sâu vào văn hóa của ngành. Các sự thực thách thức những giả định căn bản – và do vậy nó đe dọa nghề nghiệp của con người và lòng tự trọng – chỉ đơn giản là không được tiếp thu. Trí não đã không chấp nhận chúng. Điều này đặc biệt đúng đối với các nghiên cứu thống kê về hành vi, nó cung cấp thông tin cơ bản mà người ta thường lờ đi khi chúng xung đột với những ấn tượng của cá nhân họ từ sự trải nghiệm.

    Sáng hôm sau, chúng tôi thông báo về những phát hiện với các vị cố vấn và phản ứng của họ đều lãnh đạm như nhau. Trải nghiệm của bản thân họ đối với việc thực hiện quyết định một cách cẩn trọng đối với những vấn đề phức tạp hấp dẫn họ hơn nhiều so với một thực tế thống kê khó hiểu. Khi chúng tôi hoàn thành công việc, một trong số các vị Giám đốc điều hành mà tôi đã dùng bữa cùng trong buổi tối ngày hôm trước đã lái xe đưa tôi tới sân bay. Anh ta nói với tôi, với một chút dè dặt: “Tôi đã tận tụy với công ty và không ai có thể cướp nó khỏi tôi.” Tôi đã cười và chẳng nói gì cả. Nhưng tôi nghĩ: “Ồ, tôi đã cướp nó khỏi anh sáng nay rồi. Nếu thành công của anh phần nhiều là bởi may rủi, vậy có bao nhiêu sự tín nhiệm anh đã được nhận cho điều đó?”

    ĐIỀU GÌ CỔ VŨ CHO NHỮNG ẢO TƯỞNG VỀ KỸ NĂNG VÀ SỰ CHẮC CHẮN?

    Những ảo tưởng liên quan tới nhận thức có thể khó chữa hơn những ảo tưởng thị giác. Điều mà bạn được biết về ảo giác Müller-Lyer đã không thay đổi cách thức bạn nhìn những đường thẳng, nhưng nó đã thay đổi hành vi của bạn. Giờ đây bạn biết được rằng bạn không thể tin vào cảm giác của mình về độ dài của các đường thẳng có các rìa được gắn thêm vào và bạn cũng biết rằng trên hiển thị Müller-Lyer tiêu chuẩn bạn không thể tin vào điều mà bạn trông thấy. Khi được hỏi về độ dài của những đường thẳng, bạn sẽ nói về niềm tin đã được củng cố của mình, không phải ảo tưởng mà bạn vẫn thấy. Ngược lại, khi tôi và các đồng nghiệp của mình trong quân ngũ được thông báo rằng các bài kiểm tra đánh giá khả năng lãnh đạo của chúng tôi không có giá trị gì, chúng tôi đã chấp nhận thực tế về mặt trí não đó, nhưng nó đã không có chút tác động nào đến cảm xúc hoặc những hoạt động kế tiếp của chúng tôi. Phản hồi mà chúng tôi đã gặp phải tại công ty tài chính thậm chí còn tiêu cực hơn. Tôi tin chắc rằng thông điệp mà Thaler và tôi đã truyền tải tới cả các giám đốc điều hành lẫn các nhà quản lý danh mục vốn đầu tư ngay lập tức bị tống khứ vào một góc tối của bộ nhớ nơi chúng có thể sẽ chẳng gây ra thiệt hại gì cả.

    Tại sao các nhà đầu tư, cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp, lại tin tưởng một cách mù quáng rằng họ có thể làm tốt hơn hoạt động của thị trường, trái ngược với một học thuyết kinh tế mà hầu hết bọn họ đều thừa nhận, và đối nghịch với những gì họ có thể rút ra từ một sự đánh giá công tâm bởi kinh nghiệm bản thân của họ? Rất nhiều chủ đề của các chương trước được nêu lên một lần nữa trong cách lý giải về sự phổ biến và bền vững của một ảo tưởng về kỹ năng trong thế giới tài chính.

    Căn nguyên đầy sức thuyết phục nhất mang tính tâm lý về ảo tưởng chắc hẳn là những người đang sử dụng các kỹ năng ở trình độ cao. Họ tham khảo dữ liệu kinh tế và các dự báo, họ tham khảo các bản sao kê lợi tức và các bảng cân đối tài chính, họ ước định năng lực quản lý hàng đầu, và họ đánh giá đối thủ cạnh tranh. Tất cả đều là những công việc nghiêm túc đòi hỏi một quá trình đào tạo sâu rộng và những người thực hiện điều đó có sự trải nghiệm sát sườn (và có cơ sở) về việc sử dụng những kỹ năng này. Thật không may, kỹ năng trong việc đánh giá các viễn cảnh kinh doanh của một công ty lại không đủ cho hoạt động chuyển nhượng cổ phần thành công, nơi câu hỏi cốt tử là liệu rằng thông tin về công ty đã ăn khớp với trị giá cổ phần của nó hay chưa. Các nhà giao dịch có vẻ như thiếu mất kỹ năng đặt câu hỏi quyết định này, nhưng họ có vẻ mù tịt về sự mù mờ của mình. Cũng như tôi đã khám phá ra từ việc quan sát các học viên dự bị sĩ quan trên sân tập tổng hợp, sự tin tưởng chủ quan của các nhà giao dịch là một thứ cảm giác, không phải một xét định. Sự nhận thức của chúng tôi về sự tự do trong nhận thức và sự liên hệ kết hợp nằm ở sự tin tưởng chủ quan vững chắc thuộc Hệ thống 1.

    Sau cùng, các ảo tưởng về sự vững chắc và kỹ năng được cổ súy bởi một văn hóa nghề nghiệp có tác động mạnh. Chúng tôi biết được rằng người ta có thể nuôi dưỡng một niềm tin không thể lay chuyển ở bất cứ vấn đề nào, dù có ngớ ngẩn thế nào đi nữa, khi chúng được duy trì liên tục bởi một cộng đồng những tín đồ có cùng một khuynh hướng. Dựa vào văn hóa nghề nghiệp của cộng đồng tài chính, chẳng có gì ngạc nhiên khi số lượng lớn các cá nhân trong thế giới quan đó tin rằng bản thân họ nằm trong một số người được chọn - những người có thể làm những điều họ tin rằng người khác không thể.

    ẢO TƯỞNG CỦA CÁC HỌC GIẢ

    Ý niệm cho rằng tương lai không thể đoán định đã bị ăn mòn từng ngày bởi sự dễ dãi cùng với việc quá khứ được lý giải cặn kẽ. Như Nassim Taleb đã chỉ ra trong cuốn sách Thiên nga đen, xu hướng của chúng ta nhằm thiết lập và tin tưởng vào những câu chuyện mạch lạc về quá khứ khiến cho chúng ta khó có thể chấp nhận những giới hạn trong khả năng dự báo của mình. Mọi thứ đều dễ hiểu trong sự nhận thức muộn, một thực tế rằng các học giả tài chính tận dụng mọi buổi tối với việc họ đưa ra những bản kê đầy thuyết phục về các biến cố trong ngày. Và chúng ta không thể ngăn nổi ý nghĩ mãnh liệt rằng những điều dễ hiểu/hợp lẽ trong nhận thức muộn của ngày hôm nay đã có thể dự đoán được vào ngày hôm qua. Sự ảo tưởng rằng chúng ta hiểu rõ quá khứ cổ súy cho sự tự tin quá mức vào khả năng dự đoán tương lai của chúng ta.

    Hình ảnh thường được sử dụng về “tiến trình lịch sử” hàm ý trình tự và đường hướng. Những bước tiến, không giống như những bước dạo hay những bước chân, chúng không phải là ngẫu nhiên. Chúng ta nghĩ rằng mình sẽ có khả năng lý giải quá khứ bằng việc tập trung vào hoặc các xu hướng văn hóa, xã hội lớn và sự phát triển công nghệ hoặc các ý định và năng lực của một vài nhân vật xuất chúng. Ý niệm cho rằng các biến cố lịch sử lớn được định đoạt bởi sự may rủi đã gây sốc hết mức, dù cho điều đó là sự thực rõ ràng. Thật khó để nghĩ về lịch sử của thế kỷ XX, bao gồm những xu hướng xã hội lớn, mà không đề cập tới vai trò của Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông. Nhưng đã có một khoảnh khắc, chỉ trước khi noãn được thụ tinh, khi đó có một cơ hội 50-50 rằng phôi thai mà sau này sẽ trở thành Hitler đã có thể là một tính nữ. Cùng với ba biến cố này, có một xác suất 1/8 khả năng về một thế kỷ XX không có bất cứ một ai trong số ba nhân vật 3kể trên và không thể tranh cãi rằng lịch sử cũng sẽ hỗn loạn như vậy trong sự vắng bóng của họ. Sự hoài thai của cả ba nang noãn đã gây ra những hậu quả to lớn, và nó tạo ra một trò cười đối với ý niệm về những sự phát triển dài hạn có thể dự đoán được.

    Tuy nhiên, ảo tưởng về sự dự đoán vững chắc vẫn không hề bị suy chuyển, một thực tế đang được khai thác bởi những người có công việc là dự đoán trước được các sự việc – không chỉ những chuyên gia tài chính mà còn cả các học giả trong lĩnh vực kinh doanh và chính trị. Các kênh truyền hình, đài phát thanh và báo chí có các nhóm chuyên gia của họ - những người làm công việc bình luận về biến cố vừa xảy ra và đoán trước tương lai. Khán giả và độc giả có cảm tưởng rằng họ đang được thu thập thông tin mà theo một cách nào đó là một đặc quyền, hoặc ít ra là cực kỳ sâu sắc. Và không chút hoài nghi gì nữa, các học giả và những người ủng hộ họ thành thực tin rằng họ đang cung cấp những thông tin như vậy. Philip Tetlock, một nhà tâm lý học tại trường Đại học Pennsyllvania, đã lý giải thứ được gọi là các dự đoán chuyên gia trong một nghiên cứu bước ngoặt trong vòng 20 năm, nghiên cứu này đã được công bố trong cuốn sách xuất bản năm 2005 của ông có tên Expert Political Judgment: How Good Is It? How Can We Know? (tạm dịch: Các nhìn nhận cách mạng mang tính chính trị của chuyên gia: Chúng có tác dụng ra sao? Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được?) Tetlock đã đặt ra các giới hạn cho bất kể sự tranh cãi tương lai nào về chủ đề này.

    Tetlock đã phỏng vấn 284 người kiếm sống bằng việc “bình luận hoặc đưa ra lời khuyên về các xu hướng kinh tế - chính trị.” Ông đã đề nghị họ ước định các xác suất mà các biến cố chắc chắn sẽ xảy ra trong khoảng thời gian không quá xa, ở cả những khu vực trên thế giới mà tại đó chúng đã được biết đến lẫn những miền ít được biết tới nhất. Liệu Gorbachev sẽ bị trục xuất trong một hành động táo bạo? Liệu nước Mỹ có tham chiến tại vùng Vịnh Ba Tư? Quốc gia nào sẽ trở thành thị trường nổi trội tiếp theo? Với tất cả các vấn đề, Tetlock đã thu thập hơn 80.000 phỏng đoán. Ông cũng đã hỏi các chuyên gia về việc họ đã đi tới những kết luận của mình bằng cách nào, họ đã phản ứng lại như thế nào khi được chứng minh là họ sai và họ đã đánh giá các căn cứ vốn đã không nghiêng về các luận điểm của họ như thế nào. Các đối tượng điều tra được đề nghị xếp hạng những khả năng có thể xảy ra của ba sự lựa chọn các kết quả trong mọi trường hợp: Sự dai dẳng của tình trạng hiện tại, nhiều hơn một vài thứ như tự do chính trị hoặc tăng trưởng kinh tế, hoặc ít hơn.

    Kết quả thu được thật tồi tệ. Các chuyên gia đã thực hiện tồi hơn những gì họ đã có thể làm nếu họ đơn giản chỉ cần định ra các xác suất bằng nhau đối với từng cái một trong số ba kết quả tiềm năng. Nói cách khác, những người nghiên cứu dành thời gian của mình cho một đề tài cụ thể và kiếm sống nhờ vào đó chỉ có thể đưa ra những dự đoán nghèo nàn hơn cả việc những con khỉ ném lao, những con vật đã có thể phân bổ sự lựa chọn của chúng một cách đồng đều đối với các phương án. Ngay cả ở lĩnh vực họ am hiểu nhất, các chuyên gia cũng không biểu hiện tốt hơn những kẻ không chuyên là bao.

    Những chuyên gia dự đoán khá hơn chút ít so với những người ít hiểu biết hơn. Nhưng những người tường tận nhất lại thường thiếu chắc chắn. Nguyên do là những ai đạt được nhiều kiến thức hơn sẽ phát triển một ảo tưởng nâng cao về kỹ năng của mình và trở nên tự tin thái quá tới mức vô lý. “Chúng ta đạt tới ngưỡng dự đoán cận biên giảm dần để rồi trở về nhanh chóng với sự hiểu biết đáng xấu hổ”, Tetlock viết. “Trong thời đại học thuật được chuyên môn hóa vượt bậc, không có lý do nào cho giả thiết rằng các cộng tác viên cho các tờ nhật tờ báo – có dáng vẻ của các nhà khoa học chính trị, các chuyên viên nghiên cứu khu vực, các nhà kinh tế học và nhiều hơn nữa – có bất cứ điểm nào vượt trội hơn các phóng viên hoặc những độc giả thường xuyên của Thời báo New York trong việc ‘đọc’ các tình huống mới nảy sinh.” Càng nổi tiếng thì người dự báo càng khoa trương những dự báo của mình, Tetlock đã khám phá ra điều đó. “Các chuyên gia được hỏi ý kiến nhiều,” ông viết, “càng tự tin thái quá hơn các đồng sự của họ - những người đã hòa vào cuộc sống xa rời ánh đèn sân khấu.”

    Tetlock cũng phát hiện ra rằng các chuyên gia đã cưỡng lại được việc thừa nhận sai lầm của mình và khi họ bị ép buộc thừa nhận sai lầm, họ đã có sẵn một bộ sưu tập khổng lồ những lời hối tiếc: Chúng đã sai chỉ vào thời điểm đó, một biến cố không nhìn thấy trước đã được can thiệp, hoặc chúng đã sai nhưng với những lý do xác đáng. Nói cho cùng các chuyên gia cũng chỉ là con người. Các chuyên gia đi chệch hướng không phải bởi điều mà họ tin tưởng, nhưng bởi cách họ nghĩ ra sao, Tetlock nói. Ông sử dụng thuật ngữ từ bài tiểu luận của Isaiah Berlin về Tolstoy, “Nhím và Cáo.” Loài nhím “biết một điều quan trọng nhất” và có một học thuyết về thế giới quan; họ ghi chép cặn kẽ các biến cố cụ thể trong một kết cấu rõ ràng, xù lông với sự thiếu kiên nhẫn nhằm thẳng vào những ai không nhìn nhận sự vật theo cách của họ, và tự tin với những dự báo của mình. Họ cũng đặc biệt miễn cưỡng khi phải thừa nhận sai lầm. Đối với loài nhím, một dự báo sai luôn luôn gần như “chỉ là vấn đề thời gian” hoặc “đúng sát nút.” Họ ngoan cố và rành mạch, điều này đích xác là thứ mà các nhà sản xuất chương trình truyền hình yêu thích đã nhìn thấy được trong các chương trình. Hai con nhím ở hai mặt đối lập về một vấn đề, chúng tấn công những ý nghĩ ngớ ngẩn của đối thủ, tạo nên một màn trình diễn thú vị.

    Loài cáo, ngược lại, là những kẻ suy nghĩ phức tạp. Họ không tin rằng chỉ có một điều quan trọng điều khiển tiến trình lịch sử (ví dụ, họ không chấp nhận quan điểm rằng Ronald Reagan đã một tay kết thúc cuộc chiến tranh lạnh bằng cách quả cảm và tự tôn chống lại Liên bang Xô Viết). Thay vào đó loài cáo nhận ra rằng thực tế nảy sinh từ những sự tương tác của nhiều tác nhân và nguồn lực khác nhau, bao gồm cả sự may rủi không lường, thường sản sinh ra các kết quả lớn và không dự đoán trước được. Đó chính là những con cáo đã ghi được điểm số tốt nhất trong nghiên cứu của Tetlock, mặc dù sự thể hiện của họ vẫn còn rất nghèo nàn. Họ ít giống những con nhím được mời tham gia vào các cuộc tranh luận trên truyền hình hơn.

    ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA CÁC CHUYÊN GIA – THẾ GIỚI QUÁ RẮC RỐI

    Điểm chính yếu của chương này không phải là về những người cố dự đoán tương lai mắc phải quá nhiều sai lầm; điều đó đã quá rõ ràng. Bài học đầu tiên đó là các sai lầm về sự dự báo là không thể tránh khỏi bởi thế giới quan không thể nói trước được điều gì. Thứ hai đó là niềm tin chủ quan cao độ không được tin cẩn như một dụng cụ đo đạc chính xác (niềm tin ở cấp độ thấp có thể cung cấp nhiều thông tin hơn).

    Các xu hướng ngắn hạn có thể dự báo, hành vi và các thành tích có thể được dự đoán với độ chính xác vừa phải từ những hành vi và thành tích trước đó. Nhưng chúng ta không nên trông đợi sự biểu hiện trong khóa huấn luyện sĩ quan và trên mặt trận là có thể dự đoán được từ hành vi trên sân tập đa năng – hành vi trong cả bài kiểm tra vẫn thực tại được xác định bởi nhiều yếu tố đặc trưng với từng trường hợp cụ thể. Điều động một thành viên có tính quyết đoán cao ra khỏi nhóm tám ứng viên và các cá tính khác sẽ bộc lộ sự thay đổi. Hãy để cho viên đạn của tay súng bắn tỉa dịch chuyển vài centimét và sự thể hiện của một sĩ quan sẽ được biến đổi hoàn toàn. Tôi không thể phủ nhận cơ sở vững chắc của tất cả các bài kiểm tra – nếu một bài kiểm tra dự báo một kết quả quan trọng với độ chắc chắn ở mức 0.2 hoặc 0.3, thì bài kiểm tra ấy nên được áp dụng. Nhưng bạn không nên mong đợi quá nhiều. Bạn nên trông đợi ít hơn hoặc không gì cả từ những tay đầu cơ chứng khoán ở Phố Wall những kẻ kỳ vọng tính chính xác nhiều hơn ở thị trường trong việc dự đoán các giá trị tương lai. Và bạn không nên trông đợi quá nhiều ở những học giả lập ra các dự đoán dài hạn – mặc dù họ có thể có những hiểu biết có giá trị trong tương lai gần. Ranh giới phân chia tương lai có thể dự đoán với tương lai xa không thể đoán trước đã được vạch rõ.

    BÀN VỀ KỸ NĂNG MƠ HỒ



    “Ông ấy biết được rằng hồ sơ đã chỉ ra rằng sự phát triển của chứng bệnh này gần như không thể dự báo trước được. Làm thế nào ông ta có thể tự tin trong trường hợp này tới vậy? Nghe như thể một ảo tưởng về sự chắc chắn vậy.”

    “Bà ta có một câu chuyện mạch lạc lý giải tất cả những điều bà ta biết và sự gắn kết khiến bà ta cảm thấy thoải mái.”

    “Điều gì khiến ông ấy tin rằng mình thông minh hơn mọi người cơ chứ? Đấy có phải là một ảo tưởng không?”

    “Cô ấy là một con nhím. Cô ấy có một giả định lý giải mọi điều và nó mang tới cho cô ấy ảo tưởng rằng mình am hiểu thế giới lắm.”

    “Câu hỏi không phải liệu rằng những chuyên gia này có được đào tạo bài bản hay không, mà là việc liệu thế giới của họ có thể dự đoán được hay không.”
    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 26, 2018
  6. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 3 - Chương 21: Trực giác đọ sức với công thức
    Bấm để xem
    Đóng lại

    Paul Meehl là một nhân vật kỳ lạ và thú vị, là một trong những nhà tâm lý học đa tài nhất của thế kỷ XX. Các bộ môn mà ông giảng dạy tại Đại học Minnesota đó là Tâm lý học, Luật học, Tâm thần học, Thần kinh học và Triết học. Ông cũng viết sách về tôn giáo, khoa học chính trị và nghiên cứu thí nghiệm trên chuột. Ông cũng là một nhà nghiên cứu thống kê nghiêm túc và là một nhà phê bình nghiêm khắc về các tuyên bố sáo rỗng trong lĩnh vực Tâm lý học lâm sàng, Tâm phân học thực hành. Ông đã viết những bài luận rất sâu sắc về các nghiên cứu Tâm lý học dựa trên các cơ sở triết học mà tôi gần như thuộc làu khi còn là một sinh viên mới tốt nghiệp. Tôi chưa từng được diện kiến Meehl, nhưng ông là một trong những vị anh hùng của tôi từ thời tôi đọc tác phẩm Clinical vs. Statistical Prediction: A Theoretical Analysis and a Review of the Evidence ( Tạm dịch: Chẩn đoán lâm sàng đấu lại với dự báo thống kê: Các phép phân tích lý thuyết và một nhận định về dấu hiệu) của ông.

    Trong tập sách mỏng mà sau này ông gọi là “cuốn sách nhỏ gây xáo trộn của tôi”, Meehl đã rà soát và phân tích các kết quả của 20 cuộc nghiên cứu xem liệu rằng các chẩn đoán lâm sàng dựa trên những cảm tưởng chủ quan của các chuyên gia lành nghề có chính xác hơn các dự đoán thống kê được đưa ra bằng việc tổng hợp một vài kết quả hoặc thứ hạng tuân theo một quy tắc nhất định hay không. Trong một nghiên cứu điển hình, các tư vấn viên lành nghề đã dự đoán điểm số của sinh viên năm nhất vào năm cuối của niên khóa. Các tư vấn viên đã phỏng vấn từng sinh viên một trong khoảng thời gian 45 phút. Họ cũng truy cập vào các bảng điểm thời trung học, một vài bài kiểm tra năng khiếu, và bản kê khai cá nhân dài bốn trang của từng sinh viên. Thuật toán thống kê đã sử dụng một phân số duy nhất của thông tin dưới đây: Bảng điểm trung học và một bài kiểm tra năng khiếu. Tuy nhiên, phép tính đã chính xác hơn ở 11 nhà tư vấn trong số 14 nhà tư vấn. Nhìn chung Meehl đã báo cáo các kết quả thu được tương tự như một loạt các kết quả dự báo khác, bao gồm cả những hành động vi phạm cam kết, thành quả trong việc huấn luyện hoa tiêu và sự tái phạm tội phạm hình sự.

    Không có gì làm lạ, cuốn sách của Meehl đã gây ra cú sốc và sự hoài nghi đối với một số nhà Tâm lý học lâm sàng và cuộc tranh cãi châm ngòi cho sự nảy sinh ra một chuỗi các nghiên cứu mà cho tới ngày nay vẫn còn tiếp nối, hơn 50 năm sau khi cuốn sách được xuất bản. Số lượng các nghiên cứu về những so sánh giữa các chẩn đoán lâm sàng và dự đoán thống kê tăng nhanh tới con số 200 nhưng điểm số trong cuộc tranh luận giữa các thuật toán và con người vẫn chưa hề thay đổi. Khoảng 60% các cuộc nghiên cứu đã cho thấy độ chính xác nhiều hơn trong các thuật toán. Các cuộc so sánh khác đã ghi nhận một tỷ lệ chính xác bằng nhau, nhưng một tỷ lệ bằng nhau cũng tương đương với một chiến thắng đối với các quy luật thống kê, vì ít tốn kém hơn so với việc sử dụng lời khuyên của các chuyên gia. Không có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào đã được chứng minh là có sức thuyết phục.

    Phạm vi của các kết quả có thể dự đoán đã được mở rộng nhằm bao trùm cả vấn đề y học hay thay đổi như tuổi thọ của các bệnh nhân ung thư, thời gian nằm viện, chẩn đoán bệnh tim, tính mẫn cảm của những đứa bé trước hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh; các biện pháp kinh tế như những triển vọng thành công cho các doanh nghiệp trẻ, đánh giá mức rủi ro tín dụng của các ngân hàng, sự thỏa mãn nghề nghiệp cho người lao động; những vấn đề đáng quan tâm với các cơ quan chính phủ, bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của các cặp cha mẹ nuôi, tỷ lệ tái phạm tội trong số trẻ vị thành niên phạm pháp, các nguy cơ dạng khác đối với các hành vi bạo lực; các kết quả với đặc tính khác nhau như sự thẩm định các bài thuyết trình khoa học, những người chiến thắng trong các trận đấu bóng đá, và giá cả trong tương lai của rượu vang Bordeaux. Mỗi một lĩnh vực, đòi hỏi một mức độ đáng kể về tình trạng không chắc chắn và không thể tiên đoán. Chúng tôi mô tả chúng như thể là những “môi trường có độ chắc chắn thấp”. Trong mọi trường hợp, độ chính xác của các chuyên gia ăn khớp hoặc vượt mức bởi một thuật toán đơn giản.

    Như điều Meehl đã chỉ ra, điều đã đem lại niềm hãnh diện cho ông sau 30 năm sau khi cuốn sách của ông được xuất bản, đó là “Không hề có cuộc tranh cãi nào trên lĩnh vực khoa học xã hội trong đó cho thấy khối lượng lớn các nghiên cứu đa dạng có chất lượng diễn ra đều đặn dưới cùng một định hướng như nghiên cứu này.”

    Nhà Kinh tế học Princeton và cũng là người sưu tầm rượu vang Orley Ashenfelter đã đưa ra một minh chứng thuyết phục về sức mạnh của các con số thống kê đơn giản đã vượt mặt các chuyên gia nổi tiếng thế giới. Ashenfelter muốn dự đoán giá trị tương lai của loại vang Bordeaux thượng hạng từ các thông tin sẵn có trong năm mà họ đã tạo ra. Câu hỏi này vô cùng quan trọng bởi vì các loại rượu vang thượng hạng phải mất nhiều năm mới đạt được chất lượng tột đỉnh của chúng, mức giá của các loại rượu vang nấu từ cùng một vườn nho thay đổi một cách chóng mặt qua những thời điểm thu hoạch khác nhau; những chai rượu chỉ được ủ trong khoảng thời gian 12 tháng có thể khác nhau về giá trị bởi một hệ số gấp 10 lần hoặc hơn thế. Một khả năng dự đoán giá cả trong tương lai có ý nghĩa quan trọng, bởi các nhà đầu tư mua rượu vang, như một nghệ thuật, trong sự dự toán rằng giá trị của nó sẽ tăng cao.

    Người ta thường thừa nhận rằng điều ảnh hưởng tới rượu vang chính vụ có thể là bởi những biến đổi của thời tiết trong cả vụ nho. Những loại vang ngon nhất được cất khi vào hạ với tiết trời khô nóng, điều đó biến ngành công nghiệp rượu vang Bordeaux thành một kẻ được hưởng lợi thích đáng từ sự nóng lên toàn cầu. Ngành công nghiệp này cũng được mùa xuân ẩm ướt tiếp tay để tăng vọt sản lượng mà chẳng mấy ảnh hưởng tới chất lượng rượu. Ashenfelter đã chuyển đổi sự hiểu biết thông thường ấy sang một công thức thống kê dự đoán mức giá của một loại rượu vang – đối với một thuộc tính đặc biệt và ở một thời gian đặc biệt – bởi ba đặc tính của thời tiết: Nhiệt độ trung bình trong cả vụ hè, lượng mưa tại thời điểm thu hoạch và tổng lượng mưa trong cả mùa đông trước đó. Công thức của ông đưa ra các dự báo giá chính xác trong nhiều năm và thậm chí hàng thập kỷ trong tương lai. Quả thực như vậy, công thức của ông dự trù các mức giá tương lai chính xác hơn nhiều dự đoán giá của các loại vang mới cất. Dẫn chứng mới mẻ này về một “mô hình Meehl” thách thức khả năng của các chuyên gia mà những quan điểm của họ góp phần định hướng mức giá sàn. Nó cũng thách thức cả các học thuyết kinh tế, theo đó các mức giá sẽ phản ánh tất cả những thông tin hiện hữu, bao gồm cả thời tiết. Công thức của Ashenfelter cực kỳ chính xác – sự tương quan giữa những dự đoán của ông với các mức giá thực tế đạt mức trên 0.9.

    Tại sao các chuyên gia lại thua kém những phép toán? Một lý do mà Meehl đã hoài nghi, đó là các chuyên gia cố gắng để thông minh hơn, suy nghĩ xa hơn và xem xét các tính năng pha trộn phức tạp trong việc đưa ra các dự đoán của mình. Sự phức tạp có lẽ hiệu quả trong trường hợp riêng lẻ, nhưng thường làm giảm đi sự chắc chắn. Sự kết hợp đơn giản các tính năng thường tốt hơn. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quyết định do con người đưa ra thua xa một dự đoán bằng công thức ngay cả khi chúng có được điểm số được gợi ra bởi công thức! Họ cảm thấy họ có thể gạt bỏ công thức bởi họ có thông tin bổ sung về từng trường hợp, nhưng họ lại thường xuyên nhầm lẫn nhiều hơn so với việc họ không có những thông tin đó. Theo như Meehl, có một vài tình huống mà theo đó là một ý tưởng tốt để thay thế sự đánh giá đối với một công thức. Trong một thí nghiệm nổi tiếng được nhắc đến, ông đã miêu tả một công thức dự đoán liệu rằng một người cụ thể nào đó sẽ đi xem phim vào tối ngày hôm nay hay không và đã ghi chú rằng việc bỏ qua công thức là thích đáng nếu thông tin nhận được cho thấy cá nhân đó bị gãy chân ngày hôm nay. Tên gọi “quy tắc gãy chân” đã được nêu ra. Dĩ nhiên, mấu chốt ở đây là những cái chân gãy là rất hiếm – cũng như là tính quyết định.

    Một lý do khác cho bài toán về ý kiến chuyên gia đó là con người ta không dễ rơi vào tình trạng mâu thuẫn trong việc tạo ra các ý kiến tức thì về những thông tin phức tạp. Khi được đề nghị đánh giá cùng một thông tin hai lần, họ thường đưa ra những câu trả lời khác nhau. Mức độ mâu thuẫn thường là một vấn đề về mối quan tâm xác đáng. Các chuyên gia lão luyện về X-quang - những người nhìn nhận các phòng chiếu tia X như thể “bình thường” hoặc “bất thường” có tới 20% khoảng thời gian mâu thuẫn với chính bản thân họ khi họ nhìn cùng một bức ảnh vào những dịp riêng biệt. Một nghiên cứu với 101 kiểm toán viên độc lập được đề nghị ước tính độ tín nhiệm của các hoạt động kiểm toán nội bộ tổ chức đã phát hiện ra cùng một mức độ mâu thuẫn như vậy. Một cuộc rà soát đối với 41 nghiên cứu riêng biệt về độ tin cậy của những ý kiến được đưa ra bởi các kiểm toán viên, nhà nghiên cứu bệnh học, nhà tâm lý học, nhà quản lý đoàn thể và các chuyên gia khác chỉ ra rằng mức độ mâu thuẫn này là điển hình, ngay cả khi một trường hợp được đánh giá lại trong vòng vài phút. Những ý kiến không chắc chắn được đưa ra bởi các chuyên gia cũng không thể là những dự đoán có thể tin cậy được.

    Sự mâu thuẫn lan rộng chắc hẳn là do sự lệ thuộc quá mức vào bối cảnh trong Hệ thống 1. Từ các nghiên cứu về việc trang bị thông tin, chúng ta biết rằng tác nhân kích thích bị bỏ qua trong môi trường của chúng ta có ảnh hưởng quan trọng tới những suy nghĩ và hành động của chúng ta. Những tác động này dao động từ thời điểm này tới thời điểm khác. Niềm khoan khoái ngắn ngủi của một làn khí lạnh vào một ngày nóng bức có lẽ khiến bạn quả quyết và lạc quan hơn chút ít về bất cứ điều gì bạn đang ước định tại thời điểm đó. Những viễn cảnh của một người bị kết án sắp được hưởng án treo có thể thay đổi đáng kể trong suốt khoảng thời gian nghỉ uống trà giữa phiên xét xử của các thẩm phán. Do bạn có ít sự hiểu biết trực tiếp về điều gì đang diễn ra trong tâm trí mình, bạn sẽ không bao giờ biết được rằng mình có thể tạo ra một phán quyết khác hoặc chạm tới một quyết định khác theo những tình huống rất ít sự khác biệt. Các công thức không hề chịu ảnh hưởng từ những vấn đề nêu trên. Với cùng một tư liệu đầu vào, chúng luôn trả lại cùng một kết quả. Khi khả năng có thể dự đoán không cao – điều đã được đề cập trong phần lớn các nghiên cứu được giám sát bởi Meehl và những người ủng hộ của ông là sự mâu thuẫn phá hủy đối với bất cứ dự báo có giá trị nào.

    Nghiên cứu đưa ra một kết quả đáng kinh ngạc: Để làm tăng mức dự đoán chính xác, các quyết định sau cùng nên đặt vào các công thức, đặc biệt là trong những môi trường có cơ sở vững chắc thấp. Ví dụ, trong các quyết định cho gia nhập tại các trường y khoa, quyết định cuối cùng thường được đưa ra bởi các thành viên trong khoa - những người đã phỏng vấn các ứng viên. Với căn cứ là các mảng rời rạc nhưng vẫn có những nền tảng cố định đối với một giả định: Việc dẫn dắt một cuộc phỏng vấn có vẻ như làm giảm độ chính xác của một sự chọn lựa mang tính thủ tục, nếu những người phỏng vấn cũng tạo ra các quyết định chấp thuận cuối cùng. Do những người phỏng vấn đã quá tự tin ở trực giác của mình, họ sẽ áp đặt quá nhiều sức nặng lên những cảm tưởng cá nhân và quá ít sức nặng lên những nguồn thông tin khác. Điều này sẽ làm giảm giá trị. Tương tự như vậy, các chuyên gia thẩm định chất lượng của loại rượu vang chưa nấu nhằm dự đoán tương lai của nó có một nguồn thông tin mà có vẻ như làm cho mọi thứ trở nên xấu đi hơn là tốt lên: Họ có thể thử nếm rượu. Tất nhiên, ngoài ra, ngay cả nếu họ có được kiến thức hữu ích về các tác động của thời tiết lên chất lượng của rượu vang, họ sẽ không thể duy trì kết quả chắc chắn của một công thức.

    Sự phát triển quan trọng nhất trong lĩnh vực này kể từ khi công trình ban đầu của Meehl trở thành bài báo nổi tiếng của Robyn Dawes The Robust Beauty of Improper Linear Models in Decision Making (Tạm dịch: Sức cuốn hút mạnh mẽ của những mô hình tuyến tính trong vie6c5ra quyết định.) Thói quen thống kê có ảnh hưởng lớn trong các ngành Khoa học xã hội, nó áp đặt trọng số lên các yếu tố dự đoán khác nhau bằng việc áp dụng một thuật toán, được gọi là đa hồi quy, mà giờ đây đã được xây dựng thành phần mềm thông thường. Tính logic của phép đa hồi quy là không thể nghi ngờ: Nó tìm ra công thức tối ưu cho một sự kết hợp có trọng số của các yếu tố dự đoán. Tuy nhiên, Dawes đã quan sát thấy rằng phép toán thống kê tổng hợp thêm vào một chút hoặc không chút giá trị nào. Một người có thể cũng thực hiện được bằng việc xác định một tập hợp các căn cứ có chút cơ sở đối với việc dự đoán kết quả và điều chỉnh các giá trị khiến cho chúng có thể so sánh được (với việc sử dụng các căn cứ hoặc hạng mục tiêu chuẩn). Một công thức kết hợp những yếu tố dự đoán với các trọng số cân bằng chỉ được cho là chính xác trong việc dự đoán những trường hợp mới giống như công thức đa hồi quy, điều này là tối ưu trong ví dụ tiêu biểu ban đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây đã tiến xa hơn: Các công thức ấn định các trọng số cân bằng tới tất cả các yếu tố dự đoán thường chính xác hơn, do chúng không bị tác động bởi hoạt động chọn mẫu các rủi ro.

    Thành công đáng ngạc nhiên của sự phối hợp trọng số cân bằng có một phép tất suy thực tiễn quan trọng: Nó rất khả thi để phát triển các thuật toán hữu ích mà không cần tới bất cứ nghiên cứu thống kê nào trước đây. Các công thức trọng số cân bằng đơn giản được dựa trên những con số thống kê đã có sẵn hoặc dựa vào cảm giác thông thường đều là những yếu tố dự đoán tốt cho ra các kết quả đáng kể. Trong một ví dụ đáng nhớ, Dawes đã chỉ ra rằng hôn nhân bền vững được dự đoán tốt bởi một công thức:

    Tần suất của chuyện ân ái trừ đi tần suất các cuộc cãi vã.

    Bạn không muốn kết quả của mình là một con số tiêu cực.

    Kết luận quan trọng từ nghiên cứu này là một thuật toán vốn được xác lập trên việc nhẩm tính thường là đủ tin cậy để ganh đua với một công thức trọng số tối ưu, và chắc hẳn đủ tin cậy để vượt mặt ý kiến chuyên gia. Tính logic này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong phạm vi từ việc lựa chọn các cổ phiếu của các nhà quản lý danh mục đầu tư tới việc chọn lựa các pháp đồ điều trị của bác sĩ hay bệnh nhân.

    Một ứng dụng điển hình về phương pháp này là một thuật toán đơn giản đã cứu được mạng của hàng trăm ngàn trẻ sơ sinh. Các bác sĩ sản khoa luôn biết rằng thông thường một đứa trẻ sơ sinh nếu không thở trong vòng vài phút khi mới sinh thường lâm vào nguy cơ tổn thương não hoặc tử vong cao. Cho tới khi có sự can thiệp của chuyên gia gây mê Virginia Apgar vào năm 1953, các bác sĩ và bà đỡ đã sử dụng suy đoán y khoa của mình để quyết định xem liệu một đứa trẻ có lâm vào cảnh nguy kịch hay không. Các bác sĩ điều trị khác nhau đã tập trung vào các cách xử trí khác nhau. Một số người quan sát các vấn đề về đường hô hấp trong khi số khác đã giám sát việc đứa trẻ khóc sớm như thế nào. Không có một quy trình nào được chuẩn hóa, các tín hiệu nguy hiểm vẫn thường bị bỏ qua và nhiều trẻ sơ sinh đã chết.

    Một ngày nọ, trong bữa sáng, một bác sĩ nội trú đã hỏi tiến sĩ Apga có thể tạo ra một đánh giá có trình tự về một trẻ sơ sinh như thế nào. “Thật đơn giản,” bà đáp. “Bạn sẽ thực hiện điều đó giống như thế này.” Apgar viết ra 5 biến số (nhịp tim, hô hấp, phản xạ, cơ bắp và màu sắc) và ba thang điểm (0, 1 hoặc 2, phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của từng triệu chứng). Bằng việc thực hiện điều đó, bà có lẽ đã tạo ra một bước đột phá mà bất cứ phòng hộ sinh nào cũng có thể thực hiện. Apgar đã bắt đầu việc đánh giá các trẻ sơ sinh bằng quy tắc này sau khi chúng được sinh ra một phút. Một đứa trẻ với tổng điểm lớn hơn hoặc bằng 8 thì gần như ở mức tốt nhất, quẫy đạp, khóc, cử động cơ mặt, với nhịp tim ở mức 100 hoặc hơn – trong một trạng thái ổn định. Một đứa trẻ có tổng điểm thấp hơn hoặc bằng 4 thì chắn hẳn là hơi xanh, yếu ớt, thụ động, với một nhịp tim chậm hoặc yếu – ở trong tình trạng cần can thiệp y tế ngay lập tức. Áp dụng thang điểm số của Apgar, hội đồng trong các phòng hộ sinh cuối cùng đã thống nhất các tiêu chuẩn cho việc quyết định xem những đứa trẻ nào đang gặp vấn đề và công thức này được ghi nhận vì nó có đóng góp quan trọng cho việc giảm thiểu số lượng trẻ sơ sinh tử vong. Bài kiểm tra Apgar hiện nay vẫn được sử dụng hàng ngày ở tất cả các phòng hộ sinh. Bản ghi nhớ gần đây của Atul Gawande, A Checklist Manifesto (Tạm dịch: Bảng liệt kê các danh mục cần kiểm tra Manifesto), cung cấp nhiều ví dụ khác về những ưu điểm của các bản liệt kê danh mục kiểm tra và các quy tắc đơn giản.

    SỰ THÙ ĐỊCH VỚI CÁC THUẬT TOÁN

    Ngay từ đầu, các nhà tâm lý học lâm sàng đã đáp lại những ý tưởng của Meehl với sự chống đối và ngờ vực. Một cách hiển nhiên, họ bị kìm kẹp trước ảo tưởng về kỹ năng trong mối ràng buộc với khả năng của họ nhằm đưa ra những dự đoán dài hạn. Suy nghĩ một cách thấu đáo, thật dễ để thấy được ảo tưởng này xoay chuyển sự việc như thế nào và dễ để cảm thông với sự khước từ của các bác sĩ lâm sàng trước nghiên cứu của Meehl.

    Căn cứ bằng số liệu thống kê về chẩn đoán lâm sàng mâu thuẫn với kinh nghiệm hàng ngày của các bác sĩ lâm sàng về chất lượng các dự đoán của họ. Các nhà tâm lý học làm việc với bệnh nhân có rất nhiều linh cảm trong quá trình điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thấy trước được bệnh nhân sẽ phản ứng đối với một sự can thiệp như thế nào, phỏng đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Rất nhiều linh cảm đã được kiểm định, làm sáng tỏ cho tính xác thực của kỹ năng chẩn đoán lâm sàng.

    Vấn đề là những phán quyết đúng đắn thuộc về những dự đoán ngắn hạn trong bối cảnh của phương pháp trị liệu thông qua phỏng vấn, một kỹ năng mà ở đó bác sĩ trị liệu có kinh nghiệm thực tế nhiều năm. Nhiệm vụ mà họ đã thất bại thường là những dự đoán dài hạn về tương lai của các bệnh nhân. Những nhiệm vụ ấy khó hơn rất nhiều, ngay cả những công thức tối ưu cũng chỉ đúng ở một chừng mực khiêm tốn, và chúng là những mục tiêu mà các bác sĩ lâm sàng chưa bao giờ được biết tới một cách đích xác – họ sẽ phải chờ đợi nhiều năm mới có được sự phản hồi, thay vì nhận được sự phản hồi ngay lập tức từ buổi điều trị lâm sàng. Tuy nhiên, ranh giới giữa những gì các bác sĩ lâm sàng có thể làm tốt và những gì họ không thể làm tốt là không hề rõ ràng đối với họ. Họ biết rằng họ có kỹ năng, nhưng họ không nhất thiết phải biết tới giới hạn về kỹ năng họ có. Sau đó, chẳng lấy gì làm ngạc nhiên, ý tưởng về sự kết hợp cơ học của một vài biến số có thể làm tốt hơn sự phức tạp khó hiểu từ phán đoán của con người đẩy các bác sĩ lâm sàng nhiều kinh nghiệm vào sai lầm hiển nhiên.

    Cuộc tranh luận về những ưu điểm của phương pháp dự đoán lâm sàng và thống kê luôn mang một khía cạnh đạo đức. Meehl đã viết, Phương pháp thống kê các bác sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm đã chỉ trích như là “máy móc, vụn vặt, cộc tính, sắp đặt, giả tạo, không xác thực, tùy tiện, không đầy đủ, không hiệu lực, mô phạm, tách rời, vô giá trị, gượng ép, đơn điệu, thiển cận, cứng nhắc, khô khan, lý thuyết, ngụy khoa học và mù quáng.” Trong khi đó, những người ủng hộ phương pháp này đã ca tụng nó như là “năng động, phổ quát, ý nghĩa, toàn diện, tài tình, nhân ái, điển hình, khuôn mẫu, có tổ chức, phong phú, sâu sắc, chính thống, nhạy bén, công phu, chân thật, sống động, cụ thể, tự nhiên, gần gũi và am hiểu.”

    Tất cả chúng ta đều có thể nhận ra quan điểm đó. Khi con người đọ sức với máy móc, dù cho đó có là John Henry một tay quai búa trên núi đá hay thiên tài cờ vua Garry Kasparov đối mặt với máy tính Deep Blue, sự ủng hộ của chúng ta đều dành cả cho đồng loại của mình. Ác cảm đối với các thuật toán tạo ra các quyết định tác động lên con người bắt nguồn từ sự thiên vị mà nhiều người có được qua quá trình tích lũy hoặc cố tình tạo ra. Khi được hỏi liệu rằng họ sẽ thích ăn một trái táo vườn hay một trái táo được trồng theo kiểu công nghiệp, hầu hết mọi người đều thích trái táo “thuần tự nhiên” hơn. Ngay cả sau khi được thông báo rằng cả hai trái táo đều có vị như nhau, có giá trị dinh dưỡng và đều tốt cho sức khỏe ngang bằng nhau, thì một lượng lớn mọi người vẫn thích trái cây trồng ở vườn hơn. Thậm chí các nhà sản xuất bia đã phát hiện ra rằng họ có thể tăng lượng bán bằng cách đưa dòng chữ “Thuần tự nhiên” hoặc “Không chất bảo quản” lên nhãn.

    Sự phản kháng gay gắt trước việc làm sáng tỏ ý kiến của các chuyên gia được minh họa bởi sự phản ứng của cộng đồng rượu vang châu Âu đối với công thức của Ashenfelter trong việc dự đoán trước giá của các loại vang Bordeaux. Công thức của Ashenfelter đã đáp lại một lời thỉnh cầu của những người yêu thích rượu vang ở khắp nơi về việc cải thiện một cách rõ ràng khả năng nhận biết các loại rượu vang mà sau này sẽ là loại thượng hạng. Không hẳn vậy. Sự phản ứng trong giới rượu vang Pháp, đã được viết trên tờ Thời báo New York, và xếp hạng là hành văn “một nơi nào đó giữa quá khích và cuồng loạn”. Ashenfelter báo cáo rằng một người sành rượu vang đã gọi những phát kiến của ông là “lố bịch và vô lý”. Những người khác đã chế giễu rằng “việc này giống như thẩm định một bộ phim mà thực tế không hề được xem bộ phim đó.”

    Sai lệch chống lại các thuật toán bị thổi phồng lên khi các quyết định thu được kết quả đáng kể. Meehl đã nhận xét: “Tôi hoàn toàn không biết làm cách nào để xoa dịu sự căm giận mà một số bác sĩ lâm sàng có vẻ đã trải qua khi họ đương đầu với một ca có thể chữa khỏi mà lại đang từ chối phương pháp điều trị bởi một sự đánh đồng ‘mù quáng, máy móc’ hiểu sai mình. Trái lại, Meehl và những người ủng hộ cho các thuật toán đã lập luận một cách hùng hồn rằng thật không có nguyên tắc khi dựa vào những đánh giá trực giác đối với các quyết định quan trọng nếu tồn tại một thuật toán thì nó sẽ gặp ít sai sót hơn. Luận cứ có lý lẽ của họ tỏ ra thuyết phục, nhưng nó lại có chiều hướng đối chọi với một thực tế tâm lý không thể thuyết phục: Nguyên nhân của một sự việc sai lầm, đối với hầu hết mọi người. Câu chuyện về một đứa trẻ đang hấp hối bởi một thuật toán mắc lỗi làm mủi lòng nhiều hơn là câu chuyện về cùng một bi kịch đang xảy ra bởi một hệ quả từ sai phạm của con người và sự khác biệt về cường độ cảm xúc được chuyển đổi nhanh chóng thành sự thiên vị mang tính đạo đức.

    May thay, sự chống đối lại các thuật toán hầu như chắc chắn sẽ được xoa dịu bởi vai trò của chúng trong cuộc sống hàng ngày vẫn tiếp tục lan rộng. Chúng ta lựa chọn bởi đã được cho biết rằng những quyết định về các hạn mức tín nhiệm được tạo ra mà không có sự can thiệp trực tiếp nào từ bất cứ nhận định nào của con người. Chúng ta đang ngày càng được đặt vào những chuẩn tắc mang hình dáng của các thuật toán đơn giản, ví dụ như tỷ lệ hàm lượng cholesterol có lợi và bất lợi mà chúng ta nên gắng đạt tới. Công chúng giờ đây ý thức rõ rằng các công thức có thể có quyết định then chốt trong giới thể thao như: Một đội bóng chuyên nghiệp thông thường nên chi bao nhiêu cho các cầu thủ tân binh, hoặc khi nào thì đá bổng quả bóng vào thời điểm ‘xuống bốn’. Danh sách mở rộng các công việc vốn đã được ấn định cho các thuật toán cuối cùng sẽ làm giảm sự khó chịu mà hầu hết mọi người cảm thấy khi họ lần đầu đọ sức với mô hình các kết quả mà Meehl đã mô tả trong cuốn sách nhỏ gây xáo trộn của mình.

    HỌC HỎI TỪ MEEHL

    Năm 1955, với vai trò là một trung úy 21 tuổi trong Lực lượng Quân đội Israel, tôi đã được chỉ thị thành lập một hệ thống giám sát trong toàn bộ quân đội. Nếu bạn có thắc mắc là tại sao một trọng trách như vậy lại được đặt lên một vài người trẻ tuổi như tôi. Và tôi tự khắc sâu trong tâm trí rằng chính nhà nước Israel cũng chỉ vừa mới được thành lập bảy năm tại thời điểm đó; tất cả các tổ chức nhà nước đều đã được thiết lập và ai đó đã xác lập nên chúng. Ngày nay điều đó nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng hồi đó với trình độ cử nhân Tâm lý học, đã được bồi đắp và tôi trở thành nhà tâm lý có trình độ nhất trong quân ngũ. Người giám sát trực tiếp của tôi, một nhà nghiên cứu tài ba, có một học vị trong lĩnh vực hóa học.

    Khi tôi được giao nhiệm vụ, người ta tiến hành một cuộc phỏng vấn thường lệ với tôi. Mỗi quân nhân được điều phái trong quân đội đều hoàn thành một hệ thống các bài kiểm tra tâm lý và mỗi người đều được phỏng vấn để đi đến sự đánh giá về tính cách trước khi được cất nhắc cho từng nhiệm vụ trên chiến trường. Mục đích là để gán cho tân binh một căn cứ chung phù hợp trên chiến trận và nhằm tìm ra sự tương thích nhất với cá tính của họ giữa các ngạch khác nhau như: Bộ binh, pháo binh, thiết giáp và nhiều ngạch khác. Bàn thân những người phỏng vấn đều là lính nghĩa vụ trẻ tuổi, được chọn ra phục vụ cho nhiệm vụ này nhờ vào trí thông minh vượt trội của mình và hứng thú với việc giao tiếp với mọi người. Hầu hết phụ nữ được miễn nghĩa vụ quân sự tại thời điểm đó. Các tân binh được đào tạo vài tuần để biết cách kiểm soát một cuộc phỏng vấn kéo dài 15 tới 20 phút: Họ được khích lệ để có thể kiểm soát một loạt các chủ đề và để hình thành một ấn tượng chung về việc tân binh sẽ thực thi tốt nghĩa vụ như thế nào trong quân đội.

    Thật không may, những đánh giá sau đó đã thực sự chỉ ra rằng trình tự phỏng vấn này gần như là vô dụng trong việc dự đoán những thành tựu tương lai của các tân binh. Tôi đã được bổ nhiệm để thiết lập một cuộc phỏng vấn hữu dụng hơn nhưng không tiêu tốn nhiều thời giờ hơn. Tôi cũng đã được chỉ thị thử nghiệm cuộc phỏng vấn mới và đánh giá độ chính xác của nó.

    May thay, tôi đã đọc “cuốn sách nhỏ” của Paul Meehl. Tôi đã bị thuyết phục bởi lý lẽ của ông, những quy tắc đơn giản, được trình bày bằng những con số thống kê sẽ tốt hơn so với những phán đoán trực giác “lâm sàng”. Tôi kết luận rằng phương pháp phỏng vấn được sử dụng hiện tại và sau này phần nào đó thất bại bởi nó đã cho phép người phỏng vấn làm những gì mà họ cho là thú vị nhất, những hành động được cho là để tìm hiểu về những động lực trong cuộc sống tinh thần của những người tham gia phỏng vấn. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng quyền hạn và khoảng thời gian giới hạn của mình để cụ thể hóa nhất nhiều thông tin về cuộc sống của những người tham gia phỏng vấn trong môi trường bình thường của họ. Một bài học khác mà tôi học được từ Meehl đó là chúng ta nên từ bỏ các thủ tục mà theo đó toàn bộ những đánh giá của người phỏng vấn về các tân binh đã làm rõ quyết định cuối cùng. Cuốn sách của Meehl chỉ ra rằng những đánh giá như vậy là không đáng tin cậy và các bản tóm tắt thống kê về những thuộc tính được đánh giá riêng biệt sẽ có thể đạt tới một độ tin cậy cao hơn.

    Tôi đã quyết định dựa trên một trình tự mà ở đó những người phỏng vấn sẽ đánh giá một vài cá nhân tiêu biểu có liên quan và cho điểm từng người một cách riêng biệt. Điểm số cuối cùng của sự phù hợp với nghĩa vụ trên chiến trường sẽ được tính toán dựa theo một công thức chuẩn, không có thông tin đầu vào nào khác được cung cấp bởi những người phỏng vấn. Tôi đã lên một bản danh sách gồm các đặc trưng có liên quan tới sự biểu hiện trong một đơn vị chiến đấu, bao gồm “trách nhiệm”, “hòa đồng” và “lòng tự tôn của đấng nam nhi”. Sau đó, với từng nét đặc trưng, tôi đã tạo nên một chuỗi các câu hỏi thực sự về cuộc sống của từng cá nhân trước khi nhập ngũ, bao gồm số lượng các công việc khác nhau mà anh ta đã từng làm, sự đều đặn và quy củ mà anh ta đã thực hiện trong công việc hoặc học tập, mức độ thường xuyên trong việc giao du với bạn bè của anh, sự ham thích và tham gia vào các môn thể thao, so với những người khác. Ý tưởng này được đưa ra nhằm đánh giá một cách khách quan nhất việc các tân binh đã biểu hiện như thế nào trên từng khía cạnh.

    Bằng việc tập trung vào tiêu chuẩn hóa, các câu hỏi thực tế, tôi đã hy vọng có thể chống lại hiệu ứng hào quang, nơi những ấn tượng tốt ban đầu sẽ ảnh hưởng đến những phán đoán sau này. Như một sự phòng xa chống lại những vầng hào quang, tôi đã hướng dẫn những người phỏng vấn trải qua sáu nét đặc trưng trong một trình tự cố định, xếp hạng từng đặc điểm theo thang điểm năm trước khi chuyển sang bước kế tiếp. Và điều gì đến đã đến. Tôi đã thông báo cho những người phỏng vấn biết rằng họ không nhất thiết phải đặt bản thân mình liên quan tới sự điều chỉnh trong tương lai của các tân binh trong quân ngũ. Nhiệm vụ duy nhất của họ đó là suy ra những thực tế có liên quan về quá khứ của từng quân nhân và sử dụng thông tin này để cho điểm từng khía cạnh cá nhân. “Nhiệm vụ của các bạn là cung cấp những thước đo chuẩn xác, hãy để giá trị dự đoán cho tôi” tôi đã nói với họ như vậy. Bằng cách đó tôi đã ám chỉ tới công thức mà tôi chuẩn bị đưa ra nhằm kết hợp với những điểm số cụ thể của họ.

    Những người tiến hành phỏng vấn đã gần như chống đối lại. Những con người trẻ trung sáng lạn ấy cảm thấy khó chịu khi bị một vài yêu cầu, một vài người còn trẻ hơn cả bản thân người này, rằng chuyển đổi khả năng trực giác của họ và tập trung toàn lực vào những câu hỏi thực tế nhàm chán. Một người trong số họ đã than phiền rằng: “Anh đang biến chúng tôi thành những con robot!” Bởi thế mà tôi đã phải thỏa hiệp. “Hãy tiến hành cuộc phỏng vấn một cách chính xác như đã được hướng dẫn, và khi các anh đã hoàn thành, hãy làm như các anh muốn: Nhắm mắt lại, cố mường tượng một tân binh như một người lính thực sự và gán cho cậu ta một điểm số trong thang điểm từ 1 tới 5” tôi đã nói với họ như vậy.

    Hàng trăm cuộc phỏng vấn đã được tiến hành theo cách thức mới ấy, và một vài tháng sau chúng tôi thu thập được những đánh giá về biểu hiện của các quân nhân từ phía các sĩ quan chỉ huy tại các đơn vị chiến đấu mà họ đã được điều về. Kết quả khiến chúng tôi hài lòng. Nhưng theo những gì mà cuốn sách của Meehl đã chỉ ra, quá trình phỏng vấn mới là một sự cải tiến đáng kể so với quá trình trước đó. Tổng điểm dựa trên sáu thang bậc của chúng tôi đã dự đoán biểu hiện của các quân nhân chính xác hơn nhiều so với những đánh giá dựa theo phương pháp phỏng vấn trước đó, mặc dù còn cách sự hoàn thiện khá xa. Chúng tôi đã tiến từ “hoàn toàn vô dụng” tới “hữu dụng ở một mức độ vừa phải.”

    Ngạc nhiên lớn đối với tôi đó là sự xét định dựa trên trực giác mà những người tiến hành phỏng vấn dồn cả vào thao tác “nhắm mắt lại” cũng có hiệu quả tốt, thực sự cũng như tổng điểm dựa trên sáu thang bậc cụ thể vậy. Tôi đã học được từ chính việc tìm ra một bài học mà tôi không bao giờ quên: Khả năng trực giác làm tăng thêm giá trị ngay cả trong cuộc phỏng vấn chọn lọc bị chế nhạo một cách xác đáng, nhưng chỉ đúng sau khi đã có một sự chọn lựa quy củ các thông tin khách quan và cho điểm đúng quy định các đặc điểm riêng biệt. Tôi đã đặt ra một công thức mang tới cho sự đánh giá “nhắm mắt” cùng một sức nặng giống như tổng điểm dựa trên sáu thang bậc. Một bài học phổ biến hơn mà tôi học được từ chính tình thế này đó là không chỉ tin tưởng một cách đơn giản vào đoán định trực giác – của chính bạn hay người khác – mà còn không bỏ qua nó nữa.

    Khoảng 45 năm sau, sau khi giành giải Nobel Kinh tế, tôi đã dành chút ít thời gian cho một lễ ăn mừng nho nhỏ ở Israel. Trong một chuyến viếng thăm của tôi, ai đó đã có ý tưởng về việc hộ tống tôi tới căn cứ quân sự cũ của tôi, nơi đơn vị làm công tác phỏng vấn các tân binh vẫn đóng quân ở đó. Tôi được giới thiệu với sĩ quan chỉ huy của đơn vị tâm lý học, và bà ấy đã miêu tả các bài thực hành phỏng vấn hiện tại của họ, chúng không mấy thay đổi so với hệ thống mà tôi đã thiết lập ra; tại đó nó vẫn diễn ra, một số lượng đáng kể các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cuộc phỏng vấn vẫn vận hành hiệu quả. Khi bà ấy kết thúc bài mô tả của mình về việc các cuộc phỏng vấn được tiến hành như thế nào, vị quan chức nhấn mạnh: “Và sau đó chúng tôi chỉ dẫn họ rằng: Hãy nhắm mắt lại.

    ÁP DỤNG CÔNG THỨC NÀY CHO CHÍNH BẠN

    Thông điệp của chương này có thể dễ dàng áp dụng vào các nhiệm vụ khác hơn việc tạo ra các quyết định về nhân lực trong quân đội. Việc thực thi các quy trình phỏng vấn theo tinh thần của Meehl và Dawes đòi hỏi sự nỗ lực tương đối ít nhưng kỷ luật khắt khe. Giả sử bạn cần tuyển một đại diện bán hàng cho công ty của bạn. Nếu bạn chú tâm tới việc tuyển dụng được người thích hợp nhất cho công việc này, thì đây chính là những gì bạn cần làm. Trước tiên, lựa chọn một vài nét đặc trưng làm điều kiện tiên quyết cho sự thành công ở vị trí đó (trình độ kỹ thuật, đặc điểm cá nhân, độ tin cậy và những thứ khác). Đừng quá lạm dụng – sáu khía cạnh là một con số hợp lý. Các đặc trưng mà bạn lựa chọn nên càng độc lập với nhau càng tốt và bạn sẽ có thể giám định độ chắc chắn của chúng bằng cách đưa ra một vài câu hỏi thực tế. Tiếp theo, lập một danh sách các câu hỏi cho từng đặc trưng và cân nhắc về việc bạn sẽ cho điểm chúng như thế nào, ít nhất thì theo thang điểm từ 1 tới 5. Bạn nên có một ý niệm về thứ mà bạn sẽ đánh giá là “quá yếu kém” hoặc “quá ưu tú”.

    Những chuẩn bị này sẽ mất chừng nửa giờ hoặc hơn thế, một sự đầu tư nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong chất lượng nhân sự mà bạn tuyển dụng. Để tránh các hiệu ứng hào quang, bạn cần thu thập thông tin về từng đặc trưng tại một thời điểm, cho điểm từng đặc trưng trước khi bạn chuyển sang đặc trưng khác. Đừng dừng lại giữa chừng. Để đánh giá từng ứng viên một, hãy cộng tổng điểm của sáu đặc trưng lại. Khẳng định một cách chắc chắn rằng bạn sẽ tuyển ứng viên có điểm số cuối cùng cao nhất, ngay cả nếu có một ai khác mà bạn có cảm tình hơn – cố gắng cưỡng lại ý muốn của bạn nhằm tạo ra biến cố để thay đổi thứ hạng. Một lượng lớn các nghiên cứu bày ra một sự hứa hẹn: Bạn có nhiều khả năng tìm ra ứng viên xuất sắc nhất nếu sử dụng quy trình này hơn việc bạn hành động theo những gì người ta thường làm trong những trường hợp như thế này, điều đó dẫn tới cuộc phỏng vấn không được chuẩn bị và đưa ra những sự lựa chọn bởi một phán đoán dựa trên trực giác tổng thể như là “Tôi đã nhìn vào mắt anh ta và đã hài lòng với những gì tôi trông thấy.”

    BÀN VỀ NHỮNG PHÁN ĐOÁN VÀ CÔNG THỨC

    “Khi nào chúng ta có thể thay thế sự đoán định của con người bởi một công thức, chúng ta ít ra cũng nên cân nhắc về điều đó.”

    “Ông ta nghĩ rằng những phán đoán của mình là chặt chẽ và khôn ngoan, nhưng một sự kết hợp đơn giản của các điểm số cũng đã có thể có hiệu quả hơn.”

    “Hãy định trước áp lực đặt lên dữ kiện mà chúng ta đã có về sự thể hiện trước đó của ứng viên là gì. Nếu không, chúng ta sẽ đặt quá nhiều áp lực lên cảm nhận của mình từ các cuộc phỏng vấn.”




    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 26, 2018
  7. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 3 - Chương 22: Trực giác của chuyên gia: Khi nào chúng ta có thể tin?
    Bấm để xem
    Đóng lại

    Những tranh cãi của chuyên gia gây ra điều tồi tệ nhất trong giới học thuật. Các tạp chí khoa học họa hoằn lắm mới cho đăng những trao đổi mà thường được bắt đầu với một bài phê bình của một ai đó lấy ra từ một nghiên cứu nào đó, được nối tiếp bởi một phản hồi và một lời phúc đáp. Tôi nghĩ rằng những trao đổi này chỉ làm lãng phí thời gian. Đặc biệt là khi bài phê bình ban đầu được diễn đạt bởi những lời lẽ sắc bén, phản hồi và lời phúc đáp thường là những lý thuyết suông mà chúng tôi gọi là những lời lẽ mỉa mai đối với những kẻ mới chập chững vào nghề và là sự châm biếm cao cấp. Những phản hồi thật hiếm khi thừa nhận bất cứ điều gì từ một bài phê bình gay gắt và gần như cũng không có lấy một lời phúc đáp nào thừa nhận bài phê bình ban đầu đã sai hoặc không chính xác trong bất kể trường hợp nào. Rất hiếm khi tôi trả lời một số bài phê bình mà tôi cho là hết sức sai lầm, bởi một thất bại được phản hồi lại có thể hiểu theo một cách nào đó là thừa nhận sai sót, nhưng tôi chưa bao giờ thấy được những trao đổi trái chiều với mục đích cung cấp kiến thức. Trong việc tìm kiếm một cách thức nhằm đối phó với những bất đồng, tôi đã thỏa hiệp với một sự “hợp tác trong mâu thuẫn”, theo đó những học giả không đồng tình trên phương diện khoa học chấp thuận cùng nhau đứng tên viết một bài báo dựa trên một số khác biệt của họ và thỉnh thoảng tiến hành nghiên cứu cùng nhau. Trong những tình huống đặc biệt nhạy cảm, nghiên cứu sẽ được điều phối bởi một trọng tài.

    Hợp tác trong mâu thuẫn hữu ích và vừa ý nhất của tôi là với Gary Klein, một lãnh tụ trí thức của một hiệp hội các học giả và các nhà thực hành, đây là những người không ưa công việc mà tôi đang làm. Họ tự gọi mình là những nhà nghiên cứu Chủ nghĩa ra quyết định tự nhiên, hoặc NDM (Naturalistic Decision Making) và phần lớn bọn họ làm việc trong các tổ chức nghiên cứu đánh giá các chuyên gia làm việc như thế nào. Những người theo chủ nghĩa NDM bác bỏ một cách phũ phàng việc tập trung vào các khuynh hướng thiên về những tìm tòi và những khuynh hướng tiếp cận. Họ chỉ trích mô hình đó như thể đề cập tới những thất bại quá mức và được chỉ đạo bởi các trải nghiệm giả tạo hơn là bằng nghiên cứu về những con người thực đang tiến hành những việc có ý nghĩa. Họ hết sức hoài nghi về giá trị của việc sử dụng các thuật toán cứng nhắc nhằm thay thế sự phán đoán của con người và họ không công nhận Paul Meehl là một trong những vị anh hùng của họ. Gary Klein đã phát biểu hùng hồn lập trường này trong nhiều năm qua.

    Thật khó để đặt nền tảng cho một tình hữu ái dựa trên những điều trên nhưng lại là quá nhiều cho một câu chuyện. Tôi chưa từng nghĩ rằng khả năng phán đoán của trực giác luôn sai. Tôi cũng từng là người hâm mộ Klein về nghiên cứu các khả năng thành thục của lính cứu hỏa trên một bản nháp mà ông đã thảo ra vào những năm 1970, và đã bị ấn tượng bởi cuốn sách “Sources of Power” ( Tạm dịch: Nguồn gốc sức mạnh.) Phần lớn cuốn sách đi phân tích việc các nhà chuyên môn giàu kinh nghiệm phát triển các kỹ năng trực giác như thế nào. Tôi đã mời ông tham gia vào nghiên cứu nhằm nỗ lực vạch ra ranh giới phân tích những sai sót của những kỳ tích trực giác. Ông đã bị ý tưởng đó hấp dẫn và đồng ý cùng chúng tôi tiến hành dự án đó mà không dám chắc liệu nó có thành công hay không. Chúng tôi bắt đầu đặt ra các câu hỏi riêng biệt khi nào bạn có thể tin tưởng một chuyên gia giàu kinh nghiệm tự cho rằng mình có một khả năng trực giác? Hiển nhiên là Klein muốn được tin tưởng nhiều hơn và tôi sẽ bị nghi ngờ nhiều hơn. Nhưng liệu chúng tôi có thể đồng thuận về nguyên tắc đối với việc trả lời những câu hỏi chung chung?

    Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc thảo luận trong gần tám năm qua, đã giải quyết nhiều bất đồng, có vẻ xung đột bùng nổ nhiều hơn một lần, chúng tôi đã thảo ra nhiều bản nháp, trở thành những người bạn và còn là đồng tác giả của một bài báo có tiêu đề nói lên câu chuyện này: “Một số trạng thái dành cho chuyên gia trực giác: Từ thất bại tới bất đồng.” Thực vậy, chúng tôi đã không đối đầu nhau trong những vấn đề thực tại mà chúng tôi không cùng quan điểm nhưng chúng tôi cũng đã không thực sự tán đồng.

    NHỮNG ĐIỀU KHÁC THƯỜNG VÀ NHỮNG SAI PHẠM

    Cuốn sách ăn khách của Malcolm Gladwell, Trong chớp mắt, đã được xuất bản trong khi tôi và Klein còn đang tham gia vào dự án và nó là sự đảm bảo cho việc tự thân chúng tôi tìm được sự đồng thuận về nó. Cuốn sách của Gladwell mở đầu bằng một câu chuyện đáng nhớ về các chuyên gia nghệ thuật đã phải đối mặt với một trở ngại được miêu tả như là một mẫu vật tuyệt vời của bức tượng Kouros, một tác phẩm điêu khắc tạc hình một chàng trai trẻ đang sải bước. Một vài chuyên gia có những phản ứng theo bản năng mãnh liệt: Họ chắc mẩm trong bụng rằng bức tượng là một thứ giả dạng nhưng lại không thể nói rõ về điều khiến họ cảm thấy băn khoăn. Bất kể ai đã từng đọc cuốn sách ấy đều nhớ rằng câu chuyện kể trên như một hình mẫu điển hình về trực giác. Các chuyên gia đã thống nhất rằng họ biết tác phẩm điêu khắc đó là giả mạo mà không cần tìm hiểu xem bằng cách nào mà họ biết được điều đó, đây quả là một sự lệ thuộc quá lớn vào trực giác. Câu chuyện được đưa ra nhằm ám chỉ rằng một nghiên cứu có hệ thống đối với những điều mơ hồ đã định hướng cho các chuyên gia sẽ gặp phải thất bại nhưng cả Klein và tôi đều loại trừ kết luận đó. Từ quan điểm của chúng tôi, một cuộc điều tra như vậy là cần thiết và nếu nó được tiến hành (Klein biết là được tiến hành như thế nào), thì chắc chắn nó sẽ thành công.

    Mặc dù nhiều người đọc tới trường hợp bức tượng Kouros chuyên gia, tự bản thân Gladwell không bị rơi vào tình thế đó. Trong một chương sau đó ông mô tả một chuỗi thất bại về trực giác: Người Mỹ đã bầu cho Tổng thống Harding, người duy nhất có đủ khả năng cho vị trí đó vì rằng ông nhìn có vẻ như hoàn toàn phù hợp với vai trò đó. Ông có cằm vuông và cao, ông là hình ảnh lý tưởng cho một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán. Người dân đã có thể bầu cho một người nào đó trông có vẻ mạnh mẽ và quyết đoán mà không cần tới bất kỳ lý do nào khác để chứng minh rằng ông là người phù hợp. Một dự báo cảm tính về việc ngài Harding sẽ thể hiện ra sao với cương vị Tổng thống đã được dấy lên từ việc đặt ra một câu hỏi thay thế cho những thứ khác. Độc giả của cuốn sách này sẽ cho rằng một trực giác như vậy chắc hẳn đã được đưa ra.

    TRỰC GIÁC GIỐNG NHƯ SỰ THỪA NHẬN

    Những trải nghiệm ban đầu đã định hình các quan điểm của Klein về trực giác lại hoàn toàn khác biệt với tôi. Suy nghĩ của tôi được hình thành từ việc theo dõi ảo tưởng về sự chắc chắn trong chính bản thân mình và qua việc đọc những luận điểm của Paul Meehl về sự yếu kém của dự đoán lâm sàng. Trái lại, các quan điểm của Klein được hình thành từ những nghiên cứu từ rất sớm của ông về những sĩ quan chỉ huy hỏa chiến (đội trưởng đội cứu hỏa). Ông đã đi theo họ khi họ lao vào dập lửa và sau đó phỏng vấn người đội trưởng về cảm giác của ông khi đưa ra các quyết định. Như Klein đã miêu tả về điều đó trong bài luận chung của chúng tôi, đó là ông cùng với các cộng tác viên của mình khám phá ra các sĩ quan chỉ huy có thể đưa ra những quyết định đúng đắn như thế nào mà không cần tới việc so đo các sự lựa chọn. Giả thuyết ban đầu đó là các sĩ quan chỉ huy sẽ giới hạn các phân tích của mình chỉ trong hai sự lựa chọn nhưng giả thuyết đó đã được chứng minh là sai hoàn toàn. Thực tế, các sĩ quan chỉ huy thường chỉ đưa ra duy nhất một lựa chọn và đó là tất cả những gì họ cần để đưa ra. Lựa chọn của họ dựa trên danh sách các trường hợp mà họ đã làm theo trong suốt hơn một thập kỷ, trong cả những trải nghiệm thực tiễn lẫn mô phỏng nhằm nhận định một sự lựa chọn hợp lý, mà họ đã cân nhắc trước đó. Họ đã đánh giá sự chọn lựa này bằng việc dựng lên một trường hợp giả định trong đầu để xem liệu nó có hiệu quả trong thực tế hay không… Nếu diễn tiến hành động họ đang cân nhắc có vẻ thích đáng, họ sẽ thực thi chúng. Nếu chúng có những thiếu sót, họ sẽ điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với thực tế. Nếu họ không thể dễ dàng điều chỉnh, họ sẽ chuyển đến phương án hợp lý nhất kế đó và vận hành đúng chu trình ấy cho tới khi một diễn tiến hành động có thể chấp nhận được tìm ra.

    Klein đã làm rõ mô tả này trong một học thuyết về việc ra quyết định, ông đã gọi đó là mô hình Quyết định nhận biết sơ khai (RPD - Recognition - primed decision) mô hình được áp dụng đối với lực lượng cứu hỏa nhưng trong cả một số lĩnh vực khác, trong đó bao gồm cả môn cờ vua. Quy trình này có liên quan tới cả Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Trong giai đoạn đầu, một dự định chưa dứt khoát chợt đến trong đầu bởi một chức năng tự động của bộ nhớ kết hợp – Hệ thống 1. Giai đoạn kế tiếp là một tiến trình có tính toán cụ thể mà ở đó dự định được giả định trong đầu nhằm kiểm tra xem liệu nó có vận hành tốt không – một quá trình vận động của Hệ thống 2. Mô hình ra quyết định theo trực giác như là một hình mẫu cho sự thừa nhận khai thác các ý tưởng đã được giới thiệu trước đó ít lâu bởi Herbert Simon, có lẽ đây là vị học giả duy nhất được thừa nhận và ca tụng như thể một vị anh hùng và là nhân vật sáng lập tất cả các tổ chức và nhóm đối lập trong nghiên cứu về việc ra quyết định. Tôi đã trích dẫn định nghĩa của Herbert

    Simon về trực giác trong phần mở đầu, nhưng sẽ còn ý nghĩa hơn nhiều khi tôi nhắc lại điều đó ở đây: “Tình huống đã đưa ra một sự gợi ý; chính sự gợi ý này đã tạo điều kiện cho chuyên gia tiếp cận với nguồn thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ và thông tin mang lại câu trả lời. Trực giác không gì khác hơn là sự nhận biết.”

    Lời tuyên bố dứt khoát này làm giảm sức lôi cuốn bề ngoài của trực giác đối với trải nghiệm hàng ngày trong bộ nhớ của chúng ta. Chúng ta kinh ngạc trước câu chuyện về người lính cứu hỏa đã có sự thôi thúc bất chợt để thoát khỏi một ngôi nhà đang bốc cháy ngay trước lúc nó đổ ập xuống, bởi vì người lính cứu hỏa thấy được sự nguy hiểm qua trực giác, “mà không cần biết tới việc nhờ đâu mà anh ta biết được điều đó.” Tuy nhiên, chúng ta cũng không rõ bằng cách nào mà ngay lập tức chúng ta biết được, người mà chúng ta trông thấy khi vừa bước vào căn phòng là bạn của chúng ta. Bài học rút ra từ nhận xét của Simon chính là: Điều kỳ lạ của việc biết mà không biết không phải là dấu hiệu đặc trưng của trực giác; nó là phạm trù của đời sống tinh thần.

    THU THẬP KỸ NĂNG

    Thông tin bổ trợ cho trực giác nhận được “đã lưu trữ trong bộ nhớ” như thế nào? Các dạng cụ thể của các kiểu trực giác nào đó đạt được rất nhanh chóng. Chúng ta đã được thừa hưởng từ tổ tiên của mình một khả năng lĩnh hội tuyệt vời khi chúng ta sợ hãi. Thực vậy, một trải nghiệm thường có khả năng tạo lập một mối ác cảm và sợ hãi lâu dài. Nhiều người trong số chúng ta có ấn tượng mơ hồ về một món ăn lờ mờ nào đó vẫn khiến chúng ta hơi gượng ép khi quay trở lại nhà hàng. Tất cả chúng ta đều trở nên căng thẳng khi tiếp cận tới một điểm mà ở đó một biến cố không mong đợi đã xảy ra, ngay cả khi chẳng có lý do gì để nghĩ rằng nó sẽ xảy ra lần nữa. Trên đường ra sân bay San Francisco nhiều năm về trước, có một tài xế phải vật lộn với đoạn đường gồ ghề, bám theo tôi từ đường cao tốc, rồi kéo cửa kính xe ô tô của anh ta xuống và ném những lời lẽ tục tĩu vào tôi. Tôi không tài nào biết được điều gì đã dẫn tới sự giận dữ của anh ta nhưng tôi vẫn còn nhớ tới giọng của anh ta mỗi khi tôi đi tới vị trí đó.

    Trí nhớ của tôi về sự việc sân bay hoàn toàn có ý thức và lý giải một cách đầy đủ thứ cảm xúc đi kèm với nó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn có thể thấy khó chịu ở một nơi đặc biệt hoặc khi ai đó sử dụng một cách diễn đạt chung chung mà không hề có lấy một ký ức có ý thức về hành động châm ngòi cho một biến cố. Trong nhận thức muộn, bạn sẽ gán cho sự bứt rứt ấy một trực giác nếu nó được nối tiếp bởi một trải nghiệm không hay. Hình thái nghiên cứu mang tính cảm xúc này có mối liên hệ chặt chẽ với điều đã xảy ra trong những thí nghiệm biến đổi nổi tiếng của Pavlov, theo đó những con chó được học cách nhận diện tiếng chuông như là tín hiệu cho biết sắp được ăn. Những điều mà những chú chó của Pavlov đã học có thể được mô tả như là một hy vọng được mài giũa. Những nỗi sợ được mài giũa thậm chí còn dễ dàng đạt tới hơn nữa.

    Sợ hãi cũng có thể được tôi luyện – thực tế là khá dễ dàng để tôi luyện sự sợ hãi bởi những ngôn từ hơn là qua trải nghiệm. Người lính cứu hỏa có “giác quan thứ sáu” về mối đe dọa chắc chắn đã có nhiều dịp để chia sẻ các dạng cháy mà anh ta không tham gia cứu hỏa, nhẩm tính trong đầu mình cách xử lý nào là thích hợp và anh ta nên phản ứng như thế nào. Như những gì tôi còn nhớ từ một trải nghiệm, một vị chỉ huy trung đội trẻ không hề có chút kinh nghiệm nào về chiến trận sẽ trở nên căng thẳng trong khi chỉ đạo quân sĩ băng qua một hẻm núi hẹp, bởi anh ta được huấn luyện để nhận diện những loại địa hình có thể tổ chức một trận phục kích. Từng cuộc tập dượt nhỏ đều cần thiết cho việc học tập.

    Việc học hỏi từ cảm xúc có thể diễn ra nhanh chóng nhưng những điều chúng ta nghĩ đến như là “sự thành thạo” thường ngốn nhiều thời gian để hình thành. Thành quả đạt được của giới chuyên môn trong những nhiệm vụ tổng hợp giống như việc chơi một ván cờ ở đẳng cấp cao, một trận bóng rổ chuyên nghiệp, hay việc dập một đám cháy nghiêm trọng và chậm chạp bởi sự thành thạo trong một lĩnh vực không chỉ là một kỹ năng đơn lẻ mà hơn thế nó là một tổ hợp lớn của các kỹ năng nhỏ lẻ. Cờ vua là một ví dụ điển hình. Một kỳ thủ chuyên nghiệp có thể hiểu một thế cờ phức tạp chỉ trong chớp mắt, nhưng có thể sẽ phải cần tới hàng năm trời để phát triển lên đẳng cấp đó. Các nghiên cứu của những cao thủ lão luyện đã chỉ ra rằng phải mất ít nhất 10.000 giờ khổ luyện (cứ mỗi ngày chơi cờ 5 tiếng và lặp lại trong suốt trong 6 năm) mới đạt được thành tích cao nhất. Trong suốt những giờ tập trung cực độ ấy, một kỳ thủ luyện tập nghiêm túc trở nên quen thuộc với hàng ngàn cách bài trí, từng dạng một bao gồm cách sắp xếp những quân cờ có liên quan để có thể tấn công hoặc bọc lót cho nhau.

    Việc tập luyện chơi cờ ở đẳng cấp cao có thể được so sánh với việc học đọc của chúng ta. Một học sinh lớp một miệt mài với việc nhận diện từng chữ cái đơn lẻ và ghép chúng lại tạo thành những âm tiết và từ ngữ, nhưng với một người đọc thông viết thạo trưởng thành có thể dễ dàng lĩnh hội được toàn bộ cụm từ đó. Một người đọc thông thạo cũng đã đạt tới khả năng ráp nối những thành tố đồng nhất trong một kết cấu câu mới và có thể nhanh chóng “nhận diện” và phát âm một cách chuẩn xác một từ mà trước đó cô ta chưa từng trông thấy. Trong môn cờ vua, các nước cờ có ảnh hưởng lẫn nhau lặp đi lặp lại giữ vai trò như những chữ cái và một thế cờ trong một ván cờ giống như một cụm từ dài hoặc một câu trong một đoạn văn.

    Một người đọc điêu luyện chỉ mới thoạt nhìn sẽ có thể đọc đoạn thơ mở đầu trong bài “Jabberwocky” của Lewis Carroll với nhịp điệu và ngữ điệu hoàn hảo, như một niềm vui thú:

    Twas brillig, and the slithy toves

    Did gyre and gimble in the wabe:

    All mimsy were the borogoves,

    And the mome raths outgrabe.

    Tạm dịch:

    “Bốn giờ chiều, chú thằn lằn uyển chuyển xoay tròn

    Đào một cái hang xoáy sâu vào lòng đất

    Trên thảm có chú chim gầy xơ xác

    Và lợn con kêu khóc lạc đường.”

    Việc đạt tới mức thành thạo trong môn cờ vua còn khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn nhiều so với việc học đọc bởi có quá nhiều chữ cái trong “bảng chữ cái” của môn cờ vua và bởi những “từ” này chứa đựng quá nhiều chữ cái. Tuy vậy, sau hàng ngàn giờ thực hành, các kỳ thủ lão luyện có thể học một thế cờ chỉ trong một cái chớp mắt. Một vài nước cờ xuất hiện trong đầu họ luôn gần như là chắc chắn và đôi khi là sự sáng tạo. Họ có thể xử lý tốt một “từ” mà họ chưa từng chạm trán và có thể tìm ra một nước đi mới nhằm làm rõ một nước đi quen thuộc.

    MÔI TRƯỜNG KỸ NĂNG

    Tôi và Klein nhanh chóng phát hiện ra rằng chúng tôi đã thống nhất cả về mặt kỹ năng trực giác bản năng và về việc chúng được rèn luyện như thế nào. Chúng tôi vẫn cần phải thống nhất về câu hỏi cốt yếu của mình: Khi nào bạn có thể tin được một chuyên gia tự tin khẳng định rằng ông ta có một năng lực trực giác?

    Cuối cùng chúng tôi đã kết luận rằng mối bất đồng của chúng tôi một phần là bởi thực tế có quá nhiều chuyên gia khác nhau xuất hiện trong tâm trí của chúng tôi. Klein đã tiêu tốn khá nhiều thời gian với những người chỉ huy đội cứu hỏa, y tá lâm sàng và các chuyên gia của các lĩnh vực khác, những người tinh thông thực sự trong lĩnh vực của họ. Tôi đã tốn thời nhiều gian cho việc tư duy về các bác sĩ lâm sàng, nhà đầu cơ chứng khoán, và các nhà khoa học chính trị đang cố gắng để tạo ra những dự báo dài hạn không thể lý giải được. Không có gì là ngạc nhiên, thái độ mặc nhiên của ông thật đúng đắn và nghiêm túc; còn của tôi lại quá hoài nghi. Ông đã mong đợi rất nhiều việc tin tưởng vào các chuyên gia, những người đạt tới một khả năng trực giác, như cách ông nói với tôi, những chuyên gia đích thực biết được những giới hạn kiến thức của họ. Tôi đã biện luận rằng nhiều chuyên gia giả hiệu là những người chẳng hề có chút ý niệm nào về việc họ đang làm gì (ảo tưởng về tính chắc chắn) và rằng như một sự nhận định chung niềm tự tin chủ quan thường quá lớn và thường không có đầy đủ thông tin.

    Trước đó tôi đã phác họa sự tín nhiệm của người dân vào một niềm tin đối với hai ấn tượng có liên quan: Tự do nhận thức và tính chắc chắn. Chúng ta tự tin khi câu chuyện chúng ta kể đi vào tâm trí chính mình một cách dễ dàng, không hề có sự mâu thuẫn và không có tình huống đối chiếu. Nhưng sự tự do và tính chặt chẽ không đảm bảo rằng một niềm tin là chính xác. Cơ cấu liên hợp được thiết lập để phủ định sự hồ nghi và để gợi lên những ý tưởng và thông tin có thể ăn nhập với câu chuyện đang xuất hiện ở hiện tại. Một ý nghĩ đi theo hướng WYSIATI sẽ dễ dàng có sự tự tin cao bởi việc phớt lờ những điều không biết đến. Bởi vậy mà không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều người trong số chúng ta có thiên hướng tin tưởng vào những trực giác vô căn cứ. Sau cùng, tôi và Klein đã đi tới thống nhất trên một nguyên tắc quan trọng: Niềm tin mà con người có được trong những trực giác của họ không phải là dẫn chứng tin cậy cho tính chắc chắn của họ. Nói một cách khác, không nên tin bất cứ người nào kể cả chính bản thân bạn – nói với bạn rằng bạn nên tin tưởng vào đoán định của họ nhiều như thế nào.

    Nếu sự tự tin chủ quan không đáng tin, chúng ta có thể ước định giá trị có thể của một đoán định trực giác như thế nào? Khi nào thì những phán đoán phản ánh khả năng chuyên môn chính xác? Khi nào họ bộc lộ một ảo tưởng mang tính chắc chắn? Câu trả lời đến từ hai điều kiện nền tảng đối với sự hình thành một kỹ năng:

    • Một môi trường có quy luật thích đáng để có thể dự báo.
    • Một cơ hội được tìm hiểu những quy tắc này qua thực tế mở rộng.
    Khi cả hai điều kiện trên được thỏa mãn, các khả năng trực giác gần như đạt tới ngưỡng thuần thục. Môn cờ vua là một ví dụ điển hình về một môi trường có tính quy luật nhưng bài brit và poker cũng cung cấp những quy luật thống kê thiết thực để có thể hỗ trợ cho kỹ năng. Các bác sĩ, y tá, vận động viên và lính cứu hỏa cũng đối mặt với những tình huống phức tạp nhưng về cơ bản là những tình huống có trật tự. Những trực giác chính xác đã được Garry Klein miêu tả là do những gợi ý có giá trị cao mà Hệ thống 1 của các chuyên gia đã được lĩnh hội để vận dụng, ngay cả nếu Hệ thống 2 đã không được biết đến để gọi tên chúng. Ngược lại, những tay đầu cơ chứng khoán và những nhà khoa học chính trị đã đưa ra những dự báo dài hạn lại vận hành trong một môi trường có độ vững chắc bằng không. Những thất bại của họ phản ánh nền tảng không ổn định của các biến cố mà họ đã cố gắng dự báo.

    Một số môi trường còn tệ hơn cả sự bất quy tắc. Robin Hogarth đã mô tả những môi trường “xấu xa”, nơi mà các nhà chuyên môn có vẻ như đã rút ra những bài học từ những trải nghiệm sai lầm. Ông dựa theo ví dụ của Lewis Thomas về một bác sĩ ở đầu thế kỷ XX, vị bác sĩ này thường xuyên có những trực giác về các bệnh nhân đã bị phơi nhiễm bệnh thương hàn. Thật không may, ông đã thử thách linh cảm của mình bằng việc bắt mạch lưỡi của bệnh nhân, mà không hề rửa tay giữa các lần khám bệnh. Sau khi bệnh nhân đã thành người nhiễm bệnh, vị bác sĩ đã đạt tới một khả năng phán đoán lâm sàng không thể sai lệch. Những dự đoán của vị bác sĩ này đã chính xác – nhưng không phải bởi ông đã rèn luyện khả năng trực giác chuyên nghiệp!

    Các chuyên gia lâm sàng của Meehl không phải là người duy nhất thất bại nhưng vì thiếu năng lực. Họ đã thể hiện một cách kém cỏi bởi họ bị giao cho những nhiệm vụ mà không hề có một giải pháp đơn giản. Tình thế khó khăn của các chuyên gia lâm sàng ít khắc nghiệt hơn so với môi trường có độ chắc chắn bằng không của việc dự báo chính trị trong dài hạn nhưng chúng đã vận hành trong những tình huống ít chắc chắn mà không cho phép có độ chính xác cao. Chúng ta biết được như vậy là bởi những thuật toán thống kê tốt nhất, mặc dù chính xác hơn so với những đoán định của con người, không khi nào quá chính xác. Thực vậy, những nghiên cứu được tiến hành bởi Meehl và những người ủng hộ ông không bao giờ đưa ra được một luận chứng “không thể chối cãi”, một trường hợp mà theo đó các chuyên gia lâm sàng đã hoàn toàn bỏ lỡ một manh mối có giá trị lớn mà thuật toán đã khám phá ra. Một thất bại nghiêm trọng thuộc dạng này không chắc đã xảy ra bởi việc lĩnh hội của con người thông thường đều có hiệu quả. Nếu một căn cứ dự đoán chắc chắn tồn tại, các nhà giám sát con người sẽ tìm ra nó, đưa ra một thời cơ tốt để làm vậy. Các thuật toán thống kê vượt trội hơn hẳn con người trong những môi trường ồn ã bởi hai lý do: Chúng thích hợp hơn những phán quyết của con người để tìm ra những căn cứ ít có giá trị và thích hợp hơn nhiều để duy trì một mức độ chính xác khiêm tốn qua việc sử dụng các căn cứ một cách phù hợp.

    Thật sai lầm khi đổ lỗi cho ai đó vì đã thất bại trong việc dự đoán chính xác trong một thế giới không thể đoán định. Tuy nhiên, có lẽ là công bằng khi chê trách các chuyên gia khi tin tưởng rằng họ có thể thành công trong một nhiệm vụ bất khả thi. Việc đòi hỏi những khả năng trực giác chính xác trong một tình huống khó đoán định là sự lường gạt bản thân tốt nhất, đôi khi là tệ nhất. Trong sự thiếu vắng các căn cứ có giá trị, “những thành công” về trực giác là nhờ vào may mắn hoặc lừa gạt. Nếu bạn cảm thấy kết luận này đáng ngạc nhiên, bạn vẫn còn một chút niềm tin rơi rớt rằng khả năng trực giác là điều thần kỳ. Hãy ghi nhớ quy tắc: Không thể tin tưởng vào khả năng trực giác trong một môi trường thiếu vắng những quy luật bền vững.

    SỰ PHẢN HỒI VÀ THỰC TIỄN

    Một số quy luật trong môi trường dễ dàng nhận ra và ứng dụng hơn những thứ khác. Hãy nghĩ về việc bạn đã phát triển cách sử dụng phanh xe của mình như thế nào. Khi bạn đang dần làm chủ kỹ năng vào đường cua, bạn đã từ từ lĩnh hội được rằng khi nào cần nhấn chân ga và khi nào thì sử dụng chân phanh và đạp phanh dứt khoát như thế nào. Những khúc cua khác nhau và sự thay đổi mà bạn đã trải nghiệm trong quá trình học hỏi đảm bảo rằng giờ đây bạn đã sẵn sàng hãm phanh vào đúng thời điểm và khoảng cách trong bất kể khúc cua nào bạn gặp phải. Những điều kiện cho việc học được kỹ năng này là lý tưởng, bởi bạn nhận được phản hồi rõ ràng và tức thì bất cứ khi nào bạn lái xe vòng quanh một cái bùng binh: Tận hưởng sự êm ái của một cú bẻ lái dễ chịu hoặc chút ít khó chịu của một vài khó khăn trong việc cầm lái nếu bạn hãm phanh quá sâu hoặc không vừa tầm. Trong các tình huống thử thách một hoa tiêu ở bến cảng đang lai dắt các tàu lớn có nhiều quy luật nhưng kỹ năng là thứ khó để cải thiện hơn rất nhiều nếu chỉ dựa trên sự trải nghiệm. Liệu rằng các chuyên gia có lấy một cơ hội để khai thác sự thông thạo về trực giác mà về bản chất là phụ thuộc vào chất lượng và tốc độ phản hồi, cũng như vào cơ may thích đáng để thực hành hay không.

    Sự thuần thục không chỉ là một kỹ năng đơn lẻ, nó là tổng hòa của các kỹ năng. Một chuyên gia có thể có chuyên môn cao trong một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của mình nhưng vẫn chỉ là một tay lính mới trong các nhiệm vụ còn lại. Nhưng cờ vua là một biệt lệ trong vấn đề này. Vào thời điểm các kỳ thủ trở thành các tay cờ chuyên nghiệp họ đã “thấy được mọi thứ” (hoặc gần như mọi thứ). Các bác sĩ phẫu thuật có thể thành thạo trong một vài ca phẫu thuật hơn nhiều ca phẫu thuật khác. Hơn nữa, một vài khía cạnh của một số nhiệm vụ của các nhà chuyên môn dễ dàng lĩnh hội hơn nhiều thứ khác. Các bác sĩ trị liệu bằng biện pháp tâm lý có rất nhiều cơ may để quan sát phản ứng tức thì của các bệnh nhân từ những điều họ mô tả. Sự phản hồi cho phép họ phát triển kỹ năng về trực giác nhằm tìm kiếm những từ ngữ và giọng điệu mà sẽ xoa dịu cơn giận, rèn giũa sự tự tin, hoặc định hướng sự chú ý của bệnh nhân. Mặt khác, các nhà trị liệu không hề có lấy một cơ hội để nhận diện liệu pháp phổ biến nào là phù hợp nhất đối với những người bệnh khác nhau. Sự phản hồi dài hạn của bệnh nhân rất thưa thớt, bị trì hoãn, hoặc (thường xuyên) không có và trong một vài trường hợp, nhận thức từ sự trải nghiệm quá mơ hồ.

    Trong một số chuyên khoa, các bác sĩ gây mê là người được hưởng lợi từ sự phản hồi tích cực, bởi hiệu quả từ hành động của họ rất rõ rệt và nhanh chóng. Ngược lại, các bác sĩ X-quang chỉ thu được chút ít thông tin về độ chính xác của các chẩn đoán mà họ đưa ra và về những bệnh lý mà họ đã không thể thấy được. Bởi vậy các bác sĩ gây mê ở trong tình huống tốt hơn để có thể phát triển các kỹ năng trực giác hữu dụng. Nếu một vị bác sĩ gây mê nói: “Tôi cảm giác có gì đó sai sót”, mọi người trong phòng phẫu thuật nên sẵn sàng cho một trường hợp khẩn cấp.

    Như trong trường hợp về niềm tin chủ quan, ở đây thêm một lần nữa, các chuyên gia không thể biết được những giới hạn về khả năng chuyên môn của mình. Một bác sĩ trị liệu bằng liệu pháp tâm lý có kinh nghiệm biết rằng bản thân mình có nhanh nhạy trong việc nghiên cứu xem điều gì đang diễn ra trong tâm trí bệnh nhân của mình và bởi vậy cô có được những khả năng trực giác có giá trị về điều mà bệnh nhân sẽ nói sau đó. Nó có một sức lôi cuốn đối với cô để đi kết luận rằng cô cũng có thể đoán trước được bệnh nhân sẽ thể hiện tích cực như thế nào trong năm kế tiếp, nhưng kết luận này không thỏa đáng. Sự dự tính trong ngắn hạn và việc dự đoán trong dài hạn là những nhiệm vụ khác biệt và bác sĩ trị liệu đã có cơ hội thích đáng để lĩnh hội một trong hai thứ. Tương tự như vậy, một chuyên gia tài chính có thể có những kỹ năng về công việc buôn bán của mình nhưng trong hoạt động đầu cơ cổ phiếu thì không, và một chuyên gia ở vùng Trung Đông biết rất nhiều thứ nhưng không thể biết trước tương lai. Nhà tâm lý học lâm sàng, kẻ đầu cơ chứng khoán và học giả sử dụng các kỹ năng về trực giác trong một vài nhiệm vụ của mình, nhưng họ đã không được học cách nhận diện các tình thế và các nhiệm vụ mà ở đó khả năng trực giác sẽ phản kháng (tác động ngược) lại họ. Những giới hạn không được nhận biết về kỹ năng của các nhà chuyên môn giúp lý giải tại sao các chuyên gia thường quá tự tin ở bản thân.

    KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ

    Ở điểm cuối cuộc hành trình của chúng tôi, Gary Klein và tôi đã thống nhất về một câu trả lời chung cho thắc mắc ban đầu của chúng tôi: Khi nào chúng ta có thể tin tưởng một chuyên gia có kinh nghiệm tự cho rằng mình có khả năng trực giác? Kết luận của chúng tôi đó là có thể phân biệt phần lớn các khả năng trực giác có vẻ có giá trị từ những gì tưởng như không có thực. Ví như trong sự phán quyết liệu rằng một tác phẩm nghệ thuật là thật hay giả, bằng việc tập trung vào nguồn gốc của tác phẩm, bạn sẽ phán đoán tốt hơn qua việc săm soi từng chi tiết tác phẩm. Nếu môi trường mang tính quy luật một cách tuyệt đối và nếu người đoán định có một cơ hội để nhận ra những quy luật của nó, cơ cấu liên hợp sẽ nhận diện các tình huống và tạo ra những dự báo và các quyết định một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn có thể tin vào trực giác của ai đó nếu những điều kiện trên được đáp ứng.

    Thật không may, bộ nhớ liên hợp tạo ra những khả năng trực giác chủ quan hấp dẫn đều sai cả. Bất cứ ai từng chứng kiến sự tiến bộ trong môn cờ vua của một tài năng trẻ đều biết rất rõ rằng kỹ năng không trở nên hoàn hảo ngay lập tức được và trên con đường tiến gần tới sự hoàn hảo đã có những sai sót được làm ra bởi sự tự tin thái quá. Khi đánh giá khả năng trực giác của chuyên gia, bạn sẽ luôn cân nhắc liệu rằng đó có phải là một cơ hội thích hợp cho việc nhận biết các dấu hiệu, ngay cả trong một môi trường có quy luật.

    Trong một môi trường ít quy luật hoặc kém vững chắc, các phỏng đoán về sự phán đoán được viện ra. Hệ thống 1 thường có khả năng sản sinh ra những câu trả lời nhanh trước những câu hỏi khó bằng sự thay đổi, tạo dựng sự gắn kết những chỗ không gắn kết. Câu hỏi được trả lời không phải là điều đã được mong đợi nhưng câu trả lời được sản sinh ra một cách nhanh chóng và có thể đủ tin cậy để vượt qua sự rà soát lỏng lẻo và dễ dãi ở Hệ thống 2. Bạn có thể muốn dự báo lợi nhuận tương lai của một doanh nghiệp và tin rằng đó là những gì bạn đang phán đoán trong khi trong thực tế đánh giá của bạn bị chi phối bởi những ấn tượng về động lực và năng lực của các thành viên quản trị hiện thời của công ty đó. Do sự thay đổi diễn ra một cách tự động, bạn thường không biết được bản chất của một xét định mà bạn (Hệ thống 2 của bạn) xác nhận và thông qua. Nếu đó là điều duy nhất xuất hiện trong đầu, đó có thể là sự chủ quan không thể phân biệt được từ những phán quyết có giá trị mà bạn đã tạo ra với sự tự tin về mặt chuyên môn. Đó là lý do tại sao niềm tin chủ quan không phải là một chẩn đoán tích cực về độ chính xác: Các phán đoán là câu trả lời sai cho câu hỏi đưa ra cũng có thể được đưa ra với sự tự tin quá mức.

    Bạn có thể đặt câu hỏi, tại sao Gary Klein và tôi đã không lập tức nảy ra ý tưởng về việc đánh giá một khả năng trực giác của một chuyên gia bằng việc ước định tính quy luật của môi trường và tiểu sử học thuật của chuyên gia đó – thường là gạt sang một bên sự tự tin của chuyên gia đó. Và chúng ta đã nghĩ câu trả lời có thể sẽ như thế nào? Đây đều là những câu hỏi hay bởi các bước giải pháp đã rõ ràng ngay từ ban đầu. Chúng ta đã biết ngay từ đầu rằng các sĩ quan chỉ huy tại hiện trường vụ cháy và các y tá nhi khoa sẽ dừng chân ở bên bờ các trực giác có giá trị và các chuyên ngành được Meehl nghiên cứu sẽ nằm ở bờ còn lại, cùng với những tay đầu cơ chứng khoán và các học giả.

    Thật khó để diễn tả lại những năm tháng chúng tôi đã dồn sức vào nghiên cứu, những cuộc tranh cãi hàng giờ, những trao đổi không dứt về những bản phác thảo và hàng trăm e-mail tranh cãi từng từ và hơn một lần gần như là từ bỏ. Nhưng đó là những gì vẫn luôn xảy ra khi một dự án kết thúc ở mức thành công vừa phải: Một khi bạn hiểu được kết luận chủ chốt, dường như sự việc luôn rõ ràng.

    Như chính tựa đề mà bản báo cáo của chúng tôi chỉ ra, tôi và Klein đã ít bất đồng hơn chúng tôi tưởng và đã chấp thuận các giải pháp cho gần như tất cả các vấn đề lớn đã được nêu ra. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã phát hiện ra rằng những khác biệt ban đầu của chúng tôi còn vượt ra ngoài một sự bất đồng về nhận thức. Chúng tôi có những quan điểm, cảm xúc, những nếm trải khác nhau và những thay đổi rõ rệt qua các năm. Đó là điều rõ rệt nhất trong thực tế mà chúng tôi thấy ngạc nhiên và thú vị. Klein vẫn cau mày mỗi khi cụm từ sai lệch được nhắc đến và ông ấy vẫn thích thú với những câu chuyện mà ở đó các thuật toán hoặc các trình tự khuôn mẫu gây ra những quyết định lố bịch rành rành. Tôi thỉnh thoảng có chiều hướng nhìn nhận những sai sót của các thuật toán như là cơ hội để củng cố chúng. Mặt khác, tôi tìm thấy nhiều sự thỏa mãn hơn Klein trong việc quở trách các chuyên gia ngạo mạn viện vào sức mạnh của trực giác trong các tình huống có độ chắc chắn bằng không. Tuy nhiên, về lâu dài việc tìm được nhiều sự đồng thuận về học thuật như chúng tôi đã từng làm chắc chắn quan trọng hơn những khác biệt về cảm xúc dai dẳng vẫn còn sót lại.

    BÀN VỀ KHẢ NĂNG TRỰC GIÁC CỦA CHUYÊN GIA



    “Cô ta có được bao nhiêu sự tinh tường trong nhiệm vụ đặc biệt này? Cô ta đã thực hành bao nhiêu lần rồi?”

    “Anh ta có thực sự tin rằng môi trường của sự khởi động mang tính quy luật đầy đủ để biện minh cho một khả năng trực giác đi ngược lại với những đánh giá nền tảng?”

    “Cô ấy rất tự tin với quyết định của mình, nhưng niềm tin chủ quan là một chỉ số tồi về mức độ chính xác của một phán quyết.”

    “Anh ta thực sự đã có cơ hội để nhận thức? Phản hồi về những phán quyết mà anh ta đã nhận được nhanh và rõ ràng như thế nào?”
    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 26, 2018
  8. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 3 - Chương 23: Cái nhìn khách quan
    Bấm để xem
    Đóng lại

    Một vài năm sau khi tôi và Amos bắt đầu hợp tác, tôi đã thuyết phục một số quan chức trong Bộ Giáo dục Israel về nhu cầu cần có một chương trình giảng dạy nhằm hướng dẫn việc ra quyết định và nhận định ở các trường trung học. Đội ngũ mà tôi xây dựng được bao gồm cả một vài nhà giáo ưu tú, một số sinh viên ngành Tâm lý học của tôi, Seymour Fox và cuối cùng là ngài hiệu trưởng Trường Giáo dục thuộc Đại học Do Thái, một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển chương trình đào tạo, nhằm thiết kế một chương trình giảng dạy và soạn thảo sách giáo khoa phù hợp cho chương trình đó.

    Sau một năm làm việc, vào một buổi họp mặt định kỳ vào chiều thứ Sáu, chúng tôi đã lập được một bản đề cương chi tiết cho chương trình học, đã soạn được đôi ba chương và đã cho dạy thử một vài buổi học mẫu tại các lớp học. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy mình đã thiết kế ra một chương trình tuyệt vời. Một ngày kia, khi chúng tôi đang thảo luận về trình tự cho việc đánh giá các ẩn số, ý tưởng về việc thực hiện một bài thực hành đã nảy ra trong đầu tôi. Tôi đề nghị mọi người đưa ra một con số áng chừng về khoảng thời gian chúng tôi cần để hoàn thành bản phác thảo bộ sách giáo khoa để đệ trình cho Bộ Giáo dục xem xét. Tôi đang theo đuổi một quy trình làm việc chung cho cả nhóm để tổng hợp thông tin và ý kiến của nhóm và ý kiến của mọi người mà không cần phải châm ngòi cho công luận. Quy trình xây dựng lên nhằm mục đích tận dụng nguồn tri thức sẵn có của các thành viên trong nhóm tốt hơn là thói quen khơi mào thảo luận thông thường vẫn hay làm. Tôi đã tổng hợp được các dự trù và đã ghi lại các kết quả này lên bảng. Nhóm làm việc của chúng tôi đã xoay quanh thảo luận chủ đề này khoảng hai năm, trong một năm rưỡi, một vài thành viên đưa ra kết luận, còn số đông đưa ra kết luận trong khoảng hai năm rưỡi.

    Sau đó tôi có vài ý tưởng khác. Tôi quay sang Seynour, chuyên gia xây dựng chương trình học và đặt câu hỏi liệu rằng ông có biết một số nhóm khác tương tự như nhóm chúng tôi mà đã từng xây dựng được một chương trình giảng dạy hay không. Đó là khoảng thời gian khi mà một số cải cách giáo dục kiểu như “toán học kiểu mới” đã được giới thiệu và Seymour trả lời rằng ông biết một vài nhóm như thế. Sau đó tôi lại hỏi rằng liệu ông có biết gì về tiểu sử của những nhóm này không và cuối cùng hóa ra ông cũng có mối quan hệ thân thiết với một vài nhóm trong số các nhóm này. Tôi đề nghị ông mường tượng về những nhóm này, khi họ đã tạo ra một số tiến trình phát triển chương trình giáo dục như chúng tôi từng đạt được. Tôi muốn biết, họ đã mất bao lâu để hoàn tất dự án xây dựng bộ sách giáo khoa của mình?

    Seymour đã rơi vào trạng thái trầm tư khi nghe tôi đặt ra các câu hỏi đó. Cuối cùng khi ông lên tiếng, tôi có cảm tưởng như mặt ông đang đỏ lựng lên, lúng túng đưa ra câu trả lời của mình: “Ngài biết đấy, tôi chưa từng nhận thức được điều này trước đó nhưng thực tế thì không phải tất cả các nhóm đều ở ngưỡng có thể so sánh được với những gì chúng ta đã từng trải qua để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Rất nhiều nhóm thất bại và không có khả năng hoàn tất công việc của mình.”

    Đây chính là điều gây ra rắc rối, chúng tôi chưa từng cân nhắc tới khả năng mình có thể thất bại. Mối lo âu của tôi tăng lên, tôi đã hỏi rằng ông áng chừng xem số lượng ấy lớn chừng nào. “Khoảng 40%,” ông trả lời. Bấy giờ, cái bóng ảm đạm của bức rèm xám bắt đầu bao phủ toàn bộ căn phòng. Câu hỏi kế tiếp rất rõ ràng: “Những ai đã hoàn thành,” tôi hỏi. “Mất bao lâu để họ đạt được kết quả đó?” “Tôi không thể nghĩ là có nhóm nào hoàn tất công việc trước 7 năm,” ông trả lời, “và cũng không có nhóm nào mất quá 10 năm.”

    Tôi đã hy vọng vào lời gợi ý nhỏ: “Khi ông đi so sánh những kỹ năng của chúng ta với những nguồn lực của các nhóm khác, ông thấy họ ra sao? Ông có thể xếp hạng chúng ta trong sự tương quan với những nhóm ấy như thế nào?” Seymour không lưỡng lự quá lâu. “Chúng ta ở dưới mức trung bình,” ông trả lời, “nhưng không thấp hơn quá nhiều.” Tất cả chúng tôi hoàn toàn kinh ngạc trước điều đó kể cả Seymour, người có sự tiên đoán chính xác trong khoảng liên ứng lạc quan của nhóm. Cho tới khi tôi đã gợi ra trong ông khiến ông không còn mối liên kết nào giữa sự hiểu biết của ông về tiểu sử các nhóm khác với dự đoán của ông về tương lai của chúng tôi.

    Khi chúng tôi nghe Seymour nói thì trạng thái nhận thức của chúng tôi lúc ấy không thể miêu tả được hành động những gì mà chúng tôi “đã biết”. Rõ ràng tất cả chúng tôi “đã biết” rằng tối thiểu 7 năm và 40% nguy cơ thất bại là một dự đoán có vẻ hợp lý về điều tất yếu xảy đối với dự án của chúng tôi hơn là những con số chúng tôi vừa viết ra trên giấy cách đó vài phút. Nhưng chúng tôi đã không tỏ ra quan tâm tới những điều chúng tôi đã biết. Dự đoán mới vẫn có vẻ như không có thực, bởi chúng tôi không thể nào mường tượng được sao có thể tốn nhiều thời gian tới vậy để hoàn thành một dự án trông có vẻ như chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được. Chẳng có quả cầu tiên tri nào xuất hiện vào thời điểm đó để tiết lộ cho chúng tôi về chuỗi các biến cố lạ kỳ không chắc sẽ xảy ra trong tương lai của chúng tôi. Tất thảy chúng tôi đều có thể trông thấy một kế hoạch hợp lý sẽ cho ra đời một cuốn sách trong khoảng hai năm, đối lập với những số liệu cho thấy các nhóm khác đã thất bại hoặc đã tốn một khoảng thời gian dài tới vô lý để hoàn thành nhiệm vụ tương tự. Những điều chúng tôi được nghe là thông tin nền tảng, từ đó chúng tôi có thể suy ra một câu chuyện nhân quả: Nếu có quá nhiều nhóm đã thất bại và nếu những nhóm ấy tốn quá nhiều thời gian để đạt tới thành công, việc soạn thảo một chương trình giảng dạy rõ ràng còn khó khăn hơn việc chúng tôi từng nghĩ. Nhưng một phép suy diễn như vậy có thể sẽ mâu thuẫn với trải nghiệm trực tiếp của chúng tôi về quy trình hoàn hảo mà chúng tôi tạo ra. Những con số mà đã cung cấp được Seyrour coi như những hệ số gốc thông thường – được ghi lại ngay lập tức nhưng bị gạt sang một bên.

    Chúng tôi nên từ bỏ vào ngày hôm đó. Không ai trong chúng tôi mong muốn bỏ ra nhiều hơn 6 năm để làm một dự án có tới 40% nguy cơ thất bại. Mặc dù chúng tôi cần hiểu được rằng kiên trì là không hợp lý trong tình huống này, sự cảnh báo đã không đưa ra được một lý do thuyết phục để khiến chúng tôi từ bỏ công việc của mình. Sau vài phút tranh luận, chúng tôi lại tập trung nhóm lại và tiến hành công việc như thể chưa có gì xảy ra. Sau cùng thì cuốn sách cũng đã được hoàn tất sau đó 8 năm. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã không còn sinh sống ở Israel và từ lâu đã không còn là thành viên của nhóm nữa, họ đã hoàn thành nhiệm vụ sau rất nhiều thăng trầm bất ngờ. Sự nhiệt tình ban đầu đối với ý tưởng tại Bộ Giáo dục đã giảm dần vào thời điểm bản thảo được hoàn tất và không bao giờ được sử dụng.

    Sự việc rối rắm này là một trong những trải nghiệm đắt giá nhất trong sự nghiệp của tôi. Sau cùng tôi đã rút ra được ba bài học từ trải nghiệm đó. Bài học đầu tiên có thể thấy ngay lập tức: Tôi đã lưỡng lự trước sự khác biệt giữa hai phương thức hết sức khác biệt để dự đoán, sau này Amos và tôi đã quy về thành cái nhìn chủ quan và cái nhìn khách quan. Bài học thứ hai là những dự báo trước đó của chúng tôi về khoảng thời gian hai năm cho việc hoàn thành dự án là một hoạch định mơ hồ. Những ước đoán của chúng tôi gần với một viễn tưởng được dàn dựng khéo hơn là một đánh giá thực tiễn. Tôi ghi nhận bài học thứ ba lâu hơn thế, tôi gọi đó là lòng kiên trì phi lý: Điều điên rồ mà chúng tôi đã thực hiện vào ngày hôm đó là không từ bỏ dự án. Khi đối mặt với một sự lựa chọn, chúng tôi đã chọn từ bỏ sự thật hơn là từ bỏ sự nghiệp.

    CHÌM ĐẮM TRONG CÁI NHÌN CHỦ QUAN

    Vào một ngày thứ Sáu rất lâu về trước, các chuyên gia xây dựng giáo án của chúng tôi đã đưa ra hai sự phán đoán về cùng một vấn đề và đi đến rất nhiều câu trả lời khác biệt. Cái nhìn chủ quan là thứ mà tất cả chúng tôi, gồm cả Seymour đều chấp thuận một cách tự nhiên nhằm định đoạt tương lai dự án mà chúng tôi theo đuổi. Chúng tôi đã tập trung vào các tình huống riêng lẻ của mình và tìm kiếm căn cứ trong chính những trải nghiệm của chúng tôi. Chúng tôi đã có được một bản kế hoạch đại cương: Chúng tôi biết có bao nhiêu chương sách mà chúng tôi sẽ soạn, và dự tính khoảng thời gian chúng tôi phải bỏ ra để soạn xong hai chương trong số các chương còn lại của cuốn sách đó. Những người thận trọng hơn hẳn đã mất thêm một vài tháng để ước chừng một con số dự phòng cho sai sót.

    Việc sử dụng phép loại suy là một sai lầm. Chúng tôi đã được cảnh báo dựa trên thông tin ngay trước mắt mình – WYSIATI – nhưng các chương mà chúng tôi đã hoàn thành trước có lẽ dễ hơn những chương sau và sự tận tâm của chúng tôi đối với dự án sau đó hẳn đã đạt tới đỉnh điểm. Nhưng vấn đề cốt yếu ở đây là chúng tôi đã lơ là với điều mà Donald Rumsfeld cho là rất tuyệt “những ẩn số không xác định”. Vào thời điểm đó, không có cách nào để chúng tôi có thể đoán trước được những biến cố sẽ là nguyên nhân khiến cho dự án phải kéo dài quá lâu. Những vụ ly hôn, ốm đau, những cuộc khủng hoảng hợp tác với những thủ tục hành chính quan liêu không lường trước được đã trì hoãn công việc của chúng tôi. Những biến cố không lường trước này, không chỉ dẫn tới việc chậm trễ tiến độ hoàn thành các chương trong cuốn sách mà còn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công việc chung của cả nhóm. Dĩ nhiên, điều tương tự có thể đã từng tồn tại đối với những nhóm khác mà Seymour đã biết tới. Các thành viên của những nhóm này cũng không hề hình dung được trước những biến cố sẽ đưa đẩy họ tới việc phải mất tới 7 năm để hoàn thành, hoặc cuối cùng đã không thể hoàn thành dự án mà họ đã từng cho rằng rất khả thi. Cũng giống như chúng tôi, họ đã không biết được những thách thức mà họ sẽ đối mặt. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các kế hoạch thất bại và mặc dù phần lớn nguyên nhân đó rất mơ hồ, thì khả năng có điều gì đó sai sót trong một dự án lớn là rất cao.

    Câu hỏi thứ hai tôi đặt ra cho Seymour đã hướng sự chú tâm của ông ấy khỏi chúng tôi và đối diện với một nhóm rơi vào trường hợp tương tự. Seymour đã ước tính hệ số gốc của thành công ở những nhóm tham chiếu ấy là: 40% thất bại và phải mất 7 năm tới 10 năm để hoàn thành. Cuộc khảo sát không chính thức của ông chắc chắn không đưa ra các căn cứ thỏa mãn tiêu chí của nghiên cứu khoa học nhưng nó đã cung cấp một nền tảng hợp lý cho một dự báo cơ bản: Sự dự đoán bạn đưa ra về một trường hợp nếu bạn không biết gì hết ngoại trừ phạm trù mà nó thuộc về. Như chúng ta đã thấy trước đó, dự đoán cơ bản sẽ là căn cứ cho những dự đoán xa hơn. Nếu bạn được yêu cầu đoán chiều cao của một người phụ nữ với một thông tin duy nhất là cô sống ở thành phố New York, thì dự đoán cơ sở của bạn sẽ là ước đoán chiều cao trung bình của phụ nữ sống ở thành phố này. Giờ đây nếu bạn được cung cấp thông tin cho từng trường hợp riêng lẻ, ví dụ như người con trai của phụ nữ ấy là một trung phong trong đội tuyển bóng rổ của trường trung học, bạn sẽ điều chỉnh ước đoán của mình khỏi mức trung bình theo hướng phù hợp. Phép so sánh của Seymour về nhóm của chúng tôi với các nhóm khác đã chỉ ra rằng dự báo về kết quả của chúng tôi tồi hơn so với sự dự báo cơ bản, vốn đã hoàn toàn không thể thay đổi chút nào.

    Độ chính xác bất thường của sự dự báo nhìn từ cách nhìn khách quan trong vấn đề của chúng tôi rõ ràng là một sự may mắn và sẽ không được coi là căn cứ cho sự vững chắc của cái nhìn khác quan. Lý lẽ ủng hộ cho cái nhìn khách quan nên được thực hiện trên những nền tảng chung: Nếu nhóm tham chiếu được lựa chọn một cách thích đáng, cái nhìn khách quan sẽ mang tới một dấu hiệu về việc đâu là sân chơi bóng chày và điều đó có thể gợi ra, như đã từng xảy ra trong trường hợp của chúng tôi, rằng những dự báo chủ quan thậm chí còn không gần với nó.

    Đối với một nhà tâm lý học, sự khác biệt giữa hai đoán định của Seymour thật đáng chú ý. Ông đã có trong đầu tất thảy tri thức cần có để ước đoán các số liệu thống kê về một nhóm tham chiếu thích hợp nhưng ông đã tiếp cận với sự ước đoán ban đầu của mình mà không hề sử dụng tới tri thức đó. Sự dự báo của Seymour đến từ cái nhìn chủ quan chứ không phải là một sự suy nghiệm từ sự dự đoán cơ bản, điều đó đã không xuất hiện trong đầu ông. Nó dựa trên những tình huống riêng biệt trong nỗ lực của chúng tôi. Giống như những người tham gia trong cuộc thử nghiệm về luận đề Tom W, Seymour biết rõ hệ số gốc liên quan nhưng ông đã không áp dụng chúng vào phán đoán của mình.

    Không giống như Seymour, số còn lại trong chúng tôi đã không tiếp cận với cái nhìn khách quan và không thể đưa ra một sự dự báo cơ bản hợp lý. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng chúng tôi không nghĩ là mình cần có thông tin về những nhóm khác để đưa ra dự đoán của mình. Yêu cầu về cái nhìn khách quan của tôi khiên cho tất cả mọi người ngạc nhiên trong đó có cả tôi! Đây là một hình mẫu chung: Những người có thông tin về một trường hợp riêng biệt hiếm khi cảm thấy cần biết những con số thống kê về một nhóm mà trường hợp ấy thuộc về.

    Sau cùng, khi chúng tôi được hướng về cái nhìn khách quan, chúng tôi đã đồng lòng lờ đi. Chúng tôi có thể nhận ra điều gì đã xảy đến với mình; nó tương tự với trải nghiệm đã gợi ra sự vô ích của việc giảng dạy Tâm lý học. Khi họ đưa ra dự báo đối với những trường hợp riêng lẻ về những điều họ chỉ có chút ít thông tin (một cuộc phỏng vấn ngắn gọn và nhạt nhẽo), các sinh viên của Nisbett và Borgida đã hoàn toàn không để tâm tới những kết quả chung mà họ vừa mới được học. Thông tin thống kê “buồn tẻ” thường bị loại bỏ khi nó xung khắc với những ấn tượng cá nhân của một ai đó về một trường hợp. Trong cuộc đua tranh với cái nhìn chủ quan, cái nhìn khách quan không có lấy một cơ hội.

    Việc chuộng cái nhìn chủ quan hơn đôi lúc mang lại những ẩn ý về mặt tinh thần. Một hôm tôi đã hỏi cậu em họ tôi, một vị luật sư xuất sắc, một câu hỏi về một nhóm tham chiếu: “Khả năng có thể giành chiến thắng của bị đơn trong những trường hợp giống như thế này là gì?” Câu trả lời sắc sảo của cậu ấy là: “Mọi trường hợp là duy nhất” được đi kèm với một cái nhìn đã khiến mọi sự trở nên rõ ràng là cậu ấy thấy câu hỏi của tôi không hợp lý và nông cạn. Một sự nhấn mạnh đầy tự hào về tính đơn nhất của các trường hợp cũng phổ biến trong ngành Y, dù cho những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực Y học dựa trên dấu hiệu đã chỉ ra cách thức khác. Những số liệu thống kê y khoa và những dự báo cơ bản được đặt ra cùng với sự gia tăng tần suất các cuộc trao đổi giữa các bệnh nhân với nhà tâm lý học. Tuy nhiên, việc tồn tại sự mâu thuẫn trong tư tưởng về cái nhìn bên ngoài trong nghề y được biểu lộ trong những mối quan tâm về sự thiếu hụt yếu tố con người trong các quy trình được dẫn dắt bởi các số liệu thống kê và các danh mục tham chiếu.

    SAI LẦM DỰ KIẾN

    Trên phương diện của cả dự báo từ cái nhìn lẫn kết quả sau cùng, những ước đoán ban đầu chúng tôi đưa ra vào chiều thứ Sáu hôm đó xem chừng gần như là hoang tưởng. Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên: Những dự báo lạc quan thái quá về kết quả của những dự án được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Amos và tôi đã đặt ra thuật ngữ sai lầm dự kiến để mô tả những dự kiến và dự báo:

    • Phi thực tế gần với những kịch bản tình huống tốt nhất.
    • Có thể được cải tiến bằng việc tra cứu những con số thống kê trong những trường hợp tương tự.
    Những ví dụ về sai lầm dự kiến có rất nhiều trong các trải nghiệm của cá nhân, chính phủ và doanh nghiệp. Danh sách các câu chuyện ly kỳ là vô tận.

    • Vào tháng 7 năm 1977, đệ trình ngân sách cho việc xây dựng tòa nhà Quốc hội Scotland tại Edinburg được ước tính là 40 triệu bảng. Tới tháng 6 năm 1999, ngân sách dành cho việc xây dựng tòa nhà là 109 triệu bảng. Tháng 4 năm 2000, các nghị viện quốc hội đã đặt ra một khoản “chi phí trên trời” là 195 triệu bảng. Tới tháng 11 năm 2001, họ đưa ra một ước tính về “chi phí cuối”, khi đó đã đạt mức 241 triệu bảng. Chi phí cuối cùng được ước tính còn tăng hai lần nữa vào năm 2002, cuối năm đó đạt mức 294.6 triệu bảng. Chi phí còn tăng ba lần nữa vào năm 2003, chạm ngưỡng 375.8 triệu bảng vào tháng 6. Tòa nhà cuối cùng đã được hoàn công vào năm 2004 với chi phí sau chót xấp xỉ chừng 431 triệu bảng.
    • Một nghiên cứu vào năm 2005 đã thanh tra các dự án đường sắt được thực hiện trên toàn thế giới vào năm 1969 và 1998. Trong hơn 90% các trường hợp được thanh tra, số lượng hành khách được dự kiến sẽ sử dụng dịch vụ đã được ước tính quá cao. Dù cho những thiếu hụt hành khách này đã được công bố rộng rãi, những dự đoán vẫn không được cải thiện trong hơn 30 năm; trung bình, các nhà lập định đã ước tính số lượng người dân sẽ sử dụng các dự án đường sắt mới quá cao lên tới 106% và chi phí trung bình vượt quá 45%. Khi càng nhiều căn cứ được tích lũy lại, các chuyên gia càng không mấy tin tưởng vào chúng.
    • Vào năm 2002, một cuộc điều tra về những chủ hộ người Mỹ cho tu sửa lại các gian bếp của mình đã phát hiện ra rằng, trung bình, họ mong muốn chi phí tu sửa là 18.658 đô-la; trong thực tế, họ đã kết thúc với việc chi trả mức phí trung bình là 38.769 đô-la.
    Sự lạc quan của những người lập kế hoạch và người ra quyết định không hẳn là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những dự đoán vượt mức. Các nhà thầu tu sửa bếp và nhà cung cấp hệ thống nguyên vật liệu sẵn sàng thừa nhận (dù không phải với các đối tác của họ) rằng họ thường tạo ra khoản lợi nhuận tối đa của mình trong những phần thêm vào trong kế hoạch ban đầu. Sai lầm của việc dự đoán trong những trường hợp này phản ánh sự yếu kém của người tiêu dùng trong việc hình dung xem những mong muốn của họ sẽ leo thang theo thời gian ra sao. Họ kết thúc với việc trả nhiều hơn mức họ đã mong đợi nếu họ đã tạo ra một kế hoạch thực tế và hăng hái bắt tay vào làm.

    Những sai sót trong ngân sách ban đầu không phải lúc nào cũng sai. Các tác giả của những kế hoạch phi thực tế thường được thúc đẩy bởi khao khát dự án được chấp thuận – liệu rằng bởi cấp trên của họ hay bởi một đối tác – được hưởng ứng bởi sự thông hiểu rằng các dự án hiếm khi bị bỏ dở chỉ bởi vượt quá chi phí hoặc thời gian thi công. Trong những trường hợp như vậy, trách nhiệm lớn nhất để tránh được sai lầm dự kiến là quyền ở những người ra quyết định chấp thuận kế hoạch. Nếu họ không thừa nhận nhu cầu về một cái nhìn từ bên ngoài, họ dễ phạm phải một sai lầm dự kiến.

    GIẢM THIỂU SAI LẦM DỰ KIẾN

    Việc chẩn đoán và biện pháp khắc phục trạng thái sai lầm dự kiến vẫn chưa hề thay đổi kể từ buổi chiều ngày thứ Sáu hôm đó, nhưng hoạt động thực hiện ý niệm kể trên đã đi được một chặng đường dài. Chuyên gia lập kế hoạch nổi tiếng người Đan Mạch, Bent Flyvbjerg, hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Oxford, đã đưa ra một bảng tóm lược đầy sức thuyết phục:

    Xu hướng thường thấy nhằm đánh giá thấp hoặc lờ đi thông tin phổ cập có lẽ chính là căn nguyên chủ yếu dẫn tới những sai lầm trong hoạt động dự báo. Những người hoạch định do đó nên nỗ lực điều chỉnh các vấn đề dự báo để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng toàn bộ những thông tin phổ cập sẵn có.

    Điều này có thể được coi là phần quan trọng nhất của lời khuyên đối với việc làm thế nào để tăng mức độ chính xác trong hoạt động dự báo thông qua những phương pháp đã được cải tiến. Việc sử dụng thông tin phổ cập từ những ngẫu nhiên khác cùng loại với thứ đang được sử dụng để dự đoán mà vẫn được xem là có cái “nhìn khách quan” và là phương thuốc chữa trị cho căn bệnh sai lầm dự kiến.

    Pháp đồ điều trị căn bệnh sai lầm dự kiến giờ đây đã có được cái tên chuyên ngành: Nhóm tham chiếu dự báo và Flyvbjerg đã ứng dụng vào các dự án giao thông tại một vài quốc gia. Cái nhìn khách quan được vận hành bởi việc sử dụng một khối lượng dữ liệu lớn, chúng cung cấp thông tin cho cả kế hoạch lẫn kết quả của hàng trăm dự án trên toàn thế giới, và có thể được sử dụng nhằm cung cấp thông tin thống kê về những vượt mức có thể về thời gian, chi phí và về khả năng thực hiện dưới mức của các dự án thuộc các dạng khác nhau.

    Phương thức dự báo mà Flyvbjerg áp dụng tương ứng với những thực tiễn đã được khuyến nghị để khắc phục sự xao nhãng hệ số gốc:

    1. Nhận diện một nhóm tham chiếu phù hợp (tu sửa gian bếp, các dự án mở rộng đường sắt, v.v…)

    2. Thu thập những số liệu thống kê về nhóm tham chiếu (trong mối quan hệ với chi phí cần thiết trên mỗi dặm đường ray, hoặc về tỷ lệ phần trăm theo đó mức chi vượt quá ngân sách). Sử dụng những số liệu thống kê này để tạo ra một dự đoán cơ bản.

    3. Sử dụng thông tin cụ thể về trường hợp điều chỉnh dự đoán cơ bản, nếu đó là những lý do đặc biệt để cho rằng lạc quan thái quá được thể hiện rõ rệt trong dự án nhiều hoặc ít hơn trong những dự án khác cùng loại.

    Bản phân tích của Flyvbjerg được trông đợi sẽ định hướng cho các chuyên gia có thẩm quyền trong các dự án công, với việc cung cấp các số liệu thống kê về những vượt mức trong các dự án tương tự. Những nhà lập định cần một hành động đánh giá thực tế về các chi phí và lợi ích của một bản đề xuất trước khi đưa ra quyết định cuối cùng phê duyệt dự án. Họ có thể cũng muốn ước tính ngân sách dự phòng mà họ cần tới để phòng ngừa những vượt mức, mặc dù lo xa như vậy thường tự nó trở thành yếu tố tác động đến kết quả của dự đoán. Như một viên chức đã từng nói với Flyvbjerg: “Một khoản ngân sách dự phòng đối với những nhà thầu giống như mỡ trước miệng mèo, họ sẽ vồ lấy chúng.”

    Các tổ chức đối mặt với thách thức về việc kiểm soát xu hướng các viên chức cao cấp đua tranh để giành được các nguồn lực nhằm đưa ra những kế hoạch quá lạc quan. Một tổ chức vận hành tốt sẽ thưởng công cho những người hoạch định bởi biểu hiện rõ ràng và cảnh cáo họ bởi đã rơi vào những rắc rối thấy trước và bởi việc sao nhãng kèm với những khó khăn mà họ đã không thể thấy trước được – những ẩn số không xác định.

    CÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ NHỮNG SAI LẦM

    Buổi chiều ngày thứ Sáu hôm đó đã diễn ra cách đây hơn 30 năm. Tôi vẫn thường nghĩ về nó và nhắc tới trong các bài giảng dăm ba lần mỗi năm. Vài người bạn phát ngán với câu chuyện của tôi, nhưng tôi đã rút ra được những bài học mới từ đó. Gần 15 năm sau ngày đầu tiên báo cáo về hiện tượng sai lầm dự kiến cùng với Amos, tôi đã trở lại chủ đề ấy cùng với Dan Lovallo. Chúng tôi đã cùng nhau phác thảo một giả định về hoạt động ra quyết định trong đó sai lệch lạc quan là một nguồn gốc quan trọng về rủi ro mang lại. Trong những mô hình kinh tế chuẩn mực hợp lý, người ta chấp nhận các rủi ro bởi những lợi thế thuận lợi – họ chấp thuận một số chừng mực có thể về một tổn hại chi phí bởi khả năng có thể thành công là rất lớn. Chúng tôi đã đưa ra một ý niệm khác.

    Khi dự báo hậu quả của các dự án rủi ro, các viên chức cao cấp dễ dàng trở thành nạn nhân của sai lầm dự kiến. Họ đưa ra các quyết định dựa trên sự lạc quan ảo tưởng hơn là dựa trên một tỷ trọng căn cứ trên lý trí về các lợi ích, tổn thất và khả năng có thể xảy ra. Họ ước tính quá cao các lợi ích và trù tính quá thấp các chi phí. Họ thêu dệt những viễn cảnh thành công trong khi bỏ sót những sai sót tiềm ẩn và những tính toán sai lầm. Như một hệ quả, họ đeo đuổi những sáng kiến không chắc sẽ xảy ra với ngân sách hoặc thời gian hoặc cam kết về những đền đáp được mong đợi – hoặc thậm chí được hoàn thành.

    Với quan điểm này, mọi người thường (không phải luôn luôn) đảm nhận những dự án rủi ro bởi họ quá lạc quan về những lợi thế mà họ gặp. Tôi sẽ trở lại với ý niệm này một vài lần nữa trong cuốn sách – có lẽ nó góp phần giải thích tại sao mọi người tranh giành nhau, tại sao họ khơi mào những cuộc chiến tranh, và tại sao họ bắt đầu những công việc kinh doanh nhỏ.

    MỘT THỬ NGHIỆM THẤT BẠI

    Trong nhiều năm, tôi nghĩ vấn đề mấu chốt của câu chuyện về chương trình giảng dạy là những gì tôi đã lĩnh hội được từ Seymour: Phỏng đoán tích cực nhất của ông về tương lai dự án của chúng tôi đã không được đưa ra bởi những gì ông từng biết về những dự án tương tự. Tôi đã xoay xở khá tốt trong việc kể lại câu chuyện, trong đó tôi giữ vai trò đặt câu hỏi hóm hỉnh và sắc sảo. Chỉ thời gian gần đây tôi mới nhận ra rằng mình đã thực sự giữ vai trò của một trưởng nhóm ấu trĩ và người lãnh đạo lạc lõng.

    Dự án đó là sáng kiến của tôi và do vậy trách nhiệm của tôi là phải đảm bảo rằng nó có ý nghĩa và những vấn đề chủ yếu chắc chắn phải được trao đổi cùng với toàn đội nhưng tôi đã thất bại trong thử nghiệm ấy. Vấn đề của tôi từ lâu đã không còn là sai lầm dự kiến nữa. Tôi đã được thức tỉnh khỏi trạng thái sai lầm dự kiến ngay khi tôi được nghe những tổng kết thống kê của Seymour. Nếu để nhấn mạnh, thì tôi có thể nói rằng những ước tính ban đầu của chúng tôi đã lạc quan tới ngớ ngẩn. Nếu cần nhấn mạnh hơn, tôi có thể thừa nhận rằng chúng tôi đã khởi động dự án một cách sai lầm ngay từ đầu và vì thế chúng tôi ít nhất cũng nên cân nhắc một cách nghiêm túc về phương án tuyên bố giải tán và trở về nhà. Nhưng đã không có ai nhắc nhở tôi và cũng chẳng có cuộc thảo luận nào hết; chúng tôi đã đồng ý ngầm với nhau tiếp tục công việc mà không cần tới một dự báo rõ ràng về việc nỗ lực của chúng tôi sẽ kéo dài trong bao lâu. Thật quá dễ để làm vậy bởi chúng tôi đã không đưa ra một dự báo nào giống như vậy để bắt tay vào làm. Nếu chúng tôi có một dự đoán cơ bản hợp lý khi khai cuộc, chúng tôi sẽ không bị cuốn vào trong đó, nhưng chúng tôi đã thực sự đầu tư quá nhiều nỗ lực – một dẫn chứng về sự đầu tư chi phí sai lầm, điều này chúng ta sẽ được tiếp cận nhiều hơn trong phần tiếp theo của cuốn sách. Thật đáng xấu hổ với chúng tôi – đặc biệt là tôi – vì khi đó đã từ bỏ và có vẻ như không hề có lý do trực tiếp nào để làm vậy. Sẽ là dễ dàng để chuyển hướng trong một cuộc khủng hoảng, nhưng đấy không phải là một cuộc khủng hoảng, chỉ là một vài thực tế mới mẻ về những người mà chúng tôi chưa thực sự hiểu cho hết. Cái nhìn từ khách quan bao giờ cũng khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua hơn là những tin xấu mà chúng ta cố tình gắn vào. Tôi có thể miêu tả rõ ràng tâm trạng của chúng tôi như một kiểu thờ ơ – một sự miễn cưỡng phải suy nghĩ về điều gì đã xảy ra. Bởi vậy chúng tôi đã tiếp tục. Không hề có thêm chút cố gắng nào trước việc lên kế hoạch một cách hợp lý đối với khoảng thời gian còn lại tôi đã dành ra để làm một thành viên của nhóm – một sự ra đi đặc biệt phiền hà cho một nhóm đã cống hiến cho công việc giảng dạy một cách đích đáng. Tôi hy vọng giờ đây tôi sáng suốt hơn và tôi đã có được thói quen tìm kiếm cái nhìn từ bên ngoài. Nhưng đó sẽ chẳng bao giờ là thứ sẵn có để tìm.

    BÀN VỀ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN



    “Ông ấy đang nhìn nhận chủ quan. Ông ấy nên quên đi những gì diễn ra trong trường hợp của riêng mình và tìm kiếm những điều đã xảy ra trong các trường hợp khác.”

    “Cô ta là nạn nhân của một sai lầm dự kiến. Cô ta đang khoác lên mình một viễn cảnh tối ưu, nhưng có quá nhiều cách khác nhau để đưa dự án đến thất bại và cô ta không thể nhìn thấy trước được tất cả.”

    “Giả sử bạn không hề biết một chút gì về trường hợp pháp lý cụ thể này, chỉ biết rằng nó có liên quan tới một khiếu kiện phi lý của một cá nhân trước một bác sĩ phẫu thuật. Dự đoán cơ bản của bạn là gì? Có bao nhiêu trường hợp như thế này đã thắng kiện? Bao nhiêu trường hợp được dàn xếp? Số lượng ra sao? Trường hợp mà chúng ta đang tranh luận nghiêm trọng hơn hay nhẹ hơn những vụ kiện tương tự?”

    “Chúng ta đang tăng cường đầu tư bởi chúng ta không muốn thừa nhận thất bại. Đây là một dẫn chứng cho phí tổn đầu tư sai lầm.”
    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 26, 2018
  9. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 4 - Chương 24: Động cơ của chủ nghĩa tư bản
    Bấm để xem
    Đóng lại

    Ảo tưởng lập kế hoạch chỉ là một trong những biểu hiện của xu hướng lạc quan quá mức. Hầu hết chúng ta nhìn nhận thế giới tốt đẹp hơn thực tế, các đặc tính của riêng của chúng ta thuận lợi hơn chúng vốn có và những mục tiêu mà chúng ta hướng đến có nhiều khả năng đạt được hơn. Chúng ta cũng có xu hướng phóng đại năng lực dự đoán tương lai của mình, điều này nuôi dưỡng niềm tin lạc quan thái quá trong mỗi chúng ta. Trong mối quan hệ về những hậu quả của nó đối với những quyết định, xu hướng lạc quan thái quá có ý nghĩa nhất trong số các xu hướng nhận thức. Do đó lạc quan thái quá có thể vừa là phúc nhưng cũng là họa, bạn cũng nên vừa vui mừng vừa thận trọng nếu bạn đang lạc quan một cách thất thường.

    NHỮNG KẺ LẠC QUAN

    Sự lạc quan rất đỗi bình thường nhưng một số người may mắn thường lạc quan hơn số người còn lại trong mỗi chúng ta. Nếu bạn được sở hữu sự lạc quan thái quá, bạn không cần ai nói với bạn rằng bạn là một người may mắn, mà tự bản thân bạn luôn thấy mình là người may mắn. Một tâm thế lạc quan được kế thừa một cách phong phú, và đó là một phần của thiên hướng chung về hạnh phúc, nó cũng có thể bao gồm sở thích nhìn vào mặt tích cực của mọi sự việc. Nếu bạn có một điều ước cho con của mình, hãy cân nhắc kỹ tới điều ước mong sự lạc quan cho cậu nhóc/cô nhóc của bạn. Những người lạc quan thông thường luôn vui vẻ và hạnh phúc, bởi vậy mà nhìn chung, họ không hay nản lòng trước những thất bại hay khó khăn. Cơ hội biểu hiện cho những chán nản sinh lý cũng giảm xuống, hệ thống miễn dịch của họ mạnh mẽ hơn, họ chăm lo cho sức khỏe của mình tốt hơn, họ cảm thấy khỏe mạnh hơn những người khác và thực tế là họ có thể sống lâu hơn. Một nghiên cứu về những người cường điệu cuộc sống mong đợi của họ kéo dài trên cả những dự đoán của chuyên viên thống kê bảo hiểm đã chỉ ra rằng họ làm việc trong nhiều giờ hơn, họ lạc quan hơn về kết quả tương lai của mình, họ có nhiều khả năng sẽ tái hôn sau khi ly hôn (“chiến thắng của niềm hy vọng trước thử thách” theo kiểu cổ điển), và dễ có xu hướng đánh cuộc vào những cổ phần độc đáo hơn. Dĩ nhiên, những may mắn lạc quan chỉ tìm đến những cá nhân hơi có thiên hướng lạc quan thái quá và những ai có khả năng “nêu bật được sự tích cực” và vẫn dựa trên thực tế.

    Những cá nhân lạc quan giữ một vai trò trong việc định hình cuộc sống của chúng ta. Những quyết định của họ tạo ra sự khác biệt; họ là những nhà sáng chế, doanh nhân, chính khách và tướng lĩnh quân đội, họ thường không phải là những người bình dân. Họ đã lựa chọn tới những nơi mà ở đó họ được khẳng định bản thân mình, họ tìm kiếm thách thức và chấp nhận rủi ro. Họ có tài năng và họ có được may mắn, gần như chắc chắn là họ may mắn hơn so với những gì họ thừa nhận. Họ có một tính cách lạc quan. Một cuộc điều tra về các nhà sáng lập các doanh nghiệp nhỏ đã được tiến hành mà ở đó các doanh nhân lạc quan về cuộc sống hơn so với những nhà quản lý cấp trung. Những trải nghiệm về thành công của họ đã củng cố cho niềm tin của họ trong sự phán đoán và trong khả năng kiểm soát các biến cố của họ. Sự tự tin của họ được nhân lên nhờ sự ngưỡng mộ của những người khác. Lập luận này dẫn tới một giả thuyết: Những ai có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống của những người khác có vẻ như là người lạc quan và liều lĩnh và gặp nhiều rủi ro hơn họ nhận thấy.

    Dấu hiệu này gợi ra giả thuyết rằng sự lạc quan thái quá đôi khi đóng vai trò chi phối đối với bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào tình nguyện đánh cược với những rủi ro lớn. Luôn luôn là những người chấp nhận rủi ro, coi nhẹ những sự nhỏ nhặt mà họ gặp phải, và đầu tư nỗ lực lớn nhằm tìm ra lợi thế của mình là gì. Do hiểu sai những rủi ro, các doanh nhân lạc quan thường tin rằng họ cẩn trọng, ngay cả khi họ thực sự không như vậy. Sự tin tưởng của họ vào tương lai thành công duy trì một trạng thái tích cực giúp họ đạt được những niềm an ủi từ những người khác, khích lệ tinh thần nhân viên của họ và nâng cao những triển vọng hiện có. Khi hành động là cần thiết, niềm lạc quan, ngay cả trong trạng thái có một chút ảo tưởng khác nhau, cũng có thể là một điều tốt.

    NHỮNG ẢO TƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP

    Cơ may để một doanh nghiệp nhỏ tồn tại trong 5 năm tại Mỹ vào khoảng 35%. Nhưng những người sáng lập doanh nghiệp không tin rằng các con số thống kê ấy liên ứng với họ. Một cuộc khảo sát đã phát hiện ra rằng các doanh nhân người Mỹ có xu hướng tin rằng họ đang trên đà kinh doanh triển vọng: Ước tính trung bình của họ về cơ may thành công dành cho “bất kể doanh nghiệp nào giống của bạn” là 60% - gần gấp đôi giá trị thực tế. Xu hướng càng rõ ràng hơn khi người ta đã ấn định lợi thế của riêng doanh nghiệp mình. 81% các doanh nhân đặt ra tỷ lệ thành công của cá nhân họ ở ngưỡng gấp 7 tới 10 lần hoặc cao hơn, và 33% trong số họ cho rằng nguy cơ thất bại của họ bằng không.

    Thiên hướng này không có gì là ngạc nhiên. Nếu bạn phỏng vấn một ai đó gần đây đã mở một nhà hàng món ăn Ý, bạn sẽ không trông chờ gì vào việc anh ta đánh giá thấp những triển vọng thành công hoặc có cái nhìn bi quan về khả năng trở thành một chủ nhà hàng của mình. Nhưng bạn cần phải thắc mắc: Anh ta sẽ vẫn đầu tư tiền và thời gian nếu anh ta đã tạo ra được một nỗ lực cần thiết để nắm được lợi thế, hoặc nếu cô ấy đã biết được lợi thế (60% các nhà hàng mới đều đóng cửa sau ba năm) và đã để ý tới chúng? Ý niệm về việc chấp nhận cái nhìn khách quan từ bên ngoài có lẽ không xảy ra với anh ta.

    Một trong những lợi ích của một sự lạc quan đó là nó khích lệ chúng ta kiên trì thực hiện mục tiêu bất chấp mọi trở ngại. Nhưng sự kiên trì có thể lại là điều tai hại. Một nhóm các thí nghiệm ấn tượng được tiến hành bởi Thomas Åstebro hy vọng mang lại cho những người lạc quan khi nhận được tin xấu. Ông đã đưa ra dữ liệu của mình từ một tổ chức Canada – Inventor’s Assistance Program (Chương trình Hỗ trợ của Nhà sáng chế) – có thu một khoản lệ phí nho nhỏ để cung ứng cho các nhà phát minh một đánh giá khách quan về những triển vọng thương mại mà ý tưởng của họ có thể mang lại. Những đánh giá dựa vào những phân loại kỹ lưỡng đối với từng phát minh theo 37 tiêu chuẩn, bao gồm sự cần thiết đối với sản phẩm, chi phí sản phẩm, và xu thế ước lượng về nhu cầu tiêu dùng. Các chuyên gia phân tích tổng hợp các phân loại của mình bằng một cấp độ chữ cái, trong đó D và E dự báo sự thất bại – một dự đoán đã đưa ra tỷ lệ trên 70% các sáng chế mà họ xem xét. Những dự báo về thất bại chính xác một cách đặc biệt: Chỉ 5/411 dự án bị cho điểm thấp nhất đã đạt tới sự thương mại hóa và không dự án nào thành công.

    Các tin xấu đã làm cho khoảng một nửa các nhà sáng chế rút lui sau khi nhận thấy mức độ thất bại đã được dự đoán một cách rõ ràng về sự thất bại. Tuy nhiên, 47% trong số họ vẫn nỗ lực phát triển ngay sau khi được cho hay dự án của họ không khả thi, và những cá nhân bảo thủ (hay cố chấp) trung bình gặp phải thất bại gấp đôi mục tiêu ban đầu trước khi bỏ cuộc. Điều đáng chú ý là sự kiên trì sau khi có lời khuyên bàn lùi đã tương đối phổ biến trong số các nhà sáng chế đã đạt được điểm số cao dựa trên thước đo cá nhân của sự lạc quan – theo đó những nhà sáng chế nói chung đạt điểm cao hơn đại chúng. Nhìn chung, thu nhập từ sáng chế cá nhân là rất thấp, “thấp hơn thu nhập từ vốn cổ phần cá nhân và chứng khoán có độ rủi ro cao.” Thường thì, những lợi ích tài chính của việc tự kinh doanh rất xoàng xĩnh: Với cùng trình độ, những người gặt hái được những khoản thu nhập trung bình qua việc bán các kỹ năng của mình cho giới chủ cao hơn việc bày vẽ thành lập doanh nghiệp cho mình. Các bằng chứng đã chỉ ra rằng: Sự lạc quan mang tính lây lan, ngoan cố và tốn kém.

    Các nhà tâm lý học đã xác nhận rằng hầu hết mọi người đều tin tưởng rằng họ thực sự tài giỏi hơn hẳn số đông còn lại. Họ sẵn lòng đánh cược một khoản tiền nho nhỏ vào những niềm tin trong phòng thực nghiệm. Dĩ nhiên, trên thị trường những niềm tin vào sự vượt trội của một ai đó có tầm quan trọng đáng kể. Những người đứng đầu của các doanh nghiệp lớn đôi lúc đặt cược lớn vào những vụ hợp nhất và sáp nhập, hành động theo niềm tin sai lầm rằng họ có thể quản lý khối tài sản của các công ty khác tốt hơn những người chủ hiện tại đang làm. Thị trường chứng khoán thông thường phản ứng lại bằng việc giảm giá trị của công ty mua lại, bởi kinh nghiệm đã chỉ ra rằng các nỗ lực nhằm hợp nhất các hãng đã thất bại nhiều hơn là thành công. Những vụ sáp nhập sai lầm đã được giải thích bởi một “giả thuyết ngạo mạn”: Các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp đi sáp nhập doanh nghiệp có ít kỹ năng hơn so với suy nghĩ của họ.

    Các nhà kinh tế học Ulrike Malmendier và Geoffrey Tate đã nhận diện những CEO lạc quan qua số công ty cổ phần mà họ sở hữu và quan sát thấy các vị lãnh đạo lạc quan cao độ đã gánh chịu những rủi ro vượt mức. Họ đã gánh lấy nợ nần hơn là vấn đề vốn chủ sở hữu và họ có khả năng hơn những người khác để “thanh toán vượt mức cho các công ty mục tiêu và đảm nhận việc phá hủy giá trị các vụ hợp nhất.” Đáng chú ý là, cổ phiểu của công ty mua lại chịu tổn thất về cơ bản nhiều hơn trong những vụ hợp nhất, nếu vị CEO quá lạc quan bởi thước đo của người tạo ra. Thị trường chứng khoán dường như có khả năng nhận diện ra các vị CEO quá tự tin. Lời nhận xét này đã miễn trách nhiệm cho các vị CEO khỏi lời cáo buộc, ngay cả khi nó quy cho họ những việc tương tự như: Các nhà lãnh đạo của các tổ chức kinh doanh thực hiện những vụ cá cược không ai biết đến, không làm như vậy bởi họ đang cá cược bằng tiền của người khác. Ngược lại, họ có những rủi ro lớn hơn khi họ đích thân sở hữu nhiều cổ phần hơn. Tổn thất gây ra bởi những vị CEO quá tự tin trở nên phức tạp khi giới báo chí tôn vinh họ lên như những người danh tiếng; căn cứ chỉ ra rằng giới báo chí có uy tín vinh danh các vị CEO là thông tin đáng giá đối với các cổ đông. Các tác giả viết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng các hãng có những CEO đoạt giải, sau đó đều hoạt động kém hiệu quả, liên quan tới cả cổ phiếu lẫn việc vận hành công việc. Đồng thời, việc đáp lại của CEO cũng tăng lên, các vị CEO dành nhiều thời gian hơn vào các hoạt động bên ngoài công ty chẳng hạn như viết các cuốn sách và ngồi bên ngoài các hội đồng, và dường như họ quan tâm hơn đến việc kiếm tiền.”

    Nhiều năm trước, vợ chồng tôi đi du lịch tại đảo Vancouver, khi đang tìm một nơi để nghỉ dưỡng, chúng tôi đã phát hiện ra một nhà khách ven đường hấp dẫn nhưng vắng tanh trên một con đường nhỏ nhiều người qua lại ở khoảng giữa của một khu rừng. Chủ nhà khách là một cặp vợ chồng trẻ lịch thiệp, chúng tôi đề nghị và họ đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của họ. Họ từng là giáo viên cấp một tại thị trấn Alberta, họ đã quyết định thay đổi cuộc đời và đã sử dụng toàn bộ khoản tiền tiết kiệm để mua lại nhà khách ven đường được xây dựng trước đó 12 năm. Họ kể cho chúng tôi mà không chút chê bai hay e ngại rằng họ đã mua được nó với giá rẻ: “Bởi vì trước đó đã có sáu, bảy người chủ trước đã kinh doanh thất bại nhà khách này.” Họ cũng kể cho chúng tôi về những kế hoạch tìm kiếm một khoản vay nhằm tạo cho cơ ngơi thêm phần hấp dẫn bằng cách xây dựng một nhà hàng ngay cạnh đó. Họ cảm thấy không cần thiết phải giải thích tại sao họ đã kỳ vọng sẽ thành công ở nơi đã có sáu hoặc bảy người khác đã thất bại. Có một điểm chung về tính liều lĩnh và lạc quan giữa những người làm kinh doanh, từ những người chủ nhà nghỉ ven đường tới những vị CEO nổi tiếng.

    Sự mạo hiểm lạc quan diễn ra bởi các doanh nhân chắc chắn góp phần vào nền kinh tế năng động của xã hội tư bản chủ nghĩa, ngay cả nếu phần lớn những người gánh nhận rủi ro đều nhận lấy nỗi thất vọng. Tuy nhiên, Marta Coelho, giảng viên trường Kinh tế London đã chỉ ra những vấn đề chính sách khác biệt nảy sinh khi những nhà sáng lập các doanh nghiệp nhỏ đòi hỏi chính phủ hỗ trợ họ trong các quyết sách mà phần lớn dẫn đến kết cục tồi tệ. Liệu rằng chính phủ có nên cấp các khoản vay cho những người mới bắt đầu kinh doanh mà có thể họ sẽ phá sản trong vài năm tới? Rất nhiều nhà kinh tế học hành vi hài lòng với những trình tự theo kiểu “chủ nghĩa tự do độc đoán” đã giúp người dân gia tăng tỷ lệ tiết kiệm của họ vượt mức những gì họ có thể làm bằng sức lực của mình. Câu hỏi liệu rằng chính phủ có nên hỗ trợ cho những doanh nghiệp nhỏ và hỗ trợ như thế nào vẫn không có câu trả lời thỏa đáng.

    SỰ CẠNH TRANH THỜ Ơ

    Thật hấp dẫn để giải thích sự lạc quan trong kinh doanh bằng những suy nghĩ mộng tưởng, nhưng cảm xúc chỉ là một phần của câu chuyện. Các sai lệch liên quan tới nhận thức giữ một vai trò quan trọng, nhất là đặc trưng WYSIATI của Hệ thống 1.

    • Chúng ta tập trung vào mục tiêu của mình, bám sát kế hoạch, và lờ đi những hệ số gốc có liên quan, bộc lộ bản thân trước sai lầm dự kiến.
    • Chúng ta tập trung vào những gì chúng ta muốn làm và có thể làm, bỏ qua những kế hoạch và kỹ năng của người khác.
    • Cả trong việc giải thích quá khứ lẫn trong việc dự đoán tương lai, chúng ta tập trung vào vai trò nguồn gốc của kỹ năng và bỏ qua vai trò của sự may mắn. Bởi vậy, chúng ta có ý thiên về một ảo tượng kiểm soát.
    • Chúng ta tập trung vào những gì chúng ta biết và bỏ qua những gì chúng ta không biết, những điều khiến chúng ta quá tin vào niềm tin của mình.
    Các quan sát cho thấy “90% lái xe tin rằng họ ở trên mức trung bình” là một phát hiện tâm lý tồn tại trong một thời gian dài và đã trở thành một phần của văn hóa, nó thường được dẫn ra như là một ví dụ điển hình về một tác động phổ biến trên mức trung bình. Tuy nhiên, sự cắt nghĩa của phát hiện này đã thay đổi trong vài năm gần đây, từ sự tự đề cao tới một sai lệch nhận thức. Hãy ngẫm nghĩ hai câu hỏi sau:

    Bạn là một tay lái cừ chứ?

    Bạn cừ hơn mức trung bình với vai trò là một người lái xe chứ?

    Câu hỏi thứ nhất rất dễ và câu trả lời tới rất nhanh: Hầu hết các tay lái đều trả lời là có. Câu hỏi thứ hai khó hơn và hầu hết những người được hỏi gần như không thể trả lời một cách nghiêm chỉnh và chính xác, bởi nó đòi hỏi một đánh giá về trình độ trung bình của các lái xe. Ở thời điểm này vấn đề mà cuốn sách đưa ra không hề gây ngạc nhiên, vì người ta đáp lại một câu hỏi khó qua việc trả lời một câu dễ hơn. Họ so sánh bản thân với mức trung bình mà họ từng biết. Chứng cứ cho cách giải thích liên quan tới nhận thức về tác động trên mức trung bình là những gì người ta được đề nghị cho một nhiệm vụ mà họ thấy khó khăn (đối với nhiều người trong số chúng ta điều đó có thể là “Bạn có giỏi hơn mức trung bình trong những cuộc chuyện trò làm quen với những người lạ?”), họ thực sự tự xếp hạng mình trên mức trung bình. Kết quả cuối cùng là những người có xu hướng quá lạc quan về mối liên hệ của họ, họ luôn giữ đúng thái độ đó trong bất cứ hành động nào mặc dù họ thực hiện không tốt lắm.

    Tôi từng có một vài dịp hỏi những nhà sáng lập và người tham gia khởi nghiệp mang tính đổi mới một câu hỏi: Trong chừng mực nào thì kết quả từ nỗ lực của bạn sẽ phụ thuộc vào những gì bạn làm tại doanh nghiệp? Rõ ràng đây là một câu hỏi dễ, câu trả lời được đưa ra nhanh chóng và trong ví dụ tiêu biểu nhỏ của tôi chưa bao giờ chừng mực ấy thấp hơn 80%. Ngay cả khi họ không chắc mình sẽ thành công, những con người liều lĩnh này nghĩ số mệnh của họ gần như hoàn toàn nằm trong tay họ. Họ sai một cách chắc chắn: Kết quả của một lần khởi nghiệp lệ thuộc nhiều vào những thành tựu của đối thủ cạnh tranh, vào sự thay đổi trên thị trường, cũng như mức độ nỗ lực của riêng nó. Tuy nhiên, WYSIATI giữ phần trong đó và các doanh nhân tập trung một cách bản năng vào những gì họ biết nhiều nhất – những kế hoạch của họ và những hành động, các mối đe dọa trực tiếp nhất và các cơ hội, ví dụ như nguồn vốn sẵn có. Họ ít biết về những đối thủ cạnh tranh và do đó nhận thấý thật đơn giản để hình dung một tương lai ở đó sự cạnh tranh giữ vai trò thứ yếu.

    Colin Cammerer và Dan Lovallo, những người đã đưa ra khái niệm về sự sao nhãng cạnh tranh, được minh họa bởi một câu trích dẫn từ vị Chủ tịch sau này của Hãng phim Disney. Khi được hỏi tại sao có quá nhiều bộ phim tốn nhiều ngân sách lại được công chiếu vào những ngày trùng nhau (ví dụ như Ngày lễ tưởng niệm chiến sĩ tử trận và ngày Quốc khánh), ông đã trả lời rằng:

    “Ngạo mạn! Ngạo mạn! Nếu cậu chỉ nghĩ về công việc kinh doanh của riêng mình, cậu sẽ nghĩ: “Tôi vừa có được một phần của câu chuyện hay, tôi vừa mới có một bộ phận Marketing giỏi, chúng tôi sẽ chinh phục thế giới bên ngoài.” Và cậu không chắc rằng tất cả mọi người còn lại đều nghĩ theo cách đó. Trong một kỳ nghỉ cuối cùng bất kỳ được trong một năm, cậu sẽ có năm bộ phim công chiếu, và rõ ràng là sẽ không có đủ người để đi vòng quanh một lượt.”

    Câu trả lời vô tư nhắc đến thói ngạo mạn, nhưng nó không chỉ ra thói kiêu ngạo, tự phụ về sự ưu việt hơn các hãng phim cạnh tranh. Sự cạnh tranh đơn giản không phải là một phần của quyết định, trong đó một câu hỏi khó lại một lần nữa được thay thế bằng một câu dễ hơn. Câu hỏi cần tới một câu trả lời đó là: Cân nhắc xem những ai sẽ làm, bao nhiêu người sẽ xem bộ phim của chúng ta? Câu hỏi mà các viên chức cấp cao của hãng phim đã nghĩ đến đơn giản hơn và nhắc đến kiến thức dễ dàng nhất sẵn có với họ: Chúng ta có một bộ phim hay và một kế hoạch tốt để tung ra thị trường chứ? Các quy trình quen thuộc của Hệ thống 1 về WYSIATI, sự thay đổi sản phẩm, sự sao nhãng cạnh tranh lẫn hiệu ứng trên mức trung bình thì hậu quả của việc sao nhãng cạnh tranh đó là sự thâm nhập vượt mức: Các đối thủ tiến vào thị trường vượt quá khả năng duy trì sinh lời của thị trường, do đó kết quả bình quân của họ là một sự thua lỗ. Kết quả này gây thất vọng cho hãng phim mới gia nhập thị trường điển hình, nhưng sự tác động đến nền kinh tế chung cũng có thể là một điều tích cực. Trong thực tế, Giovanni Dosi và Dan Lovallo gọi các hãng kinh doanh thất bại là những báo hiệu thị trường mới cho các đối thủ cạnh tranh “những kẻ lạc quan tử vì đạo” có đủ khả năng hơn – tốt cho nền kinh tế nhưng chịu thua thiệt cho các nhà đầu tư của họ.

    QUÁ LIỀU LĨNH

    Trong một vài năm, các Giáo sư tại trường Đại học Duke đã tiến hành một cuộc khảo sát theo đó các Giám đốc tài chính (CFO) của các tập đoàn lớn đã ước tính lợi nhuận của chỉ số Standard & Poor trong toàn bộ năm kế tiếp. Các học giả trường Duke đã thu thập 11.600 dự báo như vậy và kiểm tra độ chính xác của chúng. Kết luận hoàn toàn thẳng thắn rằng: Các chuyên gia tài chính của các tập đoàn lớn không hề có mạch tư tưởng nào về tương lai ngắn hạn của thị trường chứng khoán; mối tương quan giữa những ước tính của họ và giá trị thực còn thấp hơn con số không! Khi họ tuyên bố thị trường sẽ có thể đi xuống, có ít khả năng là nó sẽ không đi lên. Những phát hiện này không gây ngạc nhiên. Một sự thực đáng buồn là các CFO không biết rằng những dự báo của họ thật sự không có giá trị gì.

    Cùng với phỏng đoán tốt nhất của họ về lợi nhuận S&P, những người tham gia đã cung cấp hai ước tính khác: Một trị giá mà họ đặt ở mức 90% chắc chắn sẽ quá cao và trị giá mà họ đặt ở mức 90% chắc chắn sẽ quá thấp. Phạm vi giữa hai trị giá này được gọi là một “khoảng tin cậy 80%” và các kết quả nằm ngoài khoảng được liệt vào “những bất ngờ”. Một cá nhân đặt các khoảng tin cậy vào nhiều thời điểm kỳ vọng khoảng 20% các kết quả trở thành những bất ngờ. Như vẫn thường xuyên xảy ra trong những bài thực hành như vậy, có quá nhiều những bất ngờ, phạm vi tác động của họ ở mức 67%, cao hơn gấp ba lần so với kỳ vọng. Điều này cho thấy rằng các CFO đã quá tin cậy về khả năng của họ để dự báo thị trường. Quá liều lĩnh là một sự biểu thị khác của WYSIATI: Khi chúng ta ước tính một đại lượng, chúng ta dựa vào thông tin xuất hiện trong đầu và thiết lập một câu chuyện mạch lạc trong đó sự ước tính tạo ra ý nghĩa. Tính đến việc thông tin không xuất hiện trong đầu – có lẽ vì đã không bao giờ biết tới, là không thể.

    Các tác giả đã tính toán các khoảng tin cậy có thể đã làm giảm phạm vi ảnh hưởng của những ngạc nhiên tới 20%. Các kết quả thật ấn tượng. Để duy trì tỷ lệ của những ngạc nhiên ở ngưỡng kỳ vọng, các CFO hẳn đã phải tuyên bố năm này qua năm khác, “có một khả năng lên tới 80% lợi nhuận S&P vào năm tới sẽ ở giữa mức -10% và +30%.” Khoảng tin cậy phản ánh một cách thích đáng sự hiểu biết của các CFO (chính xác hơn là sự mù mờ của họ) rộng hơn gấp bốn lần so với các khoảng mà họ đã thực sự tuyên bố.

    Tâm lý học xã hội xuất hiện trong bức tranh ở đây, bởi câu trả lời mà một CFO thật thà có thể sẽ đưa ra rõ ràng thật buồn cười. Một CFO thông báo với các đồng sự của mình rằng “đây là một cơ hội tốt để lợi nhuận S&P sẽ ở khoảng giữa -10% và +30%” có thể sẽ bị cười nhạo trong phòng họp. Khoảng tin tưởng rộng là một lời tự thú về sự kém hiểu biết, thứ không được xã hội chấp nhận đối với những người được trả lương để am hiểu các vấn đề tài chính. Ngay cả nếu họ đã mình hiểu như thế nào, các chuyên gia này sẽ bị trừng phạt vì việc thừa nhận điều đó. Vị Tổng thống nổi tiếng Truman đã yêu cầu được gặp một “Nhà kinh tế mặt khác”, ông đã phát ớn và chán nản với các nhà kinh tế cứ nhắc đi nhắc lại câu “Mặt khác thì …”

    Các tổ chức có lời lẽ kiểu những dự đoán quá tin cậy có thể lĩnh lấy những hậu quả tai hại. Nghiên cứu về các CFO đã chỉ ra rằng những ai tin tưởng và lạc quan nhất về chỉ số S&P cũng đã quá tin và lạc quan về những triển vọng của doanh nghiệp của họ, doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro hơn những doanh nghiệp khác. Như Nassim Taleb đã từng lập luận: Sự nhận thức không đúng về tính bất ổn của môi trường dẫn đến các tác nhân kinh tế, tự lĩnh lấy những rủi ro mà họ đã có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự lạc quan được định giá cao, về mặt xã hội và trên thị trường: Người dân và các doanh nghiệp thường trả ơn cho những người cung cấp thông tin mạo hiểm và sai lạc hơn là thưởng công cho những người nói ra sự thực. Một trong những bài học về thảm họa tài chính đã dẫn tới cuộc Đại suy thoái, đó là có những thời kỳ trong đó sự cạnh tranh giữa các chuyên gia và các tổ chức đã tạo ra những lực lượng mạnh mẽ ủng hộ cho một tập hợp các hành động mù quáng trước nguy cơ và bất ổn.

    Những áp lực xã hội và nền kinh tế có lợi cho niềm tin thái quá không hề bị hạn chế nhằm dự báo tài chính. Các chuyên gia khác cần phải đối phó với sự thực rằng: Một chuyên gia xứng đáng với danh xưng được kỳ vọng sẽ thể hiện sự tin cậy cao. Philip Tetlock đã quan sát thấy rằng hầu hết các chuyên gia quá tự tin là những người có khả năng được đề nghị khoe khoang ngón nghề của mình trên chương trình thời sự nhất. Sự quá tự tin cũng có vẻ là đặc thù trong y học. Một cuộc nghiên cứu về những bệnh nhân đã qua đời ở ICU đã so sánh các kết quả khám nghiệm tử thi với chẩn đoán mà các bác sĩ đã cung cấp khi các bệnh nhân vẫn còn sống. Các bác sĩ cũng đã báo cáo về sự tin chắc của mình. Kết quả: “Các bác sĩ lâm sàng đã ‘hoàn toàn chắc chắn’ về chẩn đoán bệnh nhân trước khi chết đã sai 40%.” Tiếp nữa, sự tin chắc của chuyên gia được cổ súy bởi các bệnh nhân của họ: “Nhìn chung, đó được coi như là một sự yếu kém và là một tín hiệu dễ tổn thương đối với các bác sĩ lâm sàng có vẻ như không chắc chắn. Sự tự tin bị đánh giá là không chắc chắn và đó là một sự chỉ trích phổ biến chống lại việc phơi bày tình trạng không rõ ràng trước các bệnh nhân.” Các chuyên gia thừa nhận rằng, mức độ đầy đủ của sự kém hiểu biết của họ có thể hy vọng được thay thế bởi những đối thủ cạnh tranh tự tin hơn, những người này có khả năng tốt hơn để đạt được sự tin tưởng của khách hàng. Một đánh giá khách quan về sự bất định là nền tảng cho sự hợp lý – nhưng đó không phải là những gì mà người dân và các tổ chức muốn. Tình trạng bất định cực đoan bị làm cho tê liệt trong những tình huống nguy hiểm và sự thừa nhận mà ai đó chỉ đơn thuần đang phỏng đoán đặc biệt không thể chấp nhận được khi các nguy cơ ở mức cao. Hành động dựa theo tri thức giả vờ thường là giải pháp ưa thích.

    Khi cùng một lúc các yếu tố tình cảm, nhận thức và xã hội xuất hiện hỗ trợ cho sự lạc quan quá mức thì đó là một sự pha trộn mạnh mẽ, đôi lúc nó dẫn người ta tới việc chấp nhận những rủi ro mà lẽ ra họ có thể tránh được nếu họ biết rõ sự chênh lệch. Không có căn cứ nào để những người chấp nhận rủi ro trong lĩnh vực kinh tế nảy sinh một ham muốn bất thường đối với những ván bài cùng với khoản đặt cược lớn, họ chỉ ít nhận thức được những rủi ro hơn những người nhút nhát hơn họ. Tôi và Dan Lovallo đã đưa ra cụm từ “những dự báo liều lĩnh và những quyết định rụt rè” để miêu tả nền tảng của việc chấp nhận rủi ro.

    Những tác động của sự lạc quan cao độ trong việc ra quyết định, tốt nhất, là một sự may mắn pha trộn, nhưng sự đóng góp của tính lạc quan đối với một sự thực hiện tốt chắc chắn là một yếu tố tích cực. Ích lợi chính của tính lạc quan là tính kiên cường khi đối mặt với những thất bại. Theo như Martin Seligman, nhà sáng lập của bộ môn Tâm lý học tích cực: Một “cách thức giải thích lạc quan” góp phần vào tính kiên cường bằng việc bảo vệ sự tự nhận thức về bản thân của một ai đó. Về bản chất, phong cách lạc quan liên quan tới việc có được niềm tin cho những thành công, nhưng có một chút chấp nhận những thất bại. Phong cách này có thể được truyền dạy, ít nhất là ở một mức độ nào đó và Seligman đã ghi nhận những tác động của việc đào tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau có đặc điểm là một tỷ lệ thất bại cao, ví dụ như những cuộc tiếp xúc bán hàng không hẹn trước trong ngành Bảo hiểm (một nghề phổ biến trong thời kỳ trước khi có internet). Khi một bà nội trợ tức giận đóng sầm cánh cửa trước mặt ai đó, suy nghĩ “bà ta quả là một người phụ nữ ghê gớm” rõ ràng tốt hơn “mình là một nhân viên bán hàng vớ vẩn.” Tôi vẫn luôn tin rằng nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực khác, nơi một hình mẫu của sự lạc quan là cần thiết cho sự thành công: Tôi vừa mới gặp một nhà khoa học thành đạt thiếu khả năng cường điệu tầm quan trọng của những gì ông ấy đang làm và tôi cũng tin rằng một vài người thiếu một chiều hướng ảo tưởng có ý nghĩa sẽ nản chí trong khi đối mặt với những trải nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần những thất bại nhỏ và chỉ có những thành công hiếm hoi, đây là số phận chung của hầu hết các nhà nghiên cứu.

    MÔ PHỎNG BIẾN CỐ: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC MỘT PHẦN

    Liệu sự lạc quan thái quá có thể khắc phục bằng cách đào tạo? Tôi không lạc quan cho lắm. Đã có rất nhiều nỗ lực để đào tạo con người nhằm làm rõ những khoảng tin cậy phản ánh tính mơ hồ trong những phán quyết của họ, chỉ với một vài báo cáo về sự thành công khiêm tốn. Một ví dụ thường được trích dẫn, đó là việc các nhà địa chất tại Royal Dutch Shell đã trở nên thiếu tự tin hơn trong những đánh giá của họ về các khu vực khoan thăm dò tiềm năng sau khi hoạt động đào tạo với tổ hợp các trường hợp trong quá khứ mà kết quả đã được biết tới. Trong các tình huống khác, sự quá tự tin đã được giảm nhẹ (nhưng không bị loại trừ) khi những người đưa ra quyết định được khuyến khích xem xét tới những giả thuyết cạnh tranh. Tuy nhiên, tự tin thái quá là một hệ quả trực tiếp từ những đặc trưng của Hệ thống 1 mà có thể được kiểm soát nhưng không bị mất đi. Trở ngại chính đó là sự tin tưởng chủ quan được định đoạt bởi câu chuyện mạch lạc mà ai đó đã thiết lập nên, chứ không phải bởi chất lượng và số lượng thông tin hỗ trợ cho chúng.

    Các tổ chức có thể có khả năng kiểm soát sự lạc quan cá thể tốt hơn một cá nhân. Ý tưởng tốt nhất cho việc thực hiện những điều ấy đã được đưa ra bởi Gary Klein, “người cộng tác đối lập” của tôi, người vẫn thường bảo vệ việc ra quyết định trực quan nhằm chống lại những tuyên bố về sự sai lệch và ông là người căm ghét một cách điển hình các thuật toán. Ông gán cho bản đề xuất của mình cái tên premortem. Quy trình rất đơn giản: Khi tổ chức gần đi tới một quyết định quan trọng nhưng vẫn chưa chính thức thẳng thắn đưa ra ý kiến của riêng mình, Klein đề xuất triệu tập một cuộc họp ngắn gọn với một nhóm các cá nhân am hiểu về quyết định. Cơ sở cho buổi họp là một đoạn phát biểu ngắn: “Hãy hình dung rằng chúng ta đang tiến thêm một năm vào tương lai. Chúng ta đã thực hiện kế hoạch như đang có bây giờ. Kết quả thu được quả là một thảm họa. Hãy dành ra 5 tới 10 phút để viết một bản tóm tắt quá trình dẫn tới thảm họa đó.”

    Ý tưởng của Gary Klein về việc mô phỏng biến cố thường gợi lên sự hăng hái tức thì. Sau khi tôi đã mô tả quá trình ấy một cách tình cờ tại một phiên họp ở Davos, một vài người đằng sau tôi xì xào: “Thật đáng giá khi tới Davos chỉ vì điều này!” (Sau đó tôi đã nhận ra rằng người nói câu ấy là CEO của một Tập đoàn đa quốc gia lớn.) Sự mô phỏng biến cố có hai lợi thế lớn: Nó vượt qua được lối suy nghĩ tập thể tác động lên rất nhiều nhóm một khi quyết định có vẻ như đã được thực thi, và nó giải phóng trí tưởng tượng của những cá nhân am hiểu trong một hướng rất cần thiết.

    Khi một nhóm cùng hướng đến một quyết định và đặc biệt khi người trưởng nhóm tiết lộ những gì sẽ làm – những ngờ vực công khai về sự sáng suốt của những bước đi đã được tính toán dần dần bị chặn lại và sau cùng đi tới mức bị coi như chứng cứ của lòng trung thành bị rạn nứt đối với nhóm và những người lãnh đạo nhóm. Cuộc ngăn chặn của sự nghi ngờ góp phần vào niềm tin thái quá trong một nhóm nơi chỉ những người ủng hộ cho quyết định mới có tiếng nói. Ưu điểm chính của việc mô phỏng biến cố đó là nó hợp pháp hóa những nghi ngại. Hơn nữa, nó cổ vũ cho ngay cả những người ủng hộ cho quyết định nhằm tìm kiếm những mối đe dọa tiềm năng mà họ đã không nhận ra trước đó. Việc mô phỏng biến cố không phải là một phương thuốc trị bách bệnh và cũng không cung cấp sự bảo vệ toàn diện nhằm chống lại những ngạc nhiên khó chịu, nhưng bằng một cách nào đó góp phần giảm thiểu thiệt hại từ những kế hoạch dễ bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng của WYSIATI và sự lạc quan không nguyên tắc.

    BÀN VỀ SỰ LẠC QUAN

    “Họ có một ảo tưởng về sự kiểm soát. Họ thực sự đánh giá thấp những trở ngại.”

    “Họ dường như bị tổn hại từ một trường hợp điển hình về sự sao nhãng đối thủ cạnh tranh.”

    “Đó là một trường hợp về niềm tin thái quá. Họ có vẻ như tin rằng họ biết nhiều hơn những gì họ thực sự biết.”

    “Chúng ta nên tiến hành một cuộc họp mô phỏng biến cố. Một số người có thể nhận thức được một hiểm họa mà chúng ta đã bỏ qua.”
    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 26, 2018
  10. Thanh Bình

    Messages:
    111
    Phần 4. Những lựa chọn - Chương 25: Sai lầm của Bernoulli
    Bấm để xem
    Đóng lại

    Vào một ngày đầu những năm 1970, Amos đã chuyển cho tôi một bài luận được in bằng máy Ronéo của Bruno Frey - nhà Kinh tế học người Thụy Sĩ, bài luận đề cập tới những giả định tâm lý của học thuyết Kinh tế học. Tôi nhớ rất rõ tấm bìa có màu đỏ đậm. Bruno Frey đã gần như không thể nhớ lại bài luận của ông, nhưng tôi vẫn có thể đọc thuộc lòng câu đầu tiên của bài viết ấy: “Tác nhân của học thuyết Kinh tế là có lý trí, ích kỷ và thị hiếu không hề thay đổi.”

    Tôi đã vô cùng kinh ngạc trước bài luận này. Những nhà Kinh tế học là đồng sự của tôi làm việc ở ngay tòa nhà bên cạnh, nhưng tôi đã đánh giá không đúng sự khác biệt sâu sắc về thế giới tri thức của chúng tôi. Một nhà tâm lý học sẽ nhận ra một điều hiển nhiên rằng con người không thể vừa hoàn toàn có lý trí lẫn hoàn toàn ích kỷ, họ thích trải nghiệm mọi điều và không thích sự ổn định. Hai chuyên ngành của chúng tôi dường như được tiếp cận theo những phương pháp nghiên cứu khác nhau, điều mà nhà Kinh tế học hành vi - Richard Thaler sau này đã đặt tên là tinh tế học (Econs) và Con người (Humans).

    Không giống như kinh tế học, các nhà tâm lý học có Hệ thống 1. Tầm nhìn của họ đối với thế giới quan bị giới hạn bởi thông tin sẵn có tại thời điểm được đưa ra, và do vậy họ không thể nhất quán và logic như Kinh tế học. Đôi lúc họ hào phóng và thường mong muốn được đóng góp cho nhóm mà họ tham gia. Họ cũng thường có suy nghĩ rằng trong tương lai hay thậm chí là chỉ trong ngày mai họ sẽ như thế nào. Đây là một cơ hội cho một cuộc thảo luận thú vị vượt qua những ranh giới của các quy tắc. Tôi đã không lường trước được rằng sự nghiệp của tôi sẽ được định đoạt bởi chính cuộc thảo luận ấy.

    Ngay sau khi ông ấy chỉ cho tôi thấy bài viết của Frey, Amos đã gợi ý rằng, chúng tôi sẽ nghiên cứu về việc ra quyết định trong dự án sắp tới. Tôi không biết gì về vấn đề này nhưng Amos là một chuyên gia và là một ngôi sao trên lĩnh vực này, ông ấy nói ông ấy sẽ hướng dẫn tôi. Từ khi vẫn còn là một sinh viên mới tốt nghiệp ông đã là đồng tác giả của một cuốn sách giáo khoa về Toán học Tâm lý, ông ấy đã hướng dẫn tôi tìm hiểu một vài chương sách mà ông nghĩ sẽ giúp tôi bước đầu có thể tìm hiểu được vấn đề này.

    Tôi nhanh chóng nhận ra vấn đề chính của chúng tôi là quan điểm của mọi người trước những lựa chọn có tính rủi ro và chúng tôi sẽ tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể: Những quy tắc nào chi phối sự chọn lựa của con người khi đứng giữa những trò may rủi khác nhau, và khi đứng giữa những trò may rủi với những điều chắc chắn?

    Những trò may rủi đơn thuần (ví dụ như “40% cơ hội để thắng được 300 đô-la) được đặt ra cho sinh viên ra quyết định loài ruồi giấm là gì trong một chuỗi di truyền. Những chọn lựa giữa những trò may rủi như vậy cung cấp một mô hình đơn giản, chia sẻ những đặc trưng quan trọng với những quyết định phức tạp hơn mà các nhà nghiên cứu thực sự nhắm tới để lĩnh hội. Các trò may rủi tượng trưng cho thực tế các hệ quả của các lựa chọn không bao giờ là chắc chắn. Ngay cả các kết quả có vẻ bề ngoài là chắc chắn thì cũng không hoàn toàn chắc chắn: Khi bạn ký hợp đồng để mua một căn hộ, bạn không biết được giá ở thời điểm sau đó là bao nhiêu, bạn cũng không biết rằng con trai của người hàng xóm sẽ chơi kèn tuba vào buổi sáng. Mọi chọn lựa quan trọng mà chúng ta đưa ra trong đời sống luôn đi cùng với những bất trắc, đó là lý do tại sao sinh viên nghiên cứu về việc ra quyết định hy vọng rằng một số bài học họ thu được từ tình huống mẫu sẽ được áp dụng trong các vấn đề thú vị hàng ngày. Nhưng dĩ nhiên, lý do chính mà các nhà lý luận quyết định nghiên cứu các trò may rủi đơn thuần là vì các nhà lý luận quyết định khác cũng làm như thế.

    Học thuyết thỏa dụng kỳ vọng có trong lĩnh vực này và là nền tảng của mô hình tác nhân lý trí, cho tới ngày nay là một trong những học thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực Khoa học xã hội. Học thuyết thỏa dụng kỳ vọng không có xu hướng như là một mô hình tâm lý học, đó là một chọn lựa logic, dựa trên những quy tắc căn bản (những tiên đề) của sự hợp lý. Xem xét ví dụ sau:

    Nếu bạn thích táo hơn chuối,

    Thì

    Bạn cũng nghiêng về 10% cơ hội chọn một quả táo hơn 10% cơ hội lựa chọn một quả chuối.

    Táo và chuối đại diện cho các mục tiêu chọn lựa (bao gồm cả những trò may rủi), và 10% cơ hội đại diện cho xác suất xảy ra. Nhà toán học John von Neumann, là một nhân vật trí thức vĩ đại của thế kỷ XX và nhà kinh tế học Oskar Morgenstern đã đưa ra học thuyết về sự chọn lựa lý trí giữa những trò may rủi từ một vài tiền đề. Các nhà kinh tế học đã thừa nhận học thuyết thỏa dụng kỳ vọng có vai trò kép: Như một phép logic quy định cách thức đưa ra quyết định và như một sự mô tả về việc kinh tế đưa ra các chọn lựa như thế nào. Tuy nhiên, tôi và Amos là những nhà tâm lý học và chúng tôi đặt ra vấn đề để hiểu được con người thực sự đưa ra những chọn lựa mạo hiểm như thế nào, mà không giả định bất cứ điều gì về tính hợp lý về quan điểm của họ.

    Chúng tôi đã duy trì thói quen dành nhiều giờ mỗi ngày, đôi lúc ở văn phòng, đôi lúc lại ở nhà hàng, thường là trên đường đi dạo vắt qua những khu phố yên tĩnh của Jerusalem xinh đẹp để ngồi thảo luận những vấn đề cả hai đang quan tâm. Như chúng tôi đã từng làm khi nghiên cứu cách nhìn nhận, chúng tôi đã tham gia vào một cuộc kiểm tra cẩn thận về những ưu tiên trực quan của riêng chúng tôi. Chúng tôi đã dành thời gian đưa ra các bài toán về quyết định đơn giản và tự hỏi bản thân rằng chúng tôi chọn lựa như thế nào. Ví dụ:

    Bạn thích phương án nào hơn?

    A. Tung một đồng xu. Nếu nó ngửa bạn thắng 100 đô-la, nếu nó sấp bạn chẳng có gì cả.

    B. Chắc chắn bạn nhận được 46 đô-la.

    Chúng tôi đã không cố gắng để chỉ ra điều hợp lý nhất hoặc lựa chọn có lợi nhất, chúng tôi muốn tìm ra chọn lựa dựa trên trực giác là phương án xuất hiện tạm thời ngay lập tức có trong đầu. Hầu như chúng tôi cùng lựa chọn một phương án. Trong ví dụ này, cả hai chúng tôi đều lựa chọn phương án chắc chắn và có lẽ bạn cũng sẽ như vậy. Khi chúng tôi tự tin thống nhất chung một lựa chọn, chúng tôi đã tin gần như là lựa chọn này luôn luôn đúng, như nó đã xảy ra là hầu hết mọi người sẽ cùng chia sẻ sự ưu tiên như của chúng tôi và chúng tôi đã có bước tiến như thể chúng tôi đã căn cứ vững chắc. Dĩ nhiên, chúng tôi biết rằng sẽ cần phải thẩm tra lại những linh cảm của mình sau đó, nhưng bằng việc giữ vai trò của những người thử nghiệm lẫn những người giám sát chúng tôi có thể đi tiếp một cách nhanh chóng.

    Năm năm sau khi chúng tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu may rủi, cuối cùng chúng tôi cũng đã hoàn thành một bài tiểu luận mà chúng tôi đã đặt tên là “Lý thuyết viễn cảnh: Một phép phân tích về quyết định dưới tác động của rủi ro.” Lý thuyết của chúng tôi mô phỏng gần với lý thuyết thỏa dụng nhưng khác đi ở những cách thức cơ bản. Quan trọng hơn cả, mô hình của chúng tôi là sự miêu tả thuần túy và mục tiêu của nó là để ghi lại và giải thích những sai phạm có hệ thống của các tiên đề về sự hợp lý trong chọn lựa giữa các trò may rủi. Chúng tôi gửi bài tiểu luận cho tờ Econometrica, đây là tập san đăng tải những bài báo về lý thuyết có ý nghĩa trong ngành Kinh tế học và về lý thuyết ra quyết định. Việc chọn lựa nơi đăng bài luận hóa ra lại trở thành vấn đề quan trọng, nếu chúng tôi cho đăng cùng bài báo y như thế trên một tạp chí Tâm lý học, có thể nó chỉ tác động rất nhỏ đến lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, quyết định của chúng không được định hướng để tác động đến nền kinh tế, Econometrica là nơi những bài báo hay nhất viết về việc ra quyết định được đăng tải trước đây và chúng tôi đã mong muốn được xuất hiện trên tờ báo này. Thật may mắn khi chúng tôi chọn lựa đăng bài báo ở đó. Lý thuyết viễn cảnh đã trở thành công việc có ý nghĩa nhất mà chúng tôi đã từng thực hiện và bài báo của chúng tôi là một trong số những bài được trích dẫn nhiều nhất trong ngành khoa học xã hội. Hai năm sau, chúng tôi đã đăng tải trên tờ Science một bản báo cáo về các tác động của hệ thống: Những thay đổi lớn về những ưu tiên mà đôi khi được tạo ra bởi những biến đổi rất nhỏ trong cách diễn đạt về một vấn đề chọn lựa.

    Trong suốt năm năm đầu chúng tôi dành thời gian theo dõi cách thức mọi người ra quyết định, chúng tôi đã lập ra hàng chục yếu tố về việc chọn lựa các phương án có tính rủi ro. Một vài yếu tố này mâu thuẫn hoàn toàn với học thuyết thỏa dụng kỳ vọng. Một số đã từng được tiến hành trước đây, một số khác là mới. Sau đó chúng tôi thiết lập một lý thuyết được mô phỏng theo học thuyết thỏa dụng kỳ vọng vừa đủ để lý giải cho sự thu thập những nhận xét của chúng tôi. Đó là lý thuyết viễn cảnh.

    Phương pháp tiếp cận của chúng tôi đối với vấn đề cận tinh thần là một lĩnh vực về Tâm lý học được gọi là Vật lý tâm thần học, được sáng lập và đặt tên bởi nhà tâm lý học và thần học người Đức Gustav Fechner (1801 – 1887). Fechner bị ám ảnh bởi mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất. Một mặt là một đại lượng vật lý có thể biến đổi, ví dụ như năng lượng ánh sáng, tần số âm thanh, hay một đơn vị tiền tệ. Mặt khác là một trải nghiệm chủ quan về độ sáng, độ cao thấp, hay giá trị. Tính thần bí, các biến thể của đại lượng vật lý gây ra những biến thiên về cường độ hoặc số lượng của trải nghiệm chủ quan. Dự án của Fechner là nhằm tìm ra các quy luật tâm lý có liên quan tới con số chủ quan trong tâm trí của những người quan sát tới con số chủ quan trong thế giới vật chất. Ông đã đề xuất cho nhiều khía cạnh khác nhau, hàm số là một hàm logarit – đơn giản có nghĩa là một sự gia tăng về cường độ nhân tố kích thích bằng một yếu tố định sẵn (khi nói, 1.5 lần hay 10 lần) luôn luôn mang lại số gia trên một tỷ lệ tâm lý. Nếu việc nâng mức năng lượng của âm thanh từ 10 lên 100 đơn vị năng lượng vật lý, gia tăng cường độ tâm lý 4 đơn vị, sau đó tiếp tục gia tăng cường độ nhân tố kích thích từ 100 tới 1.000 thì cũng sẽ tăng cường độ tâm lý thêm 4 đơn vị.

    SAI LẦM CỦA BERNOULLI

    Như Fechner cũng đã biết, ông không phải là người đầu tiên tìm kiếm một hàm số liên kết cường độ tâm lý với cường độ vật lý về những nhân tố kích thích. Vào năm 1738, nhà bác học người Thụy Sĩ - Daniel Bernoulli đã thấy trước được lập luận của Fechner và ứng dụng nó vào mối liên hệ giữa giá trị tâm lý hay ham muốn tiền bạc (ngày nay được gọi là thỏa dụng) với đại lượng tiền tệ thực tế. Ông đã lập luận rằng một món quà giá 10 đuca có cùng hiệu dụng với một ai đó đã có 100 đuca giống như một món quà giá 20 đuca đối với một ai đó có tài sản hiện tại là 200 đuca. Dĩ nhiên, Bernoulli đã đúng: Chúng ta thường nói về những thay đổi về thu nhập trong mối tương quan với các tỷ lệ phần trăm, như khi ta nói “cô ấy có một khoản tăng 30%.” Ý nghĩ rằng một khoản tăng 30% có thể gợi lên một phản ứng tâm lý khá giống nhau đối với người giàu và đối với người nghèo, mà một khoản tăng 100 đô-la sẽ không có ý nghĩa tương tự. Như trong quy luật của Fechner, phản ứng tâm lý trước một sự thay đổi về sự giàu có tỷ lệ nghịch với đại lượng về sự giàu có ban đầu dẫn tới kết luận rằng thỏa dụng là một hàm lôgarit của sự giàu có. Nếu hàm số này chính xác, thì khoảng cách tâm lý phân cách 100.000 đô-la với 1 triệu đô-la, và 10 triệu đô-la với 100 triệu đô-la là giống nhau.

    Bernoulli đã đưa nhận thức tâm lý của mình vào ích lợi về tài sản để đưa ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới cho sự phân tích những trò may rủi, một chủ đề quan trọng đối với các nhà toán học ở thời của ông. Trước Bernoulli, các nhà toán học đã giả định rằng các trò may rủi được đánh giá bởi giá trị ước tính của họ: Một số trung bình có trọng số của các kết quả có thể xảy ra, nơi từng kết quả được làm nặng thêm bởi chính xác suất của chúng. Ví dụ, giá trị dự tính của:

    80% cơ hội thắng 100 đô-la và 20% cơ hội thắng 10 đô-la là 82 đô-la (0.8x100+0.2x10).

    Giờ hãy tự hỏi bản thân bạn câu hỏi sau: Bạn sẽ thích được nhận một món quà, trò may rủi này hay cầm chắc 80 đô-la? Gần như tất cả mọi người thích điều chắc chắn hơn. Nếu những người định giá những triển vọng không chắc chắn bằng giá trị dự tính của mình, họ sẽ thích trò may rủi hơn, bởi 82 đô-la nhiều hơn 80 đô-la. Bernoulli đã chỉ ra rằng trong thực tế người ta không đánh giá những trò may rủi theo cách này.

    Bernoulli đã quan sát thấy rằng: Hầu hết mọi người đều không thích mạo hiểm (khả năng nhận được kết quả tiềm năng thấp nhất), và nếu họ được cho một lựa chọn giữa một trò may rủi và một lượng bằng với giá trị dự tính của nó thì họ sẽ lựa chọn điều chắc chắn. Trong thực tế một người ra quyết định không thích mạo hiểm sẽ lựa chọn một điều chắc chắn có giá trị dự tính thấp hơn, suy nghĩ đó là phí họ trả để tránh gặp những điều không chắc chắn. Đi trước Fechner 100 năm, Bernoulli đã sáng tạo ra bộ môn Vật lý tâm thần học để giải thích sự ác cảm đối với sự mạo hiểm. Ý tưởng của ông rất rõ ràng: Những chọn lựa của mọi người không dựa trên trị giá đồng đô-la mà trên những giá trị tâm lý về các kết quả, những thỏa dụng của họ. Giá trị tâm lý của một trò may rủi do vậy không phải là trọng số trung bình của những kết quả đô-la khả dĩ của nó; mà là số trung bình của những lợi ích từ những kết quả này, mỗi kết quả được tăng trọng lượng bởi chính xác suất của nó.

    Tài sản (triệu đô-la)

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Đơn vị thỏa dụng

    10

    30

    48

    60

    70

    78

    84

    90

    96

    100

    Bảng số 3 chỉ ra một kiểu hàm số thỏa dụng mà Bernoulli đã tính toán; nó đưa ra thỏa dụng của những cấp độ giàu có khác nhau, từ 1 triệu tới 10 triệu. Bạn có thể thấy rằng việc thêm vào 1 triệu cho một khối tài sản 1 triệu mang lại một số là 20 điểm thỏa dụng, nhưng thêm 1 triệu vào một khối tài sản 9 triệu chỉ thêm được 4 điểm. Bernoulli đã đưa ra rằng giá trị biên giảm dần của khối tài sản (theo thuật ngữ hiện đại) là những gì lý giải cho sự ác cảm đối với mạo hiểm – sự ưu tiên phổ biến mà nhiều người thường chỉ ra đối với một điều chắc chắn hơn là một trò mạo hiểm có triển vọng về giá trị dự tính bằng hoặc cao hơn một chút. Xem xét lựa chọn sau:

    Những khả năng bằng nhau để có 1 triệu hoặc 7 triệu – Thỏa dụng: (10 + 84)/2 = 47

    Hoặc:

    Có 4 triệu với sự chắc chắn - Thỏa dụng: 60

    Giá trị dự tính của trò may rủi và “điều chắc chắn” bằng nhau ở những đồng đuca (4 triệu), nhưng những thỏa dụng tâm lý của cả hai phương án lại khác nhau, bởi thỏa dụng thu nhỏ của tài sản: Số gia tăng của thỏa dụng từ 1 triệu tới 4 triệu là 50 đơn vị, nhưng một số gia tăng cân bằng, từ 4 triệu tới 7 triệu, sự gia tăng thỏa dụng tài sản chỉ là 24 đơn vị. Thỏa dụng của trò may rủi là 94/2 = 47 (thỏa dụng của cả hai hết quả, từng kết quả được đặt trọng số bởi xác suất là ½) Thỏa dụng của 4 triệu là 60. Do 60 nhiều hơn 47, một cá nhân với hàm số thỏa dụng này sẽ thích điều chắc chắn hơn. Sự sáng suốt của Bernoulli là một cơ chế ra quyết định với thỏa dụng biên giảm dần đối với tài sản sẽ là nỗi sợ rủi ro.

    Bài luận của Bernoulli là bài luận xuất sắc và súc tích tuyệt vời. Ông đã áp dụng khái niệm mới của mình về thỏa dụng kỳ vọng (thứ mà ông đã gọi là “kỳ vọng toán học”) nhằm tính toán xem một thương nhân ở St.Petersburg sẽ sẵn lòng chi bao nhiêu để bảo đảm cho một thuyền buôn gia vị từ Amsterdam nếu “ông ấy ý thức rõ về sự thực rằng tại thời điểm trung bình tổng một năm cứ 100 thuyền rời bến từ Amsterdam tới Petersburg sẽ có 5 chiếc bị mất tích.” Hàm số thỏa dụng của ông đã giải thích tại sao những người nghèo mua bảo hiểm và tại sao những người giàu lại bán chúng cho người nghèo. Như bạn có thể thấy ở trên, việc mất đi 1 triệu dẫn tới việc mất 4 điểm thỏa dụng (từ 100 xuống còn 96) đối với những ai có 10 triệu và một tổn thất 18 điểm (từ 48 xuống 30) đối với những ai khởi đầu với 3 triệu. Người nghèo sẽ sẵn lòng trả một khoản bảo hiểm để chuyển đổi rủi ro cho người giàu, đó là những gì bảo hiểm đề cập tới. Bernoulli cũng đưa ra một giải pháp đối với “nghịch lý Petersburg” nổi tiếng, ở đó những người được đề nghị một trò may rủi có giá trị dự tính vô hạn (theo đồng đucan) sẽ sẵn lòng bỏ ra chỉ một vài đucan cho nó. Ấn tượng nhất, phép phân tích của ông về quan điểm rủi ro trong mối liên hệ với những ưu tiên đối với tài sản đã đứng vững với sự kiểm chứng của thời gian: Nó vẫn còn tồn tại trong phép phân tích kinh tế gần 300 năm sau đó.

    Tuổi thọ của học thuyết này đáng chú ý hơn cả, bởi nó thực sự không hoàn chỉnh. Những sai lầm của một học thuyết hiếm khi được tìm thấy ở những học thuyết đó khẳng định một cách dứt khoát. Chúng ẩn mình trong những gì chúng bỏ qua hoặc mặc nhiên thừa nhận. Ví dụ, xem xét các kịch bản sau đây:

    Ngày hôm nay Jack và Jill mỗi người có một tài sản 5 triệu.

    Ngày hôm qua, Jack có 1 triệu và Jill có 9 triệu.

    Họ có thỏa mãn như nhau không? (Họ có cùng thỏa dụng không?)

    Học thuyết của Bernoulli giả thiết rằng thỏa dụng của khối tài sản là những gì khiến cho người ta thỏa mãn hơn hoặc ít hơn. Jack và Jill có cùng khối tài sản như nhau, và do vậy học thuyết khẳng định rằng họ sẽ thỏa mãn ngang nhau, nhưng bạn không cần phải có một bằng cấp nào về tâm lý học để biết rằng ngày hôm nay Jack hân hoan và Jill chán nản. Thêm nữa, chúng ta biết rằng Jack sẽ nhiều thỏa mãn hơn Jill ngay cả nếu cô ấy chỉ còn 2 triệu ngày hôm nay trong khi cô có tới 5 triệu. Vậy học thuyết của Bernoulli hẳn là sai.

    Sự thỏa mãn mà Jack và Jill trải qua được xác định bởi sự thay đổi hiện tại đối với khối tài sản của họ, liên quan tới những trạng thái tài sản khác nhau định rõ những điểm số tham chiếu của họ (1 triệu cho Jack, 9 triệu cho Jill). Sự tham chiếu phụ thuộc này thường thấy trong cảm giác và nhận thức. Âm thanh giống nhau sẽ được cảm nhận theo kiểu như rất to hoặc hơi yếu, việc phụ thuộc vào liệu rằng nó đã được xếp hạng bởi một lời thì thầm hoặc bởi một tiếng gầm. Để dự đoán sự cảm nhận chủ quan về tiếng ồn, điều đó là không đủ để hiểu được năng lượng thuần túy của nó; bạn cũng cần phải biết âm thanh tham chiếu mà theo đó nó được đem ra so sánh một cách tự động. Tương tự như vậy, bạn cần phải hiểu về màu nền trước khi bạn có thể dự đoán liệu rằng một vệt xám trên trang giấy sẽ có vẻ như đậm hay nhạt. Và bạn cần biết được sự tham chiếu trước khi bạn có thể dự đoán thỏa dụng của một khối lượng tài sản.

    Đối với một số ví dụ khác về những gì học thuyết của Bernoulli bỏ qua, xem xét trường hợp của Anthony và Betty:

    Tài sản hiện tại của Anthony là 1 triệu.

    Tài sản hiện tại của Betty là 4 triệu.

    Họ cùng được đem cho một chọn lựa giữa một trò may rủi với một điều chắc chắn.

    Trò may rủi: Những cơ hội cân bằng để kết thúc với việc sở hữu 1 triệu hay 4 triệu.

    Hoặc

    Điều chắc chắn: Có chắc 2 triệu trong tay.

    Trong phép tính của Bernoulli, Anthony và Betty đối mặt với cùng một lựa chọn: Tài sản dự tính của họ sẽ là 2.5 triệu nếu họ chấp nhận trò may rủi và 2 triệu nếu họ thích phương án chắc chắn hơn. Do vậy, Bernoulli sẽ dự tính Anthony và Betty đưa ra cùng một sự lựa chọn, nhưng sự dự tính này không đúng. Một lần nữa trong trường hợp này, học thuyết sai bởi nó không cho phép các điểm tham chiếu khác nhau để từ đó Anthony và Betty cân nhắc những phương án của họ. Nếu bạn hình dung ra bản thân bạn ở địa vị của Anthony và Betty, bạn sẽ nhanh chóng thấy được khối tài sản hiện tại gặp vấn đề rất lớn. Đây là những gì họ có thể nghĩ tới:

    Anthony (người hiện tại sở hữu 1 triệu): “Nếu tôi chọn điều chắc chắn, tài sản của tôi chắc chắn sẽ nhân đôi. Điều đó thật hấp dẫn. Như một sự lựa chọn, tôi có thể chấp nhận một trò mạo hiểm với những cơ hội đồng đều để gấp bốn lần tài sản của tôi hoặc chẳng đạt được gì cả.”

    Betty (người hiện tại sở hữu 4 triệu): “Nếu tôi chọn điều chắc chắn, tôi sẽ chắc chắn mất đi một nửa số tài sản của mình, điều đó thật tệ. Như một sự lựa chọn, tôi có thể chấp nhận một trò may rủi với những cơ hội ngang bằng để có thể mất đi ¾ tài sản của mình hoặc chẳng mất gì cả.”

    Bạn có thể nhận thấy rằng Anthony và Betty có khả năng đưa ra những lựa chọn khác nhau bởi phương án chắc chắn sở hữu 2 triệu khiến Anthony thỏa mãn và khiến Betty khốn khổ. Cũng nên chú ý là kết quả chắc chắn khác với kết quả tồi tệ của trò may rủi: Đối với Anthony, đó là sự khác biệt giữa việc nhân đôi số tài sản của anh và không đạt được gì cả; đối với Betty, đó là sự khác nhau giữa việc mất đi ½ số tài sản của cô và mất đi ¾ số tài sản đó. Betty có nhiều khả năng chấp nhận những cơ hội của mình, giống như những người khác làm vậy khi đối mặt với những phương án cực xấu. Như tôi đã kể về câu chuyện của họ, hoặc Anthony hoặc Betty suy nghĩ trong mối liên hệ với những trạng thái tài sản: Anthony nghĩ về những thứ đạt được còn Betty nghĩ về những thứ mất đi. Những kết quả tâm lý họ thừa nhận gần như khác biệt hoàn toàn, mặc dù những trạng thái có thể của khối tài sản mà họ gặp phải là như nhau.

    Do mô hình của Bernoulli thiếu mất ý tưởng về một điểm tham chiếu, thuyết thỏa dụng kỳ vọng không đề cập được sự thực hiển nhiên rằng kết quả tốt đối với Anthony nhưng tệ với Betty. Mô hình của ông có thể giải thích nỗi sợ rủi ro của Anthony, nhưng nó không thể lý giải được sự ưu tiên tìm kiếm rủi ro của Betty đối với trò may rủi, một hành vi thường được thấy ở các doanh nhân khi tất cả những phương án của họ cùng xấu.

    Tất cả những điều này đều khá rõ ràng, phải vậy không? Một ai đó có thể dễ dàng hình dung ra việc Bernoulli tự mình thiết lập ra những ví dụ tương tự và phát triển một học thuyết phức tạp hơn để điều chỉnh chúng, vì một vài lý do, ông đã không làm vậy. Một vài người cũng có thể hình dung ra các đồng sự cùng thời với ông bất đồng với ông, hoặc các học giả sau này phản đối khi họ đọc bài luận của ông, vì một vài lý do, họ cũng đã không làm vậy.

    Điều bí ẩn là làm thế nào mà một khái niệm về thỏa dụng của những kết quả mà rất dễ bị công kích với những ví dụ đối lập rõ ràng lại tồn tại quá lâu như vậy. Tôi có thể lý giải điều đó chỉ bởi sự yếu kém của tư tưởng học giả mà tôi vẫn thường thấy trong chính bản thân mình. Tôi gọi đó là học thuyết gây ra sự mù quáng: Một khi bạn đã chấp nhận một học thuyết và sử dụng nó như một công cụ trong tư duy của mình, sẽ cực kỳ khó khăn để có thể nhận ra những sai sót của nó. Nếu bạn chợt thấy một nhận xét có vẻ như không phù hợp với hình mẫu, bạn giả định rằng hẳn phải có một lời giải thích hoàn hảo nào đó mà bạn đã bỏ lỡ mất. Bạn đưa ra nghi ngờ về học thuyết, đặt niềm tin ở cộng đồng các chuyên gia đã chấp nhận nó. Rất nhiều học giả chắc chắn đã từng nghĩ tới ở một thời điểm nào đó hoặc những câu chuyện khác giống như những gì về Anthony và Betty, hoặc Jack và Jill, và tình cờ đã ý thức được rằng những câu chuyện ấy không hòa hợp với học thuyết thỏa dụng. Nhưng họ đã không đeo đuổi ý nghĩ đó cho tới khi khẳng định: “Học thuyết này thực sự sai bởi nó bỏ qua sự thực rằng thỏa dụng phụ thuộc vào nguồn gốc (lịch sử) tài sản của một ai đó, không chỉ vào tài sản hiện tại.” Khi nhà tâm lý học Daniel Gilbert tiến hành làm việc đó, việc hoài nghi là công việc thật khó khăn, và Hệ thống 2 là quá quen thuộc.

    PHÁT NGÔN VỀ NHỮNG SAI LẦM CỦA BERNOULLI

    “Anh ta đã rất hạnh phúc với một khoản 20.000 đô-la tiền thưởng ba năm trước đây, nhưng lương của anh ta đã được tăng lên 20% kể từ đó, bởi vậy anh ta sẽ cần một khoảng tiền thưởng cao hơn để đạt được độ thỏa dụng tương tự.”

    “Cả hai ứng viên đều đang mong mỏi được chấp nhận mức lương mà họ vừa mới đề xuất, nhưng họ sẽ không được làm cho thỏa mãn ngang bằng bởi các điểm tham chiếu của họ là khác nhau. Hiện tại cô ấy có một mức lương cao hơn.”

    “Cô ấy đang đòi hỏi anh ta một khoản tiền cấp dưỡng sau ly hôn. Cô ấy thực sự muốn tự giải quyết nhưng anh chồng thích đưa ra tòa. Không lấy gì làm ngạc nhiên là cô ấy phải thắng kiện, bởi vậy cô ấy lo sợ về sự rủi ro. Anh chồng, mặt khác, đối mặt với những lựa chọn đều tồi tệ cả, bởi vậy anh ta chấp nhận rủi ro.”




    Còn nữa
     
    Last edited: Jun 26, 2018
Thread Status:
Not open for further replies.
Trả lời qua Facebook
Loading...