Giải mã việc ăn mầm khoai tây dễ bị ngộ độc?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Trần Hải Yến, 25 Tháng một 2019.

  1. Trần Hải Yến

    Bài viết:
    30
    Thế giới thực vật vô cùng phong đa dạng và phong phú. Chúng không chỉ đa dạng, phong phú về hình dạng và số lượng loài mà mỗi thực vật khác nhau thì hoạt động sinh lý của chúng cũng khác nhau. Kết quả của hoạt động sinh lý đã hình thành nên những dạng vật chất khác nhau, được tích lũy trong cơ thể thực vật. Ở đa số thực vật dạng vật chất được tích lũy là dạng vật chất không có độc tố, còn ở một số ít loài thực vật thì lại tích lũy dạng vật chất độc. Khi chúng ta sử dụng những thực vật có chứa độc tố làm thức ăn thì dạng vật chất độc đi vào cơ thể người qua ăn uống và phát sinh tác dụng của độc tính có trong nó, làm tổn hại đến tổ chức tế bàotrong cơ thể gây nên bệnh tật, thậm chí dẫn đến tử vong.

    Củ khoai tây để nơi có ánh sáng chuyển sang màu xanh hoặc nảy mầm. Trong mầm khoai có chứa độc tố tên là "Long quỳ tinh". Đây là loại độc tố gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn.. Nếu ta ăn mầm khoai tây, tùy theo số lượng nhiều hay ít rất dễ bị trúng độc, dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy. Nếu ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng hôn mê co giật. Nếu ta thường xuyên ăn mầm khoai tây tròng phẩu phần hàng ngày thì chất độc "Long quỳ tinh" trong mầm khoai tích tụ lại trong cơ thể, gây nhiều bệnh tật cho người đặc biệt là căn bệnh bệnh ung thư.

    Vì vậy chúng ta cần chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình để hạn chế bệnh, "nói không" với việc ăn mầm khoai tây bạn nhé.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...