Tình huống chia di sản thừa kế có đáp án - phần 1 (Tình huống chia di sản thừa kế có đáp án phần 2, 3, 4.. Hannah đăng tiếp theo vào phần "trả lời" phía dưới. Mọi người kéo xuống cuối trang để xem các phần tiếp theo nhé). Tình huống 1: Ông Sang kết hôn hợp pháp với bà Vân sinh ra được 03 người con Tí 20 tuổi, Tèo đủ 18 tuổi, Chuột 6 tuổi. Quá trình chung sống vợ chồng tạo được khối tài sản chung gồm: Nhà + đất = 2 tỷ Vườn cây ăn quả 3ha = 2 tỷ Vay ngân hàng để trồng vườn = 500 triệu Tiền hương hỏa khi ông Sang chết = 800 triệu Quá trình chung sống với bà Vân, ông Sang có mối quan hệ ngoài với bà Chanh sinh được bé Cam 5 tuổi. Năm 2025, ông Sang chết để lại di chúc hợp pháp. Trong di chúc di nguyện của ông là để lại toàn bộ tài sản cho bà Chanh. Yêu cầu: Hãy chia di sản theo di chúc nói trên Đáp án: Tổng tải sản chung của 2 vợ chồng ông Sang và bà Vân là 4 tỷ Tổng nợ chung của 2 vợ chồng là 500 triệu đồng. Vậy Tổng di sản ông Sang để lại = 4 tỷ: 2 - 500 triệu: 2 - 800 triệu (tiền mai táng) = 950 triệu đồng. BLDS 2015 quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau: " Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: A) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng ; B) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này." Mặc dù di chúc của ông Sang để lại hết toàn bộ di sản cho bà Chanh nhưng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 nêu trên, thì các con Chuột 6 tuổi, Cam 5 tuổi, và vợ là bà Vân vẫn được hưởng di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật . Vậy, 2/3 suất của một người thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật tính thế nào? Trước hết, chúng ta cần xác định những người được thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật. Điều 651 BLDS 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau: "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: A) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết ; B) Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; C) Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản ." Như vậy, người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Sang gồm 05 người: Bà Vân (vợ) và 04 người con Tý, Tèo, Chuột, Cam. Nếu chia di sản theo pháp luật, mỗi suất thừa kế hưởng 950 triệu: 5 = 190 triệu đồng. Từ đây, ta xác định được 2/3 suất của một người thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật = 190 triệu x 2/3 = 126, 667 triệu đồng. Vậy, dù không có tên trong di chúc, nhưng bà Vân và 02 cháu Chuột, Cam vẫn được hưởng di sản thừa kế, mỗi người hưởng = 126, 667 triệu đồng. Còn lại bà Chanh hưởng 950 triệu - 126, 667 triệu x 3 = 570 triệu đồng. (Nguồn ảnh: Laodong.vn) Tình huống 2: Ông A kết hôn hợp pháp với bà B sinh được 03 người con là C, D, E (E 13 tuổi). Anh D kết hôn với chị M sinh được 02 con là F, H. Tháng 12/2024, Ông A và bà B viết di chúc; theo đó, ông A để lại toàn bộ di sản cho con trai là anh D, còn bà B để lại toàn bộ di sản cho cháu F. Ngày 01/01/2025 do gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng, ông A, bà B và anh D được xác nhận chết cùng thời điểm. Yêu cầu: Chia di sản trong tình huống trên. Biết ông A và bà B có tài sản chung là 12 tỷ, anh D có 1 tỷ. Đáp án: BLDS 2015 quy định về "Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm" như sau: " Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này." "Điều 652. Thừa kế thế vị Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống ; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Theo quy định của Điều 619 BLDS nêu trên, do ông A và bà B chết cùng thời điểm nên không được hưởng di sản của nhau. Di sản để lại của ông A = bà B = 12 tỷ: 2 = 6 tỷ. Theo quy định của Điều 652 BLDS nêu trên, do anh D và ông A, bà B chết cùng thời điểm nên các con của anh D (02 cháu F, H) được hưởng thừa kế thế vị phần di sản mà anh D được hưởng nếu còn sống. Thứ nhất, Chia di sản của ông A Tại khoản 2, Điều 643 BLDS 2015 quy định về hiệu lực của di chúc như sau: " Điều 643. Hiệu lực của di chúc 2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; B) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. " Ông A di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh D, nhưng anh D chết cùng thời điểm với A nên di chúc này bị vô hiệu (theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 643 BLDS nêu trên). Vì thế, di sản của ông A sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm 04 người: Bà B (vợ) và 03 con là C D E. Trong đó, bà B không được hưởng thừa kế di sản của ông A do chết cùng thời điểm, và các con của anh D sẽ được hưởng thừa kế thế vị. Vậy, di sản của ông A sẽ được chia thành 03 suất bằng nhau cho 04 người: 02 con C E và 02 cháu F H. Cụ thể: C = E = 02 cháu F H = 6 tỷ :3 = 2 tỷ, trong đó 02 cháu F, H mỗi cháu hưởng 2 tỷ: 2 = 1 tỷ. Thứ hai, chia di sản của bà B Hidden Content: **Hidden Content: You must click 'Like' before you can see the hidden data contained here.** Tình huống 3 Năm 1950, ông A kết hôn với bà B và có 03 con chung C, D, E. Anh C kết hôn với chị Q có 02 con chung là K, T. Anh D kết hôn với chị M có 02 con chung là G, H. Tháng 04/2024, anh C chết, và đã để lại di chúc hợp pháp cho bố mẹ là ông A và bà B hưởng chung 1/4 di sản, phần còn lại anh C định đoạt cho vợ Q, và 02 con K, T mỗi người 01 suất bằng nhau. Sau khi anh C chết, mâu thuẫn giữa chị Q với ông A và bà B sâu sắc. Do đó, chị Q có đơn yêu cầu tòa án chia thừa kế di sản của anh C. Tòa án xác định tài sản chung hợp nhất của anh C và chị Q là 360 triệu đồng. Căn cứ quy định của bộ luật dân sự về thừa kế, hãy chia thừa kế trường hợp trên, biết rằng tại thời điểm mở thừa kế thì các cháu K, T, G, H đã thành niên và có khả năng lao động. Trả lời: Di sản của anh C là 180 triệu (trong khối tài sản chung 360 triệu). Anh C chết có để lại di chúc, nên theo di chúc di sản thừa kế được phân chia như sau: Ông A và bà B được hưởng chung 1/4, tức là 180 triệu x 1/4 = 45 triệu, mỗi người được hưởng 45 triệu: 2 = 22, 5 triệu đồng. Còn lại vợ Q, và 02 con K, T chia đều phần còn lại, mỗi người được (180 triệu - 45 triệu) :3 = 45 triệu đồng. Tuy nhiên: Hidden Content: **Hidden Content: You must click 'Like' before you can see the hidden data contained here.** Tình huống 4: Ông Nam và bà Hoa có 02 người con (con trai Hưng 25 tuổi bị bệnh tâm thần và con gái Mai 27 tuổi). Sau đó ông Nam ngoại tình với bà Ngọc có 01 người con là Khôi. Sau đó ông Nam lập di chúc để lại tài sản cho Khôi và cũng ghi rõ là không để lại tài sản cho Hưng vì nghi ngờ bà Hoa có quan hệ với ông hàng xóm; đồng thời cho rằng Mai là con gái nên không được hưởng thừa kế. Rồi bà Hoa đưa Hưng đi xét nghiệm ADN và Hưng là con ruột của ông Nam. Sau đó, Mai biết được mình không được hưởng di sản do không có tên trong di chúc, nên cùng người yêu đầu độc ông Nam. Rất may Khôi phát hiện đưa ông Nam đi cấp cứu kịp thời, tỷ lệ thương tật là 15%. Tuy nhiên khi về cả 02 bị xe đụng và qua đời. Trước lúc mất, ông Nam có nói để lại toàn bộ tài sản cho Hòa - con trai Khôi. Có 02 người chứng kiến. Sau khi ông Nam và Khôi mất được 01 tháng, xảy ra tranh chấp về quyền thừa kế. Chia di sản thừa kế của ông Nam, biết tổng tài sản của ông Nam là 24 tỷ đồng. Đáp án: BLDS 2015 quy định về Di chúc miệng như sau: " Điều 629. Di chúc miệng 1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. 2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. " " Điều 630. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: A) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; B) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. " Theo quy định tải khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 nêu trên, Di chúc miệng được xem là hợp pháp nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện: Một là, có ít nhất 02 người làm chứng. Hai là, ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện di chúc miệng thì người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên/điểm chỉ vào văn bản ghi lại di chúc miệng này. Ba là, trong thời gian 05 ngày làm việc, chữ ký/điểm chỉ của người làm chứng trên bản ghi chép này phải được công chứng hoặc chứng thực. Trong tình huống này, có 02 người làm chứng cho Di chúc miệng của ông Nam. Tuy nhiên, BLDS 2015 quy định về" Người làm chứng cho việc lập di chúc "như sau: " Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. " Như vậy, để Di chúc miệng của ông Nam hợp pháp, ngoài đáp ứng đủ 03 điều kiện quy định tải khoản 5 Điều 630 BLDS 2015; thì còn phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 632 BLDS 2015 về người làm chứng cho việc lập di chúc. Vì vậy, chúng ta sẽ chia di sản thừa kế của ông Nam theo 02 trường hợp: Please login and pay 1,000 xu to view this content. Tình huống 5 Ông C và bà T là 2 vợ chồng, có 3 người con chung là K, H, M. Ông C và bà T đã ly thân từ lâu. Năm 2024, ông C bị tai nạn giao thông và qua đời, trước khi chết ông để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà T và dành toàn bộ di sản cho các con. Khi ông C qua đời, bà T đã mai táng cho ông C hết 6 triệu, lấy từ tài sản chung. Bà T khởi kiện lên tòa án đòi chia thừa kế di sản của ông C. Tòa xác định được tài sản chung của 2 ông bà còn lại là 820 triệu. Tài sản riêng của ông C do được thừa kế của cha mẹ là 20 triệu. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên. Đáp án: Please login and pay 500 xu to view this content. Tình huống 6 Ông M và bà D là vợ chồng, có hai con chung là H và A. Năm 2015, Anh H lấy vợ là chị Y và có hai con sinh đôi là C và N. Năm 2024, H bị nhồi máu cơ tim và đột ngột qua đời, việc phân chia di sản thừa kế đã xong. Năm 2025 trong một lần đến thăm cháu nội là C và N (C và N mới 10 tuổi và đang đi học), ông M và bà D bị tai nạn xe máy và chết, hai người được xác định chết cùng thời điểm. Biết rằng tài sản chung của ông M và bà D là 2.600.000.000 đồng, bà D còn bố là ông T, bà mẹ nuôi được pháp luật công nhận là bà S. 1. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên? 2. Giả sử ông M chết trước bà D 2 ngày, việc phân chia thừa kế có gì khác? Đáp án Câu 1. Trường hợp ông M, bà D chết cùng thời điểm, chia thừa kế như thế nào? Please login and pay 1,000 xu to view this content. Tình huống 7 Ông Mạnh và bà Hạnh là vợ chồng. Năm 2018, khi ông Mạnh chết, những người thân của ông Mạnh còn sống gồm: Bố ông Mạnh, mẹ bà Hạnh, bà Hạnh và ba người con (người con thứ nhất tên Tuấn đi suất khẩu lao động người con thứ hai là Hùng 25 tuổi bị bại liệt và người con thứ ba là Dũng là công nhân). Di sản thừa kế ông Mạnh để lại là 2.000.000.000 đồng. Chi phí mai táng ông Mạnh hết 10.000.000 đồng Tài sản của ông Mạnh sẽ được chia như thế nào trong các trường hợp sau: 1. Ông Mạnh lập di chúc hợp pháp để lại 200.000.000 cho bố. Tài sản còn lại chia đều cho 02 con Tuấn và Dũng 2. Dũng đã chết trước ông Mạnh và ông Mạnh vẫn di chúc hợp pháp với nội dung di chúc như trường hợp 1 Đáp án: Di sản chia thừa kế của ông Mạnh để lại: 2 tỷ - 10 triệu = 1, 99 tỷ. Câu 1. Ông Mạnh di chúc hợp pháp để 200 triệu cho bố, còn lại chia hết cho 02 con Tuấn và Dũng Please login and pay 1,000 xu to view this content.
Tình huống chia di sản thừa kế có đáp án - phần 2 Bấm để xem Tình huống 1: Ông A và bà B là vợ chồng. Năm 2000, ông bà có nhận cháu C (05 tuổi) làm con nuôi hợp pháp. Năm 2010, hai vợ chồng sinh được con trai D. Tài sản chung của hai vợ chồng là 1, 5 tỷ đồng, ông A có tài sản riêng là 250 triệu đồng. Năm 2020, ông A và bà B bị tai nạn khiến ông A tử vong tại chỗ, còn bà B bị thương. Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên biết ông A trước khi lấy bà B có con là E (E hiện đang ở với người vợ trước). Đáp án: Tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc ; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người đước chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, ông A chết do tai nạn và không để lại di chúc, nên di sản thừa kế của ông A sẽ được chia theo pháp luật. Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định: " Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: A) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết ; B) Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; C) Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. " Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, C là con nuôi hợp pháp. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 và khoản 2 Điều 651 BLDS nêu trên, thì con nuôi và con ruột đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và được hưởng phần di sản bằng nhau. Vậy, hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm 04 người: Vợ B và 03 con C D E. Di sản thừa kế của ông A để lại = 1, 5 tỷ: 2 + 250 triệu = 1 tỷ đồng. Chia đều cho 04 người, mỗi người hưởng 250 triệu đồng. Tình huống 2: Ông A bị ốm chết. Di sản của ông A sau khi chết có giá trị 1, 8 tỷ đồng. Được biết A có các mối quan hệ thân thích họ hàng với các đối tượng sau: Bà K là vợ đã ly hôn, bà H là vợ đang trong hôn nhân trước khi ông A chết; M và N là con chung đã thành niên của ông A và bà K; P là con chung (chưa thành niên) của ông A và bà H; cụ X là mẹ đẻ, cụ Y là mẹ vợ (mẹ đẻ bà H), Q là em trai ông A. A) Giả sử ông A có để lại di chúc, nhưng Tòa án xác định di chúc của ông A không có hiệu lực pháp luật, việc phân chia thừa kế của ông A được tiến hành như thế nào? B) Phân chia di sản thừa kế của ông A trong trường hợp ông A chết để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà K và 02 con chung với bà K (là M và N) ? C) Giả sử di chúc của ông A có nội dung để lại toàn bộ di sản của mình cho mẹ đẻ là bà X và em trai là Q; việc chia thừa kế của ông A sẽ được tiến hành như thế nào? Đáp án: Câu a. Giả sử ông A có để lại di chúc, nhưng Tòa án xác định di chúc của ông A không có hiệu lực pháp luật, việc phân chia thừa kế của ông A được tiến hành như thế nào? Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 650 BLDS 2015, sau khi bị Tòa án xác định di chúc không hợp pháp, di sản thừa kế của ông A sẽ được chia theo pháp luật. " Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: A) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết ; B) Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; C) Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. " Bà K là vợ trước đã ly hôn, và ông A đã kết hôn hợp pháp với bà H, nên quan hệ giữa bà K và ông A đã chấm dứt, bà K không có quyền hưởng di sản thừa kế của ông A. Theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 651 BLDS nêu trên, hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm 05 người: Cụ X, vợ H và 03 con M, N, P. Mỗi người hưởng = 1, 8 tỷ: 5 = 360 triệu đồng. Câu b. Phân chia di sản thừa kế của ông A trong trường hợp ông A chết để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà K và 02 con chung với bà K (là M và N) ? Tại Điều 644 BLDS 2015 quy định: " Điều 644. Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có kha năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. " Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS nêu trên, ngoài bà K và 02 con M N có tên trong di chúc, thì cụ X (mẹ ông A), bà H (vợ ông A) và P (con chưa thành niên của ông A) cũng được hưởng thừa kế; mỗi người hưởng một phần bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu không thuộc" những người không được hưởng di sản "quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015). Vậy cụ X, bà H và con P mỗi người được hưởng = 360 triệu x 2/3 = 240 triệu. Còn lại, bà K và 02 con M N mỗi người hưởng = (1, 8 tỷ - 240 triệu x 3) :3 = 360 triệu. Câu c. Giả sử di chúc của ông A có nội dung để lại toàn bộ di sản của mình cho mẹ đẻ là bà X và em trai là Q; việc chia thừa kế của ông A sẽ được tiến hành như thế nào? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 nêu trên, Ngoài cụ X và em trai Q có tên trong di chúc, thì bà H là vợ và P là con chưa thành niên (nếu không thuộc" những người không được hưởng di sản"quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015) cũng được hưởng thừa kế, mỗi người được hưởng một phần bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật = 240 triệu đồng. Cụ X và Q mỗi người hưởng (1, 8 tỷ - 240 triệu x 2) : 2 = 660 triệu đồng. Các bạn có thể đăng kí tài khoản tại đây Đăng Ký (Sau khi đăng kí, hãy click vào đây và chọn gói 1 xu để nâng cấp lên thành viên chính thức nhé Link ). Còn đây là các nhiệm vụ giúp bạn dễ dàng kiếm xu đọc bài tại diễn đàn: Chú Ý - Các Nhiệm Vụ Kiếm Tiền Online Tại Diễn Đàn Kiếm Xu Hannah!