Truyện Ngắn Đứa Trẻ Đi Tìm Vinh Quang Trên Thành Phố - Gạo Nếp

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Gạo nếp, 3 Tháng bảy 2025 lúc 2:42 PM.

  1. Gạo nếp Gạo nếp

    Bài viết:
    3
    Đứa Trẻ Đi Tìm Vinh Quang Trên Thành Phố

    Tác giả: Gạo Nếp

    Thể loại: Truyện Ngắn​

    Tôi là đứa nhỏ mới mười bốn tuổi tay chân gầy như cây xào. Nhà tôi nghèo đến nỗi khi mưa, nước mưa lúc nàocungx cứ cứ rỉ qua kẽ lá trên mái, nhỏ từng giọt xuống cái nồi cơm độn khoai. Chỉ có tôi và mẹ - hai mẹ con cứ co ro trong căn nhà chật hẹp, xiêu vẹo ấy. Tôi chưa một lần gặp cha, chỉ nghe mẹ kể ông ta 'đi làm xa'.

    Nhưng lũ trẻ trong xóm chẳng bao gio tin, tôi cứ luc nào cung hỏi mẹ tôi, nhưng bà ấy lúc nào cũng bảo, ông ấy sẽ về sớm thôi, tôi cũng tin tưởng. Đêm đó, trời mưa như trút nước. Tiếng mưa gào rít giấu đi tiếng bước chân tôi trốn ra cửa sau. Chiếc ba lô cũ mẹ may từ bao tải gạo đè nặng trên lưng, trong đó chỉ vỏn vẹn hai bộ quần áo và mẩu bánh mì khô. Tôi dừng lại một giây, nhìn về phía giường mẹ, bóng người thân quen ấy đang co ro trong manh chiếu rách. Tim tôi thắt lại, nhưng tôi vẫn cắn răng bước đi. Lá thư để lại trên bàn viết vội bằng nét chữ run rẩy: 'Mẹ đừng tìm con, con sẽ về khi kiếm đủ tiền '. Tôi không dám ngoái lại nhìn căn nhà xiêu vẹo, đó la nơi người mẹ góa suốt ngày còng lưng gánh lúa nuôi con. Tôi thật sự lúc đó ghét cái nghèo. Ghẻt những bữa cơm phải ăn khoai thay vì ăn cơm giống bao nhà, ghét tiếng thở dài của mẹ mỗi đêm, khi không đủ tiền lo cho tôi. Tôi muốn trở thành người giàu có, để chăm sóc mẹ, nhưng hiểu rằng bản thân quá nhỏ. Vì thế tôi mới quyết định lên thành phố để làm giàu.

    Ba ngày đi nhờ xe, tôi đến Sài Gòn, thành phố nhộn nhịp, những tòa nhà cao chót vót thứ mà một thằng ở dưới quê như tôi chưa bao giờ thấy, tôi lên thành phố với hai bàn tay trắng.

    Lúc đó tôi đi qua một tiệm sửa xe thấy bảng ghi tuyển nhân viên, không yêu cầu tuổi, chỉ cần vào là lụm tôi được ông chủ đó nhận vào làm công việc rửa phụ tùng, quét dầu nhớt.

    Ông chủ tiệm đó lúc nào cũng nhìn tôi chằm chằm: 'Mày nhỏ vậy, thế làm nổi không'.

    Tôi gật đầu lia lịa.

    Ông chủ đó thở dài bảo: 'Nhưng thôi, ở đây có cơm no, ngủ sau kho'.

    Tôi tưởng lúc đó, mình đã gặp người tốt. Nhưng chỉ một tuần sau, tôi đã đã hiểu thế nào là'đời không như mơ', đồng nghiệp lúc nào cũng chê tôi quê mùa, có khi bữa cơm còn lén đổ dầu vào cơm của tôi. Thợ cả thì lúc nào cũng nhờ vả làm giùm, hứa sẽ không lấy công nhưng tới khi tính công lại cướp công. Ông chủ lúc nào cũng hứa trả lương, nhưng cuối tháng chỉ đưa nửa số tiền, bảo: 'Mày còn nhỏ, tiêu nhiều làm gì?'.

    Có đêm, tôi ôm mặt khóc trong góc kho, nhớ mẹ đến nghẹn cổ. Nhưng tôi không dám về. Tôi đã thề sẽ không trở lại cái làng nghèo ấy nếu chưa có tiền. Tôi đi lang thang bụng đói lả, bỗng thấy một đoàn phát cơm từ thiện, tôi liền mừng rõ đứng xếp hàng để xin, nhưng khi tới lượt tôi, tôi run run giơ tay về phía hộp cơm bốc khói. Người phụ nữ áo dài thơm mùi nước hoa liếc nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi hất hàm: 'Cút đi! Đồ ăn mày! Chúng tôi không phát cho trẻ khỏe như mày!'. Giọng bà ta the thé như tiếng kéo cắt vào tim. Tôi lùi lại, vấp phải vỉa hè, trong khi đám đong phía sau cười khẩy.

    Một hộp cơm vứt đi nằm chỏng chơ trên mặt đất - có lẽ nó còn thơm hơn cả phẩm giá của tôi lúc ấy, tôi liền nhặt và ngồi dưới gốc cây chưa kịp ăn miếng nào, tiếng chó sủa vang lên.'Thằng ăn mày! Cút khỏi cổng nhà tao 'Gã đàn ông xách roi xuất hiện'.

    Tôi giật mình chạy đi, không dám nhìn lại phía sau vì đang bị chó rượt mà, tôi chạy mệt quá liền kiếm một chỗ và tôi ngồi thụp xuống bãi rác, nhai từng hạt cơm thiu kẹt trong răng. Nước mắt nóng hổi rơi xuống hộp cơm dở dang, hòa với nước mưa đọng lại từ chiều. Tôi nghĩ về mẹ, giờ này chắc bà ấy đang ngồi bên mâm cơm vắng, nhìn chiếc bát không của tôi mà khóc thầm đây. Tôi tự nhủ trong lòng 'Mình sẽ thành công chứ? Hay chỉ là thằng ăn mày suốt đời đây? Tôi ôm mặt khóc thúc thít, nhưng bụng đói như tiếng ếch kêu nhưng thôi tôi không khóc nữa. Nước mắt không rơi nữa, nó cứ ngẹn ở cổ họng, mắt tôi đó hoe, sự bất lực cứ chím lấy tôy
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng bảy 2025 lúc 11:37 PM
Trả lời qua Facebook
Đang tải...