Danh Sách Những Món Ăn Kỵ Nhau - Thịt lợn + gan dê sinh đờm. - Thịt lợn + gừng sống sinh phong thấp. - Thịt lợn + giấm, mơ sinh nôn mửa, kiết lỵ. - Mỡ lợn + trái mơ sinh tiêu chảy. - Gan lợn + gỏi cá sinh nhọt ở ruột. - Gan lợn + thịt bồ câu sinh hoảng hoạn tinh thần, nổi tàn nhang ở mặt. - Thịt gà + thịt chó = kiết lỵ. - Thịt gà + cá chép sinh nhọt lở, trường ung. - Thịt gà + cơm nếp hay sinh sán xơ mít. - Thịt gà + hành sống, rau cải, tỏi = kiết lỵ. - Thịt chó + bánh trung thu hoặc hạnh nhân = ngộ độc. - Thịt chó + dây kềm sinh thổ tả. - Thịt chó + hành sống = chảy máu. - Thịt chó + mướp sát = nguy hiểm tính mạng. - Thịt chó + thịt dê = đau bụng, kiết lỵ. - Thịt chồn + ngò tây = ngộ độc. - Thịt cóc + cà = nguy hiểm tính mạng. - Thịt dê + đậu nành sinh vàng da. - Thịt dê + trái mơ = đau bụng. - Thịt trâu + gừng, hẹ = đau bụng. - Thịt rắn + bồ hóng = nguy hiểm tính mạng - Cá chép + gan heo, thịt gà gây nóng lạnh, kiết lỵ, nhọt lở, trường ung. - Cá diếc + đường sinh lỡ mũi. - Cá diếc + rau cải sinh thủy thũng. - Cá diếc + tỏi hay tích nhiệt. - Cơm rượu + lá chuối tiêu = nguy hiểm tính mạng. - Cua + vỏ quýt sinh ngứa ngáy, kiết lỵ. - Đọt dưa hấu + rượu = ngộ độc. - Mật ong + hành = nguy hiểm tính mạng. - Tỏi + mật ong = nguy hiểm tính mạng. - Đường mật + hành sinh đau tim. - Khoai lang + mật ong = đau bụng. - Khoai nưa + mật ong = nguy hiểm tính mạng. - Lòng dê + tiêu = đau bụng. - Lòng dê + măng = đau bụng, kiết lỵ. - Lá thị + các thức ăn sinh thổ tả. - Đậu hũ + mật ong = ngộ độc. Nguồn: Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh
Còn đây là danh sách các món ăn kỵ nhau được lưu truyền từ xưa đến giờ trên mạng nhưng chưa có tài liệu nào chứng thực. Người thì bảo đúng người thì bảo sai. Mình post để các bạn tham khảo. Các món ăn kỵ nhau: Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ. Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ. Không nấu gan động vật với carốt, rau cần Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể. Không ăn dưa chuột với cà chua. Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể. Sữa đậu nành và trứng gà: Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng. Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt): Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu. Tỏi + trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc. Sữa đậu nành và đường đen Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng. Thịt dê, thịt chó và nước chè: Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C: Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho: Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ. Thịt dê kỵ giấm: Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau. Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt. Hồng với cua. Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu). Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể. Bí rợ kỵ cải thìa: Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng). Dưa hấu và thịt dê (ăn cùng dễ trúng độc). Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau: Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Cà chua kỵ rượu: Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành: Đậu hũ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể. Đào lông kỵ thịt ba ba: Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào. Tiêu muối kỵ chè - cháo: Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.) Thịt ba ba kỵ trứng gà: Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn. Thịt bò kỵ hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng. Cà rốt kỵ củ cải: Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng. Củ cải kỵ nấm mèo đen: Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da. Rượu kỵ thịt bò: Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai Nhân sâm và hải sản kỵ nhau: Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm. Bài thơ về các món ăn kỵ nhau: Mật ong, sữa, sữa đậu nành? Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau! Gan lợn, giá, đậu nực cười? Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu! Thịt gà, kinh giới kỵ nhau? Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên! Thịt dê, ngộ độc do đâu? Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn! Ba ba ăn với dền, sam Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân! Động kinh, chứng bệnh rành rành? Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu! Chuối hột ăn với mật, đường? Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi! Thịt gà, rau cải có câu? Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô! Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi? Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng! Cải thìa, thịt chó xào vô? Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường! Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh? Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền! Quả lê, thịt ngỗng thường thường? Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao! Đường đen pha sữa đậu nành? Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm! Thịt rắn, kị củ cải xào? Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần! Nôn mửa, bụng dạ không yên? Vì do hải sản ăn liền trái cây! Cá chép, cam thảo, nhớ rằng? Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra! Nước chè, thịt chó no say? Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư! Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà? Ruột đau quằn quại, như là dao đâm! Khoai lang, hồng, mận ăn vô? Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng! Ai ơi, khi chưa dọn mâm? Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy! Giàu Vitamin C chớ có tham Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò! Ăn gì? Ăn với cái gì? Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng! Chẳng may ăn phải, vài giờ? Chúng tạo chất độc bảng A chết người! Quý nhau mời tiệc lẽ thường! Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
Gan động vật kỵ cà rốt, rau cần Tuyệt đối không dùng cà rốt, rau cần xào nấu chung với gan động vật hoặc ăn loại rau, củ này sau khi đã ăn gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong cơ thể của trẻ. Gan lợn kỵ giá đỗ Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2, 5mg đồng và trong giá đỗ có nhiều vitamin C. Nếu cho trẻ ăn gan lợn và giá cùng lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hóa. Kết quả, giá đỗ thành chất bã sẽ không còn chất bổ. Sữa bò kỵ nước hoa quả chua: Cam, quýt.. Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin, bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Cà chua kỵ khoai lang/ khoai tây Cà chua xào nấu cùng khoai lang hoặc khoai tây rất nguy hại cho sức khỏe. Lý do là ca chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Cà rốt kỵ củ cải Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt. Óc lợn kỵ trứng gà Không ít trẻ mê món óc lợn hấp hoặc rán cùng với trứng gà. Và đây cũng làmón ăn được nhiều mẹ hay chế biến cho con thưởng thức nhất. Tuy nhiên, ít mẹ biết rằng cho trẻ ăn trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Mật ong kỵ nước đun sôi Mật ong có thể uống chung với nước ấm để tăng đề kháng cho trẻ rất tốt. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt. Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Vì vậy, nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C. Cải bó xôi kỵ tôm Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn "trục xuất" các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài. Sữa kỵ chocolate Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước – chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Thịt lợn kỵ đậu nành Theo quan niệm của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và đậu nành không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ rất phí chất. Nước ngọt có ga kỵ cơm Với các bé lớn, mẫu giáo, khi biết uống nước ngọt có ga thì thường rất mê. Nhiều bé đòi mẹ bữa ăn cơm phải có một cốc nước có ga bên cạnh mới chịu ăn. Và vừa ăn vừa uống nước ngọt. Cách chiều con như vậy là sai lầm. Uống nước ngọt khi ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ vì lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm kỵ nhau, có những cách giải độc như sau: Cua với cam quýt sẽ sinh chứng nhuyễn thư (thứ nhọt mềm mọc trong thịt rất hiểm). Uống nước tỏi tươi thì giải được. Cua với bí đỏ sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được (Muốn có địa tương thủy, đào 1 cái lỗ sâu khoảng 3 thước ta (1m20cm) đến lớp đất màu vàng lấy nước mới múc lên (tân cấp thủy) ở giếng đổ vào lỗ đó khoáy đều, chớ lắn cặn, múc lên lọc kỹ rồi cho uống. Cua với mật mía sinh độc uống địa tương thủy thì giải được. Cua với đậu phọng sinh độc uống địa tương thủy thì giải được. Cua với cá trạch sinh độc uống địa tương thủy thì giải được. Cua với trái hồng, trái thị sinh độc ăn ngó sen thì giải được. Cua với dưa lê sinh độc uống nước vỏ cam quýt thì giải được. Ca với cà tím sinh độc, ăn ngó sen thì giải được. Cua rồi ăn kem ngay sau đó sẽ sinh độc, ăn ngó sen giải được độc. Trứng vịt rồi ăn mận Đà Lạt (Quả lý), sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được. Thịt chim sẻ rồi ăn mận Đà Lạt sinh độc nuốt kê phẫn bạch (chất trắng ở cứt gà) thì giải được độc. Thịt gà rồi ăn mận Đà Lạt sinh bệnh lỵ nuốt kê phẫn bạch thì khỏi. Thịt chim sẻ với gan heo, bò sẽ sinh độc, uống nước đậu xanh thì giải được. Cá chạch, cá sốp với gan trâu bò sinh chứng phong, dùng đậu đen và cam thảo sắc uống thì khỏi. Cá chạch với trái mai khô thì sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được. Cá chạch với giấm sinh độc dùng đậu đen cam thảo sắc uống thì giải độc được. Lươn với táo đỏ sinh chứng rụng tóc, ăn cua hoặc uống nước cua giả thì khỏi. Lươn nấu với bí đỏ sinh bệnh ở mũi, ăn cua hoặc hoặc uống nước cua giả thì khỏi. Lươn nấu bằng củi dâu sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được. Phụ nữ có thai cũng tránh ăn bo bo, bo bo rất kị với người có mang gần sinh và người mắc bệnh trĩ. Tiêu hột: Khi ăn tiêu hột nên kiêng những những hột tiêu không có mắt vì những hột tiêu đó rất độc. Nếu ăn phải hột này sẽ sinh ra điên cuồng, đau bụng như thắt. Lỡ ăn phải sắc nước cam thảo uống sẽ khỏi. Dưa hấu kỵ dầu mè. Nếu ăn chung sinh ra đau bụng, hoắc loạn (Thổ tả), kiết lỵ Trái mận phải kiêng thịt gà, thịt vịt, mật ong. Nếu ăn chung 1 trong 3 thứ trên sẽ sinh ra hoắc loạn (Thổ tả), nóng lạnh. Lỡ ăn phải sắc nước sơn trà để uống sẽ khỏi. Hành nên kiêng táo. Nếu ăn chung chết vì trúng độc. Gặp trường hợp này mau uống 2 lạng dầu mè thì khỏi. Thịt chó với đậu xanh, bụng sẽ trướng to. Gặp trường hợp này mau dùng 2 lạng cam thảo nấu uống thì khỏi. Thịt rắn nấu với củ cải trắng có thể chết. Gặp trường hợp này mau uống1 lạng Mầu gà sẽ khỏi. Trái đào lại uống rượu đế rất dễ bị gục ngã. Thịt dê lại ăn dưa hấu sẽ trúng độc nặng. Gặp trường hợp này dùng bùn trát vách (tường đất) và đậu ván trắng mỗi thứ một lạng nấu uống thì khỏi. Thịt ba ba cùng với rau dền có thể chết vì trúng độc. Gặp trường hợp này uống nước rau muống sống hoặc ăn rau muống sống thì khỏi. Thịt chó với hành sống có thể chết vì ngộ độc. Lấy gạo sao cháy nghiền thành bột, dùng 2 lạng cam thảo sắc lấy nước uống với bột gạo thì khỏi Dưa bà Cai (Hoàng qua) với đậu phộng sẽ sinh tiêu chảy. Dùng lá hoắc hương khô hay lá hoắc hương sao giòn tán thành bột uống thì khỏi. Ốc bươu với giải Đậu (đậu cua, trái giống trái đậu xanh hạt màu vàng) sẽ đau quặng bụng. Hãy uống 1 tách trà nước đái trẻ em sẽ khỏi (Nên dùng nước đái của bé trai mạnh khỏe, bỏ ít giọt đầu) Thịt gà lại uống trà hoa cúc sẽ ngộ độc, có thể chết người. Hãy dùng một đồng cân tế tân, 5 phân xuyên liên sắc lấy nước uống thì khỏi. Thịt vịt rồi lại ăn quả dương mai (một loại cây cao chừng 7 thước, hoa vàng hoặc trắng, quả hình tròn ăn được) có thể trúng độc chết người. Hãy uống sữa người sẽ khỏi, uống khoảng 100 gr. Thịt hươu với bí đỏ sẽ sinh trướng bụng đau đau không chịu nổi. Gặp trường hợp này dùng 50 gr khổ sâm giã cát vắt lấy nước uống thì khỏi. Thịt thỏ với cải xanh sinh độc dùng khoảng 50 gr dương mai nâu uống thì giải được. Thịt rùa với măng tre mùa đông thì sinh độc, dùng 2 lạng cam thảo sắc nước uống thì giải được. Thịt cóc với hành tây sinh độc, dùng 50 gr rau mã đề sắc nước uống thì giải được. Trứng gà ăn xong không được uống tiêu viêm. Nếu uống sẽ sinh độc. Uống địa tương thủy thì khỏi. Sắn (khoai mì) mà chấm mật ong sẽ bị ngộ độc, co thể chết. Mật ong rất kỵ đậu hủ, ăn 2 thứ này cùng 1 lúc co thể ngộ độc chết. Mật ong và mật mía đều rất kỵ tỏi, ăn mật và tỏi cùng một lúc có thể chết vì ngộ độc. Đường cát rất kỵ măng cụt, ăn hai thứ này cùng một lúc ngộ độc chết. Khoai mì rất kỵ nhãn lồng, ăn 2 thứ này cùng một lúc ngộ độc chết. Khoai mì rất kỵ xoài, ổi. Ăn khoai mì với 1 trong 3 thứ này cùng 1 lúc có thể ngộ độc chết. Thịt kỳ đà rất kỵ với giấm, gừng. Ăn những thứ này cùng 1 lúc có thể chết vì ngộ độc. Thịt chó rất kỵ với bánh trung thu. Ăn 2 thứ này cùng một lúc có thễ chết vì ngộ độc. Đọt dưa hấu rất kỵ rượu. An dưa hấu lại uống rượu sau đó (hoặc ngược lại) có thể ngộ độc chết. Mủ dưa hấu rất kỵ rượu trắng. Chớ lấy lá dưa hấu đậy nút vò rượu thì sẽ sinh độc. Cháo rắn hổ rất kỵ bồ hóng. Ăn cháo rắn hổ mà để bồ hóng rớt vào sẽ sinh độc chết người. Cơm rượu rất kỵ lá chuối tiêu. Chớ dùng lá chuối tiêu lót hoặc đậy cơm rượu để tránh ăn vào bị ngộ độc. Thịt trâu rất kỵ lươn. An hai thứ này cùng một lúc sẽ sinh độc có thể chết người. Thịt chó rất kỵ lá dây kềm. Lá này rất giống lá mó mà lá mó là thứ gia vị không thể thiếu khi ăn thịt chó. Vậy khi dùng lá mó để ăn thịt chó phải thật cẩn thận để không dùng lầm lá dây kềm gây ngộ độc phát sinh chứng thổ tả có thể tử vong. Thịt gà chớ trộn rau răm sẽ sinh sâu độc trong bụng. Khoai lang chớ chấm mật vì sẽ sinh sán lãi. Uống thuốc bắc có vị đại hồi, chớ ăn đồ chua vì 2 thứ này rất kỵ nhau. An vào sẽ sinh độc có khi tử vong. Thịt cá chép rất kỵ lá tía tô, ăn chung sẽ gây ngộ độc, sinh mụn nhọt. Thịt cá chép, thịt chó, thịt chim trĩ rất kỵ với hành tăm. Không nên ăn hành tăm với 1 trong 3 thứ thịt kể trên để tránh ngộ độc. Thịt ba ba (cua đinh) rất kị bạc hà, ăn 2 thứ này cùng lúc sẽ sinh độc. Tiết canh lợn, tiết canh vịt rất kị rau dền, chớ ăn rau dền với 2 thứ trên để tránh bị ngộ độc sinh tiêu chảy dẫn tới tử vong. Thịt heo rất kị với thịt lừa, ngựa. Ăn cùng 1 lúc sinh độc gây bệnh. Thịt bò kị hẹ. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sẽ sinh bệnh Thịt dê rất kị với gỏi cá. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sinh độc gây bệnh. Thịt trâu rất kị với thịt chó. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sẽ sinh độc gây bệnh. Thịt chim bồ câu kị nấm. Ăn 2 thứ trên sẽ sinh độc. Thịt cá thu và thịt lươn rất kị nấu bằng củi gỗ dâu. Nấu chung sẽ sinh độc. Thịt thỏ rất kị gừng tươi. Ăn chung sẽ sinh độc. Tim dê, đường, măng nấu chung sẽ sinh độc Gan heo rất kị cá diếc. Ăn 2 thứ này chung sẽ sinh độc. Thịt lừa rất kị rau kinh giới. An chung sẽ sinh độc. Thịt gà kỵ hoàng lạp (Sáp vàng). Cho cây sáp này nhỏ vào thịt gà ăn sinh độc. Củ nén (Hành tăm) rất kị với các vị thuốc bắc: Thục địa, Sanh địa, Thường sơn. Uống thuốc có 1 trong 3 vị nàychớ ăn củ nén để khỏi sinh độc. Rau ngò (mùi ta) rất kỵ các vị thuốc bắc: Mẫu đơn bì, Bạch truật. Uống thuốc có 1 trong 2 vị này chớ ăn ngò. Uống thuốc bổ nên cử ăn tỏi. Người mắc chứng hôi miệng, hôi nách, và sưng chân mà ăn ngò bệnh càng nặng hơn. Riềng kỵ với những người đang bị sốt cao, khát nước, khô miệng, nước tiểu vàng, đỏ hoặc trong người quá nhiệt. Cá mực với hồng va thị sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc. Mực ống với đường đen sinh độc, uống nước đậu xanh thì giải được. Thịt cá trám rồi ăn mận Đà Lạt sinh độc, uống nước bí đao thì giải được độc. Mì với ốc bươu sinh chứng đau bụng, ói mửa, nuốt kê phẫn bạch thì khỏi. Bắp ngô với ốc bươu sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc. Thịt trâu với hẹ sinh độc, uống sữa người hòa với nước ngâm da trống (cổ trăn) thì giải độc được hoặc sắc cam thảo uống giải được. Thịt ba ba với rau cần sinh độc, uống nước cà na thì giải độc được. Cải ba lăng, uống sữa bò sinh bệnh lỵ, uống nước đậu xanh thì giải được độc. Ốc bươu với dưa lê cùng một lúc sinh độc, uống nước địa tương thủy thì giải độc Ốc bươu sau đó lại ăn kem sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc. Gan dê với măng tre sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc. Thịt cá diếc lại ăn mật mía sinh độc. Dùng đậu đen, cam thảo sắt uống thì giải được. Thịt heo với ốc bươu sinh chứng rụng lông mày, uống nước đậu xanh thì giải được. Gỏi cá sống lại uống sữa bò sinh độc, uống nước hẹ thì giải được độc. Ốc bươu với mộc nhĩ sinh độc, uống nước gương sen (Liên phòng) thì giải độc. Cơm bị thằn lằn (Thạch sùng) đái vào sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc. Tôm nấu với bí đỏ trúng độc, dùng đậu đen hoặc cam thảo sắc uống thì giải độc. Ốc bươu với sò, hến nếu trúng độc uống nước rau ngò (rau mùi ta) thì giải được.