Tâm sự sinh viên Tác giả: Hoàng Việt Mai Thể loại: Tự truyện, tuổi teen, tản văn Hà nội đang đón những cơn gió lạnh tràn về, những cơn mưa rả rích đã xuất hiện và trở thành người khách quen, bầu trời vơi dần những đám mây trắng nhường chỗ cho đám mây đen và trông nó cứ như đang trực chờ để bật khóc bất cứ lúc nào. Tất cả dấu hiệu ấy đều cho thấy rằng mua thu đã rời đi và đông đã đến. Thế là đã ba tháng trôi qua rồi, nhanh thật đấy, thế mà tôi đã rời nhà để bắt đầu một năm học mới đầy bỡ ngỡ trong một thành phố xa lạ từng ấy thời gian Quay trở lại vào ba tháng trước, hồi tháng tám là khoảng thời gian mà tôi đang chờ đợi cánh cổng quyết định đầu tiên của cuộc đời - cánh cổng đại học. Tôi đã đậu vào một trường đại học có tiếng trong mảng giáo dục ở hà nội, kết quả ấy cũng không làm tôi bất ngờ cho lắm vì tôi khá tự tin vào điểm thi đại học của mình, tổng điểm khối C của tôi là hai chín điểm. Bố mẹ tôi đã khá hạnh phúc và yên tâm, thậm chí ông bà còn muốn làm một bữa linh đình để mời cả xóm, nhưng may mắn là bằng tất cả dòng nước bọt mà tôi tích từ bé đến giờ mới khuyên được ông bà thôi ý định. Gia đình tôi là một gia đình nông thôn chính hiệu, khá là thiếu thốn. Bố tôi làm nghề chạy xe còn mẹ tôi thì làm ruộng, tất cả thu nhập của gia đình chắp vá thì chỉ đủ cho bốn anh em tôi có thể ăn học đàng hoàng còn lại không có dư, vậy nên trong mười tám năm cuộc đời căn nhà của tôi cũng chẳng được thay mới hay nâng cấp lại, nó tích đầy những dấu vết của năm tháng: Rêu xanh, vết nứt, ẩm móc, trời mưa thì sẽ thấm dột. Ọp ẹp như thế nhưng chính nó đã che chở và là chốn về an tâm và hạnh phúc nhất cho tôi. Ngày ba mươi tháng tám là một ngày khá đặc biệt, bạn biết vì sao không? Vì đó là ngày mà tôi chào tạm biệt nơi đã gắn bó với tôi từ lúc cất tiếng khóc chào đời để đi đến nơi quyết định tương lại sau này của tôi. Tôi lên chuyến xe Châu Tịnh và đi với bố ra Hà Nội nhập học, không biết có phải cảm nhận được tâm trạng đang khắc khoải trong tôi không mà trời lúc ấy cũng giống như bây giờ: Se se lạnh và mưa rả rích. Tôi là một người mắc chứng say xe nghiêm trọng, có khi chỉ ngửi mùi xe khách chạy qua thôi cũng khiến tôi nôn thóc nôn tháo và đau đầu không chịu được. Ấy vậy mà ngày hôm ấy, từ lúc lên xe cho đến khi xuống và rời khỏi bến, tôi chẳng thể ngủ hay cảm thấy đau đầu như thường lệ mà mắt tôi vẫn đăm đăm nhìn thông qua ô kính cửa xe để lưu giữ những hình ảnh quen thuộc của quê nhà trước khi ra thành phố lớn. Như bao bạn tân sinh viên khác, khi chắc chắn sẽ dành bốn năm thanh xuân ở thành phố này tôi đã cùng một số bạn quen sơ tìm nhà trọ, sau khi xuống xe tôi đã cùng bố đi thẳng đến nhà trọ đã thuê trước đó. Kỉ niệm đầu tiên của tôi khi ra Hà Nội là sự chờ đợi, chờ chủ nhà ra mở cổng, chờ chủ nhà dọn phòng, chờ xe buýt và cuối cùng là chờ nhập học. Tất cả mọi thứ đều khó khăn và mệt mỏi nhưng lúc ấy tôi lại thấy bình thường chắc bởi vì có bố hay chăng? Thật đúng là vì thế, xa quê mới biết quê hương có gì, xa cha xa mẹ mới biết gia đình là trên. Bố đã đi cùng tôi cả mười chuyến đi qua lại trong thành phố đông đúc khói bụi chỉ trong một buổi sáng. Từ bến xe lại trọ bố đã vác hai va li hành lí lên tầng bốn, dọn lại căn phòng đầy gián và chuột, mua giường và sắm đồ dùng mới cho tôi. Cả đêm và buổi sáng ấy bố chẳng có gì trong bụng, bố tôi là một người bị đau dạ dày đã lâu năm nhưng vì con mà vất vả lăn lộn nửa cuộc đời, chiếc bánh mì bố lấy ở trên xe khách còn cất trong túi ngực để rồi khi cần bố lấy ra nhường phần con. Vào giây phút ấy, tôi thấy lòng mình thắt lại và lệ nống quanh mi, nếu được tôi sẽ không đi với bố, tôi sẽ ra nhập học một mình vì tôi không muốn bố phải mệt mỏi và lo lắng như vậy. Sau khoảng thời gian chờ đợi nhập học tôi và bố đã cùng nhau dạo xem xung quanh trường có những gì, trong tiết trời rả rích mưa phùn, bố lấy tay che đầu tôi, tay còn lại cầm bộ áo được chào bán trước chợ nhà xanh lên ngắm nghía rồi bố bảo "gái bố mặc bộ này lên đẹp lắm". Nửa cuộc đời của bố bôn ba đó đây, bố đi làm thuê từ năm lên tám đến năm mươi tuổi cũng đang vất vả lo toan. Những trải nghiệm ấy bố còn nhớ như in, có nhiều kí ức hạnh phúc vui vẻ nhưng nhiều hơn là những tủi nhục và đắng cay vì phải lo cơm áo gạo tiền, gánh trên vai trách nhiệm anh cả. Đã quá nhiều lần bố ước, giá như ông bà không mất sớm, giá như bố được ăn học đầy đủ thì bây giờ cuộc đời bố đã khác, bố sẽ không cần nghe những lời nói cay nghiệt là "thằng này mất cha" "nó có mẹ dạy đâu mà" "đứa mất học". Phải chăng vì vậy mà, bố lại quyết tâm dù bằng gì mất gì cũng phải lo cho con ăn học đầy đủ. Nhìn bố cay đỏ mắt vì khói bụi thành phố, bàn tay sần sùi gân xanh và xám xịt vì mưu sinh, người đã gầy nhom và lưng còng đi quá nửa, đủ cong để tôi có thế thấy rõ trên đầu bố đã xỏa đầy những lốm bạc màu vẫn cười rất tươi và hỏi tôi "thèm gì bố mua" khiến tôi trực trào nước mắt. Chiều cùng ngày, bố lên xe về lại quê nhìn bố rời đi mà tôi thấy lòng mình hụt hẵng, dường như thành phố vắng lặng ban đầu giờ đây đã trở nên nhộn nhịp thấy lạ, người đi kẻ lại ồn ào nhốn nháo khiến tâm hồn người ta đối lập rõ nét hơn. Vào giây phút đó, tôi thấy cô đơn và sợ hãi thành phố mới này. Thời gian quay trở lại hiện tại, tôi đã dần quen với thành phố mới, quen thêm nhiều bạn và cũng có những kí ức đáng nhớ ở đây. Tôi cũng đã chuyển ra khỏi căn trọ hôm đó và đến một căn trọ ở căn ngõ thoáng đãng, ít ồn ào nhốn nháo hơn. Dù đôi khi bận học và công việc cá nhân nhưng khi đứng trước ô cửa sổ nhìn mưa rơi, tôi lại nhớ lại những kỉ niểm ngày ấy, vào một buổi chiều mưa rơi gió se lạnh, bên rổ khoai và lạc đã luộc sẵn gia đình tôi quay quần bên nhau trò truyện, bố sẽ bảo với anh em chúng tôi rằng: "Cuộc đời của bố bán sức ăn dần, bố luôn tin rằng cuộc đời cho ta nụ hoa không nở rộ thì ta ươm lấy mầm, giờ sức bố cũng đã hèn các con phải chăm học và học thật giỏi để có tương lai rộng mở hơn, đừng như bố" Hết.