Review Truyện Phong Thần Diễn Nghĩa - Hứa Trọng Lâm

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Yeuemmaimai, 20 Tháng tư 2024.

  1. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    [​IMG]

    Phong Thần Diễn Nghĩa

    Tác giả: Hứa Trọng Lâm

    Reviewer: Yêuemmaimai


    ***

    Tác giả của truyện phong thần diễn nghĩa được cho là Hứa Trọng Lâm, nội dung của truyện là về thần thoại Trung Quốc, thần tiên, yêu quái giống truyện Tây Du Ký. Nhưng ngôn ngữ dễ hiểu, bình dân hơn Tây Du Ký. Và kém nổi tiếng hơn Tây Du Ký.

    Do truyện phong thần diễn nghĩa có nội dung về thần tiên, yêu quái giống truyện Tây Du Ký. Nên 1 số nhân vật trong Tây Du Ký cũng xuất hiện trong phong thần diễn nghĩa. Tây Du Ký nổi tiếng hơn phong thần diễn nghĩa nhiều do Tây Du Ký có lối hành văn mạch lạc hơn, tác giả Tây Du Ký sử dụng nhiều điển tích hơn phong thần diễn nghĩa và Tây Du Ký cũng có nhiều ẩn nghĩa hơn phong thần diễn nghĩa nên mấy trăm nay. Nhiều người yêu thích và tìm hiểu Tây Du Ký, cũng do sự nổi tiếng của phim Tây Du Ký bản 1986. Trong đấy Lục Tiểu Linh Đồng đóng Tôn Ngộ Không.

    Nội dung của truyện phong thần diễn nghĩa là dựa trên lịch sử Trung Quốc thời Thương - Chu. Vào giai đoạn của vua Trụ Vương, nhưng truyện lại nói nhiều các thần tiên, yêu quái của thần thoại Trung Quốc và đạo giáo. Nên 1 số nhân vật trong Tây Du Ký cũng xuất hiện trong phong thần diễn nghĩa như Lý Tĩnh, Dương Tiễn, 3 anh em Na Tra, Lôi Chấn Tử.

    Truyện phong thần diễn nghĩa thì về mặt lịch sử nói về thời Trụ Vương, vị vua cuối cùng của nhà Thương. Và quá trình vua Chu Vũ Vương lật đổ vua Trụ Vương do Trụ Vương từng bắt giam bố Chu Vũ Vương và giết anh ruột Chu Vũ Vương là bá ất khảo đem thịt làm nhân bánh cho bố Chu Vũ Vương ăn. Nên Chu Vũ Vương mới lật đổ Trụ Vương để trả thù.

    Song song đấy truyện cũng giải thích nguồn gốc của các thần tiên của đạo giáo và các Phật, bồ tát của Phật giáo. Nhưng truyện lại lấy tư tưởng đạo giáo làm chủ đạo.

    Nói chung, truyện phong thần diễn nghĩa nói về việc vua Chu Vũ Vương lật đổ Trụ Vương và hình thành của nhà Chu, cũng giải thích nguồn gốc của các thần tiên của đạo giáo và nguồn gốc của các Phật, bồ tát của Phật giáo. Và sự đối đầu của xiển giáo với 2 giáo chủ đứng đầu là Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân với Triệt giáo. Đứng đầu là Thông Thiên giáo chủ, 3 ông này là dựa trên Tam Thanh của đạo giáo. Trong đấy lấy tư tưởng của đạo giáo làm chủ đạo.

    Nhưng cũng đừng có nhầm lẫn truyện đề cao, ca ngợi đạo giáo. Bởi em đọc truyện cảm giác ông Hứa Trọng Lâm ghét và chửi đạo giáo và giới đạo sĩ trong truyện rất nhiều, tất nhiên là chửi ẩn ý chứ không chửi thẳng. Do đạo giáo cũng là tôn giáo lớn và được nhiều người theo ở Trung Quốc, nên ông Hứa Trọng Lâm không thể chửi thẳng được.

    Do truyện phong thần diễn nghĩa lấy bối cảnh là cuối Thương - Đầu Chu nên truyện sẽ có sự xuất hiện của 1 số nhân vật lịch sử có thật của giai đoạn này. Truyện bên cạnh chửi rủa đạo giáo và giới đạo sĩ, thì cũng đề cao thiên mệnh và số phận. Qua đấy tác giả Hứa Trọng Lâm muốn nói rằng con người hay sự kiện hay sự việc xảy ra đều do số phận quyết định, con người chỉ có thể tuân theo và chấp nhận. Không thể làm trái.

    Truyện cũng phê phán bản chất tàn bạo, biến chất của giai cấp thống trị trong đấy người đứng đầu là Trụ Vương cùng 3 con yêu quái ở lăng Hiên Viên hoàng đế. 3 con yêu quái này tuân theo lệnh của Nữ Oa nương nương xuống trần gian kéo Trụ Vương vào ăn chơi sa đọa, làm Trụ Vương biến chất mà mất nước. Nữ Oa nương nương làm vậy do đầu câu chuyện, Trụ Vương từng làm thơ tán tỉnh, trêu chọc Nữ Oa ở trong 1 lần Trụ Vương đến miếu Nữ Oa thắp hương nhân dịp sinh nhật bà.

    Truyện cũng phê phán, và miêu tả bản chất tàn bạo, hoang dâm vô độ của giai cấp thống trị lúc bấy giờ mà đứng đầu là Trụ Vương, cùng 3 con yêu quái ở lăng Hiên Viên hoàng đế và bọn gian thần độc ác đã kéo Trụ Vương vào những cuộc vui chơi sa đọa. Bên cạnh đấy truyện cũng miêu tả những cách chơi, cách hưởng thành quả cuộc sống xa hoa, trụy lạc của giai cấp thống trị đương thời như tửu trì, nhục lâm. Nghĩa là rừng thịt nướng, hồ rượu, lầu trích tinh cùng những hình phạt kinh hoàng mà Trụ Vương và Đắc Kỷ (Sủng phi của Trụ Vương, 1 trong 3 con yêu quái ở lăng Hiên Viên hoàng đế) như bào lạc, hố rắn độc, lăng trì dùng để trừng trị kẻ thù hay những kẻ phản đối Trụ Vương. Hay chỉ đơn giản, Trụ Vương và 3 con yêu quái ở lăng Hiên Viên hoàng đế muốn giết người chỉ để cho vui.

    Qua đấy, tác giả Hứa Trọng Lâm cho rằng thủ phạm khiến nhà Thương mất nước bên cạnh sự tàn bạo, độc ác bất nhân và tính cách hoang dâm vô độ của Trụ Vương. Cũng do Đắc Kỷ, người mà Trụ Vương yêu nhất với bọn gian thần kế bên Trụ Vương đã kéo theo Trụ Vương vào những cuộc ăn chơi sa đọa, trụy lạc.

    Theo ý kiến cá nhân của em, mặc dù phong thần diễn nghĩa nói chuyện thần tiên, yêu quái như Tây Du Ký. Truyện cũng không có nhiều ẩn ý như Tây Du Ký, và văn phong bình dân hơn Tây Du Ký. Nhiều thần tiên trong Tây Du Ký cũng xuất hiện trong phong thần diễn nghĩa như Thái Thượng Lão Quân, thái ất chân nhân, Nam Cực tiên ông, 4 cha con Na Tra, Dương Tiễn..

    Nhưng đối với em, phong thần diễn nghĩa hay hơn Tây Du Ký.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng năm 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Và còn 1 điều nữa, nhiều người nói phong thần diễn nghĩa ra đời sau truyện Tây Du Ký. Thì em nói luôn, đấy toàn là những câu nói nhảm. Bởi trên wikipedia, phong thần diễn nghĩa được xuất bản vào khoảng năm năm 1567 hay năm 1619 Dương lịch.

    Còn Tây Du Ký được xuất bản vào năm 1592 Dương lịch, tức là 2 tác phẩm ra đời cùng khoảng thời gian với nhau. Mà có khi phong thần diễn nghĩa ra đời sớm hơn Tây Du Ký.
     
    chiqudollNgọc Thiền Sầu thích bài này.
  4. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Thật ra mặc dù nhờ có bộ truyện phong thần diễn nghĩa này em trở nên thích đạo giáo và em thích đọc truyện này nhưng em cũng không thích tác giả truyện phong thần diễn nghĩa này cho lắm.

    Bởi ông Hứa Trọng Lâm bôi bác đạo giáo quá.
     
    chiqudoll thích bài này.
  5. Yeuemmaimai

    Bài viết:
    315
    Hôm nay em nói thật, em thích đọc phong thần diễn nghĩa hơn Tây Du Ký. Bởi vì, Khổng Tuyên trong truyện phong thần diễn nghĩa là nhân vật văn học em khâm phục nhất.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...