Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn-đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. Câu hỏi Câu 1: Viết về trăng, ở hai khổ thơ đầu, Nguyễn Duy dùng từ "tri kỉ", "tình nghĩa" nhưng đến khổ thơ thứ 3, tác giả dùng từ "người dưng". Em hãy lí giải điều đó? Câu 2: So sánh hình tượng vầng trăng trong 3 tác phẩm "Ánh trăng", "Đoàn thuyền đánh cá" và "Đồng chí" Câu 3: Tình huống "Thình lình đèn điện tắt có vai trò, ý nghĩa gì? Câu 4: Tại sao trong bài thơ có 5 lần tác giả nhắc đến hình ảnh vầng trăng nhưng chỉ có một lần duy nhất nhắc đến" ánh trăng "mà nhan đề của bài thơ là" Ánh trăng "? Câu 5: Hình thức ngôn ngữ ở khổ thơ thứ năm là gì? Tại sao em xác định được? Câu 6: Tại sao cả bài thơ chỉ có một dấu chấm? Câu 7: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và theo em, hoàn cảnh sáng tác đó có tác động như thế nào? Câu 8: Theo em, việc lặp lại hình ảnh" vầng trăng tròn "có ý nghĩa gì? Câu 9: Có thể viết câu thơ" Ngửa mặt lên nhìn mặt "thành" Ngửa mặt lên nhìn trăng "không? Vì sao? Câu 10: Chỉ ra yếu tố tự sự kết hợp yếu tố trữ tình trong bài thơ. Câu 11: Em hiểu" giật mình "ở đây là gì? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cái" giật mình "ấy của nhân vật trữ tình? Câu 12: Từ láy" rưng rưng "trong câu thơ" có cái gì rưng rưng "cho em hiểu gì về cảm xúc của nhân vật trữ tình? Câu 13: Chép lại hai câu thơ trong bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở cũng thể hiện sự đối diện của con người với vầng trăng. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Câu 14: Bài thơ" Ánh trăng "gợi nhắc thái độ sống nào ở người đọc? Hãy tìm câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với chủ đề của bài thơ? Câu 15: Vì sao nhà thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu khổ? Gợi ý trả lời Câu 1: Viết về trăng, ở hai khổ thơ đầu, Nguyễn Duy dùng từ" tri kỉ "," tình nghĩa "nhưng đến khổ thơ thứ 3, tác giả dùng từ" người dưng ". Em hãy lí giải điều đó? - Trong quá khứ, con người gần gũi, gắn bó thân thiết với thiên nhiên, coi trăng như người bạn. - Hiện tại, con người dường như lãng quên vầng trăng, quên đi một thời quá khứ từng trải, ngụp lặn dưới ánh trăng mát lành của quê hương. Giờ đây, vầng trăng chỉ còn là dĩ vãng. Câu 2: So sánh hình tượng vầng trăng trong 3 tác phẩm" Ánh trăng "," Đoàn thuyền đánh cá "và" Đồng chí " * Giống: Đó đều là vẻ đẹp dịu mát, vĩnh hằng của tự nhiên, khơi gợi nhiều cảm xúc cho con người. * Khác: -" Đoàn thuyền đánh cá ": Thể hiện tâm hồn lãng mạn của ngư dân, nhịp lao động khẩn trương, tấp nập của miền Bắc trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa. -" Đồng chí ": Là biểu tượng của tâm hồn lãng mạn, tràn đầy mộng mơ và ý chí chiến đấu của người lính -" Ánh trăng ": Tượng trưng cho quá khứ, thiên nhiên nghĩa tình, thủy chung, vẹn nguyên. Câu 3: Tình huống" Thình lình đèn điện tắt có vai trò, ý nghĩa gì? Tình huống ấy có vai trò tạo bước ngoặt trong mạch cảm xúc để tác giả bộc lộ chủ đề của tác phẩm; gợi nhắc đạo lí uống nước nhớ nguồn, sống ân tình, thủy chung. Nếu không có tình huống này, con người sẽ trượt dài trong sự lãng quên, vô tình, thờ ơ. Tình huống tạo ra sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối khiến con người nhận ra sự bạc bẽo, vô tâm của mình. Câu 4: Tại sao trong bài thơ có 5 lần tác giả nhắc đến hình ảnh vầng trăng nhưng chỉ có một lần duy nhất nhắc đến "ánh trăng" mà nhan đề của bài thơ là "Ánh trăng"? Vì vầng trăng là hình, ánh trăng là hồn cốt; vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, thủy chung, ánh trăng là ánh sáng triết lí của cuộc sống, tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, bất biến của thiên nhiên, là ánh sáng dịu mát có thể len lỏi vào nơi khuất tối trong tâm hồn con người, khiến con người trăn trở, nhfin lại về cách sống. Đề rồi từ đó mỗi người tự hoàn thiện bản thân, sống đúng với đạo lí uống nước nhớ nguồn, sống ân tình, thủy chung cùng quá khứ. Câu 5: Hình thức ngôn ngữ ở khổ thơ thứ năm là gì? Tại sao em xác định được? - Là hình thức độc thoại nội tâm - Vì đó là những lời ân hận, sám hối của nhà thơ vì đã quên lãng vầng trăng. Con người trăn trở, suy nghĩ khi nhìn thấy vầng trăng. Điều đó càng làm nổi bật cảm xúc của con người và những suy ngẫm, triết lí được gợi ra từ hình tượng vầng trăng. Câu 6: Tại sao cả bài thơ chỉ có một dấu chấm? Vì đó là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, nhằm tạo sự liền mạch về cảm xúc, cảm xúc xuyên suốt bài thơ không bị đứt đoạn. Câu 7: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và theo em, hoàn cảnh sáng tác đó có tác động như thế nào? - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, được in trong tập "Ánh trăng" - Năm 1978, ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, nhân vật trữ tình đã quên đi một phần quá khứ - một thời gian khổ, đau thương của dân tộc. Hoàn cảnh sáng tác nhắc nhở về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên mộc mạc, giản dị; gợi nhắc về đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Câu 8: Theo em, việc lặp lại hình ảnh "vầng trăng tròn" có ý nghĩa gì? Theo em, việc đó để nhấn mạnh hình ảnh "trăng" là biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, thủy chung của thiên nhiên, quá khứ dù con người đổi thay, vô tình. Trăng là biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi của thiên nhiên, quá khứ. Câu 9: Có thể viết câu thơ "Ngửa mặt lên nhìn mặt" thành "Ngửa mặt lên nhìn trăng" không? Vì sao? - Không thể - Vì từ "mặt" là từ nhiều nghĩa tạo sự đa dạng nghĩa của ý thơ. Thi nhân đối diện với vầng trăng - người bạn tri kỉ mình đã lãng quên, vầng trăng đối diện với con người hay nói cách khác là quá khứ đối diện với hiện tại. Đối diện với trăng, nhà thơ là thức tỉnh tình cảm, lương tâm của con người: Như nhìn thấy cả mặt trong đó và tự vấn lương tâm, hổ thẹn về sự thay đổi của mình. Câu 10: Chỉ ra yếu tố tự sự kết hợp yếu tố trữ tình trong bài thơ. - Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ, một lời tâm tình được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm hứng trữ tình của nhà thơ theo mạch tự sự đó. Ở quãng thời gian quá khứ đã có một sự biến đổi, một sự thực đáng chú ý. - Trong dòng diễn biến thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Câu 11: Em hiểu "giật mình" ở đây là gì? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cái "giật mình" ấy của nhân vật trữ tình? - "Giật mình" ở đây là sự thức tỉnh lương tâm, thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn, giật mình để không chìm vào lãng quên, để không đánh mất quá khứ. - Là vì sự im lặng của vầng trăng như muốn nói rằng con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn vẹn nguyên, bất diệt. Câu 12: Từ láy "rưng rưng" trong câu thơ "có cái gì rưng rưng" cho em hiểu gì về cảm xúc của nhân vật trữ tình? "Rưng rưng" gợi tả nỗi xúc động nghẹn ngào của thi sĩ khi những kỉ niệm ngày tưởng bị chôn vùi nay lại ùa về đánh thức tâm hồn người. Câu 13: Chép lại hai câu thơ trong bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở cũng thể hiện sự đối diện của con người với vầng trăng. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Đó là hai câu thơ "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia." Bài thơ "Vọng nguyệt" của Hồ Chí Minh Câu 14: Bài thơ "Ánh trăng" gợi nhắc thái độ sống nào ở người đọc? Hãy tìm câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với chủ đề của bài thơ? - Thái độ sống biết ơn, trân trọng, sống ân tình, thủy chung cùng quá khứ - Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn Câu 15: Vì sao nhà thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu khổ? Vì toàn bài thơ là một chặng cảm xúc. Cảm xúc ấy không để quy tắc ngăn cản, cứ thế ùa về trong tâm trí nhân vật trữ tình.