Đề đọc hiểu: Lần thâu gió mát trăng thanh - Kiều gặp Từ Hải, trích Truyện Kiều - Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 6 Tháng tư 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề đọc hiểu Ngữ văn 10: Kiều gặp Từ Hải - Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du

    ĐỀ 1

    Sau khi thoát khỏi tay Hoạn Thư, Kiều rơi vào tay Bạc bà, Bạc Hạnh cũng là phường buôn thịt bán người. Nàng bị chúng bán vào lầu xanh lần thứ hai. Trong tận cùng đau khổ, tuyệt vọng, Từ Hải bỗng dưng "vụt đến như một ngôi sao lạ chiếu sáng một đoạn đời nàng" (Hoài Thanh), chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, hai người nên duyên chồng vợ.

    Hình tượng Từ Hải - con người dám đạp bằng mọi trật tự xã hội bất công đương thời - đã tạo nội dung phong phú sâu xa của Truyện Kiều so với tất cả các truyện thơ nôm khác ở chủ đề tự do và công lý chính nghĩa. Chân dung người anh hùng này được Nguyễn Du miêu tả thật là trang trọng, đầy oai phong lẫm liệt trong đoạn "Kiều gặp Từ Hải" - khác hẳn với Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân (nho sinh thi hỏng, kẻ cướp...).

    Hãy ôn tập lại những kiến thức liên quan đến đoạn trích này qua bài tập đọc hiểu sau:

    Câu hỏi đọc hiểu

    Đọc đoạn trích sau:

    Lần thâu gió mát trăng thanh

    Bỗng đâu có khách biên đình[1] sang chơi

    Râu hùm, hàm én, mày ngài[2]

    Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

    Đường đường một đấng anh hào[3]

    Côn quyền[4] hơn sức, lược thao[5] gồm tài

    Đội trời đạp đất ở đời

    Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông[6]

    Giang hồ quen thói vẫy vùng

    Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo[7]

    Qua chơi thấy tiếng nàng Kiều

    Tấm lòng nhi nữ[8] cũng xiêu anh hùng

    Thiếp danh đưa đến lầu hồng[9]

    Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa...

    (Trích "Truyện Kiều" – Nguyễn Du)

    Chú thích: [1] Nơi biên ải xa xôi; [2] Tướng mạo của người anh hùng: râu dữ như râu hùm, hàm mở rộng như chim én, mày cong và to như con tằm; [3] Anh hùng hào kiệt; [4] Côn: món võ đánh bằng gậy; quyền: món võ đánh bằng tay; [5] Mưu lược về các dùng binh, do chữ "Lục thao, Tam lược" là hai pho binh thư đời xưa mà ra; [6] Chỉ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ở về phía đông sông Việt, nên gọi là Việt Đông; [7] Hoàng Sào, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa đời Đường, có câu thơ: "Bán kiên cung kiếm băng thiên túng, Nhất trạo giang sơn tận địa duy" (Chỉ nửa vai cung kiếm mà tung hoành khắp cả gầm trời, Chỉ một mái chèo mà đi khắp cả non sông);[8] Chỉ người đẹp;[9] Do chữ hồng lâu.

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, 02 phương thức biểu đạt của đoạn trích.

    Câu 2. Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?

    Câu 3. Tìm trong đoạn trích các từ ngữ miêu tả:

    - Vẻ ngoài của Từ Hải:

    - Tài năng của Từ Hải:

    - Chí khí của Từ Hải:

    Câu 4. Qua đoạn trích, em có cảm nhận như thế nào về nhân vật Từ Hải?

    Câu 5. Chỉ ra 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ sau và nêu tác dụng:

    - Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao;

    - Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài;

    - Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

    Câu 6. Hãy chỉ ra điểm thống nhất trong cách miêu tả của Nguyễn Du về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích này và đoạn trích "Chí khí anh hùng" đã học. Qua đó em thấy quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng là như thế nào?

    [​IMG]

    Hướng dẫn học bài

    Câu 1.

    Thể thơ: lục bát;

    Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật;

    02 phương thức biểu đạt của đoạn trích: tự sự, miêu tả (hoặc biểu cảm)

    Câu 2. Đoạn trích trên kể lại sự việc Từ Hải đến lầu xanh, gặp gỡ Thúy Kiều rồi đem lòng yêu mến nàng.

    Câu 3. Các từ ngữ miêu tả:

    - Vẻ ngoài của Từ Hải: râu hùm, hàm én, mày ngài, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

    - Tài năng của Từ Hải: côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài

    - Chí khí của Từ Hải: đội trời đạp đất, quen thói vẫy vùng, gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

    Câu 4. Qua đoạn trích, ta thấy nhân vật Từ Hải là người không chỉ có vẻ bề ngoài phương phi, khác thường mà còn lag người giỏi võ công, có tài thao lược; đặc biệt, ở Từ Hải có chí khí của một người anh hùng: chí lớn vẫy vùng trong thiên hạ.

    Câu 5. 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ sau và nên tác dụng:

    Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao;

    Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài;

    Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

    - Phép cường điệu, phóng đại: vai năm tấc, thân mười thước...

    - Phép đối:

    Vai năm tấc rộng >< thân mười thước cao;

    Côn quyền hơn sức >< lược thao gồm tài;

    Gươm đàn nửa gánh >< non sông một chèo.

    Tác dụng:

    - Góp phần tô đậm vẻ đẹp cả về vóc dáng, phẩm chất và tài năng của người anh hùng Từ Hải;

    - Tạo nhịp điệu, nhạc điệu, tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 6.

    - Điểm thống nhất trong cách miêu tả của Nguyễn Du về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích này và đoạn trích "Chí khí anh hùng":

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài viết để đọc nội dung ẩn nha!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    - Quan niệm của Nguyễn Du về người anh hùng:

    + Người anh hùng là người có phẩm chất và chí khí phi thường;

    + Người anh hùng là người có khát vọng làm lên sự nghiệp lớn.

    Xem tiếp bên dưới..
     
    kyubipa, jhjjn, Hồng Xuyên76 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng mười một 2024
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 2

    Câu 1: Theo đoạn trích, "khách biên đình" là ai, có ngoại hình như thế nào?

    Câu 2: Từ Hải có những phẩm chất gì đặc biệt để được gọi là "anh hào"?

    Câu 3: Hình ảnh "đội trời đạp đất" trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?

    Câu 4: Vì sao Từ Hải cảm thấy xiêu lòng trước nàng Kiều?

    Câu 5: Cụm từ "giang hồ quen thói vẫy vùng" cho thấy điều gì về Từ Hải?

    Câu 6: Hình ảnh "gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo" nói lên điều gì về tính cách của Từ Hải?

    Câu 7: Đoạn Kiều gặp Từ Hải thể hiện thái độ, tình cảm gì của Nguyễn Du dành cho nhân vật Từ Hải?

    Câu 8: Viết đoạn văn 200 chữ cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Kiều gặp Từ Hải

    Gợi ý:

    Câu 1:
    Khách biên đình là Từ Hải, một người có ngoại hình dũng mãnh với "râu hùm, hàm én, mày ngài," vai rộng năm tấc và thân cao mười thước. Ông hiện lên như một anh hùng hào kiệt, mạnh mẽ và phi thường.

    Câu 2: Từ Hải có những phẩm chất:

    Từ Hải là một người có sức mạnh và tài năng vượt trội, "côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài," đồng thời sống tự do và mạnh mẽ với lối sống "đội trời đạp đất." Những phẩm chất này làm ông nổi bật như một đấng anh hùng xuất chúng.

    Câu 3: Hình ảnh "Đội trời đạp đất" là hình ảnh tượng trưng cho tinh thần tự do, khí phách kiêu hùng và ý chí mạnh mẽ của Từ Hải. Nó thể hiện tính cách phóng khoáng, không chịu ràng buộc của ông.

    Câu 4:

    Từ Hải cảm thấy xiêu lòng trước Kiều vì khi nghe tiếng Kiều, lòng anh hùng của ông rung động trước "tấm lòng nhi nữ" của nàng. Ông bị thu hút bởi vẻ đẹp và sự duyên dáng của Kiều, nảy sinh cảm xúc ngưỡng mộ.

    Câu 5:

    Cụm từ "giang hồ quen thói vẫy vùng" cho thấy Từ Hải là một người sống trong giới giang hồ, quen tự do, thích phiêu bạt và không chịu sự trói buộc của lễ giáo hay luật lệ. Ông có lối sống tự tại, thích hành động và khát vọng lớn lao.

    Câu 6:

    Hình ảnh này thể hiện Từ Hải là một người đa tài, vừa biết dùng võ (gươm) vừa hiểu nghệ thuật (đàn). Ông cũng là người có hoài bão lớn lao, mang trong mình lý tưởng chinh phục non sông, thể hiện rõ khí chất của một bậc anh hùng.

    Câu 7:

    Trong đoạn Kiều gặp Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện thái độ ngưỡng mộ và trân trọng đối với nhân vật Từ Hải. Từ Hải được khắc họa như một người hùng, có tấm lòng rộng lớn và tinh thần dũng cảm. Mối quan hệ giữa Kiều và Từ Hải không chỉ là tình yêu mà còn mang ý nghĩa về sự tri âm, tri kỷ.

    Nguyễn Du cũng phản ánh nỗi đau và sự bi kịch trong số phận của Kiều, khi nàng gặp Từ Hải nhưng vẫn phải đối mặt với những thử thách và định mệnh nghiệt ngã. Điều này tạo nên một không gian đầy cảm xúc, cho thấy sự khao khát tự do và hạnh phúc của con người trong cuộc đời đầy bất công. Từ Hải trở thành biểu tượng của lý tưởng và sự khát vọng, đồng thời cũng là một phần trong bi kịch của Kiều.

    Câu 8: Trong đoạn trích Kiều gặp Từ Hải, nhân vật Từ Hải hiện lên với vẻ đẹp mạnh mẽ và uy phong, làm say đắm lòng người. Anh không chỉ là một vị anh hùng với tài năng xuất chúng mà còn mang trong mình tinh thần tự do, khát khao sống mãnh liệt. Từ Hải được mô tả với hình ảnh "Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao/ Đường đường một đấng anh hào.." thể hiện sự dũng cảm, quyết đoán và khí phách hiên ngang. Sự xuất hiện của anh mang đến cho Kiều niềm hy vọng và một hướng đi mới trong cuộc sống đầy bi kịch của nàng. Tuy nhiên, vẻ đẹp của Từ Hải không chỉ dừng lại ở sự mạnh mẽ. Anh còn là người có tâm hồn cao đẹp, luôn sẵn lòng bảo vệ và che chở cho Kiều. Tình cảm giữa họ là sự tri âm, tri kỷ, mang theo ước vọng về tự do và hạnh phúc. Nhưng bi kịch càng thêm sâu sắc khi số phận định sẵn khiến họ không thể bên nhau. Từ Hải trở thành biểu tượng của lý tưởng sống và khát vọng tự do, đồng thời cũng là một phần trong nỗi đau và bi kịch của Kiều, làm nổi bật chiều sâu tâm hồn của nhân vật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng mười một 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...