Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba? Để tiếp tục chương trình, mình xin gửi đến các bạn một câu hỏi thú vị Theo các bạn, tại sao khi càng có áp lực, con người chúng ta thường có xu hướng làm tốt hơn? Chắc hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng đã ít nhiều trải qua những áp lực trong công việc, những deadline dồn dập. Vậy nhưng có ai nhận ra rằng khi deadline càng gần, chúng ta thường hoàn thành công việc tốt và nhanh hơn không? Nếu có thì lý do là vì đâu? Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên like, đánh giá 5 sao cho câu hỏi cũng như gameshow nhé
Thấy không ai đáp, thôi thì Mèo nhảy vô nói vài lời vậy. Sở dĩ khi chúng ta bị dí sát đích thì thường sẽ làm tốt hơn bởi vì do tâm lý "sợ hãi" của chúng ta. Nói thế này nhé! Giả sử bình thường chúng ta chạy bộ hay học một tiết thể dục, giáo viên bắt chạy bộ, chúng ta thường chạy rất chậm thậm chí có chạy nhanh thì chỉ một chút là mệt rồi. Tuy nhiên, khi chúng ta bị con gì đó hay thứ gì đó đáng sợ rượt đuổi thì đột nhiên "nội lực" ở đâu nó bùng phát lên, đột nhiên chạy rất nhanh và còn liều mạng mà chạy nữa. Lúc đó suy nghĩ duy nhất trong đầu chúng ta chính là "làm sao để thoát khỏi nó". Đấy! Cho nên thực tế thì trong người chúng ta luôn có một "tiềm lực ẩn giấu" mà bình thường do nó ẩn sâu quá nên bị chìm nghỉm. Và khi bị một điều gì đó tác dộng thì nó tự động sẽ nổi lên, làm cho các dây thần kinh hoạt động hét công suất. Vậy là thành công chứ sao? ^^ Nhưng mà nói thật, lâu lâu dí một lần thì còn chịu nỗi chứ mà dí liẻn tục 24/24 thì thần kinh quả thật không chịu nỗi. Dây nó căng quá thì đứt là chuyện hẳn nhiên. He he Một câu trả lời vui thôi! Cảm ơn vì đã đọc.
Mình đã từng thể nghiệm việc áp lực áp lực khiến con người ta làm tốt hơn. Chuyện là hồi đại học giảng viên có giao bài tập giữa kì làm ở nhà, mình nhớ nhầm ngày nộp, Vẫn là kiểu nước đến chân mới nhảy nên mình cũng cứ tà tà chờ đến gần ngày nộp rồi bắt đầu làm. Tối hôm đó tự nhiên nghe mấy đứa trong lớp nhắc sáng mai nộp bài cho thầy mình mới tá hỏa lên vội vàng đọc tài liệu định làm xuyên đêm cho kịp. Ai dè đến 12h đêm thì mắt mở không nổi thế là đánh liều đi ngủ, để đồng hồ 3h sáng dậy làm tiếp. Ngủ được 3 tiếng đồng hồ tự nhiên đầu óc tỉnh táo lạ thường, mình viết một mạch đến 5h sáng rồi leo lên giường ngủ tiếp 1 tiếng nữa mới dậy đi học. Kết quả cũng khá OK, không phải điểm cao nhất nhưng cũng đạt yêu cầu. Hú hồn chim én. Khi nghĩ đến áp lực thường người ta nghĩ đến khía cạnh tiêu cực vì áp lực khiến tâm lí con người căng thẳng, cảm thấy mêt mỏi với công việc đó, thấy chán nản thậm chí muốn bỏ cuộc Nhưng nhiều lúc áp lực sẽ trở thành động lực khi chúng ta không có sự lựa chọn khác là buộc phải hoàn thành công việc nếu không hậu quả chúng ta không thể gánh vác. Giống như việc bạn bị chó dữ rượt theo thì bạn muốn đứng yên để bị cắn hay muốn chạy thục mạng để thoát khỏi nó. Áp lực chỉ giúp cho công việc của chúng ta được giải quyết nhanh và tốt hơn nếu như trước đó bạn đã có sự chuẩn bị nhất định. Không ai có thể giải quyết công việc ngay lập tức với 1 cái đầu rỗng tuếch, lúc đó áp lực sẽ trở nên nặng nề hơn chứ không hề là động lực vì dù có hoàn thành công việc thì nó cũng chỉ ở mức tạm được, có cái để mà nộp. Có người rất thích chạy deadline vì cảm giác đó rất kích thích, họ muốn thử thách và tôi luyện bản thân. Thực ra gặp nhiều áp lực sẽ giúp con người ta rút ra nhiều kinh nghiệm, có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề nhanh hơn hoặc có 1 ý tưởng nào đó lóe sáng trong khoảnh khắc bị dồn ép. Chắc chắn là nếu cùng một lúc phải chịu quá nhiều áp lực thì mọi thứ sẽ biến thành một mớ bòng bong mà bạn không biết gỡ từ nút nào. Vì thế đừng để nhiều áp lực đè lên mình cùng lúc, dễ bị stress hay trầm cảm lắm.
Theo mình không phải cứ áp lực thì là càng làm tốt, cũng tùy vào cái tinh thần của họ nữa. Có những người dl chạy càng sát thì càng hồi hộp, làm càng ẩu, không tốt hơn đâu, khi đó cũng cần sửa lại nhiều lần. Giống như khi làm bài mà gần hết thời gian, nếu tâm không tịnh thì làm thế nào cũng sai nếu ta vô tình viết sai 1 chữ số. Ngược lại, có những người dl càng sát thì càng làm càng tốt, đơn giản là vì họ bình tĩnh hơn, khi làm thì ta trí thúc giục mình phải làm nhanh lên, tốc hành lên, và khi tâm trí họ bình tĩnh thì sẽ tập trung cao độ hơn và làm tốt hơn. Nói chung thì nếu có dl thì nên bắt tay vào làm chứ đừng có hoãn lại rồi đến lúc bị dí thì chạy nén thở
Áp lực mà ai chẳng có, nhưng khi chúng ta làm càng tốt, càng hoàn thiện thì áp lực cũng sẽ theo đó mà lớn hơn theo từng ngày. Tại sao nhỉ? Đơn giản cũng giống như khi chúng ta vẽ một bức tranh vậy, khi bức đầu tiên mình vẽ quá đẹp nhịn không nổi mà chụp hình up lên facebook luôn á, được nhiều người khen.. Thế nhưng đến bức thứ hai thì ta lại chẳng vẽ được như thế nữa, thì càng bôi xóa hoặc là xé giấy đi mà vẽ lại cho đến khi có một bức đẹp như thế hoặc hơn thế mới cảm thấy mỹ mãn. Đó là lý do tại sao mà ta luôn cảm thấy áp lực hơn sau khi ta làm tốt một việc gì đó, vì khi đó giới hạn và yêu cầu của bản thân cũng đã được nâng cao lên, càng muốn tốt hơn không chỉ để cho người người khen ngợi mà đôi khi chỉ đơn là vì thỏa mãn bản thân mà thôi.
Cũng không hẳn là càng có áp lực làm việc càng hiểu quả! Càng áp lực thì càng nổi điên thì có! Còn nếu deadline thì ta buộc phải hoàn thành trong thời gian đó thôi. Tốt hay không thì ta cũng phải hoàn thành. Lúc đó chúng ta dốc hết sự tập trung. Não bộ hoạt động hết công suất để hoàn thành deadline. Nhưng mà mình vẫn không tin có deadline, có áp lực thì hiệu quả công việc cao đâu. Bởi vì sau khi hoàn thành deadline, vẫn còn khâu chỉnh sửa để có bản kết quả tốt nhất mà.
Vì sao khi có nhiều áp lực chúng ta lại làm rất tốt? Áp lực là những tác động bên ngoài vào chúng ta, sự kì vọng con học giỏi là áp lực gia đình, cô giáo ép học nhiều là áp lực học đường. Nhưng chúng ta khi có nhiều áp lực lại càng làm tốt hơn, vì sao? Chẳng hạn như ngày kia là hạn bạn làm xong công việc mà bạn vẫn chưa làm, thì đương nhiên bạn sẽ gấp gáp hoàn thành nó 1 cách nhanh nhất, khi ép học đến 11 giờ đem, lúc nào cũng học thì trong đầu bạn sẽ chỉ có kiến thức. Áp lực đè lên vai chính là cái ổ khóa để có thể dẫn đến thành công. Khi nó gìn giữ bạn thì bạn lại càng muốn thoát ra, bận sẽ không ngừng thoát ra cho đên skhi bạn thành công. Đó chính là áp lực tạo nên thành công
Những yêu cầu do người khác đặt ra cho chúng ta nhưng ta lại cần nỗ lực rất nhiều mới làm được. Trong quá trình chưa hoàn thiện đó, ta vô tình cảm thấy nặng nề, sợ hãi với việc không hoàn thành thì sẽ hình thành thứ gọi là áp lực. Áp lực tưởng chừng sẽ đè bẹp chúng ta, nhưng lại là thứ giúp ta tiến bộ hơn sau mỗi lần vượt qua nó. Khi trải qua áp lực con người thường có xu hướng vượt ra khỏi vùng an toàn, bằng bất cứ giá nào cũng phải hoàn thành thứ đã được giao cho. Việc này giúp khám phá ra tiềm năng mà bản thân không ngờ đến. Áp lực rèn luyện cho ta sức chịu đựng dai dẳng trước cuộc đời, vì lúc nào cũng sẽ có thứ mà ta không thể hoàn thành được. Việc chịu đựng sẽ phần nào giúp ta vượt qua nó và học hỏi thêm kinh nghiệm từ nó, giúp ta trở nên nhanh nhạy, thích nghi và cứng cỏi hơn.
Khi có áp lực chúng ta mới thật sự làm tốt là vì thường xuyên bị suy nghĩ đánh lừa. Vì sao? Vì đa số khi có một suy nghĩ xuất hiện trong đầu, chúng ta liền tin đó là do chúng ta nghĩ ra và tin đó là thật. Khi chưa tới deadline, bạn sẽ nghĩ: "Úi giồi, cái này còn lâu mới tới hạn nộp, để mai làm." Câu nói này đã được nói một lần thì chắc chắn sẽ có lần hai, lần ba và nhiều lần khác nữa. Và dần dần não của bạn sẽ thiết lập câu nói quen thuộc ấy vào hệ thống. Và cứ đến một dự án nào đấy, bạn lại nói câu nói ấy và trì hoãn công việc. Mãi cho đến lúc deadline sát mí, nước lên tới lỗ mũi bạn mới tá hỏa ra và tập trung cao độ 1000% để hoàn thành dự án. Đối với những người làm biếng thế này, trong đó có mình luôn! Thì chấp nhận việc áp lực để hoàn thành tốt công việc. Nhưng sẽ có đôi lúc bị overload, bởi lẻ mình không có kế hoạch cụ thể, cũng chẳng canh thời gian rằng làm xong việc ấy thì mất khoảng bao lâu. Vì thế đến sát deadline lại làm không kịp và thế là failed. Cho nên, nếu muốn lười thì cũng phải tùy trường hợp và phải canh thời gian sao cho chính xác. Nhưng tốt nhất mình nghĩ bản thân cũng như mấy bạn hay bị như vậy nên thay đổi, tập quen dần với việc chia nhỏ công việc. Cứ mỗi ngày làm một ít, thì đến deadline vừa hoàn thành xong công việc, vừa không bị áp lực, nếu có dư thời gian, bạn còn có thể kiểm tra lại xem dự án của bạn có sai sót ở chỗ nào không, đã hoàn chỉnh hay chưa và có thể kịp thời sửa lại. Còn nếu đến "sát đít" mới làm thì ôi thôi, thời gian làm không biết đủ chưa chứ nói chi đến chuyện kiểm tra đi kiểm tra lại. Nếu cứ liên tục áo lực như vậy, não bạn sẽ stress và dần dần sẽ mất đi tính chính xác và tập trung. Nếu muốn thay đổi thói quen xấu này thì phải lên các mục tiêu nhỏ hay đề ra phần thưởng cho bản thân rồi, ví dụ hôm nay hoàn thành mục 1 sẽ uống một ly trà sữa hay mua một cái bánh ngọt.. Nhưng nói đi phải nói lại, dự án mới ra thì thật sự rất lười và chẳng muốn bắt tay vào làm. Phần con vẫn lớn hơn phần người haha.
Vì trong giới trẻ vẫn còn nhiều suy nghĩ "Nước tới chân mới nhảy". Mình cũng cuốn theo suy nghĩ đó, mấy chuyện ngày mai thì để mai lo, còn nhiều thời gian mà. Với do sự lười biếng nên nghĩ thời gian còn nhiều nên cứ để đó lựa thời điểm mình có cảm hứng rồi làm cho tốt. Mà xui cái là không có khi nào có cảm hứng muốn làm hết, thế là bài cứ để đó, đến lúc nhận ra sắp đến thời gian nộp bài thì mới lo "chạy deadline" cả đêm, bật hết công suất lên để chạy. Không có cảm hứng cũng phải bắt buộc làm. Làm bất chấp kể cả phải thức xuyên đêm, vì áp lực hạn nộp là sáng mai, không nộp là 0₫ càng khiến mình có động lực chạy gấp rút hơn. Ngoài ra còn do tính ỷ y nữa. Nhiều người ỷ bài đó quá dễ nhưng thay vì làm luôn thì họ để đó, vì không có động lực làm và cũng vì lười biếng. Áp lực chính là động lực lớn nhất để khiến mình tập trung vào làm bài, mà bỏ hết mấy sự lười nhác qua một bên. Mình chia sẻ thật, cảm giác chạy deadline sát giờ nộp nó căng thẳng và khá là thích thú :) Nó tạo cho mình một động lực như được buff tinh thần lên vô cùng đỉnh cao. Mà so với việc làm từ từ chậm rãi trong thời gian thầy cô gia hạn, khiến mình không có động lực nào. Tuy nhiên để nói giữa bài chạy gấp rút để nộp và bài làm được chuẩn bị từ trước thì chắc chắn bài chuẩn bị từ trước sẽ tốt hơn. Nhưng giới trẻ hiện nay vẫn cứ luôn thích cái cảm giác bị "dí" mới chịu làm, để biến áp lực thành động lực. Mình không khuyến khích cái nào vì mình là người thích cảm giác bị "dí" đó :) Nhưng nếu bạn là loại người thích thư thái làm bài hay cảm giác chạy deadline gấp rút, thì vẫn nên nộp bài, nộp dự án cho đúng hạn nha.