Phân tích đoạn trích: Con sông Đà tuôn dài...mỗi độ thu về - Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 23 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Anh/chị hãy phân tích đoạn trích: "() Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mâymùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước SôngĐà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chínđỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về ()

    (Người lái đò Sông ĐàNguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập 1)


    Gợi ý:

    " Sông Đà ơi! Cùng tôi vang tiếng hát

    Sông lượn lờ trong trang sách làm thơ

    Giữa dòng đời thương ai lòng cách trở

    Chuyện sông Đà người hãy kể cùng tôi "

    (Chuyện sông Đà – Quang Lâm)

    Mỗi lần khi nhắc đến sông Đà, tôi lại nhớ đến một con sông dài chảy dọc trên mảnh đất mẹ Tây Bắc, là một con sông đầy tiềm năng với nhiều những nhà máy thủy điện có công suất lớn được xây dựng ở đó. Nhưng trong văn chương sông Đà được nhìn nhận một cách đầy tuyệt diệu, có linh hồn, có cá tính riêng trong tùy bút" Người lái đò Sông Đà "của nhà văn Nguyễn Tuân. Bằng" nghệ thuật bậc thầy của ngôn từ "ông đã sáng tạo nên hình tượng con Sông Đà – một trong những kiệt tác của nghệ thuật văn xuôi – với 2 tính cách tuy đối lập những rất hài hòa đó là: Hung bạo và trữ tình. Nhưng ấn tượng với lòng người đọc nhất đó là vẻ đẹp con Sông Đà trữ tình điều đó được thể hiện qua đoạn văn: " Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài.. bực bội gì mỗi độ thu về ".

    Nhận xét về Nguyễn Tuân có ai đó đã từng tinh tế cho rằng:" Nguyễn Tuân là một định nghĩa đầy đủ nhất về người nghệ sĩ ". Ông là nhà văn của những cảm giác mạnh, là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp với một phong cách nghệ thuật đầy độc đáo. Trong suốt quá trình sáng tác của mình, Nguyễn Tuân đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều những tác phẩm có giá trị, một trong số đó, không thể không nhắc tới tùy bút" Người lái đò Sông Đà "được in trong tập" Sông Đà "(1960). Tác phẩm là kết quả đẹp của chuyến đi thực tế đầy gian khổ mà hào hứng đến với miền Tây Bắc để tìm kiếm" chất vàng "của thiên nhiên cùng" thứ vàng mười đã qua thử lửa "ở tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng này.

    Nếu như phần thượng nguồn Nguyễn Tuân đã khắc họa Sông Đà đầy hung bạo và dữ đội với những thác đá" dựng vách thành "," nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuồn "trên mặt ghềnh Hát Loong hay những hút nước sâu đầy nguy hiểm. Thì đến phần hạ nguồn ta sẽ không còn bắt gặp những sự nguy hiểm trên nữa mà ở đây ta lại cảm nhận một vẻ đẹp khác của Sông Đà rất thơ mộng trữ tình như một bức tranh sơn thủy đầy thu hút.

    Khi miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân đã nhìn con sông với một" góc độ nhìn "đầy đặc biệt để miêu tả hình dáng của Sông Đà. Từ trên tàu bay ông quan sát Sông Đà với tầm nhìn bao quát theo chiều không gian Sông Đà như" cái dây thừng ngoằn ngoèo ". Với sự so sánh đầy đặc biệt đó, đã cho người đọc thấy Sông Đà thật mềm mại, thướt tha chảy dọc trên mảnh đất Tây Bắc rộng lớn. Không chỉ thế tác giả còn nhìn thật sâu vào dòng Sông Đà thấy" con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân ". Hai từ" tuôn dài "được lặp lại hai lần cho ta thấy được dòng chảy của Sông Đà dường như nó vô cùng, vô tận như không có điểm dừng cùng với nhịp câu toàn là thanh bằng đã phần nào diễn tả sự chảy trôi của con sông sao nó chậm rãi êm đềm đến như thế! Nó thật khác so với sự cuồn cuộn của" nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió "của mặt ghềnh Hát Loong phần thượng nguồn. Không chỉ thế ta còn bắt gặp được sự tài hoa, cái chất" ngông "của Nguyễn Tuân trong cách bỏ dấu câu khiến cho dòng sông nó cứ chảy trôi, chảy trôi êm ả giữa miền đất rộng lớn Tây Bắc. Sự tuôn dài tuôn dài của dòng sông được Nguyễn Tuân so sánh như" một áng tóc trữ tình ". Với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh đã làm cho dòng Sông Đà như một làn tóc đầy thướt tha, bồng bềnh của người thiếu nữ ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc. Được tác giả điểm tô lên mái tóc với những sắc màu của những bông hoa ban trắng tinh khôi với hoa gạo đỏ thắm trong tiết tháng Ba và sự ấm áp của khói núi Mèo đốt nương xuân đã làm cho con Sông Đà hiện lên đầy kiều diễm, thướt tha, thơ mộng vừa thực vừa mơ, say đắm bao độc giả. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng một từ rất đặc biệt đó chính là từ" áng ". Nghe sao có sự quen thuộc? Ta thường bắt gặp từ" áng "ở áng văn, áng thơ này được Nguyễn Tuân gắn với tóc thành" áng tóc trữ tình ". Cả cụm từ ấy đã nói lên chất thơ, chất trẻ trung và đẹp đẽ, thơ mộng của dòng sông. Vẻ đẹp hình dáng của Sông Đà từ trên cao nhìn xuống được Nguyễn Tuân miên tả rất chi tiết và đầy liên tưởng ta như được đắm mình trong vẻ đẹp đầy thơ mộng, thướt tha với dòng chảy mền mại được điểm xuyết bởi sắc hoa ban hoa gạo và khói Mèo đốt nương xuân lúc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc. => so sánh Sông Đà như áng tóc trữ tình tác giả còn khẳng định vai trò, vị thế của dòng sông đối với thiên nhiên TB. Nếu như coi con Sông Đà là tóc trữ tình thì mảnh đất TB chính là một cơ thể sống. Cơ thể ấy đẹp hơn, trẻ trung hơn, tươi mới hơn là nhờ có dòng Sông Đà => một mái tóc trữ tình.

    Văn chương luôn đòi hỏi người nghệ sĩ phải tìm tòi những điều mới lạ. Bởi chính sự mới lạ là một trong điều cần có dẫn đến sự thành công trong sáng tác của người nghệ sĩ. Trong tùy bút" Người lái đò Sông Đà "cũng vậy! Nguyễn Tuân không miêu tả Sông Đà với một phương diện là nhìn từ trên cao nhìn xuống theo chiều không gian để nhìn ngắm hình dáng con Sông Đà đầy thướt tha, êm ả mà ông có sự quan sát theo chiều thời gian để thấy rõ sự biến đổi khôn lường của màu nước Sông Đà theo mùa. Khi miêu tả sắc nước Sông Đà Nguyễn Tuân đã bộc lộ sự mê hoặc trước khi miêu tả sắc nước Sông Đà trong hai mùa: Xuân và thu:" Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống nước Sông Đà ". Về mùa xuân sông Đà hiện lên với màu " xanh ngọc bích " – đó là một màu xanh vừa trong vừa sáng, đầy hấp dẫn . Ta như bắt gặp màu xanh này trong bài thơ" Đây thôn Vĩ Dạ "của nhà thơ Hàn Mạc Tử khi miêu tả khu vườn thôn Vĩ:" Vườn ai mướt quá xanh như ngọc ". Điểm độc đáo ở đây của cả hai tác giả đều lựa chọn sắc xanh ngọc bích để tăng thêm vẻ đẹp của đối tượng miêu tả. Nhưng có lẽ việc sử dụng màu xanh ngọc bích để miêu tả sắc Sông Đà của Nguyễn Tuân vào mùa xuân như đang là tăng thêm sự quý giá của Sông Đà như" chất vàng "mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm. Không chỉ thế Nguyễn Tuân còn khẳng định sự khác biệt về màu sắc của Sông Đà không " xanh như màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô ". Đến đây ta nghĩ đến lời nhận xét của TS. Trịnh Thu Tuyết: " Việc so sánh màu ngọc bích của Sông Đà với màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô không phải chỉ là biểu hiện quen thuộc của một nhà văn thị tài, thích khoe tài, khoe uyên bác mà còn là 1 sự thiên vị của một niềm yêu ". Có lẽ Nguyễn Tuân yêu Sông Đà quá nhiều nên bất cứ con sông nào với ông cũng không đẹp như sông Đà.

    Mùa xuân qua đi mùa thu lại đến sắc nước Sông Đà có sự biển đổi đầy rõ nét không chỉ còn là sắc xanh ngọc bích đầy hấp dẫn đấy nữa mà thay vào đó là màu " lừ lừ chín đỏ ". Thật khó có thể hình dung được? Có lẽ nó phải chăng là màu đỏ của " Những dòng sông đỏ nặng phù sa "m à Nguyễn Đình Thi miêu tả hay không? Để giải thích được điều này vế sau tác giả đã cho người đọc dễ hình dung hơn khi miêu tả sắc đỏ đấy " lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bỗi gì mỗi độ thu về "hay" như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa " . Nhà văn đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh màu sắc của con sông với sắc thái, tâm trạng của con người lúc " bất mãn "," bực bội " khi mỗi đợt thu về đã làm cho con sông Đà hiện lên không còn vô tri, vô giác nữa mà khiến nó trở nên có hồn và có cảm xúc. Ngoài ra ta còn thấy được cái tài của Nguyễn Tuân khi đặt hai màu của 2 mùa khác nhau trong năm, xanh và đỏ ở cạnh nhau cũng vô cùng tinh tế. Hai màu đó tuy đối chọi nhau giờ lại hài hòa, êm dịu một cách lạ thường.. Như vậy bên cạnh vẻ đẹp duyên dáng thì Sông Đà còn có vẻ đẹp đầy biến ảo linh hoạt, hấp dẫn không lặp lại mình. Nếu như vào mùa xuân sắc nước gợi lên sự êm dịu trong trẻo thì sang mùa thu sắc nước chuyển mình đỏng đảnh ẩn chứa nhiều sức mạnh tiềm tàng trên Sông Đà.

    Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc. Thì ở đối với Nguyễn Tuân, ông cũng như vậy! Ông đã vận dụng nhiều những biện pháp nghệ thuât như so sánh, nhân hóa.. lời văn bay bổng, phóng tính – viết không theo nguyên tắc các dấu chấm, dấu phẩy, bỏ đi để tạo nên sự dịu dàng uyển chuyển liền mạch của dòng chảy Sông Đà. Ngoài ra ông còn sử dụng lối liên tưởng đầy hấp dẫn, với cách nhìn nhận đa chiều để có thể nhìn rõ mọi vẻ đẹp của Sông Đà mà không bỏ sót qua chi tiết nào. Cùng với việc sử dụng nhiều thanh bằng tạo một con sông êm ả giống như một thiếu nữ Tây Bắc rất mực nữ tính và hùng vĩ lớn lao.

    Nhà phê bình người Nga Bêlinxki viết:" Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó ". Và quả thực tùy bút" Người lái đò Sông Đà "của Nguyễn Tuân là một tác phẩm như thế! Trong suốt quá trình dài của thời gian," Người lái đò Sông Đà"của Nguyễn Tuân vẫn luôn vẹn nguyên và sống mãi trong lòng người đọc về một tác phẩm cũng như một nhà văn đa tài đã làm tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên của xứ xở Tây Bắc nói riêng và thiên nhiên đất nước nói chung.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...