ĐỀ THI KHẢO SÁT LỚP 12 I. ĐỌC - HIỂU (3, 0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (1) chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô Qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng Võng mắc cột tràm đêm ướt sũng Xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhòa Đôi lúc ngẩn người một ráng đỏ chiều xa Quên đời mình thêm tuổi Chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi Mà không hề rợp bóng xuống tương lai (2) những trận đánh ập về đầy trí nhớ Pháo chụp nổ ngang trời từng bựng khói Nhịp tim dập dồn lần xuất kích đầu tiên Bình tông cạn khô trên nóc hầm nồng khét Những vỏ đồ hộp lăn lóc Cái im lặng ù tai giữa hai đợt bom Một tiếng gà bất chợt Bên bờ kênh hoang tàn (3) thế hệ chúng tôi không sống bằng kỷ niệm Không dựa dẫm những hào quang có sẵn Lòng vô tư như gió chướng trong lành Như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh (Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo – Tuyển tập thơ Thanh Thảo – NXB Hội nhà văn, 2007, tr 63 -64) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Câu 2. Trong khổ thơ (1), c hỉ ra những từ ngữ diễn tả "cái khắc nghiệt" mà "chúng tôi" phải vượt qua? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong khổ thơ (2). Câu 4. Anh/chị nhận xét gì quan điểm sống của "thế hệ chúng tôi" được thể hiện trong những dòng thơ: thế hệ chúng tôi không sống bằng kỷ niệm Không dựa dẫm những hào quang có sẵn Lòng vô tư như gió chướng trong lành Như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh II. LÀM VĂN (7, 0 điểm) Câu 1. (2, 0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc cần làm để khẳng định giá trị của thanh niên thời đại 4.0 Câu 2. (5, 0 điểm): Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn viết: "Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem.. Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: - Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.. .. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nên trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng: - Trống gì đấy, u nhỉ? - Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ.. - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm: - Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à? Im lặng một lúc thị lại tiếp: - Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đâu. Người ta phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi.. - Việt Minh phải không? - Ừ, sao nhà biết? Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau lên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm. Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác. À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013, tr 28-29) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích trên. Từ đó, làm rõ giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của ngòi bút Kim Lân. * * * Hết ************ Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU m3, 0 1. Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật/ văn chương Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0, 75 điểm. - Học sinh trả lời phương án khác: 0, 0 điểm 0, 75 2 Những từ ngữ diễn tả" cái khắc nghiệt "của" chúng tôi "trong đoạn (1) : mùa mưa dai dẳng, võng mắc cột tràm, đêm ướt sũng, xuồng vượt sông dưới pháo sáng, chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra đầy đủ như đáp án hoặc từ 04 hình ảnh trở lên: 0, 75 điểm - Học sinh chỉ ra 2, 3 hình ảnh: 0, 5 điểm. - Học sinh chỉ ra được 1 hình ảnh: 0, 25 điểm 0, 75 3. - Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn (2) : Liệt kê (pháo chụp nổ ngang trời, nhịp tim dập dồn, bình tông cạn khô, những vỏ đồ hộp lăn lóc, cái im lặng ù tai, một tiếng gà bất chợt) - Tác dụng: + Tăng tính biểu đạt: Diễn tả đầy đủ, cụ thể chi tiết những khó khăn gian khổ mà những người lính phải đối mặt, qua đó làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh: Hiểm nguy, đổ nát hoang tàn, cảm xúc thảng thốt sau trận chiến + Tăng tính biểu cảm: Khơi dậy trong lòng độc giả sự đồng cảm, khâm phục, ngưỡng mộ, tự hào với thế hệ những người lính thời kì chống Mĩ. + Tăng tính thẩm mĩ: Tạo âm hưởng, tạo tính nhạc, giúp câu thơ thêm sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn, ấn tượng với người đọc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương tự: 1, 0 điểm. - Học sinh nêu được ý 1 như đáp án: 0, 25 điểm . - Học sinh nêu được ý 2 như đáp án: 0, 75 (mỗi tác dụng - 0, 25) - Học sinh trả lời không đúng đáp án liệt kê - cho cả câu: 0, 00 điểm 0, 25 0, 75 4. Nhận xét gì quan điểm sống của" thế hệ chúng tôi "được thể hiện trong những dòng thơ: thế hệ chúng tôi không sống bằng kỷ niệm/ không dựa dẫm những hào quang có sẵn/ lòng vô tư như gió chướng trong lành / như sắc trời ngày nắng tự nhiên xanh - Quan niệm sống của" thế hệ chúng tôi ": Sống và chiến đấu cho lí tưởng hiện tại, tự trọng, chủ động tự tin, vô tư trong sáng và có tinh thần trách nhiệm với đất nước, non sông (0, 25 đ) - Nhận xét :(0, 25 điểm) + Đây là những quan niệm sống đẹp, đúng đắn. Quan niệm sống này đã tạo nên" ánh hào quang ", vun đắp nên một thế hệ thanh niên yêu nước thời kì chống Mĩ. + Quan niệm sống của" thế hệ chúng tôi "cho đến nay còn nguyên giá trị, giúp thế hệ trẻ thời kì hiện tại nhận thức và định hướng được lối sống tích cực. + Quan điểm sống của thanh niên thế hệ chống Mĩ càng trở nên ý nghĩa hơn khi được diễn tả qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Thể thơ tự do với ngôn ngữ thơ giản dị nhưng chắt lọc, giọng điệu thơ giàu tính tự sự, thành công ở một số biện pháp nghệ thuật tư từ như liệt kê, điệp, so sánh.. Hướng dẫn chấm: - Học sinh rút ra quan niệm sống và nhận xét đầy đủ: 0, 5 điểm - Học sinh chỉ rút ra quan niệm sống mà không nhận xét: 0, 25 điểm. - Học sinh chỉ nhận xét mà không rút ra quan niệm sống: 0, 25 điểm. 0, 5 II. LÀM VĂN 7, 0 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc cần làm để khẳng định giá trị của thanh niên thời đại 4.0 (2, 0) a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 0, 25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Việc cần làm để khẳng định giá trị của thanh niên thời đại 4.0 0, 25 c. Triển khai vấn đề nghị luận - Dẫn dắt nêu yêu cầu của đề : Giải pháp để khẳng định giá trị của thanh niên thời đại 4.0 - Giải thích: Thời đại 4.0 là thời kì tập trung vào sự phát triển của công nghệ với những gì liên quan đến hệ thống vật lý không gian mạng Internet. Thời đại 4.0 phát triển mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho thế hệ trẻ. Vì vậy để hội nhập trong thời đại mới thanh niên cần có sự chuẩn bị, đây cũng là một đòi hỏi cấp thiết. - Vậy, để khẳng định giá trị của mình, những thanh niên thời đại 4.0 cần chuẩn bị cho mình những gì ? + Thanh niên cần nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong thời đại mới + Trau dồi kiến thức, không ngừng học hỏi tích lũy tri thức. Đặc biệt phải trang bị những kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, tin học và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ. + Tăng cường các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời. + Tăng cường trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống, học cách thích nghi với thời đại mới. + Tăng cường nhóm kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm. + Cuối cùng là kỹ năng sống trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa. * * * Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0, 75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0, 5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: Lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0, 25 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0, 75 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0, 25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0, 5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0, 25 điểm. 2. Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích trong tác phẩm" Vợ nhặt ". Từ đó, làm rõ giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của ngòi bút Kim Lân. 5, 0 a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0, 25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận đoạn trích và làm rõ giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0, 5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0, 25 điểm. 0, 5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm LƯU Ý . Với đề " Cảm nhận.. " này, học sinh có thể cảm nhận, triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; xây dựng được những luận điểm hợp lí để hướng vào làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích . Giáo viên khi chấm cần linh hoạt * Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0, 25 điểm), giới thiệu đoạn trích (0, 25 điểm) 0, 5 * Cảm nhận đoạn trích Luận điểm 1: Đoạn trích đã tái hiện sâu sắc bối cảnh hiện thực khốc liệt của nạn đói năm 1945 (1 điểm) - Không gian cảnh vật thê lương: Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nên trời như những đám mây đen. - Bữa cơm ngày đói thảm hại: Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.. Cả gia đình phải ăn cháo cám.. - Âm thanh tiếng trống thúc thuế đầy ám ảnh: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Chi tiết này cho thấy bọn thực dân, phong kiến hoàn toàn vô cảm với tình cảnh bi thảm của người nông dân. Chúng chỉ biết làm thế nào để áp bức, bóc lột người nông dân một cách thậm tệ nhất. Tội ác ấy của chúng chính là giọt nước tràn li để người nông dân không thể cam chịu mà phải vùng lên đấu tranh được thể hiện qua chi tiết dự báo cuối truyện. Tiểu kết: Với những chi tiết đắt, được lựa chọn tinh tế, Kim Lân đã khắc họa sắc nét bối cảnh hiện thực nạn đói. Qua đây, ta càng thấm thía hơn cái thực trạng tàn khốc của nạn đói 1945 và tội ác tàn bạo của phát xít, thực dân và tay sai. Chúng đã cấu kết với nhau đẩy người lao động vào tình cảnh khốn cùng, mấp mé bên bờ vực của cái đói và cái chết. Luận điểm 2. Đoạn trích đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp phẩm chất, khát vọng sống và hi vọng hướng về tương lai của người lao động (1, 25 điểm) " Nhà văn dùng Vợ nhặt là cái đòn bẩy để nâng con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng ". (Trần Đồng Minh). Đến với đoạn trích, nếu" bóng tối "là hiện thực về cái đói đầy ám ảnh thì" tia sáng ấm lòng "chính là vẻ đẹp phẩm chất, khát vọng sống và hi vọng hướng về tương lai của người lao động. Những vẻ đẹp này thể hiện rõ ở cả ba nhân vật trong đoạn trích: Bà cụ Tứ, người vợ nhặt và Tràng. -Bà cụ Tứ: Yêu thương các con và luôn hướng các con về ngày mai tươi sáng. + Để tránh cho hai con, đặc biệt là người con dâu cảm thấy xót xa, bẽ bàng trong bữa ăn, bà cụ Tứ đã nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này.. + Khi cả nhà phải ăn cháo cám thay cơm, bà cụ Tứ đã cố gắng nỗ lực xóa tan" nỗi tủi hờn "dâng trào trong tâm trí mỗi người bằng thái độ đon đả, bằng lời giới thiệu hài hước" chè khoán đây ", bằng lời khen" ngon đáo để ". Và đến khi không thể gắng gượng được nữa thì người mẹ ấy đã" ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. " ÈĐây là những nỗ lực hết lòng, hết sức của bà mẹ nghèo khổ, để tiếp thêm cho con và dâu sức mạnh tinh thần mà vượt qua những thử thách khốc liệt của số phận. Nó cũng thể hiện một niềm tin và hi vọng (dù còn mơ hồ, mong manh) hướng con người tới sự sống và tương lai, chiến thắng cái đói, cái chết. Là biểu hiện của lòng ham sống, " sống cho ra con người " của người lao động, dù trong hoàn cảnh khốn cùng. è Bà cụ Tứ là một người mẹ nhân hậu, đảm đang, hết mực yêu thương con, sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó là một người mẹ đã gần đất xa trời mà còn khát khao sống mãnh liệt. Bà cụ Tứ chính là người thắp lửa, giữ lửa, và truyền ngọn lửa khát khao sống, khát khao thoát khỏi đói nghèo, khát khao tự do đến với các con cũng như những người khác. - Người vợ nhặt: Ý tứ, tinh tế, biết cách cư xử và hiểu chuyện. + Đoạn trích thấy được sự chuyển biến trong tính cách của thị. Ta không còn thấy ở thị một người đàn bà" chỏng lỏn "," đanh đá "," chua ngoa "và" cong cớn, sưng sỉa khi ở chợ, thay vào đó là một người đàn bà hiểu chuyện. Khi nhận bát cháo cám từ tay mẹ chồng "người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tốt lại. Thị điềm nhiên và vào miệng". Chi tiết này cho thấy thị đã thấu hiểu những cố gắng của bà cụ Tứ và đang cố gắng góp phần làm dịu đi những chua xót, tủi hổ đang dâng lên trong lòng người mẹ chồng nhân hậu. + Thị đã gợi đến chuyện người Bắc Giang không còn phải đóng thuế, câu chuyện về Việt Minh lãnh đạo nhân dân đi phá kho thóc Nhật ở mạn Thái Nguyên.. Những câu chuyện thị kể giữa vị cháo cám đắng chát và tiếng trống thúc thuế dồn dập ở ngoài đình vọng vào, đã nhen nhóm lên trong tâm trí mọi người niềm hi vọng mãnh liệt về một cuộc đổi đời, về một tương lai tươi sáng, ấm no. - Tràng: Luôn hướng về sự sống và tương lai, có khát vọng táo bạo, mạnh mẽ về một cuộc đổi đời. + Biến đổi lớn lao nhất của Tràng được thể hiện qua những nhận thức mới mẻ của anh về cách mạng . Khi nghe vợ kể về đoàn người đói rách đi phá kho thóc nhật, Tràng có cảm giác tiếc rẻ vẩn vơ . + Giữa vị cháo cám đắng chát, nghẹn bứ nơi cổ họng, âm thanh dồn dập của tiếng trống thúc thuế ngoài đình, "trong óc Tràng vẫn thấy đám ngươi đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.." è Những chi tiết trên đem đến cho người đọc một niềm tin: Nếu ánh sáng của Đảng đến với miền quê tăm tối, đói nghèo ấy, Tràng nhất định sẽ trở thành hạt nhân tiên phong của phong trào cách mạng giải phóng quê hương. Nhất định, trong tương lai không xa, những người nông dân nghèo khổ, chịu bao đau đớn, tủi nhục dưới ách đô hộ của bọn thực dân, phong kiến, phát xít như Tràng sẽ đứng lên đấu tranh để giải phóng cuộc đời mình và đi theo tiếng gọi của cách mạng. Chi tiết này cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt của Kim Lân vào vẻ đẹp phẩm chất, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng tiềm tàng của những người lao động thật thà, chất phác, sống đôn hậu, lạc quan và xu hướng vận động đi theo cách mạng tất yếu của họ. Tiểu kết: Rõ ràng, bà cụ Tứ, Tràng hay người vợ nhặt kia chính là "ánh sáng" trong "bóng tối" của thiên truyện ngắn. Qua đoạn trích, qua vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của các nhân vật, người đọc càng thấm thía hơn chủ đề tư tưởng tác phẩm Vợ nhặt qua lời tâm sự của tác giả Kim Lân: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người". Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2, 5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1, 75 điểm - 2, 25 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của tâm trạng: 0, 75 điểm - 1, 25 điểm. - Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0, 25 điểm - 0, 5 điểm. * Đánh giá - Khẳng định những thành công về nghệ thuật ( Đoạn trích nói riêng và tác phẩm VN nói chung đã cho thấy những sáng tạo trong tài năng nghệ thuật của ngòi bút Kim Lân ở các phương diện) + Xây dựng tình huống truyện độc đáo, éo le, đầy nghịch lí, để nhân vật bộc lộ đầy đủ nhất những phẩm chất và khát vọng sâu kín nhất trong đời sống tinh thần của mình + Miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật chân thật, tinh tế, phù hợp với đặc điểm tính cách của người nông dân + Ngôn ngữ giản dị, mang đậm hơi thở thường nhật của đời sống nông thôn VN + Giọng điệu trần thuật: Đôn hậu mà trìu mến, đồng cảm, trân trọng, tin yêu + Lựa chọn được những sự việc, chi tiết tiêu biểu điển hình - Khẳng định những thành công về nội dung. + Đoạn trích tái hiện chân thực đầy ám ảnh về bối cảnh hiện thực nạn đói năm 1945, đẩy đến tận cùng cảm giác xót thương và căm hận cho người đọc + Đoạn trích góp phần làm rõ và khẳng định vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn, tình cảm và khát vọng hướng tới tương lai của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. + Chỉ ra con đường tất yếu đến với cách mạng của người nông dân Việt Nam để giải phóng giai cấp, thực hiện khát vọng về một cuộc đổi đời Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được cả 2 ý: 0, 5 điểm - Học sinh trình bày được 1 ý về nghệ thuật: 0, 25 điểm 0, 5 * Làm rõ giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc thể hiện qua tác phẩm - Tác phẩm là tiếng nói cảm thông, thương xót số phận người lao động, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người lên án tố cáo chế độ thực dân, phát xít và phong kiến đã gây nên nạn đói năm 1945 – biến những người nông dân trở thành nạn nhân thê thảm của cái đói, cái chết (Điều này thì Vợ nhặt có sự gặp gỡ với những tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước đó) - Tuy nhiên, giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm là: Kim Lân đã phát hiện và sự tin tưởng tuyệt đối về vẻ đẹp tâm hồn của con người: Cho dù hoàn cảnh sống có khốn cùng thế nào đi chăng nữa thì vẫn biết vượt lên trên cái đói, cái chết cái thảm đạm để sống, để yêu thương, để vui và hi vọng. Đặc biệt còn tác phẩm thể hiện ở niềm tin yêu sâu sắc vào tiềm năng cách mạng của người nông dân trong cuộc đấu tranh giành tự do, đánh đổ chế độ thực dân, phát xít và phong kiến. Điều này đã khiến cho những trang văn của nhà văn cả cuộc đời gắn bó với ruộng đồng này có sự khác biệt so với giá trị nhân đạo trong những tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước đó. Thật vậy, nếu như đến với Tắt đèn, Chí Phèo hay Bước đường cùng, ta thấy Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan mới chỉ nhìn thấy con người là nạn nhân của hoàn cảnh luôn bất lực trước hoàn cảnh thì đến với Vợ nhặt, ta thấy con người không hề bất lực trước hoàn cảnh mà có thể cải tạo được hoàn cảnh bằng sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của bản thân. Tiểu kết: Có thể nói, với Vợ nhặt, Kim Lân đã đóng góp một tiếng nói riêng cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. Để có được những trang viết thấm đẫm tư tưởng nhân đạo ấy, Kim Lân đã phải đi, phải nhìn, phải nghe, phải suy ngẫm, lấy hồn ta để hiểu hồn người. Đó là tấm lòng của một nhà văn lớn luôn đứng về phía người cùng khổ để sống và viết. + Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0, 5 điểm - Học sinh trình bày được thứ nhất: 0, 25 điểm - Học sinh trình bày được ý thứ hai: 0, 25 0, 5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0, 25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0, 25 điểm. 0, 25 Tổng điểm 10, 0 * * *Hết..