Đề Thi Thử Ngữ Văn Lớp 12

Thảo luận trong 'Sai Nội Quy' bắt đầu bởi Hien123456, 4 Tháng bảy 2023.

  1. Hien123456

    Bài viết:
    0
    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích:


    Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!

    Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

    - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất.

    Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,

    Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn.

    Kiên Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,

    Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng..

    Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả.

    Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!

    Trái cây rơi vào áo người ngắm quả.

    Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn.

    Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,

    Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn..

    ".. Không ai có thể ngủ yên trong đời chật

    Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng.

    Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,

    Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,

    Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,

    Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.."

    (Trích Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên - NXB Văn học, 2002)

    Trả lời câu hỏi sau:

    Câu 1:
    Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

    Câu 2: Việc nêu tên những nhân vật lịch sử trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?

    Câu 3: Anh/chị hiểu gì về tình cảm của tác giả thể hiện qua dòng thơ sau:

    Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả.

    Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!

    Câu 4: Những dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?

    Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt

    Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm

    Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

    Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng..

    II. LÀM VĂN

    Câu 1:


    Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của niềm tin đối với cuộc sống con người.

    Câu 2:

    Dòng thác hùm beo đang hồng hộc thế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sao thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sông ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thì như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình..

    * * *Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm chỗ thoáng. Mãi bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi "Yên Hoa Tam Nguyệt há Dương Châu". Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng vài ngày rồi lại bắt ra sông Đ, à đúng thế, nó đầm đầm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh mà chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy..

    (Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2020)

    Phân tích vẻ đẹp ông lái đò và con sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái nhìn mang tính phát hiện về con người và thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...