Tại sao ruồi thích bâu vào người? Một câu hỏi rất đơn giản và thường gặp: ruồi làm gì khi đậu lên người chúng ta? Nếu đậu lên thức ăn, ta hiểu rằng chúng đang ăn. Nhưng nếu đậu lên người chúng ta, có phải chúng đang ói và ị lên chúng ta không? Nghe hơi ghê nha! Trước hết, cần nói rõ rằng đây là loại "ruồi nhà", được các nhà khoa học trên thế giới gọi bằng tên khoa học là Musca domestica. Loại ruồi này chúng ta có thể nhìn thấy hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, bất kỳ chỗ nào có sự sống của con người, đặc biệt với những ai hay làm món thịt nướng chắn hẳn không xa lạ gì. Những con ruồi "tự nhiên" lượn qua bàn tiệc, dạo qua các đĩa salad, và cố nếm cho bằng được món bánh sandwich, bạn có dám để "kệ nó" tung hoành không? Và rồi, những con ruồi đó lại đậu lên người bạn. Bạn có thể sẽ tự hỏi chúng đang làm gì khi đậu lên người bạn? Đó thực sự là một một quan tâm, tò mò có thể hiểu được. Đầu tiên, hãy giải quyết mối băn khoăn thứ nhất - ruồi có nôn mửa lên người bạn không? Câu trả lời sẽ khiến bạn sửng sốt: Ruồi có nôn mửa, và chúng làm điều đó khá thường xuyên. Không may cho ruồi, chúng không được cấu tạo để nhai những thức ăn cứng. Hầu hết côn trùng ăn thức ăn cứng – chẳng hạn như loài bọ cánh cứng – đều có cấu tạo phần miệng có thể nhai thức ăn, tức là làm nhỏ miếng ăn ra để dễ tiêu hóa. Thay vào đó, ruồi có lưỡi giống như bọt biển. Ruồi nếm thức ăn bằng chân, vì thế chúng không có lựa chọn nào khác ngoài cách đi bộ lên thức ăn của chúng (và cả của chúng ta). Lúc đó, theo phản xạ ruồi sẽ lè chiếc lưỡi của chúng ra và liếm vào thức ăn để khám phá. Nhưng làm thế nào ruồi có thể ăn được thịt, hay bất kỳ loại thức ăn dạng rắn nào? Ruồi chấm lên thức ăn các loại enzym tiêu hóa bằng cách nôn, ói ra một ít nước bọt và thức ăn trong cơ thể. Các enzym bắt đầu phân hủy thức ăn rắn, dần biến nó thành mủn nhỏ để ruồi có thể xử lý. Hãy nhớ đến lúc bạn bị ốm đau hoặc say rượu bia. Nếu bạn bị nôn mửa liên tục, bạn có thể bị mất nước, vì thế bạn phải uống nhiều chất lỏng để bù lại lượng nước đã mất. Ruồi cũng tương tự như vậy. Chế độ ăn kiểu "lỏng hóa" này khiến ruồi cần nhiều nước. Và khi bạn uống nhiều nước, bạn biết rồi đấy! Ruồi cũng thế, chúng sẽ cần phải đi đại tiện nhiều lần. Như vậy, chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi - có phải ruồi ói và ị khi chúng đậu lên người bạn? Đúng thế, nhưng không phải hễ đậu lên người bạn, chúng lại ói và ị. Bởi vì, còn tùy thuộc cách ruồi nghĩ bạn có phải là thức ăn của chúng hay không. Nếu ruồi nhận được thông điệp từ chân của nó, rằng "hừ, người này có mùi rất hấp dẫn ruồi, hãy nếm thử xem", bạn sẽ có thể bị ruồi ói và ị lên người. Ngoài ra tuỳ vào môi trường và loại ruồi đậu lên người bạn mà chúng sẽ làm những việc khác nhau: Thứ nhất, một số loài ruồi đậu lên người chúng ta đơn giản vì chúng bị thu hút bởi thân nhiệt của con người . Thứ hai, một số khác lại đậu lên người chúng ta, nhất là lởn vởn trước mặt, vì chúng bị thu hút bởi CO2 mà chúng ta thở ra, vì vậy cách duy nhất để đuổi lũ ruồi lởn vởn trước mặt là bạn hãy ngừng thở. Nhưng mà đừng có ngưng lâu quá nha! Không khéo là không còn cơ hội thở lại đâu! Thứ ba, làn da của chúng ta chính là ốc đảo giữa hoang mạc khô cằn với chúng. Nói vậy là vì ruồi tràn ngập các bãi biển, bãi đỗ xe hay các bãi phế liệu, đại khái là những nơi thường thiếu nước, nếu chúng ta, những con người mọng nước mang một thân đầy mồ hôi hoặc chỉ cần là một lớp mồ hôi mỏng đi ngang, bọn chúng sẽ tham lam bâu vào để "uống nước", chính là uống mồ hôi của chúng ta đấy! Thứ tư, tế bào da chết . Mỗi giờ cơ thể chúng ta thải ra vô số lớp tế bào da chết, và cũng là thức ăn yêu thích của lũ ruồi, và hiển nhiên bọn chúng sẽ không chối từ một bữa buffet di động thịnh soạn như vậy. Mà bọn ruồi cũng rất trọng tình nghĩa, nên vì là đi ăn buffet nên bọn chúng nhất định sẽ rủ thêm bạn bè đến cùng chung vui. Kết quả là chúng ta có một đàn ruồi no nê và một người khua tay múa chân liên tục. Những sự thật thú vị về ruồi: 1. Ruồi nhà sống ở bất cứ đâu có người, tức là nơi nào có người ở, gần như chắc chắn nơi đó sẽ có ruồi nhà. Mặc dù ruồi nhà có nguồn gốc ở châu Á, nhưng chúng hiện đang sinh sống ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Ở bất cứ đâu có con người sinh sống, ngoại trừ Nam Cực và một vài hòn đảo. Có vẻ ruồi không thích bay vượt biển lắm nhỉ? Và nếu bạn thắc mắc tại sao ruồi có thể xuất hiện ngoài đảo thì chính là vì giao thương, bọn chúng "trà trộn" vào các thuyền buôn cũng như các thuyền ghe đến từ đất liền, đến nơi sẽ sinh sôi nảy nở. Ruồi nhà là loài côn trùng thích ở gần người, chúng có lợi cho hệ sinh thái bởi mối quan hệ với con người và các loài động vật. Trong lịch sử, khi con người đi đến các vùng đất mới bằng tàu, máy bay, tàu hỏa, hoặc toa xe ngựa, thì ruồi nhà chính là những người bạn du lịch của họ. Ngược lại, ruồi nhà hiếm khi được phát hiện ở nơi hoang dã hoặc nơi vắng người. Nếu loài người bị tuyệt chủng thì loài ruồi có thể sẽ cùng chung số phận với chúng ta. 2. Ruồi nhà là loài côn trùng tương đối trẻ. Xét theo các bộ côn trùng, ruồi nhà là loài sinh vật xuất hiện trên trái đất vào đầu kỷ Permian, cách đây hơn 250 triệu năm. Nhưng sự xuất hiện của ruồi tương đối muộn so với những người họ hàng thuộc bộ cánh màng (Diptera) của chúng. Hóa thạch Musca được phát hiện sớm nhất cũng chỉ mới 70 triệu năm tuổi. Bằng chứng này cho thấy, tổ tiên gần nhất của loài ruồi xuất hiện trong thời kỳ kỷ Cretaceous, ngay trước khi thiên thạch khổng lồ rơi xuống từ bầu trời gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long. 3. Ruồi nhà sinh sản rất nhanh. Nếu không phải nhờ các điều kiện môi trường và các loài ăn thịt, thì môi trường sống của con người giờ đây sẽ tràn ngập bởi những con ruồi. Ruồi nhà thường có vòng đời ngắn (chỉ 6 ngày nếu được sống trong môi trường có điều kiện thích hợp), và một con ruồi cái đẻ trung bình 120 quả trứng một lần. Các nhà khoa học đã tính toán điều gì sẽ xảy ra nếu một cặp ruồi có thể sinh sản mà không có giới hạn hoặc không có tử vong cho đàn con của chúng. Kết quả? Hai con ruồi, chỉ trong 5 tháng, sẽ sản xuất được 191, 010, 000, 000, 000, 000, 000 con ruồi khác – đủ để bao phủ một hành tinh với độ dày đến vài mét. 4. Ruồi không thể bay xa và bay rất chậm. Nếu bạn nghe thấy tiếng vo vo thì đó là sự chuyển động nhanh của đôi cánh của một con ruồi, nó có thể vỗ tới 1.000 lần mỗi phút. Thật ngạc nhiên khi biết rằng, thông thường ruồi nhà chỉ duy trì một tốc độ khoảng 4.5km/h. Ruồi di chuyển nhiều chỉ khi điều kiện môi trường buộc chúng phải làm như vậy. Ở các khu vực thành thị, nơi người dân sống có nhiều rác thải, ruồi nhà thường sống trong phạm vi nhỏ và chỉ có thể bay 1.000 mét hoặc hơn. Nhưng ở nông thôn, chúng sẽ bay xa và rộng để tìm kiếm phân, có thể lên đến 7 dặm. Khoảng cách bay dài nhất được ghi nhận của một con ruồi là 20 dặm. 5. Rác thải là môi trường sống của ruồi nhà. Ruồi nhà ăn và được nuôi dưỡng bởi những thứ dơ bẩn như rác thải, phân động vật, nước thải, phân người và các chất bẩn thỉu khác. Ruồi có lẽ là loài côn trùng phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất mà chúng ta gọi chung là ruồi bẩn. Ở khu vực ngoại thành hay nông thôn, ruồi nhà cũng xuất hiện rất nhiều ở những cánh đồng nơi bột cá hoặc phân chuồng được sử dụng làm phân bón, và trong các đống phân rải cỏ và rau thối rữa. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao dép lào gọi là dép lào, có thực sự dép lào là dép của Lào không? 1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy