Cảm nhận chung về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Hai Lam Tran, 6 Tháng hai 2023.

  1. Hai Lam Tran

    Bài viết:
    1
    SÓNG

    Xuân Quỳnh

    Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ

    Sông không hiểu nổi mình

    Sóng tìm ra tận bể

    Ôi con sóng ngày xưa

    Và ngày sau vẫn thế

    Nỗi khát vọng tình yêu

    Bồi hồi trong ngực trẻ

    Trước muôn trùng sóng bể

    Em nghĩ về anh, em

    Em nghĩ về biển lớn

    Từ nơi nào sóng lên?

    Sóng bắt đầu từ gió

    Gió bắt đầu từ đâu?

    Em cũng không biết nữa

    Khi nào ta yêu nhau

    Con sóng dưới lòng sâu

    Con sóng trên mặt nước

    Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức

    Dẫu xuôi về phương bắc

    Dẫu ngược về phương nam

    Nơi nào em cũng nghĩ

    Hướng về anh - một phương

    Ở ngoài kia đại dương

    Trăm nghìn con sóng đó

    Con nào chẳng tới bờ

    Dù muôn vời cách trở

    Cuộc đời tuy dài thế

    Năm tháng vẫn đi qua

    Như biển kia dẫu rộng

    Mây vẫn bay về xa

    Làm sao được tan ra

    Thành trăm con sóng nhỏ

    Giữa biển lớn tình yêu

    Để ngàn năm còn vỗ


    1. Hình tượng "sóng" và "em"

    - Hình tượng "sóng" : Sóng là hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ. Sóng vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng.

    +Nghĩa thực: Đó là những con sóng ngoài biển khơi tồn tại những trạng thái đối lập.

    + Nghĩa hàm ẩn: Sóng như có hồn, có tính cách, biết diễn tả những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

    => Vì vậy sóng là hình tượng ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

    - Hình tượng "em" : Chính là tâm trạng cảm xúc của người con gái khi yêu

    - Mối quan hệ giữa "sóng" và "em" : Tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hòa nhập, để thể hiện những phương diện phong phú phức tạp trong cảm xúc của người con gái đang yêu.


    2. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ

    - Âm điệu bài thơ là âm điệu của những con sóng: Lúc ào ạt dữ dội, lúc nhẹ nhàng sâu lắng. Âm điệu đó được tạo nên từ thể thơ 5 chữ với cách ngắt nhịp, phối thanh bằng trắc linh hoạt cách tổ chức ngôn từ với những cặp câu nối đôi nhau.

    => Âm điệu của những con sóng biển cũng chính là âm điệu cũa những con sóng lòng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đang rung lên đồng điệu với sóng biển.

    3. Nhận thức về tình yêu của Xuân Quỳnh (Khổ 1-2)

    Khổ 1: Tâm trạng, cảm xúc của người con gái khi yêu


    "Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ​

    Sông không hiểu nổi mình​

    Sóng tìm ra tận bể"​


    Sóng được miêu tả với những trạng thái đối lập "dữ dội" đối lập với "dịu êm", "ồn ào" đối lập với "lặng lẽ" đã cho thấy sự phức tạp, thất​


    thường của sóng biển.​


    Nhà thơ đã mượn trạng thái đối lập của sóng để diễn tả trạng thái cảm xúc của người con gái khi yêu, cũng phức tạp, thất thường và khó​


    đoán như thế. Khi thì yêu sôi nổi, mãnh liệt, khi lại lặng lẽ, thờ ơ.

    => Những trạng thái này tuy đối lập nhưng luôn thống nhất trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Bằng cách đặt tính từ "dịu êm" và "lặng lẽ" ở cuối câu, nhà thơ luôn hướng đến một tình yêu bình yên, không sóng gió.

    Khổ 2: Qui luật của sóng và của tình yêu.

    2 dòng thơ đầu thể hiện qui luật của sóng:​


    "Ôi con sóng ngày xưa​

    Và ngày sau vẫn thế"​


    Cụm từ chỉ thời gian "ngày xưa", "ngày sau", "vẫn thế" đã gợi lên sự trường tồn của sóng biển trước thời gian vĩnh hằng: Sóng muôn đời​


    vẫn dạt dào sôi nổi, vẫn ào ạt đổ vào bờ. Đó là qui luật muôn đời không thay đổi.

    Từ qui luật của sóng nhà thơ đã qui ra thành qui luật của tình yêu qua 2 câu thơ sau:​


    "Nỗi khát vọng tình yêu​

    Bồi hồi trong ngực trẻ"​


    Tình yêu là khát vọng lớn lao, bất diệt của con người. Khi nào con người còn tồn tại thì tình yêu vẫn sẽ còn tồn tại trên đời:​


    "Làm sao sống được mà không yêu

    Không nhớ không thương một kẻ nào"

    trích Xuân Diệu

    hay chính nhà thơ Xuân Quỳnh cũng từng viết:

    "Em trở về đúng nghĩa trái tim em

    Là máu thịt đời thường ai chẳng có

    Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa

    Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi"

    trích "Tự hát" của Xuân Quỳnh

    Có thể nói khát vọng tình yêu là khát vọng mãnh liệt nhất của con người và đặc biệt sôi nổi nhất khi con người còn trẻ. Hay cũng có thế hiểu là tình yêu làm con người ta trẻ lai, yêu đời hơn.

    4. Khao khát lý giải cội nguồn của tình yêu (Khổ 3-4)

    Khổ 3: Suy tư, trăn trở về tình yêu


    "Trước muôn trùng sóng bể

    Em nghĩ về anh, em

    Em nghĩ về biển lớn

    Từ nơi nào sóng lên?"


    Phép điệp từ "em nghĩ" kết hợp câu hỏi tu từ "Từ nơi nào sóng lên?" đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người con gái khi yêu,

    muốn được khám phá cội nguồn của tình yêu, hay đó là lí do tại sao yêu nhau.

    Khổ 4: Lý giải cội nguồn của sóng và của tình yêu

    "Sóng bắt đầu từ gió

    Gió bắt đầu từ đâu

    Em cũng không biết nữa

    Khi nào ta yêu nhau?"


    Xuân Quỳnh mượn sóng để lí giải tình yêu nhưng nhà thơ chỉ lí giải được một phần: "Sóng bắt đầu từ gió. Còn phần còn lại là" Gió bắt

    đầu từ đâu? "thì nhà thơ không giải thích được mà chỉ biết gật đầu thú nhận:

    " Em cũng không biết nữa

    Khi nào ta yêu nhau? "


    Tình yêu cũng như sóng, biển, mây, trời đầy bí ẩn không thể nào lí giải được. Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất chân thành và nữ tính:

    " Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

    Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

    Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

    Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.."


    Vì sao - Xuân Diệu

    5. Ý nghĩa

    Bài thơ sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, hiện lên qua hình tượng sóng. Đó là tình yêu thiết tha, nồng nàn đầy khát vọng và sâu sắc, thủy chung, vượt lên mọi giới hạn của đời mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...