Đoạn văn NLVH: Cảm nhận về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn - Đoàn thuyền đánh cá

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 28 Tháng một 2023.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    Đề bài: Viết đoạn văn 12 - 15 câu cảm nhận về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) - NV9

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, cảnh đoàn thuyền ra khơi khi hoàng hôn buông xuống đã được tái hiện rất chi tiết, sống động trong khổ thơ đầu "Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Nét phác đầu tiên là thiên nhiên huy hoàng, tráng lệ. Bằng phép nhân hóa và so sánh, mặt trời hiện lên với gam màu đỏ rực như "hòn lửa", ấm nóng và giàu sức sống. Hình ảnh mặt trời càng nổi bật hơn khi có phông nền là màn đêm. Tác giả đã tạo hình rất khéo léo bằng cách sử dụng phép nhân hóa và ẩn dụ "sóng đã cài then, đêm sập cửa", báo hiệu thiên nhiên bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi, trở nên hiền hòa, ấm áp, vũ trụ thành một ngôi nhà lớn bình an. Câu thơ khắc họa sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm một cách kỳ vĩ và đặc sắc như trong chuyện thần thoại, cho thấy nhà thơ có một cặp mắt tinh tế, trái tim nhạy cảm và trí liên tưởng độc đáo. Thiên nhiên rộng ngợp nhưng không hề lạnh lẽo, chiều tà buông xuống nhưng không hề hoang vắng, tối tăm, cho thấy tác giả đang say mê thích thú thưởng thức cảnh hoàng hôn. Có thể thấy, hai câu thơ đầu tràn ngập cảm hứng vũ trụ ca, để cảm hứng ng lđ ca cũng bắt đầu vút lên từ đây "Đoàn thuyền.. gió khơi." Khác hẳn 1 con thuyền đơn lẻ "nhẹ hăng như con tuấn mã" trong hồi ức của Tế Hanh, cụm từ "đoàn thuyền" đã gợi ra tinh thần tập thể và không khí làm việc tấp nập của người lao động mới. Trợ từ "lại" vừa diễn tả sự đltp giữa tư thế lao động của con người trước sự nghỉ ngơi của thiên nhiên, vừa cho thấy việc đánh cá đã trở thành thói quen, là hành động thường nhật quen thuộc của người dân nơi đây. Không chỉ vậy, vì đứng từ bờ biển không thể nhìn thấy cảnh mặt trời lặn, nên điểm nhìn của bài thơ được đặt trên con thuyền, qua đó cho thấy nhân vật trữ tình đã hóa thân vào người dân chài vào tham gia vào hành trình đánh cá. Đó là trải nghiệm chân thực của Huy Cận, thể hiện ông thật sự quan tâm và thấu hiểu tư thế và khí thế lao động của người dân nơi đây. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "câu hát căng buồm cùng gió khơi" đã gợi ra không khí rộn ràng, háo hức, hân hoan trên con thuyền của những ngư dân chủ động, tích cực và lạc quan. Cùng với phép nhân hóa và nói quá, những câu hát ca ngợi cuộc sống mới đã từ vô hình thành hữu hình và có thể "căng buồm", mạnh mẽ tiến ra khơi; giúp bạn đọc có thể cảm nhận được niềm vui, sự tự tin, hứng khởi đang phập phồng trong những người ngư dân. Đó là dấu hiệu của bút pháp lãng mạn với hồn thơ thăng hoa, gợi nhiều mỹ cảm đẹp đẽ nơi bạn đọc. Khúc hát đó không phải chỉ là câu hát yêu cuộc đời, yêu nghề chài lưới mà còn là cái ưỡn căng ngực, là lời cầu nguyện bội thu từ những người ngư dân. Có thể thấy, những hình ảnh thơ độc đáo, thú vị của cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hh chính là kết tinh của 1 nguồn cảm hứng vũ trụ ca và nlđ ca - dấu hiệu của một hồn thơ đang tái sinh, hay một đất nước tươi đẹp đang hồi sinh mãnh liệt.

    [​IMG]
     
    Ưu Đàm Thanh TiLagan thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...