Để nhận biết thế giới này là thật hay không? Thì tớ có một cách, nếu bạn có thể trốn tránh tất cả mọi vấn đề trong thế giới này, thì hãy coi rằng bạn đang sống trong một thế giới ảo, và có lẽ bạn sẽ có cảm giác thích cái thế giới bản ngã mình thường tưởng tượng hơn. Còn nếu bạn không trốn tránh được nữa, thì thế giới sẽ về hiện thực lại với bạn. Cái đó là cách ngốc nghếch của một đứa ếch ngồi đáy giếng như mình, đã từng làm và bất chợt ngộ nhân thôi. Còn về những thứ bạn thấy... Để xem, mình có thể giải thích bằng triết lý Mac Lê Nin. bằng hai phạm trù "Bản Chất và Hiện Tượng" Hiện tượng là sự biêu hiện của bản chất. Bản chất là đặc tính bên trong của sự vật. Ví dụ: Bạn tình cờ gặp được một người có hình thức bên ngoài giống nhau, gương mặt, giọng nói, cách ăn mặc. Đó là hình thức. Bạn biết đấy, con người bình thường được quy chuẩn là có màu da, mắt, mũi, miệng, cơ thể. Hoạt động sống đơn giản thường ngày của chúng ta là ăn, hoạt động, ngủ, hoặc một số tiêu chuẩn khác. Bộ gen con người có nhiêu đó thôi. Nó có thể trùng lặp khiến cho người và người giống nhau như song trùng vậy. Sự trùng lặp về tính cách, hay cách cư xử có thể cho họ giống nhau về cách lớn lên, nhận thức. Nhưng bản chất bên trong của người đó như thế nào? Tính cách, bản ngã, nghề nghiệp, quá khứ, hành trình cuộc đời họ thì lại là câu chuyện khác. Còn về sự lặp lại trong hành động quanh bạn thì lại càng dễ giải thích hơn. Thử hỏi xem, con người thường sống theo thói quen nhiều hơn, hay sống theo sự thay đổi nhiều hơn? Một hành động của chúng ta làm có thể được ghi nhớ, và khi chúng ta không làm điều đó, và một ngày khác chúng ta làm điều đó, ký ức sẽ bất chợt nhắc lại như bộ nhớ phát hiện sự trùng lặp vậy. Bộ não chúng ta khá là nhạy và khá dễ hoài nghi những thứ xung quanh. Vì vậy bạn có thể yên tâm thế giới bạn đang tồn tại, là thực.