Bấm để xem Cạnh tranh học đường? Một câu hỏi mới lạ đấy, nhưng quả thật vấn đề này đã tồn tại từ lâu. Một vài nguyên nhân sâu xa làm nó ở Việt Nam không thấy một cách rõ ràng được. Chỉ nói ở Việt Nam, cạnh tranh học đường là điều cần và nên làm. Vì sao thì trước tiên phải phân tích từ "cạnh tranh" này. Khi bạn đã bước ra xã hội thì từ này xuất hiện thường xuyên, bất cứ đâu bất cứ nơi nào chỉ cần bạn để ý sẽ thấy. Lấy ví dụ dễ nhìn: Quán ăn thi nhau mọc lên ngày càng nhiều, để có thể thu hút khách, họ cần đưa ra những chiêu bài hấp dẫn, quán nào nhiều khách thì mở rộng kinh doanh, ngược lại quán nào ít khách làm ăn thua lỗ -> đây là cạnh tranh. Cạnh tranh là cách mà thiên nhiên lựa chọn ra "hạt giống" tốt nhất để có thể giúp nó cân bằng và phát triển. Từ đó suy ra cạnh tranh trong học đường chính là lựa chọn ra những học sinh giỏi nhất. Những mầm non này sẽ xây dựng một đất nước giàu mạnh. Tuy nhiên, trong xã hội loài người còn phải xem xét ở mặt đạo đức. Cạnh tranh công bằng và cạnh tranh thủ đoạn. Tương đương kết quả sẽ cho khác nhau. Tại sao ở Việt Nam cần và nên cạnh tranh học đường? Phân tích một chút về phương thức giáo dục của "nhà mình". Thứ nhất, chỉ một câu thôi: Bệnh thành tích còn quá nặng. Tuy vài năm gần đây có nhiều cải cách để giảm nhẹ chương trình. Nhưng có nhiều bạn than rằng nó xa rồi thực tế, vậy mấu chốt nằm ở đâu? Thứ hai, từ chương trình nặng nề xa rời thực tế khiến các bạn dễ gây ra chán nản, thậm chí sinh ra tâm lý bức xúc làm sao nhản việc học. Có thể nói tâm lý đã ảnh hưởng đến việc học tập. Thứ ba, tình hình của giáo dục còn "non trẻ" đang trong thời gian nghiên cứu thí nghiệm. Từ những khó khăn này ở đâu đó sẽ sinh ra những sáng kiến để khắc phục cái khó này. Thế cạnh tranh cái gì? Đó là khi một sự việc hình thành ở mức bão hòa người ta không còn thấy thõa mãn thì sẽ sinh ra ý muốn vượt trội. Cứ thế tiếp tục sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển. Học sinh, nhà trường không còn thấy cách học này phù hợp họ sẽ thay đổi phù hợp cho cách học tập, phù hợp địa phương của họ. Khi họ đạt hiệu quả phương pháp được nhân rộng nhưng nếu địa phương khác lại không thấy phù hợp thì họ sẽ tiếp tục thay đổi. Cứ thế sự thay đổi phương pháp học và giảng dạy khiến các trường cạnh tranh nhau về chất lượng. Tóm lại cạnh tranh trong học đường chính là phương thức chọn lọc tự nhiên của xã hội loài người. Nó có tác dụng thúc đẩy "nền" kiến thức của xã hội rắn chắc hơn. Bạn sẽ chọn mua một ngôi nhà có nền rắn chắc hay một cái nhà sụt lún sạt lở. Công ty bạn muốn tuyển nhân viên có nền móng vững chắc hay chỉ là cái vỏ kẹo ngọt bên ngoài. Thân.
Có lẽ vấn đề nào cũng có hai mặt của riêng nó nhưng mình là người luôn nghĩ về những gì lạc quan nhất. Mình cảm thấy điều tuyệt nhất luôn là cạnh tranh nhưng manh tính lành mạnh để mọi người cùng đi lên và có lẽ điều tuyệt với nhất cũng là cạnh tranh, bạn có thể xem nó là trận chiến công bằng cho tất cả. Sẽ như thế nào khi bạn ở trong một môi trường mà bản thân được xem là giỏi nhất và không có đối thủ? Điều đó không có nghĩa là bạn hoàn hảo mà là bạn chưa gặp được người giỏi hơn bạn dù chỉ là về một khía cạnh nào đó, nếu ở trong môi trường đó, bạn dường như đang ở trong một "vùng an toàn" của chính bản thân mình và bạn chỉ có thể đi theo một con đường nhất định không có quá nhiều sự đột phá. Có sự cạnh tranh khi đó mọi người cùng nhau cố gắng, không nhất thiết phải hơn thua, chỉ cần cố gắng vượt qua chính "bản thân" mình. Có sự cạnh tranh bạn mới có thể làm những gì bản thân chưa từng giỏi hoặc thậm chí chưa từng làm và trong quá trình đó bạn có thể gặp được những người có cùng chung lý tưởng với bạn. Không có ai là "đối thủ" của nhau cả một đời, thật ra "đối thủ cạnh tranh" được xem như là một người bạn thân thiết của bạn, hiểu rõ từng điểm yếu hay mạnh của bạn và đang cùng bạn cố gắng trên con đường đã chọn.
Theo em nha, thì cạnh tranh học đường có rất nhiều lí do dẫn tới nó, nhưng chắc chắn việc gì cũng sẽ có 2 thái cực: Tốt và xấu. Nếu học sinh như em biết sử dụng việc cạnh tranh trong học tập đúng cách thì học sinh sẽ tiến bộ hơn, nhưng nếu cách suy nghĩ chỉ biết "ờ, mình phải hơn nó để nó biết mình lúc nào cũng hơn nó" vậy đó là sai. Chắc chắn sẽ có nhiều tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới việc cạnh tranh sai cách trong việc học. Đầu tiên sẽ là về phía gia đình: Gia đình kiểu như truyền thông học tập lúc nào cũng đứng nhất như bạn trong lớp em, thì bạn đó sẽ cố gắng học tập, có thể là hơn các bạn khác rất nhiều luôn, nhưng sẽ có những bạn vì muốn tốt cho gia đình luôn nở mày nở mặt thì sẽ dùng đến thủ đoạn, kiểu phốt trên facebook hay là nói xấu sau lưng v. V thì đó là tiêu cực nhưng bạn đó có chí hướng cố gắng thì đó là 1 việc "good job". Nhưng cũng không thể nào nói bạn đó làm những việc tiêu cực là do 1 mình bạn làm hết, ta phải nghĩ đến khía cạnh gia đình, nếu cha mẹ không tạo 1 cái áp lực quá hoàn toàn cho con cái thì con cái sẽ không suy nghĩ đến những việc làm tồi tệ đó để hoàn thành với cha mẹ, nhưng cha mẹ cũng không phải xấu, bởi cha mẹ nào không muốn con mình tốt, nhưng áp đặc 1 cái gì đó quá khắt khe thì đó là 1 việc quá sai lầm Thứ 2 là về xã hội: Chị nghĩ sao khi mình học như thế nào, ăn như nào, học thêm ở đâu cũng có mấy bà hàng xóm chen vào nói này nói nọ, mấy bà đó kiểu rảnh lắm, con người ta thì mình tư vấn trong khi con mình thì mình lo không xong Nhưng đặt biệt nhất là bản thân người học sinh đó, phải biết suy xét cái nào là right cái nào là trái, phải biết đưa ra ý kiến của mình khi gia đình có cái suy nghĩ áp đặt lên mình, thực ra em nói vậy chứ em cũng không thể làm được, bởi mình là 1 học sinh, 1 đứa con nít, khi nói như thế thì cha mẹ sẽ bảo "ai đẻ mày", "mày khôn hơn tao à" v. V nhưng hãy thử nói xem, có khi sẽ thuyết phục được gia đình không nên áp đặt vào mình. Đó là mặt tiêu cực còn tích cực thì đem lại nhiều điều tốt! Cũng như trên, cha mẹ vẫn sẽ áp đặt con vào việc học nhưng phải biết chừng mực, suy xét bản thân mình làm vậy với con cái đúng hay không, và phải đặt bản thân mình là bạn bè của con cái để hiểu nó, đó mới là hành động và suy nghĩ hợp lí. Còn về mặt cạnh tranh bạn bè thì, đó là cạnh tranh cùng tiến. Vd như "tao điểm hóa cao hơn mày thì mày bao tao đi ăn nhá, ngược lại thì tao bao, nhưng phải tự học nhá, không có vụ phao đâu nha" đó là 1 vd cụ thể, khi đó cả hai sẽ năng động hơn để làm tốt bài kiểm tra, trong đầu mỗi đứa sẽ nghĩ rằng có ai muốn tốn tiền bao nó đâu, mà mình thắng thì mình được ăn free, quá sướng còn gì. Nhưng nếu 1 trong hai thua thì phải bao là điều chắc chắn, nhưng nó sẽ nghĩ "tao sẽ cố gắng lần sau, mày phải bao tao ăn con ạ!" đó cũng là 1 động lực không nhỏ, nhưng phải biết kìm chế, không phải lúc nào cũng đưa ra cái kèo đi ăn, mà hãy lâu lâu gì đó mà đặt ra cái kèo. Còn đối với cả 1 tập thể cạnh tranh nhau á, thì.. sẽ rất khó giải thích, bởi ai cũng muốn tốt cho bản thân mình, nên em cũng chả biết phải giải thích như thế nào!
Cạnh tranh trong học tập không có gì là xấu cả. Cạnh tranh giúp ta có động lực hơn trong học tập và cố gắng để đạt được thành tích mà ta muốn. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, việc bạn lúc nào cũng trong trạng thái so bì, hơn thua từng con điểm của người khác, áp đặt những suy nghĩ cưỡng bức vào đầu sẽ khiến bạn rất mệt mỏi và dần dần bạn sẽ lạc lối trong chính suy nghĩ của mình. Người mà bạn cạnh tranh nên là chính bản thân bạn. Tự cố gắng mỗi ngày, trau dồi thêm kiến thức, không so bì thành tích của mình với người khác, bởi ai mà chẳng có điểm yếu, được cái này thì mất cái kia thôi. Phải biết chấp nhận giới hạn của mình và tìm cách cải thiện rồi vượt qua nó. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và bình an hơn trong một môi trường học tập khắc nghiệt đấy. Cạnh tranh không có gì là xấu nhưng trong quá trình cạnh tranh bạn đừng để lạc mất cá tính của bản thân mình là được. Cạnh tranh để trở nên tốt hơn chứ không phải khiến chúng ta ngày càng tự ti và ích kỉ hơn. Chúc bạn buổi tối vui vẻ ^^
Mình hiện tại cũng đang là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường và mình hiểu rõ cảm giác cạnh tranh nó khốc liệt như thế nào. Cùng trong một đội tuyển, có bạn được thầy cô yêu quý vì có năng lực hơn các bạn còn lại, các bạn còn lại thì cố gắng học tập để bằng bạn bằng bè hoặc thậm chí là vượt lên bạn giỏi nhất để được thầy cô ưu tú. Cạnh tranh còn là khi ta so sánh đến từng 0, 1 điểm với một người nào đó (hầu hết đều là người giỏi hoặc có xích mích với ta). Cạnh tranh để lấy một suất học bổng, để làm cha mẹ hài lòng, để thu hút sự chú ý của thầy cô. Không biết tự bao giờ, cạnh tranh đã trở thành một điều quen thuộc trong môi trường học đường. Nếu để nói về cạnh tranh, mình sẽ sử dụng cụm từ 'con dao hai lưỡi', hai lưỡi dao mỗi bên một công dụng, không hẳn là tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn, một bên là tốt, một bên là xấu. Cạnh tranh có lợi ích gì? - Giúp chúng ta có động lực học tập và vươn lên, tạo hứng thú cho việc học. Một khi chúng ta cạnh tranh với một người nào đó về một môn nào đó, ta trở nên quyết tâm hơn, chăm chỉ hơn và tập trung đầu tư vào học tập. - Bản thân mỗi người sẽ bước đầu nếm trải mùi vị của cuộc đời trước khi chân ráo chân khô tốt nghiệp đại học và xin việc làm. Việc cạnh tranh trong học tập cũng giống như việc bạn và nhiều người khác đang tranh giành nhau một cơ hội vào làm việc tại công ty nào đó. - Ta sẽ khám phá ra được năng lực thực sự của bản thân, bứt phá đam mê, vượt qua giới hạn của chính mình. Nhiều khi vì cạnh tranh với một người nào đó, bạn khao khát muốn vượt qua họ, bạn sẵn sàng từ chối những cuộc vui chơi, thức đến tận 1, 2 h sáng để ôn bài. Cuộc cạnh tranh kết thúc, phần thắng nghiêng về phía bạn, bạn sẽ được bạn bè ngưỡng mộ, thầy cô quan tâm và chú ý đến, bố mẹ bạn cũng phần nào thấy tự hào. Như mình đã nói ở trên, bên cạnh mặt tốt còn có mặt xấu, sau đây, mình xin đưa ra mặt xấu của việc cạnh tranh trong học đường: - Tình bạn dễ rạn vỡ. Trong học đường không thể tránh được việc cạnh tranh nhưng cạnh tranh thoái quá sẽ dẫn đến sự hủy hoại của các mối quan hệ. Bao giờ cũng có người thắng người thua, người thắng thì được hưởng vinh quang, người thua thì ngậm ngùi trong thất bại. Hai người dễ xảy ra xích mích và xung đột, từ đó dẫn đến sự rạn nứt tình bạn. - Tạo áp lực và cảm xúc tiêu cực cho bản thân mỗi người. Đôi khi vì cạnh tranh với một người nào đó, khi chứng kiến sự ưu tú từ thầy cô, bạn bè với người đó, chúng ta khó chịu không yên, 'ghen ăn tức ở', dễ nổi nóng, tức giận vô cớ. Điều đó hoàn toàn không tốt với sự phát triển cảm xúc của học sinh. - Quan trọng thoái quá kết quả, điểm thi, thứ hạng mà quên mất việc bản thân đã nỗ lực như thế nào, không biết trân trọng công sức của chính mình, tự vùi đầu vào thứ suy nghĩ tiêu cực, và từ đó, ta đã tự hủy hoại tương lai của bản thân - Ta lao đầu vào học mà bỏ bê các thứ khác, quên mất việc quan tâm, chăm sóc bố mẹ, kết bạn, tập thể dục, nghỉ ngơi, thư giãn.. Lúc nào cũng chỉ vùi đầu vào học, áp lực đè nặng lên vai. Mình từng thấy một trường hợp vì cạnh tranh quá mà lao đầu vào học rồi mắc bệnh thần kinh, thiểu năng.. Đó là ý kiến của mình. Cảm ơn mọi người đã đọc!
Cạnh tranh học đường là cơ hội để nhiều học sinh có thể vươn lên, khiến bản thân mình tốt hơn. Nhưng việc cạnh tranh học đường đúng nghĩa tồn tại rất mỏng manh. Ví dụ trong các kỳ thi ở các trường THCS nhiều hs muốn được điểm cao mà bấp chấp đút lót, coi cóp tài liệu, bất chấp mọi thủ đoạn, việc này đối với những người chăm chỉ thì nó khiến bảng thành tích tụt dốc, sẽ có nhiều người cảm thấy buồn và thất vọng đối với bản thân. Nhưng nếu cạnh tranh học đường xảy ra công bằng sẽ có rất nhiều nhân tài mới sẽ được tìm ra, đôi khi nó sẽ đánh thức tài năng nào đó. Cạnh tranh học đường sẽ rất có ích nhưng song song với nó là những cái hại. Nhưng quan trọng là cách bản thân mình thực hiện nó ra sao? Và phụ thuộc vào mức độ chăm chỉ của bản thân ta nữa.
Cạnh tranh trong học tập vui mà! Người này đì người kia, người kia dè bỉu người này! Theo cá nhân của tôi, tôi thấy nó khá là hấp dẫn đấy chứ! Nghĩ theo hướng văn minh, tích cực điều này làm cho chúng ta phấn đấu để phát triển tương lai chúng ta, phát tiển quốc gia, dân tộc, phát triển thế giới, hội nhập toàn cầu. Nghĩ theo hướng chửi vào mặt một chút thì nó chẳng khác gì công khai sự thù hằn, ganh ghét và cổ súy cho gian lận trong thi cử và bệnh thành tích! Không biết có thấy tiến như lời đông hay không hay là lại rủ một tập thể đi thụt lùi, lạc hậu, dồn nhau vào bước đường cùng! Trong cuộc sống này chẳng nên cạnh tranh, ganh đua bởi nó mang ý nghĩa, bản chất quá cực đoan, mang tính chất phá hoại. Thay vào đó chúng ta nên hướng theo cách nghĩ vui vẻ hơn: Đam mê hoài bão, khát vọng! Mỗi chúng ta có mỗi sở thích khác nhau vì thế sẽ cố gắng và nỗ lực hết mình cho những cái sở thích riêng tư đó. Ai cũng thế thôi. Ngay cả bản thân tôi, tôi cũng có đam mê, khát vọng riêng! Ví dụ như là muốn thống trị thế giới này! Quan trọng là chúng ta hãy sống trong phạm vi, khu vực của mình tránh lấn sân, tranh cướp địa bàn của người khác! Mình là chim hãy cố gắng bay giỏi đừng tìm cách bơi cho bằng được làm gì, rồi chết lòi mắt ra! Mình là cá thì hãy tập trung bơi lội tung tăng dưới nước đừng cố ước mọc thêm đôi cánh để vút lên mây xanh, rồi chết ươn xác! Cạnh tranh thì đừng bao giờ! Nhưng đam mê, khát vọng thì nên duy trì mãi mãi! Quan điểm của tôi vẫn luôn là: Sống theo sự vận hành của tự nhiên. Đừng phản quy luật tự nhiên làm gì cho nó ngu cả người. Nước biển thì mãi mãi là mặn chát, còn đường thì luôn ngọt! Nếu một ngày nước biển bỗng hóa ngọt hoặc đường thì mặn mà tôi tin chắc một điều rằng: Bạn đã bị mắc bệnh thần kinh hoặc hàng bạn đang sử dụng là hàng FAKE! (HEHE)
From học đường đây nè. Thật ra chuyện cạnh tranh học đường không phải xảy ra ở mọi "giai cấp" đâu. Với những đứa học ngu, những đứa không quan tâm đến điểm số thì chỉ có cạnh tranh "độ tứ chi phát triển" thôi. Giai cấp giữa rất khỏe. Vừa không gây sự chú ý, vừa có thời gian vui chơi thoải mái. Không như đám tầng trên bọn tui, lúc nào cũng phải cắm đầu vô học sợ bị sụt điểm. Tui khi học tiểu học luôn rất tự hào về mình và luôn nghĩ mình là nhất. Nhưng mà lên cấp 2, cấp 3, lúc cái thế giới mở rộng hơn thì tôi cũng gặp được nhiều người giỏi hơn. Tôi bắt đầu thấy lo sợ vì môn Anh mà tôi đắc ý nhất lại thua xa một bạn mới chuyển đến. Tui sock tận óc và đồng thời khâm phục. Hơn nữa, tôi thấy hai chúng tôi rất hợp nhau, từ cách nói chuyện, sở thích đến chí hướng. Kể từ đó, hai tụi tui kè kè bên nhau cả ngày, thậm chí còn kể nhau nghe những chuyện bí mật trong gia đình nữa. Nghe có vẻ là một tình bạn đẹp nơi học đường. NOOO! Hai bọn tui thân nhau là vậy, nhưng sâu trong tâm trí cả hai người đều hiểu rõ, mối quan hệ này không đơn thuần là tình bạn trong sáng. 2 đứa vẫn ganh đua với nhau từ ngoài sáng đến trong tối. Mỗi khi đối phương bị điểm thấp người còn lại đều sẽ ra vẻ buồn thay, thực ra đang mừng thầm. Còn đứa bị điểm thấp sẽ thấp thỏm lo sợ điểm tổng kết của mình. Gia đình 2 bên cũng có quen biết và thường so sánh. Hễ tôi khoe điểm của mình với mẹ là mẹ lại hỏi điểm của nhỏ kia. Nếu nó kém hơn tôi mẹ mới khen giỏi. Còn không thì chỉ cười cười rồi bỏ qua. Đó là mẹ tui. Mẹ nhỏ kia càng ghê gớm hơn nữa. Dù nó có đạt điểm cao hơn tôi đi chăng nữa thì mẹ nó tiếp tục so sánh nó với anh trai. Không muốn thừa nhận nhưng con trai thường có đầu óc nhạy cảm với toán hơn con gái, làm sao mà bì được chứ. Vả lại, chẳng phải ẻm còn giỏi môn Xã hội hơn anh nữa sao? Chính vì sự so sánh đó khiến cho áp lực thành tích của những học sinh rất cao và tạo nên sự cạnh tranh gay gắt ở môi trường học đường. Trường học như một xã hội thu nhỏ vậy. Loại người gì cũng có. Những người ở vị trí càng cao sẽ càng nghi ngờ người cùng tầng với mình, rồi tiêu diệt lẫn nhau, để tranh giành ngôi vị bá chủ. Chừng nào điểm số vẫn còn là thước đo trong lòng xã hội và gia đình thì học sinh vẫn phải tiếp diễn tình trạng áp lực nặng nề này.
Cạnh tranh học đường á? Với đệ, cạnh tranh học đường không xấu! Nó giúp mình phát triển khả năng tự học hơn, giúp mình đạt kết quả tốt hơn. Chính cá nhân đệ cũng là người như thế. Đệ sẵn sàng dành cả nửa tiếng chỉ để chia điểm với từng bạn mà đệ cho là đối thủ để xem mình với bạn ai cao hơn ai kia. Nếu đệ cao hơn thì đệ rất vui, có thêm động lực học hành, phấn đấu để kết quả còn tốt hơn nữa. Nếu bạn cao hơn, đệ sẽ chỉ thất vọng một chút xong lại càng có ý chí quyết tâm, quyết phải cao hơn, cao hơn nữa kia! Hôm nay mình đứng thứ 15, ngày mai đứng thứ 13, ngày kia đứng thứ 11.. Cứ như vậy, đệ đã nằm trong top 8 bạn học sinh có kết quả tốt nhất lớp. Lâu lâu, đệ sẽ lại tự luyến một chút xong tự thưởng cho mình một bữa kem ngon thật ngon! ^^ Mà nhờ cạnh tranh, bố mẹ đệ cũng càng thêm tự hào về đứa 'con trai' bé bỏng của mình! Nó như những bông hoa tươi thắm, như một chậu nước mát lạnh mà bố mẹ cần mỗi ngày mệt nhọc. Họ có thể tự tin khoe với người khác rằng: "Con tôi học giỏi lắm đấy!". Đệ thấy bố mẹ đệ thật dễ thương dù chỉ là những người nông dân "chân lấm tay bùn". Với đệ, như vậy là hạnh phúc! ❤️ Nhưng ngày nay đệ thấy việc cạnh tranh học đường ngày nay bị biến chất nhiều quá! Nếu ngày trước thi chỉ để biết kết quả, năng lực của mình thế nào thì nhiều bạn bây giờ sẵn sàng "chơi xấu" như: Cóp phao, chép bài, nhờ người khác làm hộ, mua những món đồ đầy tinh vi.. Thậm chí, nếu bị người khác mách ra thì các bạn ấy có thể chặn đường, đánh đập, bắt nạt hay phổ biến nhất là cô lập bạn đã mách đó. Như đệ đây chẳng hạn, vì nói với cô một bạn trong lớp cóp phao cuối kỳ mà suýt bị đấm á! Mà cũng chả hiểu những học sinh đó nghĩ gì? Lấy việc cóp phao là vui sao? Hay đánh người là đúng? Bộ chơi xấu để dẫm lên kết quả người khác dùng biết bao mồ hôi công sức là hay chăng? Đệ chẳng thích thú gì khi nhắc đến những trường hợp đấy! Sau này, thi cấp 3, rồi tiếp đến là đại học thì ai giúp các bạn, thứ máy gì thoát được 3, 4 cái camera siêu net trong phòng. Giám thị lại toàn người trong ngành, từng là học sinh, lạ mấy trò vặt ấy.. Phải hiểu, người ta như thế là để giúp mình thôi! Nếu việc xấu hổ đó bị phát hiện ra người đầu phải chịu hậu quả chính là bạn sau mới đến người thân, bạn bè bạn. Bị mang tiếng chẳng vui vẻ gì đâu! Đi đến đâu cũng bị xì xào thì vui đâu được! Làm gì cũng bị người khác nghi kỵ, coi thường.. Nói chung, cạnh tranh học đường là việc tốt nhưng nếu cố tình khiến nó bị biến chất bằng việc xấu thì sẽ phải chịu hậu quả! Làm bằng sức mình dù 5 nhưng còn hơn dùng phao 10. Việc gì cũng có giá của nó! Người ta nói "Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma" cũng có nguyên do cả mà..
Theo mình nghĩ cạnh tránh học đường có mặt tích cực và tiêu cực của nó Tích cực Cạnh tranh giúp chúng ta đặt rõ mục tiêu hơn trong lớp đó là hạng mấy, mấy phẩy, học sinh gì.. để từ đó cố gắng hơn nữa trong học tập. Cạnh tranh tích cực giúp chúng ta phấn đấu hơn nữa trong học tập, tự học bài, trong giờ kiểm tra có thể tự làm, không hỏi ai để từ đó biết ra lỗi sai của mình mà chỉnh sửa. Tiêu cực Cạnh tranh sẽ mang một tâm lí nặng nề cho các bạn. Nếu không thực hiện mục tiêu mình đưa ra sẽ cho một cảm giác nặng nề, cho rằng mình thua kém, không bằng người khác.. ảnh hưởng tâm lí. Nếu mục tiêu bạn đề ra đã làm được thì bạn đã nhẹ nhưng đi rất nhiều Hiện nay có nhiều học sinh mang tính chất chạy đứa theo điểm số mà cạnh tránh không lành mạnh. Hỏi đề lớp khác, chụp đề mẫu, lật tài liệu.. làm cho các bạn cạnh tranh làm mạnh cho rằng không công bằng, dễ nản chí và bỏ cuộc, không muốn thực hiện mục tiêu của mình. Đó là chút ý kiến của mình. Thân gửi đến bạn!