Mình thấy hiện tại, nhiều học sinh cạnh tranh gay gắt trong việc học. Bạn nghĩ gì về vấn đề trên? Bạn nào trả lời hợp ý mình nhất xin tặng 1000 xu, còn những người khác thì tùy, nhưng vẫn sẽ được tặng xu nha.
Cạnh tranh học đường cũng không có gì xấu cả. Nhưng nếu thái quá thì thật sự không tốt gì cho cam. Cạnh tranh giúp các học sinh tự phát huy được điểm mạnh của riêng mình hay cố bù trừ cho cái yếu, tự cố gắng hoàn thiện hơn. Nhưng mà nếu sự cạnh tranh đó bị đẩy lên quá cao và đi quá xa thì sẽ khác. Trường hợp chơi bẩn như báo nhầm đề ôn, nói xấu, cố gắng cô lập, gây phiền nhiễu người khác cũng không phải không có. Mình thấy trường hợp này không nhiều nhưng cũng không quá xa lạ. Đến khi chuyện này lên đến đỉnh điểm thì không ai được tốt cả, chỉ là lưỡng bại câu thương mà thôi. Cạnh tranh quá đà lên, cố nghĩ cách chơi bẩn thì thời gian đâu mà chú tâm lo lắng cho học hành thi cử. Rồi khi cầm kết quả không mong muốn thì người gây ra tất cả nhiều khi lại không thể tìm được nguyên nhân tại chính bản thân mình. Mọi chuyện lại biến thành một vòng luẩn quẩn ngày càng ngày càng tệ: Cạnh tranh, lo chơi bẩn, điểm kém, đổ lỗi, lại chơi bẩn. Mọi người hay nói tới bạo lực học đường là cô lập, bạo lực thể xác hay bắt nạn ngầm. Nhưng những việc đó đôi lúc chỉ là do bạn này điểm cao hơn bạn kia mà thành ra tất cả.
Cá nhân mình nghĩ việc cạnh tranh trong học tập không xấu. Cũng như mình của hiện tại, học sinh lớp 12 rồi, việc cạnh tranh là vô cùng cần thiết đối với việc học của mình. Nó là một trận chiến, vì vậy cần phải sẵn sàng đón nhận và bước đi. Xét theo khía cạnh cạnh tranh công bằng và "đẹp", nó như một cuộc đua khốc liệt vậy, và điều kiện tiên quyết chính là cạnh tranh với những người có thành tích ngang mình, thậm chí là hơn cả mình. Đầu tiên sẽ là ghen tị khi thành tích của mình kém hơn người khác, sẽ không vui khi những "học bá" kia được nhiều người vây quanh. Từ những cảm xúc đó sẽ kích thích chúng ta, "ép" chúng ta phải cố gắng thật nhiều, "chạy đua" trong cuộc cạnh tranh này, để nâng cao thành tích, đạy được những mục đích khác. Nghe thì có vẻ "bệnh thành tích" đấy nhỉ, nhưng chúng ta bắt buộc phải coi trọng nó. Nhưng chính bản thân chúng ta cũng phải biết cách cạnh tranh làm sao cho "đẹp" và hiệu quả. Cạnh tranh "đẹp", chúng ta phải đặt ra một mục tiêu để thay đổi, cụ thể là chọn một bạn học có thành tích tốt để làm gương, nhưng tuyệt đối đừng vì bản thân mình mà dùng thủ đoạn khiến thành tích của người kia bị hạ xuống. Bởi vì những thủ đoạn đó chỉ có tác dụng trong nhất thời, đến khi tham gia nhưng kì thi lớn hơn, mọi thứ sẽ bị phơi bày sạch sẽ, thành tích của bạn ấy vẫn sẽ tốt, còn của chúng ta thì sao? Trong quá trình cạnh tranh, đừng ngần ngại trao đổi và học tập từ chính người mà bạn coi là đối thủ kia, hiệu quả sẽ rất tốt đó. Đối với mình, cạnh tranh chỉ đơn giản như vậy thôi, mình ghen tỵ với một người khác, vậy cố gắng lên, học tập, thể hiện bản thân, đến một lúc nào đó bạn đã có thể ngang bằng, thậm chí đạt được hơn những gì bạn đã đề ra trước đó, bạn sẽ thấy cạnh tranh là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống, không hẳn chỉ là ở trong học tập. Cạnh tranh trong học cũng là một trận chiến khốc liệt, nên có lẽ hãy bỏ những suy nghĩ con người sinh ra đều có những điểm mạnh của riêng mình đi. Bởi nếu có thi trượt, lúc đó cũng đừng đổ lỗi vì mình không có thế mạnh trong học tập, còn người khác lại có. Thân.
Hay, quá hay luôn, vậy bạn là người đầu tiên được 1000 xu nha. Hoa sa không quy định là chỉ một người đạt 1000 xu, cho nên các bạn khác vẫn còn cơ hội đấy, cố lên nha
Cái này là do bản thân mỗi người thôi, người nào có ý chí tiến thủ, hắu thắng thì càng cố gắng cạnh tranh. Cạnh tranh học đường áp lực thì có áp lực thật nhưng cạnh tranh cũng có nhiều cái tốt. Kiểu trong lớp cứ có vài đứa học hơn mình thành ra mình có động lực phấn đấu.
Tinh thần cạnh tranh không hề là không tốt . Nó cần phải có trong lĩnh vực thể thao, thương mại, trong mọi công việc.. và học tập cũng không ngoại lệ. Cạnh tranh thúc đẩy chúng ta phải làm tốt công việc của mình từ đó dẫn đến thành công; Cạnh tranh lành mạnh cũng giống như hai bên tạo lực đẩy cùng nhau tiến lên phía trước. Do đó, cạnh tranh trong học tập là một phương pháp tốt để học sinh có động lực phấn đấu học tốt hơn. Mà nó tạo cho việc học giống như chơi game trí tuệ, có cạnh tranh, có chiến thắng, có chiến tích, có giải thưởng. Những nước phát triển trên thế giới thường tạo tính cạnh tranh trong giáo dục để học sinh cố gắng học tập hơn. Cạnh tranh trong học tập do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do bản thân học sinh . Học sinh tự có ý chí phấn đấu trong học tập không phải là ít. Những người có tính cách hiếu thắng, không muốn chấp nhận bản thân kém cỏi hơn người khác cũng có khả năng đem tính cách đó vào việc học tập dẫn đến tinh thần cạnh tranh. Thứ hai, do gia đình . Gia đình tri thức, gia đình có người làm trong ngành giáo dục hoặc các ngành sử dụng trí óc, hoặc sẽ áp đặt buộc con mình phải học tốt nên nó buộc phải cạnh tranh, hoặc đứa trẻ tự thấy không thể làm mất mặt gia đình nên phải đứng nhất trường chẳng hạn, vậy cũng tạo nên tính cạnh tranh. Thậm chí là những đứa trẻ muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ vì họ không cho nó đủ sự quan tâm hay luôn thấy đứa trẻ khác tốt hơn con mình cũng tạo nên tính cạnh tranh của trẻ. Thứ ba, do môi trường học tập: Nhà trường, thầy cô, bạn bè . Không ít trường học hoặc giáo viên muốn áp dụng hình thức cạnh tranh trong học tập bằng cách như tạo ra quyền lợi ưu tiên khi học sinh được thành tích gì đó, sự phân cấp thứ bậc trong nhà trường hoặc trong nhà trường hoặc lớp học.. Thứ tư, do phương hướng chung của xã hội . Xã hội ngày càng phát triển càng buộc người ta không được phép thất bại, học sinh cũng không ngoại lệ. Cạnh tranh trong học tập không phải xấu nhưng nó cũng dễ xảy ra xu hướng tiêu cực . Việc cạnh tranh quá gay gắt dễ dẫn đến áp lực học tập cho học sinh. Thực tế hiện nay cũng có những học sinh vì áp lực quá lớn dẫn đến stress, trầm cảm, tự tử, thậm chí tâm thần . Cạnh tranh sẽ dẫn đến có người thắng kẻ thua, dễ khiến học sinh có xu hướng tâm lí sai lệch vì dù sao học sinh là giai đoạn tâm lí đang hoàn thiện, còn non nớt chưa ổn định. Thậm chí bạo lực học đường cũng có phần liên quan đến sự cạnh tranh này vì cũng có trường hợp học sinh thấy mình thua trong học tập trở nên căm ghét những người học giỏi được ưu ái và chú ý nên dùng sức mạnh để tìm cảm giác chiến thắng cho bản thân.. Tóm lại, chuyện gì cũng có hai mặt, có ưu có khuyết. Cũng không thể vì mặt này mà chối bỏ sự tồn tại của mặt còn lại của vấn đề. Vậy nên việc cần thiết là rèn luyện tâm tính và ý thức, tạo một sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh, góp phần phát triển bản thân, gia đình và xã hội. Chúc bạn hạnh phúc!
Theo mình nghĩ thì mình không thích cạnh tranh học đường. Cạnh tranh học đường thì tốt đấy, học sinh sẽ phấn đấu hơn, học giỏi hơn. Đất nước sẽ nhiều tiểu "học bá". Nhưng với nên giáo dục Việt Nam hiện nay - giỏi đều ở tất cả các môn thì cách nhanh nhất để cạnh tranh chính là học thuộc, học tủ. Nó có hại vô cùng. Nếu bạn đọc nhiều sách về kỹ năng sống, danh nhân hay tâm lý học, bạn sẽ thấy những kẻ "không giống ai" thường sẽ có năng khiếu tốt hơn. "Không giống ai" ở đây có nghĩa là làm những việc mà người khác không dám làm, ngược lại những định kiến xã hội. Đơn giản hơn, nếu thi thoảng bạn ngó ngàng xung quanh một chút, những người bạn học giỏi môn này ngu môn kia vẫn giỏi hơn những bạn môn nào cũng như môn nào. Việc bắt học sinh phải học đều mười mấy bộ môn thật vô lí, một nhà toán học không thể làm phiên dịch viên, một nhà văn không thể làm nhà vật lí học, một nghiên cứu sinh không thể sáng tác thơ. Nghe đến đây, một số bạn sẽ nghĩ: Những kiến thức đó là cần thiết. Nhầm rồi, nếu bạn đang học lớp 12, một người cho bạn bài nâng cao lớp 8 hay 9, 70% là bạn không giải được, nếu bạn đang học lớp 10 một người hỏi bạn những định luật hồi lớp 7, chắc chắn hầu hết bạn đều không nhớ. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta chỉ được đào tạo chuyên môn khi lên đại học, nhưng để lên được đại học tốt thì bạn phải học giỏi. Lời khuyên tốt nhất chính là đừng quá cạnh tranh học đường, chỉ nên cạnh tranh trong lĩnh vực mà bạn yêu thích. Đối với lĩnh vực bạn yêu thích, ở cấp 2 có lẽ hầu hết đều đã biết được bản thân thích môn gì vậy nên khuyến khích các bạn tham gia các đội tuyển học sinh giỏi. Internet bây giờ cũng rất phát triển, thay vì lướt Facebook trong vô ích thì hãy thử nghiên cứu lĩnh vực bạn thích xem. Nếu bạn cảm thấy nó phức tạp, bạn nên thử đọc một vài cuốn sách nào đó hoặc xem những câu danh ngôn của vĩ nhân thế giới, tuy không giúp ích cho học tập, nhưng ít nhất bạn sẽ tìm được lí tưởng sống và sự tự tin. "Thứ duy nhất cản trở việc học hành của tôi chính là nền giáo dục" - Albert Einstein ^^
Cạnh tranh học đường giúp mình cố gắng học tập tốt hơn. Nhưng đôi khi nói lại khiến mình trở thành một người háo thắng. Thậm chí, bất chấp thủ đoạn để được công nhận là giỏi hơn. Môi trường học cạnh tranh cao thì sẽ có nhiều bạn giỏi xuất sắc. Nhưng cũng kéo theo vô số bạn thụt lùi vì tự ti. Chán nản dẫn đến bỏ bê trong học hành hay học cho có lệ vì biết không bằng người ta. Bản thân mình thì không thích cạnh tranh với người khác vì mình biết mình học không giỏi so với các bạn cùng lớp. Chỉ lấy chăm chỉ và cần cù bù cho thông minh. Nên mình thích môi trường học ít cạnh tranh và cũng giảm bớt áp lực trong học tập. Cùng cố gắng giúp đỡ nhau trong học tập như mình giỏi môn này sẽ giúp đỡ những bạn yếu môn đó và ngược lại. Bởi vì đối với mình học tập đủ để khiến mình đau đầu rồi. Cạnh tranh thật sự khiến mình thêm áp lực thôi.