Hỏi đáp Tại sao ảnh selfie lại xấu và trông mũi to hơn so với nhan sắc thật?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Phương Thảo 2590, 30 Tháng mười một 2021.

  1. Phương Thảo 2590

    Bài viết:
    8
    Cho dù là nam hay nữ, già hay trẻ, lộng lẫy như thiên thần hay đơn giản dung dị, chắc chắn đã ít nhất một lần bạn phải chụp đi chụp lại ảnh selfie của mình để chọn ra tấm đẹp nhất.

    Bạn đau đầu tự hỏi tại sao mình không ăn ảnh, tại sao mình lại xấu thế;

    Câu trả lời là hoàn toàn không, vì bạn đang bị chính những bức ảnh tự sướng lừa dối!

    Thông thường, khi chụp ảnh selfie, bạn sẽ cầm smartphone hướng về phía trước. Sau một nút click, hình ảnh của bạn sẽ được ghi lại, với khoảng cách tính từ gương mặt của bạn tới ống kính chưa tới.. 1m.

    Khi máy ảnh quá sát gương mặt, càng nhiều khuyết điểm được thể hiện rõ. Đặc biệt, tỉ lệ gương mặt trên ảnh còn bị "bóp méo" rất nhiều so với khuôn mặt ngọc ngà thực sự của bạn.

    Mũi là phần nhô lên cao nhất, và nó chính là đối tượng bị "kéo dãn nở" trước tiên. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, khi chụp ảnh gương mặt ở khoảng cách 30cm, phần đỉnh mũi sẽ to hơn 7%, và phần đầu mũi thậm chí còn bị phóng đại tới 30% - so với khi chụp ảnh ở khoảng cách 152cm.

    Gò má sẽ nở ra rất nhiều so với bình thường. Đồng thời, tai là phần bộ phận mỏng trên mặt và nằm ở phía hai bên, và nó sẽ trở nên nhỏ hơn khi chụp ảnh. Tất cả những điều này khiến cho khuôn mặt bạn "bành trướng" trên cả khung hình.

    Để làm rõ hơn kết luận trên, giáo sư Boris Paskhover cùng các cộng sự đã tiến hành một thử nghiệm. Họ tạo một mô hình khuôn mặt giả rồi đặt nó trước camera trước của điện thoại. Sau một hồi đo đếm khoảng cách, họ đặt khuôn mặt cách camera khoảng 30cm và chụp một tấm. Tiếp đến, họ đặt khuôn mặt cách chiếc máy ảnh thông thường 1m và chụp thêm tấm nữa. So sánh giữa 2 tấm ảnh, nhóm nghiên cứu nhận ra kích thước mũi trên khuôn mặt đã bị làm sai lệch tới.. 30%.

    Đây là hiệu ứng sai dạng hình ảnh do góc đặt giữa camera và vật chụp. Nó xảy ra không chỉ với mặt người mà còn với tất cả mọi vật trên thế giới.

    Điều này không khó để giải thích, chỉ là nhiều người không nhận ra mình đang chụp ảnh selfie trên một chiếc gương lỗi - ở đây đích thị là camera trước của điện thoại. Sở dĩ mũi của chúng ta cứ phát tướng đến cả mét như vậy là do camera selfie của smartphone được thiết kế với góc chụp rộng, giúp selfie đông người hay tóm được bối cảnh đằng sau.

    Camera góc càng rộng thì càng chịu ảnh hưởng lớn từ hiệu ứng quang học. Cụ thể, hiệu ứng này sẽ bẻ hình theo chiều từ trung tâm ra phía ngoài. Những gì ở gần camera nhất sẽ bị.. kéo rộng ra, và ở đây, đương nhiên là mũi bởi nó nhô hơn hẳn so với bề ngang khuôn mặt cơ mà.

    Việc làm hài lòng nhu cầu của khách hàng từ các hãng sản xuất đã vô tình khiến mũi của người đứng đối diện với camera bỗng hóa to hơn. Bạn cũng có thể đổ lỗi cho khuôn mặt của mình bự bất thường khi đứng gần camera nhất bằng lí do này. Khoảng cách quá ngắn từ camera (đặc biệt là với các loại ống kính góc rộng) đến mặt người chính là hung thủ gây ra các bức ảnh xấu.

    Ohad Fried, tác giả của nghiên cứu có tên "Sự biến dạng của mũi trong các bức ảnh chụp gần: Hiệu ứng selfie" cho biết, mũi người sẽ to hơn đến 30% khi chụp selfie thông thường ở khoảng cách 30cm. Tuy nhiên, ở một khoảng cách khá xa lên tới 15m, mũi người vẫn thay đổi tới 7% so với bản gốc.

    Khoảng cách vàng để tạo ra một bức ảnh không chênh lệch quá nhiều với hiện thực chính là 1, 3m. Khi ấy, tỉ lệ chiếc mũi của bạn sẽ khá khớp với ngoài đời. Thêm nữa, chẳng có nhiếp ảnh gia nào chụp ảnh bằng camera góc rộng cả, nên sự khác biệt sẽ là đương nhiên.

    Còn các bạn nghĩ sao về vấn đề này?
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Eve nguyễn create my own path

    Bài viết:
    180
    U kiến thức hay *vno 37*
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...