Câu 1. Yếu tố quyết định để Việt Nam, Lào, Inđônêxia giành độc lập vào năm 1945 là A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản. B. Sự chuẩn bị chu đáo và chớp thời cơ cách mạng. C. Chính quyền thống trị bị suy yếu nghiêm trọng. D. Nhật đầu hàng Đồng minh, tạo ra thời cơ thuận lợi. Câu 2. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào dưới đây? A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) B. Hội nghị NiuOóc (Mĩ) C. Hội nghị Pốtxđam (Đức). D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ). Câu 3: Vai trò quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là gì? A. Nga tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ. B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C. Nga giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Nga tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 4. Thái độ của Mĩ sau thất bại của quân đội Sài Gòn ở Đường 14 - Phước Long (1-1975) A. Tăng viện trợ quân sự khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn. B. Liên tục mở những cuộc hành quân "bình định – lấn chiếm". C. Phối hợp với chính quyền Sài Gòn đưa quân đánh chiếm lại. D. Phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. Câu 5: Một trong những điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là gì? A. Mở các cuộc tiến công để "tìm diệt" và "bình định" B. Thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt". C. Dùng quân đội Sài Gòn để mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. D. Mĩ ra sức dồn dân lập ấp, coi ấp chiến lược là quốc sách. Câu 6. Dấu hiệu rõ nhất chứng tỏ cuộc Chiến tranh Lạnh tuy kết thúc nhưng hậu quả của nó còn để lại đến ngày nay vẫn chưa giải quyết được đó là A. Sự tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. B. Tình trạng chia cắt hai miền của Triều Tiên. C. Quan hệ Mĩ và Nga luôn trong tình trạng đối đầu. D. Trung Quốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan. Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu chủ yếu gì đối với khu vực Mĩ Latinh? A. Biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình. B. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh vào khối quân sự của mình. C. Thiết lập các chế độ độc tài quân sự ở các nước Mỹ Latinh. D. Tiến hành lật đổ chính quyền ở các nước Mĩ Latinh. Câu 8: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi? A. Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập B. Cuộc nổi dậy của nhân dân Bắc Phi C. Cuộc đấu tranh sôi nổi của Angiêri D. "Năm châu Phi" Câu 9. Sự kiện nào chứng tỏ tâm điểm đối đầu giữa 2 cực Xô-Mĩ ở châu Âu? A. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ Đức với hai chế độ chính trị khác nhau B. Sự ra đời của "kế hoạch Mácsan", Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế. C. Sự ra đời của tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) D. Sự ra đời của "Tổ chức Hiệp ước Vascsava" giữ gìn hòa bình, an ninh châu Âu và thế giới. Câu 10: Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là * A. Xuất phát điểm B. Mức độ liên kết C. Nguyên tắc hội nhập D. Quy mô Câu 11. Trước ngày 6 – 3 – 1946, Đảng và Chính phủ ta chủ trương "tàm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc" vì A. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng chính quyền mới. B. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. C. Tránh thiệt hại về kinh tế, tài chính. D. Tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước. Câu 12: Năm 1956 đã diễn ra hai sự kiện quan trọng nào trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản? A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc B. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gia nhập Liên hợp quốc C. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam D. Gia nhập Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Câu 13. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 mặc dù tạm gác khẩu hiệu "Người cày có ruộng" nhưng giai cấp nông dân hưởng ứng tích cực và tham gia cách mạng sôi nổi vì A. Độc lập dân tộc là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. B. Cách mạng tháng Tám có nhiều hình thức đấu tranh phong phú. C. Phong trào phá kho thóc Nhật đáp ứng nguyện vọng của nông dân. D. Cách mạng thành công sẽ thành lập chính phủ công – nông – binh. Câu 14. Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Đảng Cộng sản ở các nước tư bản trên thế giới? A. Có chủ nghĩa Mác Lênin là lý luận soi đường B. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt. C. Phong trào yêu nước là một thành tố quan trọng. D. Chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với phong trào công nhân. Câu 15. Sự kiện nào đã mở ra kỉ nguyên mới đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Chính quyền Xô viết của dân, vì dân ra đời trong phong trào 1930 – 1931. B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930). C. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công D. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi. Câu 16. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân ta đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ở những địa điểm nào? A. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông phabang và Mường Sài, Plâycu. B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Plâycu, Luông phabang. C. Điện Biên Phủ, Xênô, Plâycu, Sầm Nưa và Phong Xa Lì D. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luông phabang. Câu 17. Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành nào? A. Công nghiệp B. Nông nghiệp C. Khai thác mỏ D. Nông nghiệp và khai mỏ Câu 18. Điểm mới về thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh" (1969 – 1973) so với "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) là gì? A. Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương. B. Trực tiếp đưa quân viễn chinh Mĩ vào chiến trường Đông Dương. C. Sử dụng cố vấn quân sự, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ. D. Thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt" Câu 19. Trong quá trình xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp đã bị phá sản bởi cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở A. Hà Nội (1882). B. Hà Nội (1873). C. Gia Định (1859). D. Đà Nẵng (1858). Câu 20. Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xuất phát từ lý do chủ yếu nào dưới đây? A. Pháp không chấp nhận giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình. B. Pháp khiêu khích ta ở nhiều nơi, đặc biệt ở Đà Nẵng, Hải Phòng. C. Nền độc lập chủ quyền nước ta bị đe dọa nghiêm trọng. D. Những kí kết với Việt Nam không được Pháp thực hiện nghiêm túc. Câu 21. Điểm giống nhau cơ bản giữa "Cương lĩnh chính trị đầu tiên" (đầu 1930) với "Luận cương chính trị" (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam là xác định đúng đắn A. Khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp. B. Giai cấp lãnh đạo cách mạng C. Mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa D. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Câu 22. Ý nào dưới đây giải thích không đúng cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng bạo lực? A. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang phối hợp nhau giành chính quyền. B. Lực lượng chính trị vô cùng đông đảo đóng vai trò quan trọng trong việc giành chính quyền. C. Lực lượng vũ trang phối hợp với quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật, giành chính quyền. D. Lực lượng vũ trang tuy số lượng ít nhưng đóng vài trò xung kích hỗ trợ lực lượng chính trị. Câu 23. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) được đánh giá là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vì A. Đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp. B. Từ đây cuộc kháng chiến có thêm sự ủng hộ của quốc tế và tác động trở lại cổ vũ quốc tế. C. Đã kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có Mỹ giúp sức. D. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava, giáng đòn nặng nề vào Mĩ. Câu 24. Tên Chính phủ được quyết định thành lập tại kỳ họp Quốc hội đầu tiên (3/1946) là A. Chính phủ công – nông – binh B. Chính phủ dân chủ cộng hòa C. Chính phủ liên hiệp kháng chiến D. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa Câu 25. Hình thức đấu tranh nào sau đây không nằm trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỉ XX? A. Biểu tình có vũ trang, thành lập các Xô Viết. B. Mít tính, đặc biệt là mít tinh tại nhà Đấu Xảo (Hà Nội). C. Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận. D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 26: Điểm nổi bật để xác định vai trò nòng cốt của giai cấp tiểu tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Có trình độ cao, ý thức kỷ luật tốt và lực lượng đông đảo. B. Có khả năng phối hợp với các giai cấp khác và lãnh đạo đấu tranh. C. Khả năng tiếp thu nhanh chóng khuynh hướng cách mạng mới, tiến bộ. D. Sống và làm việc ở nhiều nơi nên có khả năng liên kết phong trào. Câu 27: Đại hội nào của Đảng ta quyết định chọn ngày 3-2 hàng năm là Ngày kỉ niệm thành lập Đảng? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (1935) B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976). Câu 28: Bản Cương lĩnh chính trị thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương là: A. Luận cương Chính trị (10/1930) B. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ nhất (1935) C. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (1941) D. Chính cương của Đảng (1951) Câu 29. Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Câu 30: Điểm giống nhau giữa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của BCHTW Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) so với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) là A. Giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. C. Khẳng định con đường cách mạng bạo lực. D. Kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao. Câu 31: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) được triệu tập trong bối cảnh: * A. Phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp đàn áp và bóc lột nhân dân Đông Dương. B. Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy nhằm vơ vét sức người sức của. C. Phát xít Nhật tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương. D. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa bù đắp thiệt hại của khủng hoảng kinh tế. Câu 32: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, trên thực tế nhân dân ta giành chính quyền từ A. Thực dân Pháp và Trung hoa Dân quốc. B. Thực dân Pháp và tay sai. C. Phát xít Nhật và tay sai. D. Thực dân Pháp và phát xít Nhật. Câu 33: Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936 – 1939? A. Ở Đông Dương có Toàn quyền mới do Chính phủ Pháp cử sang. B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở nước Pháp. D. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây chiến tranh thế giới. C. Quốc tế Cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ VII ở Mátxcơva. Câu 34: "Một tấc không đi, một li không rời" là khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của nhân dân miền Nam trong * A. Cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ thi hành Hiệp định Paris. B. Cuộc đấu tranh đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ. C. Cuộc đấu tranh chống phá "ấp chiến lược" 1961 - 1965. D. Phong trào "Đồng khởi" 1959 – 1960 Câu 35: Sau chiến thắng Biên giới, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường. Chiến trường chính ở đây là chiến trường nào? A. Chiến trường Bắc Bộ. B. Chiến trường Tây Bắc. C. Chiến trường Đông Dương D. Chiến trường Việt Bắc Câu 36: Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai - Oasinhtơn là A. Phân chia thành quả sau chiến tranh. B. Hình thành 2 phe TBCN và phe XHCN. C. Hình thành một trật tự thế giới mới. D. Thành lập được một tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới. Câu 37: Đâu không phải là yếu tố dẫn đến sự hoạt động, phát triển mạnh và thắng lợi của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam giai đoạn 1919 đến 1930? A. Sự xuất hiện của giai cấp công nhân Việt Nam B. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng C. Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên D. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 Câu 38. Điểm khác nhau về bối cảnh ra đời của kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 so với kế hoạch Rơve năm 1949 là gì? * A. Nhân dân Pháp phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương. B. Mĩ can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. C. Pháp đang giữ thê chủ động trên chiến trường. D. Pháp thất bại trên chiến trường, rơi vào thế bị động. Câu 39. Thực tiễn về mối quan hệ giữ nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thắng lợi của ba mươi năm chiến tranh cách mạng (1945 -1975) cho thấy để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công hiện nay cần phải: A. Ứng dụng Khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất B. Phát huy và coi những điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định C. Phát huy và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc D. Coi trọng quốc phòng và an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền nhau Câu 40. Ý nào sau đây phản ánh đúng việc Mĩ tiến hành "Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đưa cố vấn Mĩ và tăng cường viện trợ vào miền Nam Việt Nam. B. Tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ", đưa quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam. C. Mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc Việt Nam lần thứ hai (1972). D. Mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968). ĐÁP ÁN: 1. B 2. D 3. B 4. D 5. B 6. B 7. A 8. D 9. A 10. D 11. B 12. A 13. A 14. C 15. C 16. B 17. C 18. A 19. C 20. C 21. B 22. C 23. A 24. C 25. A 26. C 27. C 28. A 29. B 30. C 31. B 32. C 33. B 34. C 35. A 36. B 37. A 38. D 39. B 40. B