Phân tích bài thơ tiểu đội xe không kính Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tự sự nhưng đậm chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe bằng tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. Họ là những con người tự nguyện dấn thân, vui trong gian khổ, chấp nhận hi sinh. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên nhưng giàu sức gợi cảm, hình ảnh sáng tạo, độc đáo, nhịp thơ tự do, phóng khoáng.. Tất cả những yếu tố đó làm nên cái hay, cái đẹp của bài thơ. Song điều quý giá nhất vẫn là cái tình, là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật để tìm tòi, phát hiện ra những hạt ngọc long lanh trong tâm hồn thế hệ trẻ anh hùng của một dân tộc anh hùng. Bài làm Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt. Trong những năm tháng sục sôi khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nhân dân miền Bắc đã không tiếc sức người sức của, chi viện cho miền Nam ruột thịt. Những đoàn quân trùng trùng điệp điệp nối nhau ra tiền tuyến và Phạm Tiến Duật cũng có mặt trong đội ngũ ấy. Anh đã được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh ác liệt và trở thành một nhà thơ – chiến sĩ. Chùm thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Gửi em cô gái thanh niên xung phong đã được giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Thơ Phạm Tiến Duật không lôi cuốn người đọc bằng những hình ảnh lãng mạn hay ngôn ngữ mượt mà, trau chuốt, âm điệu du dương.. Ngược lại, người đọc thích thơ anh bởi sự sống động, tự nhiên, gân guốc, táo bạo và độc đáo. Có thể coi Bài thơ về tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ – chiến sĩ này. Thông qua bài thơ, Phạm Tiến Duật ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui trẻ trung, sôi nổi cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Bài thơ khắc họa thành công một hình tượng độc đáo: Những chiếc xe ôtô vận tải không có kính chắn gió mà vẫn băng băng trên đường ra trận. Bên trong cái vỏ ngoài xấu xí, xây xát của những chiếc xe không kính ấy là một bề dày thành tích chiến đấu và quý giá nhất là có mội trái tim sáng ngời tinh thần yêu nước của những người lính trẻ. Mở đầu bài thơ, tác giả giải thích nguyên nhân vì sao xe không có kính bằng lời lẽ giản dị, tự nhiên: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Lí do thế là đã rõ. Kính xe đã bị những trận bom ác liệt của giặc Mĩ làm cho vỡ hết. Lời giải thích đơn sơ nhưng khả năng gợi tả rất lớn, giúp người đọc hiểu ra rằng những chiếc xe này đã dạn dày, từng trải trên đường ra mặt trận. Giới thiệu về xe mà cũng là bước đầu giới thiệu về chủ nhân của chúng. Từ câu thơ thứ ba trở đi, hình ảnh người chiến sĩ lái xe là nhân vật chính và những chiếc xe không kính trở thành cái nền làm nổi bật tính cách, phẩm chất đẹp đẽ của họ. Khi người lái xe mở máy cho xe lăn bánh đồng nghĩa với bắt đầu bước vào trận đánh. Sự sống và cái chết cách nhau chỉ trong gang tấc, nhưng họ vẫn giữ được tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tính từ ung dung đặt ở vị trí đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động ấy. Trong cái nhìn bao quát cả đất trời ẩn chứa niềm kiêu hãnh của người làm chủ tình thế, coi thường mọi khó khăn nguy hiểm. Đối đầu với máy bay giặc Mĩ, các chiến sĩ lái xe của ta thường ở thế bị động. Vậy dựa vào đâu mà họ ra trận với phong thái ung dung như vậy? Chỗ dựa tinh thần lớn lao nhất chính là niềm tin tất thắng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là tình cảm tất cả vì miền Nam thân yêu, là chân lí "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Họ hiểu rằng chiến trường và đồng đội đang cần vũ khí, lương thực, thuốc men.. để đủ sức đánh trả quân thù những đòn đích đáng. Chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc, của dân tộc thôi thúc họ hành động. Ai đã từng một lần đặt chân đến Trường Sơn vào thời kì chống Mĩ mới thấu hiểu những gian khổ, hiểm nguy của người lính lái xe. Đường Trường Sơn gập ghềnh, hiểm trở. Mùa mưa, mưa như thác đổ. Mùa khô, xe chạy bụi bay mù trời. Ngày nào trời quang mây tạnh thì máy bay Mĩ liên tục trút bom đạn xuống những đoàn xe nối nhau ra mặt trận. Xe có kính người lái xe đã vất vả, xe không có kính lại càng vất vả biết chừng nào. Bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn tạo nên vẻ đẹp bất ngờ của những câu thơ: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Cảm giác của người chiến sĩ lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được nhà thơ diễn tả cụ thể và sinh động. Đoàn xe chạy tạo nên những cơn lốc bụi mù trời. Xe không kính, gió lùa mạnh vào buồng lái khiến người lái xe tưởng như nhìn thấy gió. Gió thốc làm cay đến chảy nước mắt mà lại nói là gió vào xoa mắt đắng thì quả là độc đáo và hóm hỉnh. Dường như các chàng lái xe ngạo nghễ thách thức cái khí hậu khắc nghiệt của rừng núi Trường Sơn. Không còn lớp kính ngăn cách, con người và thiên nhiên như gần gũi hơn, do đó mà sự cảm nhận dường như tăng lên gấp bội. Sao trời ban đêm, cánh chim ban ngày nhự say như ùa vào buồng lái. Xe lao lên phía trước, con đường lùi lại phía sau, người lái xe tưởng như nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Câu thơ chứa đựng ý nghĩa tượng trưng sâu xa: Con đường vào chiến trường miền Nam chính là đích đến của trái tim người lính. Nỗi vất vả, gian nan được Phạm Tiến Duật miêu tả bằng những hình ảnh chân thực, giản dị nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Hai đoạn thơ tả thực đến từng chi tiết, từng hình ảnh và thật cả trong cách diễn tả. Câu thơ đậm chất văn xuôi, mộc mạc như lời nói thường ngày. Xe không kính, bụi phun tóc trắng như người già. Xe không kính, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Điệp từ chưa cần, hình ảnh phì phèo châm điếu thuốc, giọng cười ha ha sảng khoái.. làm nổi bật chất bình dị mà ành hùng của những chiến sĩ lái xe trong chiến tranh. Gian khổ tột cùng nhưng hào hùng cũng tột bậc. Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam. Các chiến sĩ lái xe chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút ngang tàng, rất lính. Trong gian lao, thử thách, tình đồng đội, đồng chí càng trở nên thiêng liêng hơn, máu thịt hơn. Bao thiếu thốn vật chất được thay thế bằng tình yêu thương đồng đội thắm thiết: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Đến đây thì mọi khó khăn, nguy hiểm đã bị đẩy lùi ra xa, làm nền cho tập thể của những chiến sĩ lái xe từ mọi chiến trường về đây họp thành tiểu đội xe không kính. Họ thương nhau còn hơn ruột thịt, sống chết có nhau, cùng chung lí tưởng và tình cảm cao đẹp: Tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Có lẽ không ngôn ngữ nào diễn tả hết tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng trong hoàn cảnh ấy. Bữa cơm nấu vội giữa trời đất bao la của núi rừng Trường Sơn, giấc ngủ chập chờn trên cánh võng chông chênh đường xe chạy đã đủ nói lên tất cả. Và lạ lùng thay, nhà thơ đã bất chợt khám phá ra điều thú vị là những khó khăn, nguy hiểm của người lính lái xe không kính lại trở thành tiện lợi bất ngờ khi họ gặp nhau trên đường ra mặt trận: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Họ tạm nghỉ bên nhau phút chốc để rồi lại lên đường, lại đi, lại đi đến những nơi cần hàng, cần đạn. Họ tin tưởng ngày mai trời xanh thêm và chiến thắng đang tới rất gần. Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan, đó là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu rõ ràng trên những chiếc xe vận tải quân sự: Không kính, không đèn, không mui, thùng xe đầy vết xước do bom đạn giặc. Nhưng xe vẫn chạy vào hướng miền Nam – tiền tuyến lớn đang thôi thúc, vẫy gọi bởi trong xe có một trái tim nóng bỏng tình yêu và trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước, dân tộc. Hình ảnh trái tim trong câu thơ cuối là một hoán dụ nghệ thuật rất có ý nghĩa, đã tôn vinh tầm vóc những người chiến sĩ lái xe anh hùng và nâng cao giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Tinh thần dũng cảm, thái độ thanh thản, lạc quan của những chiến sĩ lái xe trong mưa bom, bão đạn quân thù xứng đáng tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam thời chống Mĩ. Còn tiếp..
Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính Bài làm 2: Bấm để xem Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính khá dài, tưởng như có chỗ thừa. Nhưng vì thế mà rất độc đáo, thu hút sự chú ý. Nhan đề ấy làm nổi bật hình ảnh của bài thơ. Những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu sâu sắc hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ "Bài thơ" cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà điều chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường là một hình ảnh độc đáo của bài thơ. Hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ văn thường được "mĩ lệ hóa", "lãng mạn hóa" và thường mang ý nghĩa tượng trưng. Trong bài thơ này, những chiếc xe không kính là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực: "Không có kính không phải là xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi", câu thơ đậm chất văn xuôi lại có giọng thản nhiên, càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ của những chiếc xe. Cách giải thích của tác giả cho thấy đây là những chiếc xe đã đi qua bom đạn thứ thách, là xe của những con người quả cảm. Cái không bình thường của xe đã được bình thường hóa. Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe bị phá hủy, biến dạng đi, trần trụi hơn nữa: "Không có kính, rồi xe không có đèn – Không có mui xe, thùng xe có xước". Tất cả "không" và "có" ấy đều là tổn thất, mất mát, có thế ảnh hưởng đến sự lăn bánh của xe. Nhưng bộ não, linh hồn của xe dường như không phải là máy móc mà là tấm lòng người chiến sĩ nên: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước – Chỉ cần trong xe có một trái tim". Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không phải hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thơ trở thành hình tượng độc đáo của thơ thời chiến tranh chống Mĩ. Hình ảnh này tạo nên cái tứ độc đáo, vừa nói được cái ác liệt, dữ dội của chiến tranh, vừa bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ trong cuộc chiến tranh khốc liệt chống đế quốc Mĩ. Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ góp phần khắc họa một nét tư thế, chân dung của một dân tộc anh hùng. Hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến. Chống Mĩ được khắc họa đậm nét trong bài thơ. Hình ảnh họ được miêu ta gắn liền với những chiếc xe, đồng thời nổi bật lên trong toàn bài thơ. Xe không kính là biểu tượng của khó khăn, thiếu thốn, gian khổ. Thiếu đi những điều kiện phương tiện vật chất tối thiểu lại là cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao và đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn. Người lái xe được miêu tả với những ấn tượng, cảm giác rất cụ thể ngồi trên xe không kính. Với tư thế "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài:" Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng /Thấy con đường chạy thẳng vào tim / Thấy sao trời và đột ngột cánh chim / như sa như ùa vào buồng lái ". Câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh trên đường. Qua khung cửa xe không có kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời sao, cánh chim như cũng ùa vào buồng lái. Nhà thơ diễn tả chính xác cái cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái. Những hình ảnh con đường, sao trời, cánh chim vừa thực, vừa thơ, là cái thi vị nảy sinh trên những con đường bom rơi đạn lửa. Hiện thực thì khốc liệt; mọi thứ có thế va đập, quăng quật vào buồng lái những người chiến sĩ cảm nhận nó bằng một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, nhạy cảm với cái đẹp, một nghị lực phi thường. Hình ảnh" con đường chạy thẳng vào tim "còn là một khái quát đặc sắc về con đường Trường Sơn, con đường giải phóng miền Nam. Những câu thơ trên hé lộ diện mạo tinh thần thầm kín của người chiến sĩ. Người chiến sĩ lái xe được khắc họa với những nét tính cách thật cao đẹp. Họ hiện ra trong tư thế ung dung, hiên ngang, tư tin, tự hào: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Hai câu thơ sáu chữ nhịp 2/2/2 và chữ" ung dung "đảo lên đầu câu làm nổi bật tư thế ấy." Nhìn thẳng "là con mắt nhìn có vẻ trang nghiêm, bất khuất, không thẹn với đất, với trời, nhìn thẳng vào gian khổ hi sinh, không run sợ, né tránh. Nét nổi bật ở họ là thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy với tinh thần quả cảm: Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì pheo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Giọng ngang tàng, bất chấp gian khổ thể hiện rõ trong cấu trúc lặp lại:" Không có kính.. ừ thì.. chưa cần.. "và những chi tiết" phì phèo châm điếu thuốc nhìn nhau mặt lấm cười ha ha "," lái trăm cây số nữa "(trăm cây số giữa đường Trường Sơn đầy bom đạn, đèo dốc). Gió, bụi, mưa.. có thể gây bao khó khăn, nhưng người chiến sĩ đã bình thường hóa cái không bình thường đó và vượt lên với tất cả sự cố gắng cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một tất yếu. Khó khăn không mảy may ảnh hưởng tới tinh thần của họ. Hình ảnh họ mang một vẻ đẹp kiên cường và lãng mạn. Những chiến sĩ lái xe còn là những chàng trai trẻ sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, rất gắn bó với đồng đội. Khuôn mặt phủ đầy bụi đường lấm lem mà họ:" Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc – Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha ". Quả là tiếng thơ, tiếng cười của một thế hệ trẻ tuổi: Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên những tiểu đội xe không kính. Họ có thể bắt tay qua cửa kính vỡ rồi mà không cần mở cửa xe, thật thoải mái, tự hào, thắm tình đồng đội. Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa, họ càng đi càng có thêm nhiều bè bạn:" Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới ". Tình cảm ấy thắm thiết như ruột thịt, như anh em trong gia đình:" Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy ". Một cách định nghĩa về gia đình thật lạ, thật tếu hóm hỉnh mà tình cảm thì sâu nặng thiêng liêng. Những phút sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi, cái ăn, giấc ngủ thật giản dị, gian khó nhưng tâm hồn người lính thật vui tươi lạc quan, có gì xao xuyến:" Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi, trời xanh thêm "." Chông chênh "gì thì" chông chênh "nhưng khí phách, nghị lực, ý chí chiến đấu thì vững vàng, kiên định, vượt lên tất cả. Tình đồng đội tiếp cho họ sức mạnh để tâm hồn họ phơi phới, lạc quan. Điệp ngữ" lại đi "khẳng định đoàn xe không ngừng tiến tới, khẩn trương và kiên cường. Hình ảnh" trời xanh thêm "gợi lên tâm hồn lạc quan, đầy hi vọng, khát vọng của những người lính. Động lực mạnh mẽ và sâu xa tạo nên sức mạnh phi thường, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt tàn phá như vậy của người lái xe chính là ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, là tình yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ. Khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đối lập, bất ngờ mà sâu sắc: Đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần, giữa vẻ bên ngoài và bên trong những chiếc xe. Những chiếc xe bị bom Mĩ làm cho biến dạng đến trần trụi:" Không có kính rồi xe không có đèn – Không có mui xe, thùng xe có xước ". Nhưng điều lạ là những chiếc xe trơ trụi ấy vẫn băng ra chiến trường. Tác giả lí giải bất ngờ mà chí lí:" Chi cẩn trong xe có một trái tim ". Mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn, chi cần: Vẹn nguyên trái tim người chiến sĩ – trái tim vì miền Nam thì xe vẫn chạy," tất cà cho tiền tuyến ". Đó không chỉ là sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên mọi gian khổ, ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước trái tim ấy khiến chiếc xe trở thành một cơ thể sống thống nhất với người lái xe, không gì tàn phá, ngăn trở được. Xe chạy bằng tim, bằng xương máu những chiến sĩ anh hùng. Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Điều ấy làm cho những chiếc xe càng thêm độc đáo. Vì đó là những chiếc xe do trái tim cầm lái. Bài thơ đã khắc chạm được hình ảnh đẹp đẽ, ngang tàng đầy khí phách, đầy chất kiêu hùng trong vẻ giản dị nhất của người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ. Đó cũng là hình ảnh anh bộ đội Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ cũng là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Phạm Tiến Duật góp phần khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe. Ngôn ngữ bài thơ giản dị, ngồn ngộn chất sống – đời sống chiến trường vừa làm giàu thêm chất liệu thơ ca, vừa thể hiện chân thực hình ảnh người lính lái xe. Lời thơ gần với lối văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường nhưng vẫn giàu chất thơ. Chất thơ toát lên từ những hình ảnh độc đáo, từ vẻ hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung của người lính, từ những ấn tượng, cảm giác cụ thể, sống động của họ khi ngồi trên xe không kính.. Ngôn ngữ đó góp phần tạo nên giọng điệu đó là giọng ngang tàng, có cả chất nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả (những chàng lái xe không kính). Thể thơ kết hợp linh hoạt thể bảy chữ và thể tám chữ có chỗ sáu chữ hay mười chữ tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động, góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu mới của thơ ca chống Mĩ. Nó bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ từ hình ảnh người lính trong bài thơ. Đó là một thế hệ đã sống thật đẹp, thật anh hùng, ý thức sâu sắc về sứ mệnh lịch sử của mình, trong gian khổ, hi sinh vẫn phơi phới, lạc quan. Họ" Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai "," Đi chiến trường như trẩy hội mùa xuân "–" Mưa bom bão đạn lòng thanh thản". Mãi mãi các thế hệ vẫn khâm phục, tự hào, biết ơn họ. So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Hai bài thơ đã khắc họa được hình ảnh người lính qua hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ. Nét chung ở họ là lòng yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, là thái độ bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sống lạc quan và có tình đồng đội thắm thiết. Nhưng mỗi bài thơ lại thể hiện người lính với nét riêng. Bài Đồng chí thể hiện hình ảnh những người lính hầu hết xuất thân từ nông dân, từ thân phận nô lệ, nghèo khổ mà đi vào kháng chiến với vô vàn gian khó, thiếu thốn. Cách mạng là sự giải thoát cho số phận đau khổ, tối tăm của họ. Còn thế hệ trẻ thời chống Mĩ đi vào cuộc chiến đấu với ý thức giác ngộ về lí tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ mình. Họ sống sôi nổi, trẻ trung, yêu đời, lạc quan, tự tin. Hình ảnh họ được thể hiện trong một thời điểm quyết liệt, khẩn trương hơn. Đó là một thế hệ anh hùng, hiên ngang, mạnh mẽ. Còn tiếp..
Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài làm 3: Bấm để xem Bài thơ về tiểu đội xe không kính "là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ.. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ" Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai "(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khỏe, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng." Bài thơ về tiểu đội không kính "(trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó. Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe không kính chắn gió – hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ. Xưa nay, hình ảnh xe cộ trong chiến tranh đi vào thơ ca thường được mỹ lệ hóa, tượng trưng ước lệ chứ không được miêu tả cụ thể, thực tế đến trần trụi như cách tả của Phạm Tiến Duật. Với bút pháp hiện thực như bút pháp miêu tả" anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp "của Chính Hữu trong bài Đồng chí (1948), Phạm Tiến Duật đã ghi nhận, giải thích về" những chiếc xe không kính "thật đơn giản, tự nhiên: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng: Không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước. Hình ảnh những chiếc xe không kính không hiếm trong chiến tranh chống Mỹ trên đường Trường Sơn lửa đạn nhưng phải là một chiến sĩ, một nghệ sĩ tâm hồn nhạy cảm, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu cùng những người lính lái xe thì nhà thơ mới phát hiện được chất thơ của hình ảnh ấy để đưa vào thơ ca một cách sáng tạo, nghệ thuật. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ. Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái xe. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh. Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hóa, so sánh và điệp ngữ: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận. Tất cả sự vật, hình ảnh, cảm xúc mà các chiến sĩ lái xe trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận đã biểu hiện thái độ bình tĩnh thản nhiên trước những nguy hiểm của chiến tranh, vì có ung dung thì mới thấy đầy đủ như thế. Các anh nhìn thấy từ" gió "," con đường "đến cả" sao trời "," cánh chim ". Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh" những cánh chim sa, ùa vào buồng lái "thật sinh động, gợi cảm. Hình ảnh" con đường chạy thẳng vào tim "gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng. Hiên ngang, bất chấp gian khổ, những người lính lái xe luôn lạc quan tin tưởng chiến thắng. Những câu thơ lặp cấu trúc tự nhiên như văn xuôi, lời nói thường ngày thể hiện hình ảnh đẹp, tự tin, có tính cách ngang tàng: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô, mau thôi. Phạm Tiến Duật từng là thành viên của đoàn 559 vận tải chiến đấu ở Trường Sơn nên chất lính, tính ngang tàng thể hiện rõ nét trong thơ. Các chiến sĩ lái xe không hề lùi bước trước gian khổ, trước kẻ thù mà trái lại" tiếng hát át tiếng bom ", họ xem đây là cơ hội để thử thách sức mạnh ý chí. Yêu đời, tiếng cười sảng khoái của họ làm quên đi những nguy hiểm. Câu thơ" nhìn nhau mặt lấm cười ha ha "biểu lộ sâu sắc sự lạc quan ấy. Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó là phẩm chất của người lính. Những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết, những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lý tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt, gia đình: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. " Trời xanh thêm "vì lòng người phơi phới say mê trước những chặng đường đã đi và đang đến." Trời xanh thêm "vì lòng người luôn có niềm tin về một ngày mai chiến thắng. Những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, trẻ trung sôi nổi, giàu tình đồng chí đồng đội, có lòng yêu nước sâu sắc. Lòng yêu nước là một động lực tạo cho họ ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốc: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra: Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước.. Điệp ngữ" không có "nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc" không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước "như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng" vì miền Nam ", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, tỏa sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh" trong xe có một trái tim ". Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở" trái tim "gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ" chỉ cần trong xe có một trái tim "là chân lý của thời đại chúng ta: Sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối," con mắt của thơ ", làm bật lên chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Thiếu phương tiện vật chất nhưng những chiến sĩ vận tải Đoàn 559 vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng như Tố Hữu đã ca ngợi: Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo " Bài thơ về tiểu đội xe không kính"là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ.. Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc họa, tôn vinh vẻ đẹp phẩm giá con người, hòa nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 – 1975. Còn tiếp..
Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài làm 4: Bấm để xem Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những chiến sĩ lái xe trên đường chiến lược Trường Sơn đã đi vào văn học với tư cách là những anh hùng. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay viết về những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn. Mở đầu bài thơ đã thấy cái dữ dội của chiến tranh và nổi bật tư thế của người chiến sĩ lái xe: "Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng." Phạm Tiến Duật thuộc vào loại những nhà thơ thích đùa. Giọng điệu tưng tửng "Không có kính không phải vì xe không có kính" nhà thơ được truyền tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe trước sự ác liệt của chiến tranh. Bằng giọng điệu bông đùa, nhà thơ giải thích lí do "xe không có kính" : "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi." Đối lập với hình ảnh dữ dội của chiến tranh là thái độ "ung dung" của người chiến sĩ lái xe. Hình ảnh "ung dung" được đảo ngược càng nhấn mạnh tư thế của người lái xe. Và nhà thơ đã dẫn đến phát hiện bất ngờ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng." Phát hiện nào cũng gây ấn tượng, ấn tượng về nỗi gian khổ của người lính lái xe ra trận (Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng) và ấn tượng về tình yêu đất nước của người chiến sĩ lái xe (Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim) ; ấn tượng về tinh thần lãng mạn của họ: "Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái." Những hình ảnh "như sa", "như ùa" diễn tả sự vận động gấp gáp của đoàn xe ra trận. Tác giả lại thay đổi nhịp điệu, từ câu thơ nhịp 2/2/2 (Nhìn đất/ nhìn trời/ nhìn thẳng), nhịp 2/2/3 (Như sa/ như ùa/ vào buồng lái) đến câu thơ 3/1/3 (Không có kính/ ừ / thì có bụi). Và từng cặp đối lập vừa diễn tả nỗi gian khổ của người lính vừa diễn tả niềm lạc quan của họ: "Không có kính, ừ thì có bụi. Bụi phun tóc trắng như người già". Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha! " Cái hay ở đây là tác giả đã miêu tả được nét đặc trưng về nỗi gian khổ của người lính lái xe" không có kính ". Câu thơ" Bụi phun tóc trắng như người già "gợi nhớ câu thơ của Quang Dũng" Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ". Thật đúng là một sợi tóc cũng làm ta kinh ngạc về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ. Hai cặp đối lập này, tác giả vẫn tiếp tục phát hiện nỗi gian khổ của người lính lái xe không có kính và cốt cách của họ: " Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi " Những hình ảnh" Bụi phun tóc trắng như người già "hay" Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời "gợi lên tình thương đối với những người chiến sĩ lái xe ra mặt trận. Câu thơ Phạm Tiến Duật chẳng những hay về hình ảnh mà còn hay về âm điệu. Những thanh trắc (có kính, ướt áo, xối, lái) phô diễn được cái nghiệt ngã của người lái xe trên đoạn đường chiến tranh. Những thanh bằng, đặc biệt là câu kết của đoạn thơ gần như toàn thanh bằng êm ru, một phút yên ả trong tâm hồn người lái xe:" Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi ". Tình đồng đội của người lái xe cũng được Phạm Tiến Duật phát hiện những nét riêng. Họ tập hợp lại" từ trong bom rơi ", họ gặp bè bạn" Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi "(Thương nhau tay nắm lấy bàn tay – Chính Hữu), họ nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm bếp gần như không có khói vì khói là tai họa đối với người lái xe Trường Sơn. Họ nghỉ ngơi bằng" Võng mắc chông chênh đường xe chạy "và cũng không thiếu những phút thanh bình:" Lại đi, lại đi trời xanh thêm. "Tác giả phát hiện tất cả mọi khía cạnh của cái không (xe không có kính) để dẫn đến một cái có (có một trái tim) thế là chủ đề sâu sắc của bài thơ được phát triển trọn vẹn: " Không có kính: Rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. " Tác giả lại thay đổi giọng điệu, lối nói tưng tửng trong những khổ thơ đầu đã nhường cho lối nói nghiêm trang đượm vẻ thiêng liêng:" Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. "Hình ảnh" miền Nam phía trước "vừa nói lên được nhiệm vụ nặng nề là tiếp viện cho chiến trường miền Nam của" tiểu đội xe không kính "vừa gợi lên tình cảm thiêng liêng của người chiến sĩ lái xe đối với miền Nam ruột thịt. Và tứ thơ cuối cùng (chỉ cần trong xe có một trái tim) đã cân bằng lại tất cả những gian khổ, những tàn phá của chiến tranh. Sức mạnh của tình yêu nước đã chiến thắng kẻ thù hung bạo. " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "là bài thơ hay và độc đáo. Phát hiện được đề tài, nhà thơ đã khai thác mọi khía cạnh bất ngờ và thú vị. Giọng điệu thay đổi thích hợp, nhịp điệu luôn luôn biến hóa. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe" Vì miền Nam phía trước"được khắc họa đậm nét, sinh động, nổi bật được cốt cách của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Còn tiếp..
Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài làm 5: Bấm để xem Bài thơ về tiểu đội xe không kính "của Phạm Tiến Duật là tác phẩm được giải nhất trong cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1969, cùng với các bài thơ Lửa đèn, Gửi em cô gái xung phong, Nhớ. Thơ Phạm Tiến Duật đem lại một giọng điệu tinh nghịch mà sâu lắng, vừa trẻ trung vừa dân dã. Ngay ở đầu đề bài thơ đã có cái gì khác thường ngộ nghĩnh:".. Tiểu đội xe không kính: Là một cái tên đặt có tính chất bông đùa rất lính tráng. Nhan đề một bài thơ không nhất thiết cứ phải thêm cụm từ "Bài thơ về.." người ta mới biết là thơ. Việc thêm cụm từ đó có tác dụng khẳng định một chất thơ mới mà trước đó người ta có thể chưa nghĩ là thơ, cũng có thể chỉ là tác dụng nhấn mạnh mà thôi. Câu mở đầu bài thơ là lời giải thích của người lính về "xe không kính" ngộ nghĩnh, bởi vì chẳng có ai sản xuất xe mà không có kính: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. Xe không kính – biểu tượng thách thức của sự tàn phá, hủy diệt. Nhưng không sự tàn bạo nào lay chuyển được tinh thần các chiến sĩ lái xe: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tư thế của họ mới đàng hoàng làm sao! Con mặt nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng có một vẻ trang nghiêm bất khuất như lời thề. Họ không thẹn với đất, với trời. Hay nhất là hai chữ "nhìn thẳng" – Nhìn thẳng vào gian khổ, nhìn thẳng vào hi sinh, không run sợ, không né tránh. Nhưng các chàng trai lái xe là những con người rất trẻ và yêu đời. Không có kính chắn gió thì thấy gió thổi "vào xoa mắt đắng", giữa người lái và cảnh vật dường như không còn gì ngăn cách, họ như cảm thấy trực tiếp sự tiếp xúc với ngoại giới: Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Đó là phát hiện khi xe chạy nhanh, con đường như chạy ngược trở lại. "Chạy thẳng vào tim" là một khái quát sâu sắc, bởi đó là con đường của trái tim. Nhưng khi nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim là xe đi trên đường bằng. Khi xe lên dốc, hoặc khi trời tối tối thì trước mắt là sao trời. Khi đường cua đột ngột trên dốc thì cũng đột ngột thấy cánh chum "Như sa như ùa vào buồng lái". Chỉ có điều nhìn thấy mà gợi ra vao địa thế con đường cheo leo, hiểm nguy và cũng đầy thú vị. Hai khổ thơ tiếp theo nói đến tính cách hiên ngang, phớt đời của họ. Lời thơ không văn vẻ mà gần gũi với tiếng nói rất bỗ bã và đầy chất lính tráng, ngang tang, rất đáng yêu: Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Tình cảm của người chiến sĩ trong chiếc xe không kính được miêu tả chân thực, bụi phun tóc trắng, mặt lấm lem, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Nhưng người chiến sĩ chấp nhận thử thách như một tất yếu: "Ừ thì có bụi", "ừ thì ướt áo". Với tinh thần chấp nhận thử thách, họ hết sức bình thản: "Chưa cần rửa", "chưa cần thay". Cái cách "phì phèo châm điếu thuốc" và "nhìn nhau cười ha ha" thì sự bình thản đã đạt tới mức vô tư lự một cách thật trẻ trung! Cái thái độ phớt tỉnh: ".. lái trăm cây số nữa. Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi" cũng rất trẻ trung. Quả là tiếng thơ, lời thơ của một thế hệ trẻ tuổi. Khi viết bài này, nhà thơ chưa đến ba mươi ấy thực sự khơi một nguồn cảm xúc trẻ trung, tinh nghịch cho thơ cách mạng, kháng chiến. Hai khổ thơ thứ năm và thứ sáu nói về sự hình thành tiểu đội xe không kính: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Hình ảnh "Những chiếc xe từ trong bom rơi" gợi lên cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Những người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè, và cái "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Họ có thể chào nhau, bắt tay nhau mà không có gì phải hổ thẹn. Câu thơ "Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới" cũng đầy ý tứ sâu xa; những người gặp trên đường đi tới giải phóng miền Nam mới thật sự là bạn bè. Và mặt khác, con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn. Đoàn xe không kính càng ngày càng đi xa, càng đi sâu vào chiến trường. Khổ thứ sáu nói tới sinh hoạt trên đường của họ. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Một tư thế tự tin, đàng hoàng: Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Những người đã được thử thách, đầy lòng dũng cảm khi gặp nhau trong bữa ăn là trở thành "gia đình" ruột thịt. Họ không ngừng được bổ sung vào cái gia đình ấy. "Mắc võng chông chênh" ngủ trên xe để có thể người nghỉ, người lái xe chạy liên tục. Hai chữ "lại đi. Lại đi" được nhắc lại đã biểu hiện đoàn xe không bao giờ ngừng tiến tới. "Trời xanh thêm" là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trong xanh là trời đẹp, bầu trời bình yên, không gian cao xa, viễn cảnh rộng lớn. Mạch thơ nối tiếp khổ thơ đầu: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng". Khổ thơ thứ bảy, kết bài nêu lên hình ảnh về những thử thách ngày càng nhiều, càng ác kiệt. Chỉ tiếc chữ "xước" hơi nhẹ quá: Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước. Những chiếc xe từ trong bom rơi vẫn đi qua những trận mưa bom, và chiếc xe ngày càng hư hại, biến dạng. Nhưng: Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Câu kết khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song. Sự đối lập tình trạng hư hỏng của xe và hoạt động không ngừng của xe đã nói lên tinh thần bất khuất của con người. Xe chạy bằng trái tim, bằng xương máu của những người chiến sĩ anh hùng. Câu kết bài thơ đã biểu dương cao độ sức mạnh tinh thần của con người. Xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam. Cả bài thơ là lời nói, cảm xúc của người chiến sĩ lái xe trên con đường xe chạy liên tục. Thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không thay đổi. Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới trẻ trung, tinh nghịch ngang tang mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính, nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của đoàn quân và toàn dân ta, khẳng định con người mạnh hơn sắt thép. Còn tiếp..
Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài làm 6: Bấm để xem Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông lôi cuốn người đọc không phải bằng ngôn từ hoa lệ, trau chuốt mà bằng sự mạnh mẽ, bằng hiện thực cuộc sống. Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" tiêu biểu cho phong cách sáng tác độc đáo đó. Hình ảnh người lính hiện lên đậm nét qua ngòi bút sắc sảo của Phạm Tiến Duật. Cuộc kháng chiến chống Mỹ tàn khốc, ác liệt đã khiến nhân dân phải rơi vào cảnh lầm than, đất nước điêu đứng. Những người chiến sỹ vượt qua gian lao để làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ được đặc tả chân thực, sâu sắc qua những vần thơ của Phạm Tiến Duật. Tác giả mở đầu bài thơ bằng một lời khẳng định chắc nịch: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá nhưng tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Tác giả đưa ra một lý do hiển nhiên, đủ sức thuyết phục cho việc chiếc xe không có kính. Hai từ "không" được đặt trong một câu thơ đã khẳng định rằng đó là sự thật hiển nhiên, bọn Mỹ độc ác đã trút bao nhiêu hận thù xuống mảnh đất đầy đau thương này. Những lời thơ của tác giả gần gũi với lời ăn tiếng nói của mỗi người nên rất dễ hiểu, dễ thấm. Sang đến câu thơ thứ ba, hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ hiện lên với phong thái hiên ngang, oai phong: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Với biện pháp đảo trật tự cú pháp, tính từ "ung dung" được đặt ở đầu câu đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái xe đầy kiêu hãnh, có thể làm chủ được chiến trường mà không hề nao núng. Đại từ "ta" vừa là chính mình, vừa mang ý nghĩa đại diện cho nhiều người, cho một quốc gia luôn trong tâm thế sẵn sàng đánh địch. Đây là một thủ pháp nghệ thuật đầy ẩn ý của chính tác giả. Trước mắt người chiến sỹ là trời đất bao la, rộng lớn, phải tiến về phía trước thì mới có thể giành được chiến thắng. Từ "nhìn" ở câu thơ tiếp theo được lặp lại 3 lần như khẳng định sự kiên trì, vững vàng và tập trung cao độ cho trận chiến. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái Hai câu thơ này đã có sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế, nhạy cảm. Từ "nhìn" không còn giữ nguyên nghĩa gốc nữa mà đã chuyển sang ý nghĩa khác. Lúc này không những nhìn thấy đường, thấy trời đất, mà thấy cả "gió vào xoa mắt đắng", "thấy con đường chạy thẳng vào tim". Có lẽ trong lòng người chiến sỹ đang có một ý chí quyết tâm cao độ nên mới cảm nhận được sự tinh tế cũng như nhận ra những hiểm nguy phía trước, vẫn cố gắng kiên cường để vượt qua. Một không gian bao la, rộng lớn như bao trùm lên phía trước. Hiện thực chiến tranh không còn khốc liệt, đan xen vào đó là sự hóm hỉnh, vui tươi của những người lính cách mạng. Các anh đã liên tưởng đến một không gian lãng mạn, vui tươi giữa cảnh bom đạn khốc liệt. Những ngôi sao trên trời cao và những cánh chim chao liệng ở phía ngoài kia khiến người lính cách mạng cứ ngỡ như đang "sa", đang "ùa" vào buồng lái. Đến đoạn thơ sau tác giả đã diễn tả được sự khốc liệt của chiến tranh: Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi. Hiện thực chiến tranh khốc liệt, tàn khốc được vẽ lên qua ngòi bút chân thực của tác giả. Với ngôn ngữ giản di, gần gũi với đời sống của con người. Một từ "ừ" khiến cho câu thơ trở nên nhẹ tênh, không một chút do dự hay vướng bận. Một từ "ừ" khiến cho tâm trạng của những người lính trở nên nhẹ nhõm hơn. Sự khốc liệt của chiến tranh và thiên nhiên không làm chùn bước, ý chí của những người lính cách mạng. Điệp từ "chưa cần" càng khẳng định tâm thế hiên ngang, bất cần đời của anh bộ đội cụ Hồ. Nhưng chính điều này đã làm nên phong cách "ngông", phong thái ung dung cần phải có trong cuộc kháng chiến đầy ác liệt như thế này. Và trong cuộc chiến tranh gian lao, thử thách như thế này tình cảm đồng chí, đồng đội luôn được đề cao và khẳng định: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi Hình ảnh thơ thật đẹp, thật đáng ngưỡng mộ. Vượt qua bao nhiêu bom đạn, thử thách những chiếc xe từ trăm mọi ngả đường đã về một nơi tụ hội, để kể cho nhau nghe những trận chiến đã vượt qua. Hình ảnh "bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" thực sự khiến người đọc ứa nước mắt, vì nó thật đẹp và cao cả. Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa những người đồng đội dường như khiến cho cuộc chiến tranh bớt tàn khốc, bớt ảm đạm hơn. Dù trong mọi hoàn cảnh thì tình cảm luôn có thể chiến thắng tất cả. Nó là sức mạnh tạo nên sự đoàn kết, niềm tin chiến thắng. Có lẽ đoạn thơ cuối là đoạn thơ đẹp nhất, ấn tượng nhất: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Một lần nữa Phạm Tiến Duật khẳng định sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng hơn hết vẫn là ý chí, là niềm tin và sự nỗ lực vì miền Nam phía trước. Hình ảnh "trái tim" ở cuối bài thơ như mở ra một không gian nghệ thuật thật nên thơ, trữ tình. Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vừa kiên cường, vừa hiên ngang. Đó là một hình ảnh đẹp xuyên suốt cả bài thơ. Còn tiếp..
Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài làm 7: Bấm để xem Có những tác phẩm người đọc quên ngay sau khi gấp lại những trang sách. Nhưng cũng có những tác phẩm theo dòng thời gian cứ lưu giữ mãi trong tâm hồn độc giả, bồi đắp cho chúng ta những tình cảm cao đẹp ở đời. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một bài thơ như thế. Đến với tác phẩm, mỗi người đọc thật sự ấn tượng về hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Nhận xét về bài thơ, có ý kiến cho rằng: "Phạm Tiên Duật đã sáng tạo được một hình ảnh thơ độc đáo, qua đó làm nôi bật chân dung người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa." Hình tượng thơ độc đáo được Phạm Tiến Duật sáng tạo trong bài thơ là hình tượng những chiếc xe không kính. Từng có mặt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ, Phạm Tiến Duật đã từng tận mắt chứng kiến những chiếc xe không kính băng băng trên đường ra trận. Chính hình ảnh những chiếc xe không kính, tiểu đội xe không kính đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ. Bằng một giọng thơ vừa như đối thoại, vừa như phân bua, gây sự chú ý, mở đầu nhà thơ viết: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, chắc khỏe như tác phong người lính. Từ ngữ phủ định "không" lặp lại ba lần, chuyển sang ý khẳng định: Những chiếc xe không kính vốn không phải là một chủng loại riêng, không phải là thiết kế' của những nhà sản xuất. Vậy vì sao? Bất thường này được giải thích một cách rất thản nhiên: "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Câu thơ là lời lí giải nguyên nhân làm cho những chiếc xe không kính. Điệp từ "bom", kết hợp với các động từ mạnh "giật", "rung" cho thấy sự ác liệt của chiến trường ngững năm chống Mỹ. Thì ra cuộc chiến tranh thời kì 1969- 1970 đã làm cho những chiếc xe vận tải biến dạng. Giặc Mỹ tàn bạo muốn cô lập miền Nam, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đã trút bom xuống những cánh rừng Trường Sơn, nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông duy nhất nối liền hai miền Nam- Bắc. Hình ảnh những chiếc xe không kính xuyên suốt bài thơ. Và còn được hiện lên cụ thể hơn, trần trụi hơn, sự hỏng hóc của nó không thể tả xiết: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Vẫn là phép điệp ngữ quen thuộc lặp từ "không có", kết hợp với phép liệt kê tăng cấp: "Không có kính", "không có đèn", "không có mui", "có xước" cho thấy sự hỏng hóc càng tăng theo cấp số nhân, đó là quy luật tất yếu của sự huỷ diệt mà đế quốc muốn đem tới Việt Nam. Tuy nhiên dường như càng ác liệt thì những chiếc xe càng hiên ngang, dũng cảm ra trận. Giọng điệu bình thản, lời thơ đậm chất văn xuôi, cái chất thực bề bộn, ngổn ngang của chiến trường đã tự nó phát sáng. Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng làm cho những chiếc xe không kính trở nên độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Có thể thấy với vốn sống phong phú, cái nhìn tinh tế, tâm hồn thơ nhạy cảm, Phạm Tiến Duật đã chọn lọc được nhiều hình ảnh giàu sức biểu hiện nhất để sáng tạo nên hình tượng thơ độc đáo – những chiếc xe không kính băng mình ra mặt trận trên chiến trường đánh Mỹ. Đó là những hình ảnh vốn không lạ, không hiếm, nhưng cái hay, cái mới mẻ ở đây là "xe không kính", có ý nghĩa thực chứ không mang ý nghĩa biểu tượng. Vì thế, đọc thơ Phạm Tiến Duật ta có cảm giác như đang đi thẳng vào giữa cuộc chiến, đến nơi nóng bỏng nhất, trọng điểm ác liệt nhất, gặp những con người quả cảm nhất. Bài thơ không chỉ hấp dẫn người đọc bằng hình tượng thơ độc đáo mà thông qua hình tượng độc đáo ấy nhà thơ đã làm nổi bật chân dung người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Trước hết người đọc cảm phục tư thếung dung, bình thản, hiên ngang, điềm tĩnh đến lạ kì của người lính lái xe qua hai câu thơ cuối khổ thứ nhất: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Với giọng thơ bình thản, nhẹ nhàng, kết hợp từ láy tượng hình "ung dung" được đảo lên đầu câu thơ có tác dụng nhấn mạnh, gợi tư thế đàng hoàng, bình thản, chủ động của người lính lái xe. Ngồi trên ca bin những chiếc xe không kính là họ đã tự chọn làm mục tiêu nguy hiểm nhất, sẵn sàng dính bom đạn kẻ thù, vậy mà họ vẫn "ung dung", nghĩa là không lo, không sợ, không run. Điệp từ "nhìn", kết hợp phép liệt kê đã miêu tả sự quan sát thật cẩn thận, bình tĩnh của một tay lái làm chủ tuyến đường, làm chủ tình huống. Người lính lái xe "nhìn đất" để quan sát đường đi đầy gập ghềnh hiểm trở, "nhìn trời" để quan sát máy bay địch "," nhìn thẳng "về phía trước gợi tư thế chủ động thẳng tiến ra chiến trường đầy gian khổ, hi sinh nhưng không hề run sợ mà vững vàng, tự tin. Theo mạch cảm xúc của bài thơ, người lính lái xe còn hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn đáng mến, trẻ trung, lãng mạn, biến những khó khăn gian khổ thành sự hưởng thụ thú vị. Không còn kính, nghĩa là không còn giới hạn với nguy hiểm nhưng cũng chẳng còn khoảng cách với thiên nhiên. Thế nên: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thây sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồm lái Nhịp thơ nhanh dồn dập như gợi ra những bước tiến ào ào băng mình của đoàn xe vận tải. Vẫn là phép điệp ngữ quen thuộc qua động từ" nhìn thấy "như tạo một nút nhấn, nhấn mạnh tư thế chủ động mở ra những tầm nhìn bao quát của người lính lái xe. Trên những chiếc xe ấy, những người lính được tiếp xúc với đất trời, cỏ cây, chim thú. Xe bon bon với tốc độ nhanh, gió xoa dịu không khí nóng bỏng của chiến trường, gió mang bụi đến, rồi chúng dường như cùng thức, cùng hành quân ra trận với các anh. Thông thường gió làm mát lòng người ra trận, gió đánh thức nỗi nhớ quê hương. Nhưng trong bài thơ gió làm thần kinh những người lính lái xe căng lên, khiến" mắt đắng "kệnh cộm vì bụi đường, vì mắt thức thâu đêm. Và trên con đường ra trận, người lính lái xe được tự do quan sát, thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp không gian chiến trường. Họ không chỉ" thấy gió vào xoa mắt đắng "mà còn" thấy con đường chạy thẳng vào tim ". Đó vừa là hình ảnh thực gợi tốc độ lao nhanh của đoàn xe trên đường đèo dốc đá núi, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng cho con đường của lí tưởng, con đường của lòng yêu nước của những người lính lái xe Trường Sơn. Lời thơ còn giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, trẻ trung của người lính lái xe qua hình ảnh so sánh độc đáo:" Sao trời "," cánh chim" "như sa, như ùa vào buồng lái". Hình ảnh thơ gợi tả thiên nhiên như đồng hành cùng người chiến sĩ lái xe trên mọi nẻo đường ra trận. Có lẽ khoang lái trong xe không kính vốn là nơi nguy hiểm nhất nhưng đã trở thành một vũ trụ tí hon của các anh. Viết như thế' há chẳng phải gợi được phong thái ung dung, tư thế' hiên ngang, sự bình thản của người lính đó sao. Viết như vậy còn là sự khẳng định tình yêu thiên nhiên đấy chứ. Tất cả điều ấy được tạo bởi lí tưởng và ý chí cao đẹp của họ. Nhờ thế' mà tình cảm của những người lính trở nên trong sáng, lãng mạn đến vô cùng. Trên con đường ra trận, người chiến sĩ lái xe phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, gian khổ, hiểm nguy song họ càng sáng ngời với tinh thần dũng cảm, bất chấp mội khó khăn, gian khổ để vượt lên tất cả. Điêu ấy được thể hiện qua hai câu đâu của khổ thơ thứ ba và thứ tư: Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Không có kính ừ, thì ớt áo Mưa tuôn mưa xôi như ngoài trời Ta nhận ra ở lời thơ trên lặp cấu trúc câu "không có.. ừ thì.." được sử dụng khá sáng tạo phản ánh chân thực những khó khăn do thiên nhiên đem tới đồng thời nhấn mạnh những thử thách, những gian khổ của người lính lái xe. Vì không có kính nên trong những ngày nắng lửa, bụi Trường Sơn đã vào "xoa mắt đắng", giờ đây lại "phun tóc trắng như người già". Rồi mùa mưa đến, mưa Trường Sơn xối xả, không có kính chắn nên mưa tuôn "," xôi "vào buồng lái khiến cho các anh ướt sũng" như ngoài trời ". Câu thơ với những hình ảnh so sánh" như người già "," như ngoài trời ", kết hợp các động từ mạnh" phun "," tuôn "," xối "cùng lặp cấu trúc câu đã khẳng định rằng những người lính lái xe trên đường ra trận không hề có phương tiện thuận lợi mà chỉ có gian khổ, khó khăn chất chồng. Đó là chưa kể đến những trận mưa bom bão đạn, kẻ thù điên cuồng trải thảm chặn đường xe chạy, những người lính có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Như thế với hai lời thơ đầu chia đều ở hai khổ ba và bốn đã phần nào giúp người đọc hiểu được những khó khăn, gian khổ mà người lính lái xe phải trải qua. Hơn ai hết Phạm Tiến Duật đã có hơn tám năm gắn bó với tuyến đường Trường Sơn, từng rất nhiều lần ngồi trong khoang lái của chiếc xe không kính. Thế nên những cảm giác, ấn tượng của người lính lái xe đã được nhà thơ diễn tả một cách chân thực nhất. Trước muôn vàn những khó khăn, gian khổ như thếnhưng những người lính lái xe vẫn luôn lạc quan, sôi nổi, trẻ trung: Chưa cấn rửa phì phèo châm điêu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Chưa cấn thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi. Tác giả đưa vào lời thơ ngôn từ tự nhiên, đậm chất khẩu ngữ, tạo nên giọng thơ vừa dí dỏm, vừa ngang tàng đã diễn tả thái độ đón nhận mọi thử thách của người lính lái xe như một lẽ thường. Điệp khúc" chưa cấn rửa, chưa cấn thay "nghĩa là họ không cần thay đổi bản thân trước cái bất thường và tác động có hại cho họ từ thiên nhiên. Với các anh, dẫu là bom đạn kẻ thù, là gió, là mưa, là bụi.. tất cả đã quen rồi. Như người lính từng nếm trải ốm đau" biết từng cơn ớn lạnh "trong kháng chiến chống Pháp đó thôi. Điệp khúc ấy diễn tả vẻ đẹp ngang tàng, ý chí kiên cường, hiên ngang, thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy của những chiến sĩ lái xe. Giữa không gian nồng nặc thuốc súng, đạn bom, lửa khói là tiếng" cười ha ha ". Tiếng cười hồn nhiên trong trẻo biết bao. Tiếng cười vút lên như thách thức kẻ thù. Tiếng cười lạc quan, sảng khoái của người lính làm tan biến những âu lo, mệt mỏi trên tuyến đường vốn nhiều lửa nhiều bom. Tiếng cười ấy còn đọng lại trong ta một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn của những người lính trẻ. Hai khổ thơ vẫn dùng những câu thơ đậm chất văn xuôi, giọng điệu ngang tàng mà thanh thoát đã thể hiện được hình ảnh người lính mang trong mình tinh thần lạc quan phơi phới. Các anh không chỉ chấp nhận, đón nhận một cách chủ động gian khổ hi sinh mà" ừ thì "còn cho thấy tâm trạng nhẹ nhàng thanh thản; các chiến sĩ lái xe vượt qua gian khổ coi hiểm nguy nhẹ tựa lông hồng, đẩy lùi hiểm nguy bằng nụ cười hồn nhiên. Cách viết thật hay mà cũng vô cùng giản dị, không phô trương, lên gân sáo mòn ước lệ. Và chính cách viết này đã tạo ra một phong cách Phạm Tiến Duật nổi bật trong làng thơ kháng chiến chống Mĩ. Khác với khung cảnh những đoàn bộ binh vượt Trường Sơn bằng" đôi hài vạn dặm "tạo nên vẻ đẹp: Trường Sơn mây núi lô nhô Quân đi sóng lợn nhấp nhô bụi hồng (Tố Hữu) Phạm Tiến Duật đã ghi lại những khoảnh khắc thật đẹp đẽ, cảm động thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe không kính: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Đời người lính, nhất là những anh lính lái xe gắn bó máu thịt với từng tuyến đường thì hành trình ra trận của họ phải vượt qua bao đèo dốc với những mưa bom, bão đạn. Những giây phút nghỉ ngơi ở chiến trường thật sự là những khoảnh khắc yên bình, hiếm hoi nhất. Câu thơ mở đầu khổ 5 đã khắc họa thật chân thực những chiếc xe không kính đến từ trong bom rơi, gặp gỡ, hội ngộ thành tiểu đội ấm áp thân tình. Đẹp nhất trong khổ thơ là hình ảnh tả thực nhưng rất lãng mạn:" Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi ". Cái bắt tay rất vội thay cho lời chào gặp mặt, đã tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy. Cái bắt tay ấy thắm tình đồng chí, đồng đội, không chỉ truyền cho nhau sức mạnh mà còn truyền cho nhau niềm tin, nghị lực, lòng quyết tâm để các anh vững tay lái trên những ngả đường ra trận. Khổ thơ thứ sáu của bài thơ đã tái hiện được không khí gia đình của những người lính lái xe thật ấm áp, thân tình, thắm tình đồng chí đồng đội. Bếp Hoàng Câm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đây Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi, trời xanh thêm. Qua những lời thơ trên, Phạm Tiến Duật đã phần nào tái hiện được cuộc sống sinh hoạt của những người lính lái xe giữa chiến trường khói lửa, đồng thời còn gợi ra một định nghĩa đặc biệt về" gia đình ". Những người lính gặp nhau một lần trong đời, ăn chung với nhau một bữa cơm đã coi nhau như những người trong một gia đình. Tình cảm của họ sâu nặng, thiêng liêng được xích lại từ nhiều cái chung: Chung" bát đũa ", chung" bếp lửa ", chung" con đường ". Câu thơ đẹp về cách nhìn, cách nghĩ không khác gì tình đồng chí của những người lính trong thời kì chống Pháp qua bài thơ" Đồng chí "của Chính Hữu:" Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ". Và một Tân nữa nhà thơ lại nói đến khó khăn:" Võng mắc chông chênh đường xe chạy ". Mặc cho chông chênh, gian khổ là thế' nhưng họ vẫn:" Lại đi, lại đi, trời xanh thêm ". Điệp ngữ" lại đi "kết hợp với hình ảnh ẩn dụ" trời xanh thêm "chỉ niềm lạc quan, lòng quyết tâm, niềm hi vọng, luôn hướng về phía trướcvì miền Nam thân yêu của những người lính lái xe. Chính tình đồng chí, đồng đội đã nâng bước chân các anh đi tiếp những chặng đường gian nan, thử thách. Ta khâm phục và tự hào về tình đồng chí, đồng đội gắn bó thắm thiết của những người lính lái xe Trường Sơn. Hoàn thiện vẻ đẹp bức chân dung người lính lái xe Trường Sơn là lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miên Nam thống nhất đất nước: Xe vẫn chạy vì mỉên Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim Đọc cả bài thơ, người đọc nhận ra một sự đối lập đến bất ngờ giữa phương diện vật chất và tinh thân, giữa vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe. Cái vật chất, cái bên ngoài được khắc họa qua một loạt điệp từ" không ", kết hợp phép liệt kê ở hai câu thơ trước của khổ 7" không kính "," không đèn "," không mui "," có xước ".. Thế' nhưng người lính lái xe yêu xe như con, quý xăng như máu, bởi thế' dù xe có hỏng nặng, chiến tranh có ác liệt đến mấy thì" Xe vẫn chạy vì miên Nam.. "vì chỉ cần trong xe" có một trái tim ". Hình ảnh" một trái tim "khép lại bài thơ là nhãn tự, là biểu tượng chỉ người lính lái xe qua phép hoán dụ, đồng thời cũng là ẩn dụ chỉ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Khổ thơ cuối của bài thơ ngợi ca lòng yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Đó chính là dũng khí: Thiêu tất cả ta rất giàu đũng khí Sống chẳng cúi đâu chết vẫn ung dung Giặc muôn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo. Sức nhân nghĩa sẽ giúp ta chiến thắng mọi ác tà cường bạo của giặc Pháp trước kia và quân Mĩ ngày nay." Trái tim "là ngọn đèn chỉ dẫn cho ta hướng tới nhân nghĩa, hướng tới tương lai hòa bình, độc lập. Tóm lại, với hình ảnh thơ đầy ắp chất hiện thực vừa bay bổng lãng mạn, với những ấn tượng, cảm giác cụ thể sống động, bằng giọng điệu trữ tình thắm thiết mà sôi nổi ngang tàng; với những lời thơ không hoa mĩ mà giản dị gần với văn xuôi, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.. Phạm Tiến Duật đã sáng tạo được một hình ảnh thơ độc đáo, qua đó làm nổi bật chân dung người lính lái xe Trường Sơn năm xưa ở mọi tư thế, góc độ với vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, thắm tình đồng chí đồng đội và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. Toát ra từ bức chân dung ấy là vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam, là ý chí sức mạnh của dân tộc ta trong sự nghiệp cứu nước. Năm tháng qua đi, cuộc đời thoáng chốc trôi nhanh như chớp mắt, Phạm Tiến Duật đã về bên kia thế giới nhưng thơ ông vẫn như" cây đời mãi mãi xanh tươi "." Bài thơ vê tiểu đội xe không kính "cùng một số tác phẩm khác của Phạm Tiến Duật như" Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây "," Gửi em cô thanh niên xung phong ".. đã kết thành khúc ca tự hào về vẻ đẹp những người lính thời chống Mỹ. Những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là những phi công dũng cảm trên mặt đất mang trong mình tình yêu tổ quốc, tình yêu con người. Hình ảnh họ làm cho chúng ta thêm tin yêu kính phục thế' hệ cha anh đã sống và chiến đấu, đã đổ máu và hi sinh cho độc lập tự do ấm no hạnh phúc hôm nay. Viết về bài thơ và nhà thơ chiến sĩ này ta như thắp một nén hương thơm tri ân người đã khuất. Dù cho" Ngọn lửa đèn"trên đỉnh Trường Sơn đã tắt và chiến tranh đã đi qua, nhưng mọi người vẫn nhớ đến nhà thơ, một nhà thơ được ví như vẻ đẹp của cúc rừng, một loài hoa biểu tượng cho lòng hiếu nghĩa thủy chung với quê hương đất nước. Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng Trổ hoa vàng dọc suôi để ong bay. Hoa đã trổ vàng trong thơ ông và hoa sẽ trổ vàng trên bia mộ ông mãi mãi với niềm khâm phục và biết ơn nhà thơ chiến sĩ.
Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài làm 8: Bấm để xem Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính. Bài thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc. Trong bài thơ, tác giả đã vẽ nên một hình ảnh rất gần gũi và gắn bó với người lính, đó chinh là những chiếc xe không kính. Những chiếc xe này không còn bình thường mà đặc biệt ở chỗ chúng là những chiếc xe không kính. Vì xe không có kính nên: "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái.. * * * Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước" Ởđây tác giả đã tả rất thực về những cái thiếu của chiếc xe nên đã tạo nên hình ảnh rất đặc biệt về chiếc xe không kính trần trụi, dị dạng và nó gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Qua những sự thiếu thốn đó, tác giả còn muốn nói lên với chúng ta về sự ác liệt của chiến tranh. "Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi" Nhưng cuối cùng từ trong hình ảnh chiếc xe không kính ta thấy hiện lên hình ảnh người lính lái xe: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim" Có thể nói đây là một khám phá rất thú vị về người lính Trường Sơn. Người lính lái xe được so sánh như trái tim, và trái tim này chứa đầy nhiệt huyết, chứa đầy tinh thần chiến đấu. Những người lính lái xe đã điều khiển những chiếc xe thiếu nhiều thứ, chứng tỏ họ là những con người rất dũng cảm, dám đón nhận những nguy hiểm từ chiếc xe đem lại và đặc biệt là của chiến tranh: "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.. * * * Bụi phun tóc trắng như người già.. * * *Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời" Những khó khăn gian khổ đang thử thách người lính Trường Sơn nhưng họ đều vượt qua vì trong họ luôn có một tình yêu nước nồng nhiệt. Không chỉ thế, để vượt qua những khó khăn thì họ luôn lạc quan và rất tự tin: "Ung dung buồng lái ta ngồi" "Không có kính, ừ thì có bụi" "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" "Không có kính, ừ thì ướt áo" Những câu trả lời của họ trước sự thiếu thốn về vật chất xem ra rất bình thường. Họ luôn trả lời "ừ thì" thể hiện họ luôn lạc quan, luôn chấp nhận mọi khó khăn thử thách dù chúng rất nguy hiểm. Nhưng chêt chỉ lạc quan mà dù trong kháng chiến luôn phải đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn là những người lính trẻ trung rất vui nhộn: "Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha! Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!" Nguy hiểm luôn sát bên họ nhưng họ vẫn châm điếu thuốc, cười ha ha. Qua đó ta thấy họ là những người hiên ngang, thấy được sự sôi nổi của người lính trẻ. Điều cuốicùng trong bài mà tác giả nói đến là tình đồng đội gắn bó, thân thiết của họ: "Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi, trời xanh thèm". Không phải là những người thân nhưng họ lại là những người đồng đội cùng chiến đấu với nhau vì vậy họ cùng là một gia đình lớn. Và trong đại gia đình đó họ luôn gắn bó, thương yêu nhau. Về nghệ thuật trong bài thơ, tác giả đã lấy chất liệu là hiện thực như xe không kính, không đèn.. để thuyết phục người đọc. Ngoài ra tác giả còn chú trọng miêu tả hình ảnh đặc biệt của chiếc xe không kính, từ đó khắc họa hình ảnh người lính sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng và dũng cảm. Ngôn ngữ bài thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, ngang tàng, rắn rỏi, nhưng vẫn lãng mạn. Giọng điệu theo lối thơ tự do, lại gần với văn xuôi. Qua tác phẩm "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" ta thấy được hình ảnh của người lính hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, có ý chí.