Hỏi đáp Sẽ thế nào nếu không cảm nhận được nỗi đau?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 27 Tháng chín 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba?

    Để tiếp tục cho câu hỏi tuần này, mình xin phép đưa các bạn đến một câu hỏi mà mình dám chắc rằng nhiều người cũng đã từng có thắc mắc này

    Theo bạn, sẽ thế nào nếu chúng ta không thể cảm nhận được nỗi đau?

    Nỗi đau mà mình muốn đề cập ở đây chính là nỗi đau về tinh thần, nỗi đau này đến từ sự mất mát một cái gì đó trong cuộc sống. Còn nỗi đau về thể xác lại là một phạm trù khác, riêng bài viết này mình chỉ muốn đề cập tới mặt tinh thần.

    Hãy bình luận câu trả lời của bạn và đừng quên đánh giá 5 sao cho câu hỏi cũng như gameshow nhe.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Vice nek "Chỉ cần bình tĩnh" Vie Vie

    Bài viết:
    233
    Nếu như không cảm nhận được nỗi đau thì chắn hẳn chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, như vậy có phải tốt hơn không. Nhưng mà nếu chúng ta luôn luôn hạnh phúc thì chúng ta sẽ thấy hạnh phúc là một điều bình thường, không có gì đặc biệt. Theo em, nỗi đau tinh thần giúp chúng ta tôn trọng những phút giây hạnh phúc hơn ạ!
     
  4. Quynh LoiChoi

    Bài viết:
    33
    Nếu như chúng ta không cảm nhận được nỗi đau về mặt tinh thần thì cuộc sống cũng mất đi nhiều ý nghĩa. Vốn dĩ tạo hóa tạo ra cảm xúc cho con người là để ta cảm nhận, cảm nhận được niềm vui, cảm nhận được nỗi buồn, cảm nhận được sự yêu thương, cảm nhận được sự mất mát. Mỗi một con người được sinh ra trên thế gian này đều tự mình bắt đầu cuộc hành trình của chính mình. Trải nghiệm hết mọi cung bậc cảm xúc để ta nhận ra được bài học mà mình phải học. Phải có nỗi đau thì ta mới biết rằng mọi thứ đều vô thường. Do đó, bản thân mỗi người mới biết ơn và trân trọng những gì mình đang có.
     
  5. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Theo Hana, việc chúng ta không cảm nhận được nỗi đau không hẳn là một điều tốt. Bởi lẽ, mọi thứ quanh ta vốn dĩ tương sinh tương khắc, có vui thì cũng có buồn, có yêu có ghét, có sướng thì cũng có khổ vậy nên có đau thương thì mới cảm nhân được thế nào là hạnh phúc viên mãn. Phải trãi qua phong sương gió mưa cuộc đời, nếm mùi đau thương và mất mát thì mới thật sự hiểu được những giá trị vật chất lẫn tinh thần mình đang có, đồng thơi biết thế nào là trân trọng. Cuộc sống muôn hình vạn trạng nếu ta không cảm nhận được nỗi đau như thể ta không cảm nhân được một hương vị vốn đặc trưng của cuộc sống này. Cũng như có nhiều người không thích vị cay đắng nhưng vô tình đó lại là hượng đặc trưng của những mĩ vị nhân gian. Nhưng có đôi lúc vì lí do nào đó chúng ta nhận thấy cuộc sống này thật mệt mỏi và mang dếno cho ta nhiều lắm những nỗi đau. Ta hằng mong sau chúng ta sẽ không bị nó dằn vặt và không muốn cảm nhận nó trong đời nữa. Nhưng nó là một việc không hoàn toàn tốt cho chúng ta. Để thoát khỏi nỗi đau chúng ta cần biết nhìn nhận nó một cách rõ ràng, sống lạc quan để quên đi nỗi đau của mình.
     
  6. Nếu như có một ngày tôi không thể cảm nhận được nỗi đau nữa thì có lẽ đó là lúc tôi đã không còn trên cõi đời này.

    Dù bất kỳ là ai? Chỉ cần có một trái tim, có một bộ não còn đang hoạt động thì đều sẽ phải bắt buộc phải cảm nhận nỗi đau ít nhất là một lần trong đời. Mà thậm chí, ngay cả đến một con vật, nó không có suy nghĩ, không có tư duy như con người mà nó còn biết đau, biết khổ sở khi con của nó mất đi chẳng hạn. Càng huống hồ là con người đa phần sống thiên về tình cảm như chúng ta.

    Mặc dù những nỗi đau tinh thần này ta luôn cảm thấy khó chịu. Nó cứ quanh quẩn trong tâm trí chúng ta rất lâu, có khi đến cả hết đời. Nhưng, nếu không có nó, ta sẽ vĩnh viễn sẽ không biết được cái gì trên đời mới đáng trân trọng nhất đối với ta. Để biết quý, để biết yêu, để biết thương, để biết bao dung, để biết bảo vệ, v. V.. những gì chúng ta hiện đang có. Để cho sau này dù những cái gì đó có mất đi, chúng ta cũng sẽ không phải hối tiếc, ân hận, giằn vặt vì những điều chúng ta không hoặc chưa làm.
     
  7. HelenBui

    Bài viết:
    7
    Khi bạn đã chịu đựng sự đau khổ kéo dài, đau đến tận cùng thì sẽ không đau nữa. Bình thản với những thứ xảy ra.
     
  8. Nam Dã Tú Nhất Đi đâu vô đây? Tôi không hoan nghênh đâu!

    Bài viết:
    121
    Không cảm nhận được nỗi đau giống như con dao hai lưỡi. Trước là mình sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau của bản thân và người khác. Như vậy, những nghĩa cử tốt đẹp xuất phát từ lòng yêu thương, sự đồng cảm cũng mất đi.

    Mình lấy ví dụ từ chương trình "Cặp lá yêu thương" hay phát sóng trên VTV. Mỗi người mỗi cảnh. Ai cũng có nỗi khổ, nỗi đau riêng và khi họ đã phơi bày cái đau của bản thân tức là họ rất cần được giúp đỡ. Nếu chương trình được người xem đồng cảm, biết nhân vật đó khổ sở thế nào, khán giả sẽ chung tay ủng hộ. Nhân vật được giúp đỡ cũng nhờ vậy mà có thêm động lực sống tiếp.

    Nếu chương trình "Cặp lá yêu thương" phát sóng trước những người vô cảm, không cảm nhận được nỗi đau của người khác, người xem sẽ dửng dưng lướt qua. Nhiều người làm như vậy, người cần giúp đỡ sẽ lâm vào bế tắc, khó khăn tột cùng. Còn chương trình thì chắc sẽ ngưng phát sóng.

    Mặt khác, nếu không cảm nhận được nỗi đau cũng có cái lợi. Ví như những bạn trẻ thất tình, họ đã tan vỡ, thất bại trong tình yêu nhưng họ sẽ không ủy mị hay dằn vặt quá lâu. Vì ít ra, nỗi đau tinh thần không còn, họ sẽ có dũng cảm nhìn thẳng vào quá khứ, chấp nhận sai lầm và nhanh chóng đứng lên, tìm kiếm một hạnh phúc mới.

    Đó là những ý kiến của riêng mình. Người sống trên đời ai cũng biết đau, quan trọng là họ cảm nhận và thể hiện như thế nào. Mất đi khả năng cảm nhận nỗi đau là một thiệt thòi. Bởi vì khả năng đó giúp con người trưởng thành và biết đồng cảm, yêu thương.
     
    Mạnh Thăng, Jancyha, Gill3 người khác thích bài này.
  9. Mirumaru

    Bài viết:
    80
    Rõ ràng, nếu một người không cảm nhận được nỗi đau về tinh thần, thì người đó.. có bệnh. Xét trên khía cạnh sinh học, nỗi đau nói chung sẽ làm cho con người ta.. nhớ lâu hơn, từ đó rút ra kinh nghiệm. Ví dụ như, nếu bạn vô tình chạm phải một cốc nước nóng, do đó làm bạn bị bỏng nhẹ, đương nhiên bạn sẽ cảm thấy đau. Khi bạn cảm thấy đau, não bộ của bạn sẽ nhớ đến điều này, do đó sẽ đưa ra những giải pháp như là "tránh xa đồ vật nóng", "nhìn cốc nước đảm bảo nó không có hơi nóng rồi mới chạm vào", hay là "uống nước đóng chai". Đây là cơ chế hoạt động của não, được phát triển trong suốt quá trình tiến hóa của loài người, để đảm bảo con người tránh xa những tác nhân gây hại. Tương tự như vạy, nỗi đau về tinh thần cũng sẽ làm con người nhớ lâu. Trong đó, những nỗi đau tinh thần bao gồm những mặt trái cảm xúc như là sợ hãi, buồn, hận, phẫn nộ, nhưng thường thì nỗi đau tinh thần không chỉ bao gồm một loại mặt trái cảm xúc mà là hỗn hợp của nhiều loại cảm xúc, thậm chí là những tình cảm chính diễn, từ đó diễn sinh ra muôn màu muôn vẻ tình cảm như là vừa yêu vừa hận.

    Nỗi đau tinh thần thường mang đến những tác dụng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và đương nhiên là cả sức khỏe về tinh thần. Ví dụ như là khi tức giận thì sẽ làm mạch máu có rút lại, hay là đau khổ quá mãnh liệt sẽ làm cơ chế bảo hộ của đại não là cho con người quên đi những ký ức có liên quan, thậm chí có thể làm một người mắc phải những bệnh về tâm thần như là đa nhân cách. Chính vì thế mà người ta bản năng mà chán ghét những nỗi đau tinh thần. Như vậy, nếu như chúng ta không thể cảm nhận được nỗi đau thì sẽ thế nào?

    Nếu như không thể cảm nhận được nỗi đau về tinh thần, như vậy trạng thái tinh thần của con người còn lại là trạng thái bình thường/yên lặng và chính diện cảm xúc như là vui vẻ, hạnh phúc. Theo đó thì sẽ có hai trường hợp như sau:

    1, Trường hợp 1: Người đó có hai trạng thái là bình thường và chính diện cảm xúc, đồng thời không phải chịu những tác động của nỗi đau tinh thần. Dựa theo lý luận ở phần trên, trong tình huống như vậy thì sự phát triển về tinh thần của người đó sẽ trở nên chậm hơn bình thường rất nhiều. Do không cảm nhận được nỗi đau về tinh thần nên con người sẽ khó học tập được những điều từ những việc làm sai của bản thân, do đó chậm lại sự phát triển về tinh thần.

    2, Trường hợp 2: Tinh thần của người đó sẽ tự đọng điều chỉnh về trạng thái cân bằng mới, đó chính là trạng thái Bình thường >< Hạnh phúc, do những tác động tích cực của hạnh phúc mà con người bản năng theo đuổi hạnh phúc, từ đó chán ghét trạng thái bình thường.
     
    Mạnh Thăng, Jancyha, Gill4 người khác thích bài này.
  10. HienNTT

    Bài viết:
    42
    Mình nghĩ trong cuộc sống này cái gì cũng có hai mặt. Nổi đau cũng vậy thôi.

    Có đau thì mới biết trân trọng những gì bình yên, an lành. Có đau mới biết giá trị của hạnh phúc.

    Cách tiếp nhận nổi đau, vượt qua hay gục ngã ở mỗi người một khác. Nó cũng góp phần làm nên con người hiện tại.

    Mình nghĩ ai rồi cũng phải trải qua nổi đau cả. Có những nổi đau đến rồi đi, có những nổi đau vẫn ở lại mãi.

    Với mình nổi đau của sự mất mát là kinh khủng nhất, một khi đã mất sẽ khó mà lấy lại. Nó cứ day dẳn, âm ỉ, chưa bao giờ thật sự chấm dứt.

    Dẫu vậy, mình nghĩ cần đối đầu, chấp nhận nổi đau, xem nó như là một phần cuộc sống của mình, mạnh mẽ nhất có thể để vượt qua nó, biến nó thành động lực để bước tiếp.

    Không ai muốn phải đau nhưng đó là điều khó tránh khỏi. Mình chỉ mong ai đó đang chịu đựng nổi đau nào đó, hãy nghĩ rằng cuộc sống đang thử thách bản thân, rồi một ngày nào đó mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng!
     
  11. Quạ đêm Kẹo và hương vị của sự đau đớn

    Bài viết:
    4
    Nếu không có nỗi đau về tinh thần à?

    Khi có người thân chết đi tại sao phải đau buồn? Tại sao phải bi thương? Mọi người thường nói vẫn có linh hồn và thế giới bên kia, Vậy tại sao mọi người vẫn đau khổ?

    Tại sao mọi người có thể đau khổ, nó là gì? Sao phải buồn chứ? Nỗi buồn đó quan trọng đến vậy ư?

    * * *

    Bạn sẽ không thể hiểu tại sao người ta phải khóc, không hiểu những cung bậc cảm súc, không hiểu sao phải sợ hãi. Không có sự đau khổ, nghĩa là bạn luôn bình tĩnh, sẽ không có cảm xúc súc động sẽ tác động đến bạn, bạn trở thành con người tuyệt đối lí trí.

    Bạn trở nên.. có bệnh.

    Bạn không có nỗi đau, không thể đồng cảm với nỗi đau, bạn sẽ không biết việc làm của bạn đúng hay sai vì với bạn những tổn thương bạn gây ra cho người khác là "không đau" và hoàn toàn bình thường!

    Mà ai sẽ chú ý đến điều bình thường đâu?

    Bạn sẽ dần dần bị cô lập với thế giới và xã hội.

    Nếu bạn có gia đình, họ sẽ đưa bạn đến gặp bác sĩ. Nếu bạn không có, vậy thì chúc mừng, công an sẽ đưa bạn đến thẳng bệnh viện tâm thần.

    (ý kiến cá nhân, mong đừng lấy ra là chuẩn mực và thước đo về luật pháp)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...