Pluto - 134340 Theo như thần thoại La Mã, Pluto là người cai quản địa ngục (tương đương với Hades trong thần thoại Hy Lạp). Vị thần Pluto cai quản đất ngầm giàu những hạt giống cần thiết cho mùa màng bội thu. Đó cũng chính là tên lúc trước của sao Diêm Vương. Cái tên Pluto lần đầu được Venetia Burney (sau này là Venetia Phair), một cô học trò 11 tuổi tại Oxford, Anh Quốc đề xuất bởi vì cái tên này thích hợp cho một hành tinh được cho là tối và lạnh như vậy. Tại sao chúng ta lại nói là lúc trước? "If I only could I wanted to ask At that time, why it happened Why I was kicked out" – 134340 BTS (Nguồn: Young Forever) Dịch "Giá mà tôi có thể Thật rất muốn hỏi em Sao chuyện thành như thế Sao lúc ấy xua đuổi tôi?" Sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930 và cho tới tận năm 2006 nó vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự Sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt Trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn Sao Diêm Vương 27%. Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên đưa ra định nghĩa "hành tinh" - tiêu chí để phân loại một thiên thể là một hành tinh. Định nghĩa bao gồm: "Nó phải bay trong quỹ đạo quanh mặt trời. Nó phải đủ lớn để có hình dạng gần tròn Quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác" Khi định nghĩa được đưa ra, người ta thống kê được gần 2.500 nhà khoa học gặp gỡ tại Prague, cộng hòa Czech đã nhất trí bỏ phiếu loại Sao Diêm vương ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời vì Sao Diêm Vương không thỏa các nội dung ở trong định nghĩa này. Vì vậy nó bị Liên đoàn Thiên văn Quốc tế xếp lại và nó trở thành một thành viên của loại hành tinh mới. Loại hành tinh mới được gọi là các hành tinh lùn. Sao Diêm Vương cùng với Eris và Ceres trở thành một hành tinh lùn. Từ đó sao Diêm Vương không được gọi với cái tên cũ của nó nữa và người ta gọi nó bằng một dãy số là 134340. Hành trình phát hiện ra Sao Diêm Vương Vào ngày 18/2/1930 bởi nhà thiên văn học người Mỹ, Clyde William Tombaugh. Ông đã tự phát minh ra cho mình chiếc kính viễn vọng. Sau khi làm xong ông gửi cho đài thiên văn Lowell để xin lời khuyên và ông đã được mời về làm để tìm kiếm hành tinh X. Nhận lời mời, ông cùng họ tìm kiếm hành tinh X. Khi đang cố gắng phát hiện chuyển động của các hành tinh gần đó ông thấy điều kì lạ trong bức ảnh. Cái điều kì lạ ấy mà ông kiếm được đấy chính là hành tinh Pluto – Sao Diêm Vương. Cấu tạo của sao Diêm Vương Tương tự như các thành viên khác của vành đai này, nó chủ yếu gồm đá với băng và có kích thước khá nhỏ: Xấp xỉ một phần năm khối lượng và một phần ba thể tích Mặt Trăng của Trái Đất. Nhầm lẫn về kích thước Khi được phát hiện vào năm 1930, người ta cho rằng sao Diêm Vương lớn hơn sao Thủy và có thể hơn cả trái đất. Tuy nhiên bây giờ người ta đã biết rằng nó chỉ có bề ngang khoảng 2.352 km, nhỏ hơn trái đất đến 20%, trong khi khối lượng của nó chỉ bằng 0, 2% hành tinh chúng ta. Quỹ đạo của sao Diêm Vương Quỹ đạo Pluto - Sao Diêm Vương Sao Diêm Vương có quỹ đạo ê-líp dẹt bất thường, không giống như 8 hành tinh trong hệ mặt trời. Trung bình hành tinh lùn sẽ phải mất đến 248 năm để hoàn thành quỹ đạo dài 5, 87 tỉ km xung quanh sao trung tâm (Mặt Trời). Quỹ đạo bất thường có nghĩa là trong vòng vài năm, quỹ đạo của sao Diêm Vương sẽ cắt sao Hải Vương. Điều này khiến sao Diêm Vương ở gần trái đất so với sao Hải Vương, hành tinh thứ 8 tính từ mặt trời. Nhưng đừng vội lo lắng, 2 hành tinh này sẽ không bao giờ va vào nhau dù quỹ đạo bị trùng lặp. Khí quyển của sao Diêm Vương Khí quyển Pluto là lớp khí mỏng thành phần gồm khí nitơ, mêtan, và cacbon mônôxít. Các khí này có nguồn gốc từ băng trên bề mặt bị bốc hơi tạo thành. Áp suất bề mặt trong khí quyển thay đổi từ 6, 5 tới 24 μbar. Người ta cho rằng quỹ đạo elip dẹt của Pluto có ảnh hưởng lớn đến khí quyển của nó: Khi Diêm Vương Tinh chuyển động ra xa Mặt Trời, bầu khí quyển của nó bị đóng băng dần và rơi trở lại bề mặt. Khi Pluto đến gần Mặt Trời hơn, nhiệt độ bề mặt tăng lên, băng trên bề mặt thăng hoa thành khí rồi lại trở thành khí quyển. Ngôi sao của Pluto Vào năm 2015 con tàu New Horizon của NASA đã lần đầu tiên đặt chân lên Sao Diêm Vương. Nó đã khám phá ra bốn mặt trăng của Pluto là: Styx, Nix, Hydra, Charon. Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra mặt trăng thứ năm của Pluto với tên gọi là P5 - Description. Việc phát hiện các mặt trăng của sao Diêm Vương sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn quá trình hình thành của hành tinh này. Một số người cho rằng tất cả các mặt trăng của sao Diêm Vương đều là tàn tích của một vụ va chạm giữa hành tinh này và một vật thể khác cách đây hàng tỷ năm. "Các mặt trăng của sao Diêm Dương có kích thước từ nhỏ tới to rất đều nhau, tương tự như cách sắp xếp của búp bê Nga" - Tiến sĩ Mark Showalter. Mối quan hệ oan trái của Pluto và Eris Vào năm 2005 khi các nhà Thiên Văn Học phát hiện ra Eris - một thiên thể có kích thước tương đương với Sao Diêm Vương nhưng khối lượng lớn hơn 25% sao Diêm Vương. Vì một trong những tiêu chuẩn để công nhận hành tinh là phải có khối lượng đủ lớn để hút toàn bộ hoặc đẩy văng mọi thiên thể nhỏ nằm trong quỹ đạo của nó. Việc này buộc tất cả các nhà thiên văn phải xem lại việc có thể tiếp tục coi Pluto là hành tinh nữa hay không, vì nếu công nhận Pluto là hành tinh thì Eris cũng phải là hành tinh. Một hội nghị được mở ra như đã nói và Sao Diêm Vương bị loại khỏi nhóm các hành tinh của hệ Mặt Trời. Có thể nói Eris chính là nguyên nhân gián tiếp khiến cho Pluto phải rời xa ánh mắt trời của nó. Mình cảm thấy Sao Diêm Vương là một hành tinh vô cùng đặc biệt vậy nên mình đã tạo ra bài viết này. Một tin hay cho các bạn là nếu như bạn nào thấy bài viết này quá dài hay là các bạn muốn đọc nhưng lười thì mình xin để cử cho bạn một bài hát về Pluto rất hay. Đó là bài "134340" - BTS . Bài hát này bảo đảm sẽ không khiến các bạn thất vọng. Tóm tắt lại chính là nói những việc xui xẻo mà Pluto đã trải qua ẩn dụ thành tình yêu, bài hát này còn cung cấp cho các bạn kiến thức khoa học hay về Pluto nữa. Vừa được kiến thức hay lại vừa nghe câu chuyện tình yêu thầm của Pluto thì sẽ rất thú vị phải không nào! Link bài hát: Chúc các bạn đầu tháng 8 vui vẻ nha