Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Hạ Miêu, 13 Tháng bảy 2021.

  1. Hạ Miêu Mưa đi nào...

    Bài viết:
    134
    Là trẻ con, hầu như ai cũng đều có niềm yêu thích với nước ngọt, kể cả người lớn cũng vậy. Thế nhưng có bao giờ bạn để ý, chai nước ngọt mà bạn cầm trên tay chẳng bao giờ được đóng đầy mà sẽ trừ lại một khoảng trống nhỏ ở phía trên không? Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về điều đó nhé.

    [​IMG]

    Nước ngọt là gì?

    Có hai loại nước đều có tên là nước ngọt.

    Cái thứ nhất, nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là natri chloride (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0, 01 - 0, 5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối.

    Nhưng cái chúng ta tìm hiểu không phải cái này nha. Nước ngọt ở đây là một loại thức uống giải khát cung cấp những khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Thông thường nó giúp cho cổ họng giữ ẩm, chống mất nước. Có nhiều loại nước ngọt khác như có đường, có gas, nước khoáng, nước lọc.. chủ yếu là cung cấp nước. Tuy nhiên một số khác chứa các chất cần thiết con cơ thể ví dụ như vitamin, muối khoáng.. Một số có tính giải nhiệt, tăng lực.. tùy theo sở thích của mọi người.

    Một số loại nước ngọt quen thuộc như: Cocacola, Trà xanh không độ, Number one, Pepsi, 7up..

    Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

    Đây là một câu hỏi khá phức tạp, vì nó liên quan đến áp suất của chất khí trên mặt thoáng của chất lỏng chứa trong chai.

    Hiểu một cách đơn giản, người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy là để tránh tình trạng nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai gây nguy hiểm cho người mở, mặt khác cũng khó bảo quản nước ngọt thật lâu.

    Ngoài ra, chất lỏng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén. Vì vậy nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai.

    Một nguyên nhân khác đó là do bên trong chai có khí CO2 hòa tan dưới áp suất cao, khi mở nắp (áp suất khí quyển) thì có một phần sẽ bị thoát ra, nếu đổ quá đầy thì khi mởi ra nước ngọt sẽ bị trào ra ngoài.

    Tương tự với những chai nước ngọt, khi chúng ta đun nước cũng không nên đổ nước thật đầy ấm. Khi được đun sôi, nước sẽ nở lên do nhiệt độ tăng cao. Nước bị làm nóng sẽ nở ra dẫn đến thể tích cũng tăng lên. Kèm theo đó là khi nước sôi sẽ có bọt khí thoát ra từ đáy ấm nước, làm nước trên mặt bị khuấy động mạnh. Từ đó dẫn đến việc nước trong ấm bị bắn trào ra ngoài. Hơn nữa, đun nước sôi mà đổ đầy ấm thì thật nguy hiểm. Khi đun bằng bếp củi, nước sôi sẽ khiến nước tràn xuống bếp làm tắt mất lửa. Đun bằng ấm điện thì có thể khiến nước tràn chảy xuống đế ấm, dễ gây ra cháy nổ, chập điện. Chúng ta không thể tự ngắt điện khi sôi hoặc có thể hở giật khi cầm tay vào ấm nước. Bên cạnh đó, đổ quá đầy nước sẽ khiến cho việc xách quai ấm gặp khó khăn do hơi nước bốc lên cao, có thể gây bỏng tay nhẹ hoặc nặng.

    Thật ra phần này thuộc bài "Dãn nở vì nhiệt" của vật lí lớp sáu mà chúng ta đã từng học qua, ta dựa vào lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất lỏng sau đây:

    - Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

    - Các chất lỏng khác nhau thì giãn nở vì nhiệt cũng khác nhau.

    - Chất lỏng giãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

    [​IMG]

    Ai mà có trí nhớ tốt thì chắc chắn vẫn còn nhớ, còn ai mà không nhớ được thì tham khảo bài viết trên nhé.

    Ngoài những điều mình nêu trên, còn có một điểm thú vị trong đóng chai nước ngọt là người ta dùng nắp nhựa xoắn đối với chai nhựa và dùng nắp kim loại đối với chai thủy tinh. Những kỹ thuật này đều phục vụ mục đích an toàn, giảm đổ vỡ khi vận chuyển các chai nước. Tất nhiên, vẫn không đổ đầy chai nước ngọt.

    Trên đây là một số kiến thức hay, hi vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

    Cảm ơn vì đã đọc.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. LacTuyetHy

    Bài viết:
    22
    Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Vật Lý 7 -. -
     
  4. Hạ Miêu Mưa đi nào...

    Bài viết:
    134
    Ơ, sao mình tra ra được lớp 6 nhỉ -. -
     
    Annh Anh thích bài này.
  5. LacTuyetHy

    Bài viết:
    22
    Thế chắc mình nhớ nhầm ><
     
    Hạ Miêu thích bài này.
  6. Hạ Miêu Mưa đi nào...

    Bài viết:
    134
    Thỉnh thoảng mình cũng nhầm suốt đó mà ^^ Tối vui nha ^^
     
    LacTuyetHy thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...