Tại sao ăn thịt cá nóc có thể bị ngộ độc chết người?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi khiet le, 19 Tháng năm 2021.

  1. khiet le

    Bài viết:
    202
    Trên thế giới có khoảng hơn 400 loài cá nóc đang tồn tại, trong đó có khoảng 15 loài thường gặp. Ở Việt Nam theo thống kê thì có khoảng 60 loài cá nóc. Đa phần chúng là loài nước mặn sống ở các vùng ven biển, các bãi đá và vùng san hô nhiệt đới, và một số sống ở môi trường nước ngọt. Dù là ở nước ngọt hay vùng biển mặn thì chúng đều có một lượng độc nhất định để gây chết người.

    [​IMG]

    Ở nước ngọt Việt Nam có thể thường hay bắt gặp 2 loài cá nóc:

    + Cá nóc chấm xanh (chelonodon nigroviridis).

    + Cá nóc vàng, mắt đỏ (

    Carinotetraodonlorteri) và loại này có độc rất mạnh.


    Cá nóc rất đa dạng về hình dáng, mắt lồi, thân như một chiếc thùng tròn, trên thân có hình hoa văn sặc sỡ màu vàng, lục, lam, đen, cam.. Bụng cá có màu trắng, mềm có thể thay đổi hình dáng nhanh chóng, khi bụng nó căng phồng sẽ giúp chúng đạt kích thước to gấp 3 lần bình thường. Bụng chúng có thể to lên là do chúng có một dạ dày lớn để chứa thêm thức ăn thừa nhưng mà chúng lại thường hút nước vào để thanh lọc cơ thể. Ngoài ra việc chúng hút nước để có cái bụng to tròn còn giúp chúng tránh được kẻ thù, khi chúng nhả nước ra thì cơ thể trở lại hình dạng bình thường. Để phân biệt được các loài cá nóc này thì phải là các nhà nghiên cứu hoặc các chuyên gia đầu bếp mới có khả năng phân biệt được.

    Do phần nội tạng như mang, túi mật, tim, thận, gan, mắt và cơ quan sinh sản của cá nóc có độc, đặc biệt là buồng trứng của nó có chứa nhiều độc tố và mạnh nhất là vào mùa sinh sản. Do đó con cái độc hơn con đực. Nó khiến cho người ăn phải sẽ bị ngộ độc mà dẫn đến cái chết. Loại độc này có tên là tetrodotoxin, chất độc này mạnh hơn chất xyanua gấp 1200 lần. Mùa hè là mùa sinh sản của cá nóc, cho nên thời kì này cá nóc hoạt động nhiều hơn và dẫn đến độc của chúng cũng phát tán mạnh hơn trong buồng trứng. Đối với con cá nóc độc nhất là con cá nóc chuột vằn thì chỉ cần 100 gam trứng của chúng đã có thể giết chết 200 người.

    Chất độc tetrodotoxin mang tính bền vững cao, nếu đem đi đun sôi ở 100 độ C trong vòng 6 giờ mới giảm được một nửa độc tố. Để mất hoàn toàn độc tố thì phải đun sôi ở 200 độ C trong vòng 10 phút. Vì thế mà chỉ sơ chế biến thực phẩm để ăn thì không thể loại bỏ được độc của cá nóc. Khi con người ăn phải độc của cá nóc thì chỉ cần trong vòng 5, 10 phút đến 3, 4 tiếng sau sẽ xuất hiện cảm giác ngứa miệng, ngứa môi, lưỡi tê, khó chịu, kế đó là mệt mỏi choáng váng, buồn nôn, ói, cứng hàm, liệt chân tay, nghiêm trọng hơn là bị tê liệt hệ thần kinh, huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng là tim ngừng đập.

    [​IMG]


    Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết hiện nay vẫn chưa có thuốc để giải độc tố, vì vậy dù thịt cá có ngon ngọt cho đến đâu thì cũng không nên tùy ý chế biến rồi ăn chúng. Nếu thật sự muốn ăn và để chắc chắn rằng món cá đã được loại bỏ độc, thì phải bắt buộc là các chuyên gia đầu bếp có bằng cấp, trải qua nhiều cuộc khảo nghiệm và có khả năng phân biệt các loài cá nóc mới được chế biến. Tuy nhiên vẫn có đầu bếp có sự sơ suất khi chế biến chúng dẫn đến người dùng vẫn bị ngộ độc dù là đầu bếp đã có bằng cấp. Vì thế vẫn là không nên ăn thịt cá nóc nếu không dễ dẫn đến ngộ độc chết người.

    * Một số trường hợp chết người ở việt nam chỉ vì ăn cá nóc.

    + Vụ 6 người bị ngộ độc cá nóc ở tỉnh Quãng Ngãi đã có 1 người tử vong. Như Dân trí thông tin, tối 25/12/2019, ông Đổng Trinh Hoa tổ chức ăn uống tại gia đình. Trong bữa ăn đã khiến 6 người bị ngộ độc. Người dân đã đưa đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cấp cứu, nhưng ông Đổng Trinh Hoa đã tử vong.


    [​IMG]


    + Một vụ tại cửa Rạch Gốc (Cà Mau) trong lúc tránh bão số 1 thì anh Hưng có ăn thịt cá nóc, ngay sau khi ăn thì bị ngộ độc dẫn đến tử vong ngay trên tàu.

    Ở Việt Nam đã có nhiều vụ chết người chỉ vì tò mò, ăn thử hay cho rằng nó ngon nó bổ mà chủ quan tự ý chế biến cá nóc. Do đó nhà nước ta từ lâu đã ra luật để nhằm hạn chế các vụ ngộ độc do cá nóc. "Bộ Thủy sản đã có chỉ thị số 06/2003/CT-BTS ngày 22/12/2003 về việc ngăn chặn ngộ độc do cá nóc, cấm ngư dân khai thác, vận chuyển, thu mua, và tiêu thụ cá nóc."

    Hết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng năm 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...