Chứng minh hai câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; Uống nước nhớ nguồn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hà Thu Nguyễn, 1 Tháng ba 2021.

  1. Hà Thu Nguyễn

    Bài viết:
    46
    NGÂN HÀNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN MẪU + HAY + DỄ HIỂU NHẤT

    Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"... "

    Uống nước nhớ nguồn"


    Trong cuộc sống, lòng biết ơn, nhớ ơn là 1 truyền thống đạo đức cao đẹp của con người. Truyền thống ấy được đúc kết qua câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Câu tục ngữ đúc kết đạo lí cần phải biết ơn những người đã mang lại co mình cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

    (Giải thích) Nghĩa đen của câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", uống nước nhớ nguồn là khi ta được thưởng hoa trái ngọt lành thì phải nhớ đến những người đã dày công sức vun trồng, chăm bẵm cho đến ngày cây ra quả.

    Về nghĩa ẩn dụ, hình ảnh "ăn quả", uống nước là chỉ quá trình hưởng thị thành quả. Hình ảnh "kẻ trồng cây" và nguồn là chỉ người làm ra thành quả. Hai câu tục ngữ này khuyên răn con người cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình hưởng thụ những thành quả, lợi ích, những điều tốt đẹp.

    (Chứng minh) Thật vậy, Lòng nhớ ơn, biết ơn của dân tộc trước hết thể hiện ở tấm lòng biết ơn, đền ơn cội nguồn. Tiêu biểu nhất là lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ. Truyền thống đi vào ca dao:

    "Dù ai đi ngược về xuôi

    Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"

    Nhân dân ta còn biết ơn, nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ và những thương bệnh binh, cả nước đã chọn ngày lễ 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ; thăm, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh.

    Biết ơn và tri ân nguồn cội còn thể hiện ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thông qua tục lệ thờ cúng. Vào những ngày lễ, tết, người dân có tục làm mâm cơm thật tươm tất để cúng bái ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính trân trọng.

    Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp như học sinh tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy thuốc và lấy ngày 27/2 là ngày thầy thuốc Việt Nam.

    Không chỉ vậy, ta còn cần phải biết quý trọng công lao của những người dân lao động, với người nông dân làm ra hạt gạo thơm dẻo, người thợ làm ra áo quần, những ngôi nhà, con đường.. Thái độ giữ gìn, trân trọng chính là biểu hiện của lòng biết ơn, nhớ ơn đó:

    "Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo dai một hạt, đắng cay muôn phần"

    (Phê phán) Tuy nhiên, trong xã hội cũng có một số ít những người sống vô ơn, vô trách nhiệm, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ thầy cô.. Họ là những người suy thoái về nhân cách, cần phải lên án, phê phán họ.

    (Lời khuyên) Để phát huy tốt truyền thống này, mỗi người cần có ý thức vun đắp, bảo vệ và phát triển những thành quả của cha ông. Mỗi người cần sống tiết kiệm, sống có trách nhiệm, yêu thương, quý trọng mọi người. Mỗi người hãy tích cực học tập, lao động, làm việc, góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.

    Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí sống nhớ ơn, đền ơn là 1 t/c thiêng liêng.. là một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai, tôi sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

    * * * CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! ----------------

    * * * NẾU THẤY HAY, CÁC BẠN HÃY CHO 5 SAO ĐỂ ỦNG HỘ MÌNH NHÉ! ****
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...