Hiện Đại Cuộc Sống Này Có Công Bằng Không? - NTTV

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Thúy Vy3107, 11 Tháng mười một 2020.

  1. Thúy Vy3107 Cafe thì đắng còn nàng chắc chắn của tôi

    Bài viết:
    7
    Tên truyện: Cuộc Sống Này Có Công Bằng Không

    Tác giả: NTTV

    Thể loại: Hiện đại.

    Link góp ý: [Thảo luận - Góp ý] - Các tác phẩm sáng tác của NTTV

    (Ảnh bìa bắt buộc)

    Nói về cuộc đời thì tôi không am hiểu bao nhiêu, cũng chưa từng trải nghiệm nhiều. Nhưng nói về những câu chuyện dài trong tận tâm hồn mỗi người thì tôi cũng có biết đôi phần. Và có một cuộc điện thoại ám ảnh tôi mãi, mãi sau rất nhiều năm đến bây giờ khi tôi đã đi dạy, nó khiến tôi nghĩ rất nhiều. Một câu chuyện mà "em" đã kể tôi nghe.. trong một đêm rất dài tựa như không bao giờ ló dạng bình minh. "Em" gọi điện thoại cho tôi khi trời đã quá khuya, "em" tâm sự, "em khóc".

    "Anh à, em mệt mõi lắm"

    "Sao nữa?"

    "Nhiều chuyện xảy ra quá anh à."

    Tôi nghĩ em sẽ kể tôi nghe chuyện ba em vừa qua đời, mẹ em vừa lâm bệnh hay một câu chuyện nào đó, vì tôi biết em rất nhạy cảm và dễ để ý chuyện xung quanh. Nhưng tôi sai rồi, bắt đầu bằng một giọng trầm bổng và như chực khóc.

    "Anh biết mà em học tệ anh văn và cả đời này hình như cũng hông được sự yêu quý, chú ý và quan tâm của giáo viên toàn trường kể cả trong 10 năm qua."

    Chuyện này tôi biết, nếu không muốn nói là rành, tôi hay nghe em nhắc đến, hay than vãn, nhưng chưa từng có ý nghĩ xoáy sâu vào nó, vì tôi nghĩ nó sẽ khiến em tổn thương. Em chỉ nói ngoài "giáo viên văn và cô M mới thương em!" Tôi nhận ra sâu trong ánh mắt của em mõi khi nhắc chuyện "học anh văn" có một sự nghẹn ngào kì lạ.

    "Anh em đã từng là một đứa thi tiếng anh cấp huyện, và lên tận thành phố, em thích nó biết nhường nao, nhưng rồi trong lần thi đó, vì sự hiện diện của mấy đứa gọi là" con giáo viên "mà em lại bị ra rìa."

    Tôi không muốn cắt lời em, dù rất muốn hỏi tại sao lại bị ra rìa cơ chứ? Hình như biết tôi muốn hỏi, nên em vội nói.

    "Cô anh văn, trực tiếp ghi mật khẩu và mã nich thi cho em, nhưng rồi đến ngày thi cái mật khẩu đó" vô tình lại sai sai "dù em còn tận 15 cái nich đã thi qua vòng như thế, nhưng cô chỉ nhìn em rồi nói" thi không được rồi về đi em "về ư? Anh à, chỉ cần cô điện thoại lên sở, thì em chắc chắn được thi bằng một ních khác, nhưng tại sao cô không làm vậy anh?"

    Tôi im lặng và tự dưng lại đâm ra muốn mắng em, có phải em quá tiêu cực rồi không?

    "Nó khiến em rất đau lòng, và làm em ghét môn anh văn tột độ.. rồi dần em trở thành 1 đứa học lực khá riêng với môn anh văn. Lại một lần nữa của cấp 2, em hỏi thầy anh văn một chữ tiếng anh phải đọc như thế nào?"

    "Là chữ gì vậy em?"

    "Không, em đã quên bặt nó rồi nhưng chỉ nhó câu nói của thầy" vậy cũng hông biết nữa "và ánh mắt khiến đấy làm em ám ảnh mãi dù đã hơn 4 năm rồi. Em cũng từng bị loại trung bình vì môn anh văn một cách rất" tào lao "

    " Tại sao vậy. "

    Em im lặng. Tôi chợt lo, chợt sợ em buồn

    " Không thể thì đừng nói nữa, hoặc muốn thì nói hết đi, em sẽ thoải mái hơn "

    " Em đã xin nghỉ vì bệnh, bố gọi cho giáo viên chủ nhiệm, nhưng thầy anh văn lại nói em nghỉ không phép không cho em kiểm tra lại, và em "được tặng" 3 điểm môn anh văn tháng đó. "

    " Em đang tiêu cự quá đó. "

    Em lại im, tôi hiểu mình đã nói sai, sai với cái suy nghĩ của em hiện tại. Em đang bị tổn thương, tôi có lẽ chỉ nên lắng nghe em thôi. Em lại nói:

    " Có một cô nói với cố văn: Ôn cho nó làm gì rồi cũng rớt thôi. "

    Em lại im.. im lặng hồi lâu, ho vài cái rồi nói:

    " Sự bất công mà em nhận được đỉnh điểm khi 2 năm liên tiếp em thi học sinh giỏi văn, năm đầu đậu thì chỉ có cô văn là vui mừng, còn ánh mắt khác từ giáo viên toàn trường lại đổ dồn về hai đứa thi anh văn vừa bị trược.

    Ừ, lo cho một em thấp hạng thì cũng đúng vì vấn đề đó của tinh thần cơ mà. Em không thể muốn mình là trung tâm mãi được.

    "Nhưng sẽ chẳng có gì đến lần thi sau. Em rớt! Đau! Nhưng đau hơn phải là cái ánh mắt của các giáo viên khác, em chẳng quan tâm nhiều nhưng em chỉ là người, em cũng cần một lời hỏi thăm mà. Kết quả họ bỏ em qua 1 xó, nhìn em bằng đôi mắt" cho vừa "và lại tiếp tục quan tâm mấy đứa thi đậu anh văn năm đó. Anh nghĩ nó bình thường đúng không? Phải, có lẽ đó là do em quá ích kỉ nhưng chính nó làm em tổn thương và tự bao giờ vì những điều đó em đã không còn tha thiết với môn anh văn nữa. Những cảm xúc nữa chừng đó cứ dày xéo em, ám ảnh em. Những nổi đau nối nhau hiện lên mỗi lần em học tiếng anh hoặc nghe 1 câu nào đó."

    Em lại ngừng, rồi lại sụt sùi nói

    "Em từng là 1 đứa giỏi thể thao đứng đầu các hoạt động thể thao cả về bóng đá lẫn bóng chuyền dù em là nữ. Nhưng, cũng lại nhưng.. vì cái gì tôi chẳng biết nữa (em cười, nụ cười trong đêm làm tôi sởn gai óc) em bị loại khỏi đội tuyển của trường. Mãi sau này em mới biết lại vì" bọn con giáo viên "mà em lại bị loại. Tại sao? Vì sẽ dư người nếu có cả em và bạn con giáo viên đó, nên em hoặc nó phải rời, và theo 1 lẽ nào đó em phải rời, dù em là đội trưởng đội nữ, bóng đá nữ trẻ của thành phố khi đó, vẫn không thể góp mặt cho đội của trường." (em lại cười, nụ cười lại khiên tôi thấy chạnh lòng)

    Cuộc nói chuyện kéo dài hàng giờ sau đó, tôi không nhớ nhiều nữa, chỉ nhớ nội dung đó, điều làm tôi trăn trở mãi. Tôi cũng đã theo học sư phạm, đã đi dạy, nhưng lại không tài nào giải mã được tại sao cùng là học trò lại phải cân đo bằng cách đó? Tại sao cùng là học sinh, mà một đứa học anh văn lại được trọng dụng hơn trong trường hợp của em? Hay nó rộng ra là thực tế của xã hội? Sự chênh lệch của tiếng anh so với phần còn lại dù chúng ta đang ở Việt Nam..

    Cũng có lẽ em ích kỉ, nhưng cái suy nghĩ của một đứa mới qua tuổi 15 thì liệu em có đủ bao dung để nhìn nó bằng ánh mắt "đó là cuộc sống" hoặc đại loại vậy. Thực tế em là một đứa học giỏi, tôi biết em từ khi em còn bé, em cũng chơi thể thao tốt. Nhưng lại có một sự thật khác, những nổi ám ảnh đó mà em, em đã kết thúc chuỗi huy hoàng của mình trên con đường "độc chiến" dẫu trước em là con mắt hằn học của bạn bè, của cả những người không thích em dù đó là "giáo viên". Em khép mình lại để sống bình dị và từ bỏ những hoài bảo lớn lao, những khát vọng để trám vào đó những nổi khiếp sợ khi nhắc về 10 năm học đã qua..

    Không hẳn là học tệ, em càng không phải là học dở như người ta nghĩ, em cũng không ích kỉ như tôi từng nghĩ, em càng không bướng bỉnh.. tất cả có lẽ chỉ là do em đã sống trong một xã hội nơi mà có một số thế lực vượt lên trên lẽ phải. Còn về môn anh văn.. không, không phải chỉ cần có quyết tâm hay có năng khiếu, như người ta nói mà học tốt được, mà còn cần một môi trường đủ tốt. Mong là sẽ có một ánh mắt yêu thương hơn nhìn nhận tài năng của em.

    _hết_​

    #NTTV
     
    Hạ Miêu, chiqudolldatcompa1 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười hai 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...