Topic chia sẻ một số kiến thức phong thủy ứng dụng vào thực tế trong quá trình xem và thực hành hi vọng sẽ có ích cho các bạn xây nhà, thiết kế nhà và mua nhà.
Phong Thủy Chung Cư: Tòa nhà The Pride Hải Phát Hệ thống tòa nhà The Pride Hà Đông nằm tọa Tốn hướng càn, phía trước là đường Tố Hữu với mật độ xe cộ ngày càng tăng, điểm nút ngã tư giao nhau nằm tại phía tây nam của tòa nhà. Dòng sông Nhuệ chảy theo hướng đông tây, điểm uốn khúc ở phía tây tòa nhà. Trước mặt tòa nhà trống thoáng là khu liền kề biệt thự thấp tầng, sau lưng là khu dân cư có từ trước Xét theo huyền không tam nguyên đương vận 8: Phía tây chính thần gặp thủy uốn khúc thành suy nên xét trên quy mô rộng tòa nhà không được hưởng lợi từ dòng sông này. Chính thần gặp thủy làm tài lộc tiêu tán, dòng sông rất bẩn và thường xuyên cạn. Phía tây nam là ngã tư, hư thủy mật độ giao thông ngày càng tăng, chính linh thần gặp hư thủy tuy không bằng chính thủy nhưng cũng giúp cho tài lộc của tòa nhà khá hơn, con đường ngày càng đông đúc thì tài lộc cũng tăng theo Xét theo huyền không phi tinh: Hệ thống tòa nhà nằm Tọa tốn hướng càn (với cụ thể từng Block cần xét cụ thể cửa nạp khí vào) chủ đầu tư đã chọn hướng rất tốt vượng sơn vượng hướng tuy nhiên khi xét phỉa căn cứ địa hình cụ thể: - Tại hướng Càn không thấy nước và trống thoáng tuy có hướng tinh 8 nhưng vượng khí không nhiều. Tại sơn tốn sơn tinh 8 cần có sơn lại thấy thủy (dòng sông Nhuệ) làm cho nhân đinh không được tốt - Tại cung hướng Tây căp số (5 7) có thủy uốn khúc, hướng tinh 7 là sao suy khí nên tài lộc không đến - Tại cung hướng Tây Nam cặp số (1 3) có điểm nút giao thông Tố Hữu, Lê Trọng Tấn mật độ ngày càng tăng, hướng tinh 3 thất vận nên suy và xấu tài lộc không đến mà lại đi * Xét Block CT2 Theo huyền không phi tinh: Block này có 2 phần: Phần thương mai từ tầng 1 đến tầng 5 cửa nạp khí phía trước nhà nên xét hướng theo hướng chung của toàn bộ tòa nhà. Từ tầng 6 trở lên là khu dân cư sinh sống, cửa nạp khí theo hướng ngược lại nên xét là tọa càn hướng tốn (vẫn là vượng sơn vượng hướng). Phần thương mại xét tương tự như trên, phần dân sinh sống xét cụt thế như sau: - Tại cung hướng, có dòng sông Nhuệ (tuy bẩn) hướng tinh 8 gặp thủy làm tài lộc của các gia đình trong Block này tốt hơn - Tại cung tọa: Phía sau trống thoáng là đường đi lại nên sơn tinh 8 không phát huy tác dụng - Dòng sông chảy qua các cung (1 8), (5 3), (3 1) và (7 5), Tại cung hướng Tây cập số (7 5) gặp thủy uốn khúc (dòng sông thường cạn và ít nước) không được lợi về tài lộc mà còn phá tài, bệnh tật. - Tại cung hướng Tây nam cập số (3 1) gặp hư thủy của ngã tư đường (ngã tư đường ngày càng đông) hướng tinh 1 phát huy tác dụng kích tài - Tại cung hướng Nam chủ đầu tư bố trí bẻ bơi, ở đây có cặp số (5 3) hướng tinh 3 thất vận không có tác dụng làm tăng tài vận. * Với các căn hộ trong chung cư do cách mặt đất khá cao nên hình thế bên ngoài ảnh hưởng không mạnh với từng hộ, yếu tố ảnh hưởng mạnh lại chính là cấu trúc bên trong bản thân mỗi căn hộ, cách bố trí, vị trí và cửa nạp khí vào từng căn hộ. Xét với căn hộ 88m2. Đo hướng tại cửa căn hộ là tọa Thìn hướng Tuất là thướng sơn há thủy theo phi tinh. Và tọa 4/1 hướng 6/1 theo HKĐQ - Khi xét từng căn hộ ta phải xác định hướng riêng của từng căn chứ không phải hướng chung của tòa nhà (sau đó so sánh với hướng chung của tòa nhà sẽ thấy được ảnh hưởng của địa khí với căn hộ, trường hợp này địa khí ảnh hưởng không nhiều tới căn hộ này). - Bản thân cả tòa nhà hướng tốt nhưng không có nghĩa là từng căn hộ trong tòa nhà cũng được hướng tốt, với căn hộ 88m2 này hướng là thượng sơn hạ thủy rõ ràng không phải hướng tốt, nhưng tốt xấu thì phải xét cụ thể bố trí bên trong, vi trí và khí vào từng phòng cụ thể - Căn hộ nằm gần thang máy nên thường xuyên có động khí, động khí nhiều có tốt có xấu, tốt khi khí vào nhà tốt, xấu khi khí vào nhà xấu, trường hợp này thang máy ở vị trí (3 5) so với cửa chính nên chắc chắn không phải là tốt thậm chí còn mang khí bệnh tật vào nhà - Xét chung căn hộ và các cửa nạp khí: Nhà thướng sơn há thủy không phải là nhà tốt, tuy nhiên cũng may là cửa chính nạp khí (8 1) hướng tinh 1 là sinh khí. Cửa ban công số 1 gần bếp nhận khí (2 4) rõ ràng đây không phải khí tốt nhưng khi kết hợp với khí 1 ở hướng thì có thể phát công danh. Ban công số 2 nhận khí (1 3) cũng không phải khí tốt. Xét theo phi tinh thì tài vận ngôi nhà này bình thường, ngôi nhà có khí mộc vượng hợp với người có bát tự dụng thần thuộc mộc - Xét bếp: Bếp nằm tại cung (2 4) vị trí mộc khắc thổ, lại có cửa nên khí mộc vượng hơn, tuy nhiên bếp mang hỏa thành ra mộc sinh hỏa sinh thổ nên đề phòng bệnh tật, hướng bếp mang hướng tinh 3 cũng không phải tệ - Xét phòng ngủ chính: Nằm tại vị trí (6 8) đây có vẻ là vị trí tốt nhất của nhà này, tuy nhiên thực tế phải xét khí vào qua các cửa nạp khi. Cửa vào phòng nạp khí từ ngoài cầu thang vào là (3 5) (9 2) là các khí mang bệnh tật vào phòng, thêm vào thổ vượng khắc thủy hướng tinh nên sẽ làm tài suy, cửa sổ ở vị trí (6 8) là cửa khả dĩ mang khí tốt 8 vào phòng, đây chính là khí thổ vượng, căn phòng này thổ rất vượng, phù hợp với người mệnh hỉ dụng thần thổ, kim và ít bệnh tật. Người có bát tự thủy nhược không được ở phòng này - Phòng ngủ 2: Phòng này tọa vị trí (3 5) vị trí này không tốt, cửa vào cũng nạp khí 5, 2 nên chủ nhiều bệnh, nhất là bệnh thuộc thổ và thủy, phòng khá xấu - WC1: Tại vị trí (9 2) cần phải sạch sẽ. WC2 tại vị trí (6 8) cũng càn phải sạch, đặc biệt vị trí này có sơn tinh 6 nên chủ nhà dễ bị bệnh cần phải giải * Hóa giải: + Hóa giải theo bố trí: Dùng nguyên lý tương sinh ngũ hành để bố trí phong thủy cho phù hợp + Lựa chọn tiểu thái cực, nhân thái cực để phù hợp cho từng người trong gia đình + Phương pháp hóa giải đặc biệt.
Khảo sát phong thủy: Nhà BS Bình- bác sỹ chữa vô sinh khá có tiếng và đông bệnh nhân ở Hà Đông Căn nhà nằm ở ngõ 20 ngô quyền, đặc điểm có mặt tiền rất rộng và chiều sau hẹp, đây cũng là đặc điểm phổ biến của các nhà phân lô nằm vị trí lô góc ở khu vực này. Nhà dài và hẹp không phải dạng nhà tốt. Căn nhà tọa Ất hướng Tân (HKĐQ là tọa 6/9 hướng 4/9) theo HKPT là song tinh đáo hướng. Phòng khám của bác sỹ nằm chủ yếu ở tầng 1. Vị trí phòng 1 là phòng khám chính. Xét chung ngôi nhà: - Tọa hướng ngôi nhà song tinh đáo hướng, cửa chính của nhà nằm tại cung (8 8) đón vượng khí đương vận vào nhà. Tầng 1 làm phòng khám, đón được vượng khí, đây cũng là một trong những tiêu chí tốt cho phòng khám, hướng tinh 8 khí vượng sẽ bổ trợ sơn tinh 8 làm người trong phòng khỏe mạnh, phòng khám có vượng khí thì rất tốt cho việc chữa trị. Tầng 1 có rất nhiều cửa sổ nhưng hầu như không mở. Ngã ba đường khí (3 4), hướng tinh 4 khắc nhập hướng nhà 8 tốt - Phòng 1: Cửa vào ở vị trí thu khí (1 6), vị trí tốt cho khoa bảng, danh tiếng, khí vào mang thủy mộc vượng (từ ngoài vào). Vi trí bác sỹ ngồi làm việc tại (4 3), khí vào từ ngoài toàn (3 4) nên vị trí bác sỹ rất nhiều mộc. Phòng khám này rất có duyên cho những người mệnh thiếu mộc, hoặc sao con cái là mộc trong bát tự. Bản thân bác sỹ mệnh tinh 1 (1968) mộc vượng tiết thủy nên sức khỏe của người chủ phòng suy giảm. Khí (3 4) vào phòng khám lại là suy khí nên tài vận kém. Với phòng này bác sỹ và bệnh nhân nên kê giường, bàn làm việc hướng về mặt trước của nhà (8 8) để tăng tài khí - Phòng 2: Khí vào phòng (7 9) mang hỏa khí vượng, hướng tinh 9 là sinh khí rất tốt, khí vào từ ngoài là mộc sinh hỏa nên hướng tinh 9 càng vượng, phòng khám này tài khí vượng hơn phòng khám 1 rất nhiều. Nếu phòng này đổi thành phòng khám chữa bệnh chính thì sẽ tốt hơn phòng 1 vì vượng khí vào nhiều hơn. Sức khỏe bệnh nhân cũng tốt hơn. Việc kê giường hay bàn làm việc cũng hướng ra phía trước nhà để thu khí vượng (8 8) - WC: WC1 năm ở gian giữa của nhà, cung (4 3) so với tâm nhà, WC2 nằm tại phòng 2 tọa ở cung (5 2) đây là cung rất xấu chủ bệnh tật, khuyến nghị không nên dùng để đi vệ sinh, và nên sạch sẽ. - Mở thêm phòng Thẩm mỹ: Phòng 2 tài khí tốt hơn phòng 1 nên mở ở phòng 2, nếu tầng 2 có kiến trúc như tầng 1 thì cũng mở ở phòng số 2 tầng trên. Tuy nhiên còn 1 phương án nữa là chuyển phòng khám chính sang phòng 2, và phòng thẩm mỹ ở phòng 1, có thể làm ở phòng 1 vì phòng này khí (3 4) cũng thích hợp cho kinh doanh giải trí (tất nhiên không thể tốt bằng phòng 2), cách bố trí bàn thu ngân và giường nằm về hướng mặt trước nhà (8 8).
Khảo sát phong thủy: Nhà trong ngõ Nguyễn Xiển –TX (nghiệm chứng sự tương quan giữa mệnh tinh, dụng thần bát tự và khí khẩu) Căn nhà nhập trạch 2002 vận 7, sơn Ất hướng Tân. Nhà cấp bốn nằm trong ngõ sâu là nhà cuối cùng của ngõ nên khí vào kém hơn các nhà khác, tuy nhiên ngõ rất đông dân và đi lại liên tục. Trước nhà là sân rộng khoảng 30m2 phía trước là phòng trọ cho thuê. Chủ nhà mệnh tinh 3. Xét từng vị trí trong nhà: - Nhà nhập trạch vận 7, vượng sơn vượng hướng, tuy nhiên sang vận 8 hướng tinh 7 suy khí. Thật may khí từ ngõ vào nạp khí (4 8) hướng tinh 8 đương vận sinh 7 nên tài vận nhà không giảm thậm chí còn tăng. - Cửa chính vào nạp khí (8 3) hướng tinh 3 suy khí, mộc khắc thổ là xấu cho cả tài vận và nhân đinh tuy nhiên khí vào từ cổng là 8 kết hợp (8 3) thành mộc khí tiên thiên vượng vào nhà làm tài khí tốt hơn. Nhìn kỹ tinh bàn sẽ thấy sơn tinh phản ngâm, tuy nhiên thực tế không có ai trong nhà bị hạn nặng. Chủ nhà bị bệnh tiền liệt và đại tràng nhiều năm phải chăng do phản ngâm mà ra? - Phòng khách ngoài bố trí bàn làm việc tại cung (4 8) hướng bàn làm việc (3 7) nhận khí mộc vượng vào từ cửa chính (mệnh tinh chủ nhà 3). - Phòng ngủ 1 là phòng ngủ của chủ nhà nằm tại cung (9 4), cũng nhận khí (8 3) mộc khí vượng từ ngoài vào. Cả vị trí làm việc và phòng ngủ đều nhận khí mộc vượng, mệnh tinh chủ nhà 3 mộc được tăng cường. Thực tế tài vận của chủ nhà rất tốt, đây là do khí vượng? Hay mệnh tinh chủ nhà là 3 mộc? - Xét thêm bát tự: Trong bát tự của của chủ nhà Mộc là hỉ dụng thần, là tài vận, chủ nhà lại đang trong tài vận và sau đó là thực thương cũng là hỉ thần. Đây có thể coi như 1 cách lý giải tại sao tài vận của chủ nhà tốt như vậy. - Phòng ngủ 2: Một người cháu ở, tài vận người này cũng khá tốt - WC: Nằm tại cung (6 1) sơn tinh 6 nằm tại WC nên sinh ra bệnh tật cho chủ nhà, chủ nhà bị bệnh đại tràng và tiền liệt như đã nói, ngoài ra khí mộc vượng cũng tiết thủy, khắc thổ cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tật - Bếp: Lúc đầu bếp ở vị trí (8 3) hướng (1 5) phía ngoài sân trước, sau chuyển sang vị trí (4 8) hướng (9 4). Bếp nói chung sau khi chuyển khá tốt. - Sang 2014 chủ nhà sửa nhà chuyển vận 8, khí vào cửa vẫn làm mộc khí vượng (3 4), hướng nhà (8 8). Qua phân tích ở trên bạn nào hiểu biết về phong thủy, bát tự có thể nghiệm chứng ít nhiều sự liên hệ. (nghiệm chứng sự tương quan giữa mệnh tinh, dụng thần bát tự và khí khẩu) Căn nhà nhập trạch 2002 vận 7, sơn Ất hướng Tân. Nhà cấp bốn nằm trong ngõ sâu là nhà cuối cùng của ngõ nên khí vào kém hơn các nhà khác, tuy nhiên ngõ rất đông dân và đi lại liên tục. Trước nhà là sân rộng khoảng 30m2 phía trước là phòng trọ cho thuê. Chủ nhà mệnh tinh 3. Xét từng vị trí trong nhà: - Nhà nhập trạch vận 7, vượng sơn vượng hướng, tuy nhiên sang vận 8 hướng tinh 7 suy khí. Thật may khí từ ngõ vào nạp khí (4 8) hướng tinh 8 đương vận sinh 7 nên tài vận nhà không giảm thậm chí còn tăng. - Cửa chính vào nạp khí (8 3) hướng tinh 3 suy khí, mộc khắc thổ là xấu cho cả tài vận và nhân đinh tuy nhiên khí vào từ cổng là 8 kết hợp (8 3) thành mộc khí tiên thiên vượng vào nhà làm tài khí tốt hơn. Nhìn kỹ tinh bàn sẽ thấy sơn tinh phản ngâm, tuy nhiên thực tế không có ai trong nhà bị hạn nặng. Chủ nhà bị bệnh tiền liệt và đại tràng nhiều năm phải chăng do phản ngâm mà ra? - Phòng khách ngoài bố trí bàn làm việc tại cung (4 8) hướng bàn làm việc (3 7) nhận khí mộc vượng vào từ cửa chính (mệnh tinh chủ nhà 3). - Phòng ngủ 1 là phòng ngủ của chủ nhà nằm tại cung (9 4), cũng nhận khí (8 3) mộc khí vượng từ ngoài vào. Cả vị trí làm việc và phòng ngủ đều nhận khí mộc vượng, mệnh tinh chủ nhà 3 mộc được tăng cường. Thực tế tài vận của chủ nhà rất tốt, đây là do khí vượng? Hay mệnh tinh chủ nhà là 3 mộc? - Xét thêm bát tự: Trong bát tự của của chủ nhà Mộc là hỉ dụng thần, là tài vận, chủ nhà lại đang trong tài vận và sau đó là thực thương cũng là hỉ thần. Đây có thể coi như 1 cách lý giải tại sao tài vận của chủ nhà tốt như vậy. - Phòng ngủ 2: Một người cháu ở, tài vận người này cũng khá tốt - WC: Nằm tại cung (6 1) sơn tinh 6 nằm tại WC nên sinh ra bệnh tật cho chủ nhà, chủ nhà bị bệnh đại tràng và tiền liệt như đã nói, ngoài ra khí mộc vượng cũng tiết thủy, khắc thổ cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tật - Bếp: Lúc đầu bếp ở vị trí (8 3) hướng (1 5) phía ngoài sân trước, sau chuyển sang vị trí (4 8) hướng (9 4). Bếp nói chung sau khi chuyển khá tốt. - Sang 2014 chủ nhà sửa nhà chuyển vận 8, khí vào cửa vẫn làm mộc khí vượng (3 4), hướng nhà (8 8). Qua phân tích ở trên bạn nào hiểu biết về phong thủy, bát tự có thể nghiệm chứng ít nhiều sự liên hệ.
ĐÔI ĐIỀU VỀ PHONG THỦY BÁT TRẠCH VÀ HUYỀN KHÔNG (mặc dù phi tinh quan trọng nhưng bát trạch nếu tìm hiểu kỹ thì sẽ có nguồn gốc từ nguyên không) + Phái Phong Thủy Bát Trạch dùng mệnh cung phối với hướng để xác định họa phúc. Như vậy, đó là sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí để đem lại sự hòa hợp. Đó là nguyên lý Thiên - Nhân tương hợp. - Phái Bát Trạch: Căn cứ vào tọa sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh, ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, họa hại là tứ hung tinh. Trong bài trí thích hợp phương cát, kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị, kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương từ cho Tây tứ mệnh. Tuy nhiên cũng theo quan điểm phải này thì có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trach hay sao? Mặt khác quan niệm căn cứ vào Phong thủy Bát Trạch để phân chia cổng cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm Dịch lý, xem ra có phần thô lậu, giản đơn. Chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh khả dĩ chuẩn xác và phù hợp. + Phái Phong thủy Huyền Không căn cứ sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ mà cụ thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn để xác định họa phúc chi phối mọi vật trên trái đất. Đó chính là sự nghiên cứu các quy luật vận động vũ trụ, sự phối hợp giữa Thiên Khí và Địa Khí để xác định họa phúc. Đó là nguyên lý Thiên - Địa tương phối. Tuy nhiên phái này xem nhẹ ảnh hưởng của Thiên Địa khí đến yếu tố Nhân tức bản thân con người. Xem ra quyền lực của Thiên - Địa có vai trò tuyệt đối lớn. - Huyền Không phi tinh quái: Một phái lớn căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của sơn hướng tọa huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành họa phúc. Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về phong thủy loan đầu mà tổng hợp lại dung hòa giữa tinh hoa các phái. Các phái có nhiều nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy Dịch làm căn bản, cần nhát người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hòa được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm. Tựu trung lại, Phong Thủy cũng như các môn khoa học huyền bí khác đều có đặc điểm dễ học nhưng rất khó tinh tường, dễ sai lệch, đòi hỏi kinh nghiệm rất tốt mới có thể đem khả năng ra giúp đời, giúp người. Nhiều khi sách vở chỉ là căn bản, cần biết vận dụng phối hợp các lý thuyết, các trường phái chi hiệu quả. Có như vậy mới mong ứng dụng Phong Thủy được tốt đẹp cho cuộc sống. Khi làm Phong Thủy cho một ngôi nhà có thể lồng Phong Thủy Bát trạch và Phong Thủy Huyền không để luận? Phong Thủy Bát Trạch chủ yếu dùng Chu dịch và phép biến quẻ kết hợp với Nạp giáp Nguyệt thể, phân chia 8 cung làm Đông Tây nhị trạch, so với lý Tiên Hậu thiên thì cách nhau xa lắm. Như lấy thời điểm Xuân phân để phân chia Nam Bắc mà không hiểu rằng đó là vòng tuần hoàn của Thái dương, thời điểm Xuân phân Thái dương tại Tuất cung, đây cũng là khởi điểm của cung Hoàng đạo, thế gian vạn vật lấy Thái dương là chủ tể, ngày khởi ở Mão và đêm khởi ở Dậu, con người, động thực vật theo đó mà có sinh khí, có dương quang để hô hấp quang hợp duy trì sự sống, đó là đạo lý sinh tồn hoại diệt bất biến ngàn đời, Bát Trạch khởi tại Xuân phân là sai nặng. Phong Thủy Huyền không Phi tinh có nhiều phái, mỗi phái có sở đắc riêng, nhiều người nghiên cứu Huyền không Phi tinh vài năm và sau đó chuyển sang Lục pháp, Đại quái các thứ đã vội cho rằng Huyền không phi tinh sai lầm vì chỉ lấy Hậu thiên phương vị mà luận, không hiểu gì về Tiên thiên. Đó là những người không hiểu Phi tinh. Thực ra cội nguồn của Huyền không Phi tinh là ở Liên sơn dịch quái (Dịch học gồm 3 bộ: Liên Sơn, Quy Tàng và Chu dịch. Hiện nay mọi người sử dụng chính là Chu dịch, lấy quẻ Càn khởi đầu. Hai bộ kia đã gần như thất truyền, Liên sơn lấy quẻ Cấn khởi đầu, Quy tàng lấy quẻ Khôn khởi đầu). Huyền không phi tinh hòa trộn Tiên Hậu thiên quái lý vào làm một, lấy Bắc đẩu cửu tinh làm chủ, 9 tinh bố 9 cung mà luận. Liên sơn lấy Cấn. Quy tàng lấy Khôn, và Chu dịch lấy Càn làm khởi đầu chưa đủ lý lẽ để nói đó là ba bộ dịch khác nhau. Người xưa khi còn sống mông muội hoang sơ, dựa nhờ vào hang hốc thì người ta cho rằng Cấn là bao bọc, đến một khi đủ sức thoát khỏi "cái lỗ" kia, họ dùng sức lao động của họ để chủ động được phần nào cuộc sống từ mặt đất bao la, họ tưởng là mặt đất dung dưỡng họ nên họ đặt Khôn làm đầu, tới khi trí tuệ của chính họ đủ sức khai hóa cái đầu óc tăm tối của họ họ mới ngộ ra thái dương hệ trong vũ trụ bao la kia mới định đoạt mọi quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong vủa vạn vật, vì thế mà Càn mới là chủ tể. Cái ngưỡng mà họ ngửng lên nhận biết thiên văn, cúi xuông để am tường địa lý ấy là cài thời điểm tạo ra ranh giới của Tiên thiên và Hậu thiên - tức là lúc họ biết hai quỹ tích vận hành âm dương thuận ngược kia - Thứ làm điên đầu bao nhiêu người muốn tìm hiểu nó. Như vậy Bát trạch và Huyền không phi tinh vốn không cùng một gốc, làm sao có thể kết hợp với nhau? Tôi mong những người suy nghĩ việc kết hợp này nên dùng thời gian cho việc khác hữu ích hơn. Phong Thủy Bát Trạch: Xin được lý luận một chút để mọi người tham khảo và cho ý kiến Khi quan sát nhà ở trong dân gian, các phong thủy sư họ khái quát rồi phân nhà ở theo tám phương là: Phục vị - Sinh khí – Diên niên – Thiên y - Lục sát – hại họa – Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh và đặt ra khẩu quyết: "Bát phương cửu tinh quyết" : Ngôi Chấn: Diên – Sinh - Họa - Tuyệt – Ngũ – Thiên - Lục Ngôi Tốn: Thiên – Ngũ - Lục - Họa – Sinh - Tuyệt - Diên Ngôi Ly: Lục – Ngũ - Tuyệt – Diên - Họa – Sinh - Thiên Ngôi Khôn: Thiên – Diên - Tuyệt – Sinh - Họa – Ngũ - Lục Ngôi Đoài: Sinh - Họa – Diên - Tuyệt - Lục – Ngũ - Thiên Ngôi Càn: Lục – Thiên – Ngũ - Họa - Tuyệt – Diên - Sinh Ngôi Khảm: Ngũ – Thiên – Sinh – Diên - Tuyệt - Họa - Lục Ngôi Cấn: Lục - Tuyệt - Họa – sinh – Diên – Thiên – Ngũ. Dựa vào khẩu quyết này người ta có hai hệ quả: ** Lấy ngôi Chấn làm ví dụ; Phục vị Chấn: Diên niên ở Tốn do quẻ Chấn biến cả ba hào – Sinh khí ở Ly do chấn biến hào trên – Họa hại ở Khôn do Chấn biến hào dưới – Tuyệt mệnh ở Đoài do Chấn biến hào giữa – Ngũ quỷ ở Càn do Chấn biến hai hào trên – Thiên Y ở Khảm do Chấn biến hai hào dưới – và Lục sát ở Cấn do Chấn biến biễn hào trên và hào dưới. ** Tương tự người ta mang cung mệnh của một người ghép với phương vị địa bàn cũng được các cụm từ tương ứng trên – Nó chỉ tương tự như một trò chơi chữ mà thôi Khẩu quyết này sinh ra, họ không căn cứ vào thất tinh bắc đẩu phát khí gây ra vòng tròn bát khí đối với quả đất mà chỉ là sự dịch biến các hào của 8 quẻ Dịch. Họ không đề cập tới các nhân tố quyết định gây ảnh hưởng đến sự biến đổi khí trường của quả đất là sự vận hành của toàn bộ vũ trụ, đặc biệt là sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và ngay bản thân trái đất. Mà nếu họ có nói rằng thất tinh bắc đẩu tạo thành bát khí của nhà ở thì cũng chưa thật đầy đủ lý. Sự sắp xếp trạch vị được tiến hành theo thứ tự các ngôi của quẻ tiên thiên, sau khi biến các hào sẽ hình thành quẻ mới sắp xếp theo phương vị của hậu thiên.. Ở đây là một quá trình chuyển đổi từ ngôi của tiên thiên sang phương vị hậu thiên, vì tiên thiên bát quái chỉ có ngôi quẻ và thứ tự quẻ chứ không có phương vị, chỉ hậu thiên bát quái mới có phương vị.. Vậy thì với mỗi tư cách của một phù hiệu nó mang dấu ấn một hệ quy nạp. Lẽ đương nhiên khi không cùng hệ quy chiếu sẽ có chỗ không tương đồng, đó là điều người nghiên cứu cần nhìn nhận ra. Phong Thủy Huyền không Đắc thời - Đắc thế: Một ngôi nhà được gọi là có vượng khí là do hai yếu tố cơ bản quyết định: Thứ nhất là đắc thời và thứ hai là đắc thế (tất nhiên còn một số yếu tố khác chi phối) * Đắc thời là: Nó được các sao đương quyền (đương vận) đóng ở hướng của hướng và sơn của sơn, nó theo thời vận và độ hướng cụ thể của mỗi căn hộ mà xác định * Đắc thế là: Tương ứng với các sao ở bát phương căn hộ, theo hướng và thời vận lập trạch mà tự thân nó được xác định. Môi trường xung quanh (loan đầu) có đáp ứng đầy đủ với yêu cầu mà các sao (lý khí) đòi hỏi – Cho tất cả các sao cả cát thẩn và sát thần Một ngôi nhà được coi là suy khí khi các điều trên kia thích ứng ngược lại. Khi xây dựng nhà cửa, người ta nên căn cứ vào hình thế cuộc đất để xác định tọa hướng có thể xây dựng của căn hộ, sau đó người ta an sao theo hướng của vận đó, dùng tinh bàn để đối chiếu với môi trường có tương thích với nhau không (lý khí + loan đầu). Từ đây các phong thủy sư mới có khả năng đề xuất các giải pháp: Khai thác lợi ích của các Cát thần, xác định khả năng chế áp hoặc hóa giải các Sát thần Kiến tạo kiến trúc, phân bố phòng ốc một các hợp lý Đề xuất cách khai thác sử dụng, cải tạo lâu dài cho căn hộ khi chuyển vận * * * Việc tu tạo nhà cửa được xác định là nhằm thay đổi vận khí cho ngôi nhà, cho nên người ta chỉ tiến hành cải tạo khi biết chắc là hành vi tu sửa là cát lợi. Nếu môi trường (loan đầu) độ hướng và thời vận (lý khí) chỉ ra được điều đó. Đối với các phương vị có các cát thần là sao đương vận + sao sinh khí (sao sinh khí của huyền không phong thủy chứ không phải là sinh khí của bát trạch), người ta tìm cách chiêu dụ dẫn động cát khí vào nhà, đối với các sao là sát thần thì người ta tìm cách chế áp hoặc hóa giải nó. Một ngôi nhà nếu không cho phép người ta sử dụng các biện pháp thực hành ứng dụng của phong thủy để cải tạo thì chủ nhân ngôi nhà đó bị thiệt thòi: Phúc trạch kém. Bất cứ một ai có căn hộ rơi vào tình thế đó thì ta có thể thách đố các phong thủy sư nhưng đừng tự thách đố mình. Cách sắp xếp sao của Phong Thủy Huyền Không Nhà ở có trước sau, phải trái. Trong phong thủy người ta quan tâm tới phía trước và phía sau nhà nhiều hơn, người ta đã đặt cho nó một thuật ngữ, trước nhà gọi là hướng nhà, và sau nhà (lưng nhà) gọi là tọa. Bất kỳ phái phong thủy học nào cũng đều dùng thuật ngữ Tọa và Hướng. Vậy quả đất hay một vị trí có thể có bao nhiêu tọa và hướng. Người ta hay nói: "Bốn phương tám hướng" tức là chỉ bốn phương; Bắc, Nam, Đông, Tây cộng thêm Đông bắc, Tây bắc, Đông nam và Tây nam thành 8 phương. Chia một vòng tròn ra làm bao nhiêu phần đều có thể thực hiện được bởi toán học. Nhưng trong Phong thủy người ta chỉ cần độ tỷ mỷ tới 24 phần cho một vòng tròn.. Tức là từ tám hướng kia người ta chia mỗi hướng làm ba phần nữa, tổng cộng ta có 8 x 3 = 24. Tức ta có 24 tọa hoặc 24 hướng tùy gọi theo công năng sử dụng, và ta có thể gọi chung là 24 sơn hướng. Khi sắp xếp và phối gọi nó trên một vòng tròn, người xưa thực hiện như sau: Phương Đông gồm: Giáp mão Ất – Phương Đông nam gồm: Thìn Tốn Tỵ Phương Nam gồm: Bính Ngọ Đinh – Phương Tây nam gồm: Mùi Khôn Thân Phương Tây gồm Canh Dậu Tân – Phương Tây bắc gồm: Tuất Càn Hợi Phương Bắc gồm: Nhâm Tý Quý – Phương Đông bắc gồm: Sửu Cấn Dần Nó bao gồm từ việc đem 12 địa chi, 10 thiên can và 4 chiều: 12 địa chi là: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi 10 thiên can là: Giáp Ất Bính Đinh Canh Tân Nhâm Quý và Mậu Kỷ ở giữa 04 chiều là: Càn Tốn Cấn Khôn 24 sơn hướng ngoài sự biểu thị phương vị ra nó còn bao gồm sự thể hiện: Ngũ hành, Can chi hợp hội hình xung, lý quẻ. 1/ Biểu thị ngũ hành Phương đông thuộc mộc của giáp mão ất. Phương đông nam thìn tốn tỵ thuộc mộc. Phương nam bính ngọ đinh thuộc hỏa. Phương Tây nam Mùi khôn thân thuộc thổ. Phương tây canh dậu tân thuộc kim. Phương tây bắc tuất tuất càn hợi thuộc kim Phương bắc nhâm tý quý thuộc thủy. Phương đông bắc sửu cấn dần thuộc thổ 2/ Biểu thị các tháng và mùa: Nó được biểu thị theo 12 địa chi Dần tháng giêng bao gồm hai tiết khí: Lập xuân và Vũ thủy Mão tháng hai bao gồm hai tiết khí: Kinh trập và Xuân phân Thìn tháng ba bao gồm hai tiết khí: Thanh minh và Cốc vũ Tỵ tháng tư bao gồm hai tiết khí: Lập hạ và Tiểu mãn Ngọ tháng năm bao gồm hai tiết khí: Hạ chí và Mang chủng Mùi tháng sáu bao gồm hai tiết khí: Tiểu thử và Đại thử Thân tháng bảy bao gồm hai tiết khí: Lập thu và Xử thử Dậu tháng tám bao gồm hai tiết khi: Bạch lộ và Thu phân Tuất tháng chín bao gồm hai tiết khí: Hàn lộ và Sương giáng Hợi tháng mười bao gồm hai tiết khí: Lập đông và Tiểu tuyết Tý tháng mười một bao gồm hai tiết khí: Đại tuyết và Đông chí Sửu tháng 12 bao gồm hai tiết khí: Tiểu hàn và Đại hàn. 3/ Biểu thị cầm tinh và sự xung khắc: Tý chuột – Sửu trâu – Dần hổ - Mão mèo – Thìn rồng – Tỵ rắn – Ngọ ngựa – Mùi dê – Thân khỉ - Dậu gà – Tuất chó – Hợi lợn Tý Ngọ – Dần Thân – Mão Dậu - Tuất Hợi vùa xung vừa khắc nhau; Thìn Tuất – Sửu Mùi xung nhau chứ không khăc 4/ Biểu thị âm dương của thiên can và xung khắc Giáp dương mộc, Ất âm mộc. Bính dương hỏa, đinh âm hỏa. Mậu dương thổ, kỷ âm thổ. Canh dương kim, Tân âm kim. Nhâm dương thủy, Quý âm thủy. Giáp Canh tương khắc là quan hệ Mộc Kim cùng dương Bính Nhâm tương khắc là quan hệ Hỏa thủy cùng dương Ất Tân tương khắc là quan hệ Mộc Kim cùng âm Đinh Quý tương khắc là quan hệ Hỏa Thủy cùng âm. 5/ Biểu thị tám quẻ Bốn quẻ chính: Khảm Ly Chấn Đoài Quẻ bốn chiều Càn Tốn Cấn Khôn. 6/ Biểu thị âm dương của sơn hướng: Người ta căn cứ vào hợp số tiên thiên để sắp đặt. Số lẻ là dương số chẵn là âm thiên can địa chi. Ở đây nói thêm chút ít về sự bao tàng can trong chi: Tý bao tàng Quý âm nên Tý – Sửu bao tàng Giáp Bính Mậu đều dương nên Sửu + Dần bao tàng Giáp Bính Mậu đều dương, nên Dần + Mão bao tàng Ất âm nên Mão -- Thìn bao tàng Mậu Quý Ất; Quý Ất âm, âm nhiều nên Thìn – Tỵ bao tàng Bính Canh Mậu đều dương nên Tỵ + Ngọ bao tàng Đinh Kỷ đều âm nên Ngọ -- Mùi bao tàng Kỷ Đinh Ất đều âm nên Mùi – Thân bao tàng Canh Nhâm Mậu đều dương nên Thân + Dậu bao tàng Tân âm nên Dậu – Tuất bao tàng Tân Đinh Mậu, âm nhiều nên Tuất là – Hợi bao tàng Nhâm Giáp Mậu đều dương nên Hợi + Càn 6 hợp với Khảm 1 thành 7 (lẻ) nên Càn + Tốn 4 hợp với Ly 9 thành 13 (lẻ) nên Tốn + Cấn 8 hợp với Chấn 3 thành 11 (lẻ) nên cấn + Khôn 2 hợp với Đoài 7 thành 9 (lẻ) nên Khôn + Trong 24 sơn hướng, thiên can thiếu Mậu Kỷ - Bát quái thiếu Khảm Ly Chấn Đoài. Mậu Kỷ của thiên can ở trung tâm vòng tròn là thổ, là ngũ hoàng của Hậu thiên bát quái. Cũng có lẽ do nguyên nhân khi sắp xếp Bát quái, thiên can, địa chi vào 24 vị trí, trừ Mậu Kỷ ở trung tâm thì còn 4 ô nằm trên 4 chiều cho nên ngoài Càn Tốn Cấn Khôn người ta không thể sắp xếp được nốt 4 quái vào sơn và hướng, ta hiểu coi như nó đã được ký thác vào Tý Ngọ Mão Dậu
PHONG THỦY LÀ GÌ? Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Sách Táng thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy". Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hanh. Hiện nay có rất nhiều trường phái tranh luận về nguồn gốc của phong thủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất phát từ Trung Hoa, trường phái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh người Việt cổ với đường biên giới từ phía Nam sông Dương Tử (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) người Hán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ.. Nhưng cho đến nay thì chính những nhà phong thủy lỗi lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũng không thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họ vẫn cho là của người Hán. Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà.. Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng loại, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che trở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá trình tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có.. Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành nên phong thủy học. Thời sơ kì, con người chọn đất làm nhà, chủ yếu là muốn an toàn. Thường phải chọn nợi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công. Để tránh mưa to, gió lớn, người ta dần dần biết cách chọn vùng đất hướng về Mặt Trời, khuất gió. Tại Trung Quốc, từ đời nhà chu, con người đã đặc biệt chú trọng nơi cư trú. Con người đã biết chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất màu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai họa thời tiết, thiên tai. Thời kì Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng. Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời. Đồng thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch, Thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả). Phong thủy nhờ đó có được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết. Thời Lường Hán, đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung trạch địa hình, Kham dư kim quý. Các học thuyết hình pháp gia. Kham dư gia cũng mang nội dung phong thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện hoạt động phong thủy. Điều này gắn liền với vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều cấm kị mang tính chất mê tín đang thịnh hành trong xã hội đương thời. Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa phúc của con người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi, thậm chí vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy. Tại việt nam, phong thủy có từ thời vua Hùng, các cung điện đền thờ đều được xây dựng với sự hợp lí cao về phong thủy. Đặc biệt trong các đền thờ còn có ban thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt cổ. Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển thuật phong thủy. Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lí luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho đến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất vẫn còn mang nhiều sự huyền bí. Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn, dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.
Chọn kích thước đúng cho từng loại cửa Dưới đây là một số kích thước các loại cửa được dùng trong xây cất hoặc tu tạo nhà cửa, có tính tham khảo do một số nhà phong thủy cho từng loại cửa kinh nghiệm lâu năm cung cấp: 1. Cửa chính ở tầng trệt hay trên lầu: + Cao: 2, 30 - 2, 52 - 2, 72 - 2, 92 (mét) + Rộng: 1, 46 - 1, 62 - 1, 90 - 2, 32 - 2, 46 - 2, 92 - 3, 12 - 3, 32 - 3, 72 - 4, 12 - 4, 56 - 4, 80 (mét) 2. Cửa 1 cánh, cửa 2 cánh, cửa hậu hoặc cửa phụ: + Cao: 2, 10 - 2, 30 - 2, 52 - 2, 72 (mét) + Rộng: 0, 81 - 1, 07 - 1, 25 - 1, 46 - 1, 90 - 2, 12 (mét) 3. Cửa thông phòng: Cửa này thường không có cánh, có thể phủ rèm thưa, treo màn + Cao: 1, 90 - 2, 10 - 2, 12 (mét) + Rộng: 0, 80 - 1, 06 - 1, 22 (mét) 4. Cửa phòng ngủ của gia chủ + Cao: 1, 90 - 2, 10 - 2, 30 (mét) + Rộng: 0, 82 - 1, 04 - 1, 24 (mét) 5. Cửa phòng ngủ con trong tuổi còn đi học + Cao: 1, 90 - 2, 10 - 2, 30 (mét) + Rộng: 0, 82 - 1, 06 - 1, 26 (mét) 6. Cửa phòng tắm và phòng vệ sinh + Cao: 1, 90 - 2, 10 - 2, 30 (mét) + Rộng: 0, 68 - 0, 82 - 1, 02 (mét) 7. Phòng con đã có việc làm và phòng khách vãng lai + Cao: 1, 90 - 2, 10 - 2, 30 (mét) + Rộng: 0, 85 - 1, 05 - 1, 2 (mét) 8. Cửa nhà xe và cửa nhà kho Kích thước nên tính tương ứng với kích thước của chính tầng trệt nhưng nhỏ hơn một nấc trên thước Lỗ Ban. 9. Cửa sổ Tùy nghi sử dụng, không theo kích thước địa lý, vì cửa sổ không phải là cửa xuất nhập, cửa đi ra vào. Thông thường tổng diện tích cửa sổ bằng 3 lần tổng diện tích cửa chính. 10. Cửa cổng ngõ Khi nào có đà ngang xây trên 2 đầu trụ cổng thì mới theo kích thước địa lý. Còn cổng không có đà ngang thì không cần theo kích thước địa lý.
Khảo sát Phong Thủy: Nhà trong ngõ võng thị Tây Hồ -HN Nhà trong ngõ nhỏ võng thị, tọa càn hướng tốn vận 8, nằm trong khu dân cư xung quanh là nhà dân, gần Hồ Tây rộng lớn, gió thổi từ hồ đến ngã ba, qua sân nhỏ vào nhà khá mát. Ngã ba cũng là nơi đi lại tấp lập. Chủ nhà mệnh tinh 3 và 3 (cả 2 vợ chồng), con trai mệnh tinh 7, con gái nhỏ mệnh tinh 8. Vợ chồng ở tầng 2, con gái ngủ cùng, con trai ở tầng 3. Mỗi tầng 1 phòng, cấu trúc các tầng giống nhau.. cả nhà nhìn chugn khỏe mạnh, vợ có bệnh bẩm sinh nhưng ở nhà này cũng khỏe mạnh. Tài vận bình thường. Nhà có thể nghiệm chứng được các cặp số tiên thiên và sự liên hệ với mệnh tinh. Nhà này không luận đoán chỉ đưa ra kết luận - Nhìn chung căn nhà bình thường, tài vận và sức khỏe không có gì lo ngại, chỉ khi có bệnh mới cần giải sao 2 ở bếp, nhà hẹp khó thay đổi vị trí nên chỉ có thể giải theo phong thủy - Tầng 1: Sau này sửa nên mở cửa rộng toàn bộ mặt tiền vào nhà để thu toàn bộ khí tốt. Hiện tại nên thường xuyên mở cửa sổ để sinh khí vào nhà nhiều hơn. WC tầng 1 không nên dùng, Bếp sạch. - Tầng 2 3 4: WC cần sạch, nên mở cửa giữa ra ban công khi về nhà (thực ra mở tất cả các cửa đều được) để thu vượng khí tăng tài lộc và sức khỏe - Vị trí trong nhà không cần thay đổi vì diện tích nhỏ nên thay đổi cũng khó. Theo HKĐQ: Nhà tọa 9/9 hướng 1/9 là tọa hướng rất tốt đương vận, ít xung khắc, chỉ tiếc cửa nhà không ở chính giữa, chỉnh sửa một chút có thẻ duy trì vận tót lâu dài Chiêu tài: Theo phogn thủy + vu thuật, không tiện nêu trên web. Nhà trong ngõ nhỏ võng thị, tọa càn hướng tốn vận 8, nằm trong khu dân cư xung quanh là nhà dân, gần Hồ Tây rộng lớn, gió thổi từ hồ đến ngã ba, qua sân nhỏ vào nhà khá mát. Ngã ba cũng là nơi đi lại tấp lập. Chủ nhà mệnh tinh 3 và 3 (cả 2 vợ chồng), con trai mệnh tinh 7, con gái nhỏ mệnh tinh 8. Vợ chồng ở tầng 2, con gái ngủ cùng, con trai ở tầng 3. Mỗi tầng 1 phòng, cấu trúc các tầng giống nhau.. cả nhà nhìn chugn khỏe mạnh, vợ có bệnh bẩm sinh nhưng ở nhà này cũng khỏe mạnh. Tài vận bình thường. Nhà có thể nghiệm chứng được các cặp số tiên thiên và sự liên hệ với mệnh tinh. Nhà này không luận đoán chỉ đưa ra kết luận - Nhìn chung căn nhà bình thường, tài vận và sức khỏe không có gì lo ngại, chỉ khi có bệnh mới cần giải sao 2 ở bếp, nhà hẹp khó thay đổi vị trí nên chỉ có thể giải theo phong thủy - Tầng 1: Sau này sửa nên mở cửa rộng toàn bộ mặt tiền vào nhà để thu toàn bộ khí tốt. Hiện tại nên thường xuyên mở cửa sổ để sinh khí vào nhà nhiều hơn. WC tầng 1 không nên dùng, Bếp sạch. - Tầng 2 3 4: WC cần sạch, nên mở cửa giữa ra ban công khi về nhà (thực ra mở tất cả các cửa đều được) để thu vượng khí tăng tài lộc và sức khỏe - Vị trí trong nhà không cần thay đổi vì diện tích nhỏ nên thay đổi cũng khó. Theo HKĐQ: Nhà tọa 9/9 hướng 1/9 là tọa hướng rất tốt đương vận, ít xung khắc, chỉ tiếc cửa nhà không ở chính giữa, chỉnh sửa một chút có thẻ duy trì vận tót lâu dài Chiêu tài: Theo phogn thủy + vu thuật, không tiện nêu trên web.
Khảo sát Phong Thủy: Nhà trong ngõ phố Đường Bưởi Nhà tọa Quý hướng Đinh tọa (hkdq sơn 7/4 hướng 4/4 hào phụ mẫu) lạc trong khu dân cư, ngã ba bên phải nhiều động khí vào. Nhà. Nhà mặt tiền nhỏ và dài phía trước có sân. Nhà vào ở trong cuối vận 7, vận 8 (2005) sửa chữa. Mệnh tinh chủ nhà cả 2 vơ chồng đều là 2. Ngủ trên phòng 1 tầng 2. Bạn nào đọc bài thì thử cho ý kiến, nhà tốt nhiều xấu cũng nhiều
Khảo sát Phong Thủy: Khu di tích Đình - Chùa - Bia Bà La Khê Ngày 14/07 âm lịch, đi lễ chùa tiện thể khảo sát phong thủy Bia Bà. Khu di tích khá rộng thoáng, trước có minh đường rộng rãi, tuy nhiên phía cổng rất nhiều hàng quán đồ lễ và đồ ăn làm mất tính thẩm mỹ của khu di tích. Ngày lễ và cả ngày thường khách thập phương từ khắp nơi về chiêm bái rất đông tạo nên vượng khí rất nhiều và mạnh. Ta sẽ khảo sát một số lý do khiến di tích đông và nhộn nhịp như vậy 1. Chùa Bia Bà: - Tọa tý-quý hướng ngọ - đinh hướng chính tiểu không vong. - HKĐQ: Tọa Sơn Lôi Di, hướng Trạch Phong Địa Quá, hào 4 2. Đình Thờ Đại Vương - Tọa Tý Hướng ngọ - HKĐQ: Tọa: Sơn Lôi DI kiêm Địa Lôi Phục tức phạm không vong theo HKĐQ 3. Đình Thờ Công Chúa: - Tọa Dậu Tân, hướng Mão ẤT, phạm tiểu không vong - HKĐQ: Tọa Trạch Sơn Hàm, phụ mẫu quái Như vậy cả 3 khu chính của di tích đều được đặt tọa hướng không vong làm cho khu di tích trở nên nhộn nhịp và linh thiêng.